">
K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 11 2020

ặp mộng trong giấc ngủ chắc ai cũng đều từng trải qua. Ngoài những cơn ác mộng khiến người ta muốn quên ngay đi hoặc những giấc mơ nhỏ nhặt chóng vánh không làm con người bận tâm đến thì có những giấc mơ đẹp, cứ đọng mãi trong lòng ta. Tôi cũng có một giấc mơ thật thú vị. Đó là buổi gặp gỡ bất ngờ với chàng Trương Sinh trong “ Chuyện người con gái Nam Xương” của nhà văn Nguyễn Dữ. Dẫu biết là giấc mơ nhưng vẫn bồi hồi xao xuyến khi kể lại cho người thân nghe.

Trong giấc mơ tôi thấy mình đang lang thang dọc dòng sông lạ. Gió sông thổi thốc vào đem theo cái lạnh gai gai. Hàng phi lau bên sông chứ rập rờn ngả nghiêng theo gió. Nắng đã nhạt, hắt màu hồng tím hoàng hôn lên cảnh vật ven sông mang sắc buồn man mác. Tôi rảo bước nhanh tìm người hỏi thăm đường. Bến sông giờ này cũng vắng quá. Tôi đang hoang mang thì kịp nhìn thấy một đứa bé trai khoảng ba tuổi chơi đang nhoài mình ra mé sông để bắt bướm thì chới với, nên vội chạy đến đỡ em. Vừa lúc đó có một người đàn ông chạy đến nhận là cha đứa bé, cảm ơn tôi rối rít . Anh mời tôi một bát chè nóng của một quán ven sông. Bà chủ quán biết chuyện thằng bé té vội càu nhàu anh ta:

- Cậu Trương Sinh cũng lạ, vợ đã mất rồi, mà cứ buồn lo như thế, làm sa o chăm sóc tốt bé Đản chứ!

Tôi há hốc mồm tưởng mình nghe nhầm. Chẳng lẽ đây là nhân vật trong “ Chuyện người con gái Nam Xương”? Vài câu đưa đẩy, Trương Sinh bùi ngùi kể lại cụ thể về gia đình mình,

Tôi tên Trương Sinh. quê ở Nam Xương, thuộc gia đình hào phú. Vợ tôi vốn người cùng làng, tên là Vũ Thị Thiết, tính thùy mị nết na lại thêm tư dung tốt đẹp. Biết tính tôi hay đa nghi, lại phòng ngừa quá mức, nên Vũ Nương rất ý tứ, giữ gìn khuôn phép không để gia đình thất hòa.

Cuộc sum vầy chưa được bao lâu thì xảy ra việc triều đình bắt lính đi đánh giặc Chiêm. Trương tôi do thất học nên bị gi tên trong sổ lính đi vào loại đầu. Nghe tin này, lòng tôi đầy lo âukhigia đình neo đơn, mẹ thì già yếu, vợ lại mang thai gần đến ngày s inh nở? Nhưng rồi ngày lên đường cũng đến. Trong buổi tiệc tiễn đưa, mẹ nhắc nhở tôi phải biết giữ mình làm trọng, thấy khó nên lui, lường sức mà tiến. Còn Vũ Nương thì rót rượu đầy, cất lời thiết tha:

- Chàng đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong đeo được ấn phong hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về, chàng mang theo hai chữ bình yên, thế cũng đủ rồi.

Lời nói đầy tình nghĩa của nàng khiến mọi người trong buổi tiệc đều xúc động. Tiệc tiễn vừa tàn, tôi đành rứt áo lên đường. Cảnh vật như cũng nhuốm buồn theo con người trong buổi chia li.

Ở chiến trường, tôi trải qua nhiều nguy hiểm, gian khổ. Thế giặc quá mạnh, quân triều đình tổn thất nhiều, có lúc tôi suýt chết trong gang tấc. Nhưng lòng tôi luôn hướng về quê nhà. Mẹ tôi khỏe không? Vợ tôi sinh con trai hay gái? Đứa con có giống tôi không? Chao ôi, tôi mongchiến tranh mau chấm dứt để tôi trở về phụng dưỡng mẹ già, sum hợp vợ con, tôi khát khao biết bao hạnh phúc làm cha, được bế đứa con đầu lòng yêu quý của mình!

Rồi chiến tranh cũng kết thúc, quân giặc bó tay chịu hàng. Về đến nhà, Trương tôi được biết mẹ đã mất, con thơ vừa tập nói. Tôi hỏi mồ mẹ và bế đứa con nhỏ đi thăm. Nó cứ quấy khóc, tôi dỗ dành:

- Nín đi con, đừng khóc. Cha về nghe tin bà mất, lòng cha đã buồn khổ lắm rồi!

Lời nói của bé Đản làm tôi sửng sốt:

- Ô hay, thế ông cũng là cha tôi ư? Ông lại biết nói chứ không như cha tôi trước kia chỉ nín thin thít.

Tôi vội gặn hỏi thì bé Đản trả lời:

- Có một người đàn ông đêm nào cũng đến, mẹ Đản đi cũng đi, mẹ Đản ngồi cũng ngồi, nhưng chẳng bao giờ bế Đản cả!

Nghe đến đây, tim gan tôi sục sôi, lửa giận bốc lên. Tôi ở chiến trường quá gian khổ, luôn thương nhớ gia đình, vậy mà vợ tôi lại thất tiết, lén lút tư tình với người khác. Tôi chạy vội về nhà, mắng nhiếc nàng, la um lên cho hả giận.

Vợ tôi nước mắt đầm đìa, phân trần, gặn hỏi nhưng tôi cố giấu lời nói của bé Đản. Bởi tôi nghĩ " đi hỏi già, về hỏi trẻ", lời nói của con thơ đáng tin hơn chứ. Hàng xóm qua khuyên can, bênh vực Vũ Nương, bảo rằng lúc tôi đi lính, nàng ở nhà rất hiếu thảo với mẹ chồng, khi mẹ tôi bệnh thì nàng hết lòng chăm sóc, thuốc thang, khi mẹ tôi mất thì nàng lo ma chay chu tất, một mình vất vả nuôi dạy con thơ nhưng tôi vẫn không tin , một mực kết tội và đánh đuổi nàng ra khỏi nhà. Sau đó nghe tin nàng tự vận ở sông Hoàng Giang, tôi cũng xót thương,cho người tìm vớt thây nàng nhưng chẳng thấy tăm hơi đâu.

Một hôm cùng con ngồi bên ngọn đèn, đứa con nhỏ chỉ vào bóng tôi và nói:

- Cha Đản lại đến kia kìa!

Trời ơi, thì ra người hay đến đêm đêm chính là cái bóng của Vũ Nương dỗ con khi con khóc đòi cha. Vậy mà tôi đã nghi oan cho người vợ hiền. đẩy nàng vào chỗ oan khuất phải tự vận. Chính thói hồ đồ ghen tuông của tôi đã phá tan hạnh phúc gia đình. Không ai lên án tôi nhưng tôi biết lương tâm tôi sẽ giày vò tôi suốt đời. Sự sai lầm của tôi đã phải trả giá quá đắt.

Sau này có một người tên Phan Lang, người cùng làng đã gặp nàng ở Thủy cung, nàng có nhắn tôi lập đàn giải oan, nhưng nàng không thể quay về trần thế được nữa.

Tôi nghe xong, cảm thấy xót xa vô cùng. Lúc học bài, tôi chỉ ghét chàng Trương đã làm khổ người vợ hiền dẫn đến cái chết oan ức cho nàng. Nhưng giờ nhìn cảnh ngộ gà trống nuôi con với nỗi đau cứ gặm nhấm tôi thấy chàng cũng đáng thương. Bởi suy ra chàng cũng là kết quả của xã hội phong kiến trọng nam khinh nữ ấy tác động đến,

Tính nói vài lời an ủi tự nhiên tôi không thấy chàng đâu cả, đang xoay người tìm kiếm thì mẹ gọi giật dậy để đi học tôi mới biết mình nằm mơ

Dù tôi đã được học Chuyện người con gái Nam Xương của nhà văn Nguyễn Dữ, nhưng cuộc gặp gỡ với chàng Trương trong giấc mơ đã để lại ấn tượng sâu sắc, hiểu thêm các nhân vật trong truyện và bài học quý báu về hạnh phúc gia đình. Cảm ơn giấc mơ, cảm ơn nhân vật Trương Sinh!

“Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ là một trong những tác phẩm có giá trị nhân đạo sâu sắc. Và cũng là câu chuyện khiến em thích thú nhất. Câu chuyện về người con gái nhân cách, đẹp người đẹp nết nhưng bạc mệnh. Ước mơ của em đó là một lần được gặp nhân vật Vũ Nương để tâm sự với cô về cuộc đời đầy bể dâu trầm luân của nàng. Và hôm nay giấc mơ của em đã thành sự thật. Em đã được gặp người phụ nữ đó trong một giấc mơ tuyệt đẹp để nghe nàng kể về cuộc đời đầy bi ai của mình.

Đó là một giấc mơ vô cùng chân thực. Em đã gặp được nàng Vũ Nương trong câu chuyện bằng xương bằng thịt thực sự chứ không phải mơ hồ qua con chữ nữa. Lúc đó em thấy mình như đi lạc vào một thủy cung, xung quanh chỉ toàn những cung điện nguy nga đồ sộ. Bỗng thấy có một người con gái nhan sắc tuyệt đẹp nhưng ánh mắt hiện lên vẻ u buồn, sầu bi.

Em tiến lại gần nàng và quan sát “ồ người con gái này sao quen vậy? Liệu có phải là người mà mình đã biết không?”. NGhĩ vậy em mạnh dạn tiến lên bắt chuyện : “Chào chị chị có phải là Vũ Nương không?” – Đáp lại em là cái nhìn đầy nghi hoặc của nàng, rồi nàng lẳng lặng gật đầu. Em cũng đáp lại : “Em đã được đọc câu chuyện “Người con gái Nam Xương” của tác giả Nguyễn Dữ nói về cuộc đời của chị và em rất mong được một lần lắng nghe chị kể về mình”. Vũ Nương đưa mắt nhìn em rồi trầm ngâm “Em thực sự muốn nghe câu chuyện của ta sao?” – vâng ạ! Em đáp lại.

Đến lúc này em mới kịp chiêm ngưỡng hết khuôn mặt chị. Đó phải nói là một người con gái vô cùng xinh đẹp mới chỉ ngoài 20 tuổi ở nàng hiện lên vẻ đẹp đằm thắm dịu dàng nhưng cũng ẩn chứa sâu trong đôi mắt là sự buồn rầu, và đầy suy tư.

Vũ Nương tiến về phía chiếc bàn đá và ngồi xuống em cũng lặng lẽ theo sau. Rồi nàng thong thả kể:

Cuộc đời của ta là một câu chuyện rất dài và đầy u buồn. Ta sinh ra trong một gia đình nghèo bố mẹ làm nông nghiệp. Lớn lên ta có chút dung mạo hơn người nên được Trương Sinh con trai một gia đình hào phú giàu có để ý. Sau đó ta theo chàng về làm vợ. Năm đó binh lửa chiến tranh khắp nơi trai tráng phải tòng quân ra chiến trường. Ta gạt nước mắt tiễn chồng ra trận khi đang mang trong mình giọt máu của hai người.

Ta chẳng có mơ ước gì cao sang chồng được chiến công lẫy lừng hay gì hết chỉ mong hết chiến tranh chàng về đoàn tụ với gia đình với mẹ con ta là vui mừng lắm rồi.  Nói rồi nàng khẽ gạt giọt nước mắt trên khóe mi. Ôi sao thấy Vũ Nương thật vô cùng nhỏ bé, nàng cũng chỉ là một người phụ nữ nhỏ bé có một khao khát vô cùng thực tế đó là ước mơ về một mái nhà với vợ chồng, con cái đầy đủ.

Nói rồi nàng tiếp tục câu chuyện : Sau khi Trương Sinh đi tòng quân mẹ chồng ta ở nhà vì khóc thương con mà sinh bệnh dẫu ta có chạy chữa trăm ngàn phương thuốc, khấn bái bao nơi cửa phật cũng không thuyên giảm. Rồi một thời gian bệnh nặng bà qua đời. Trước lúc nhắm mắt bà còn dặn ta “Con đối xử tốt với mẹ chồng con quyết không phụ con”.  Mẹ chồng mất một tay ta vừa chăm con nhỏ lại vừa lo ma chay cúng lễ đầy đủ chu toàn, Một lòng cầu mong ngày sum họp gia đình.

Con trai ta là đứa bé ba tuổi tên Đản. Thằng bé cũng giống như bao đứa trẻ khác mới tập nói nên thấy con nhà người khác gọi tiếng cha về cũng hỏi ta cha nó đâu. Mỗi đêm ru con ngủ ta thường chỉ bóng mình trên vách và thì thầm với nó “Cha Đản về kìa”. Thằng bé cười khúc khích. Nhìn con trẻ lòng ta càng chua xót,  càng mong binh lửa mau tan để chồng về đoàn tụ .

Thế nhưng cái ước mơ đó quá xa xỉ với ta. 3 năm sau TRương Sinh trở về từ chiến trận. Mừng mừng tủi tủi ta những tưởng từ đây cuộc đời ta sẽ vui vẻ hạnh phúc bên chồng con thế nhưng nó cũng là sự khởi nguồn cho mọi bi kịch đau thương.

Trong một lần dỗ con trai, dưới ánh đèn dầu thằng bé ngây ngô chỉ vào cái bóng mình trên vách và nói với cha nó là “Cha Đản lại về kìa”. Trương Sinh tức giận không nói nên lời gặng hỏi thì thằng bé ngây ngô đáp: “Tối nào cũng thấy cha nó về”. Trương Sinh không hỏi han mà thẳng thừng trách móc ta vô tình, quên nghĩa. Quá đau buồn ta liền trẫm mình xuống dòng sông Hoàng Giang tự tử để rửa hết nỗi oan.

Tuy ta thương xót con, giận chồng nhưng ta không biết làm sao để chàng tin mình. Mặc dù sau đó chính cái bóng trên tường đã minh oan cho ta, Trương Sinh cũng lập đàn giải oan cho ta thế nhưng suốt những ngày tháng sống dưới thủy cung ta vẫn không nguôi thương nhớ chồng con. Nói rồi Vũ Nương bật khóc nức nở. Còn em chỉ biết lặng lẽ nhìn người con gái bạc mệnh chịu tiếng đời.

Trước khi từ biệt Vũ Nương quay sang nói với em rằng : “ Ta cảm ơn em đã đồng cảm và thấu hiểu cho kiếp người của ta. Ta không trách ai cả chỉ trách mình phận mỏng không giữ nổi hạnh phúc gia đình”. Rồi nàng biến mất.

Lúc ấy cũng là lúc tiếng chuông báo thức vang lên em chợt tỉnh giấc mộng và cũng chuẩn bị cho kịp giờ đi học. Nhưng câu chuyện của Vũ Nương vẫn còn ám ảnh em mãi. Vũ Nương một người con gái tài hoa nhưng mệnh bạc. Tuy kiếp đời ngắn ngủi nhưng nàng đã làm tròn bổn phận của một người con dâu, một người vợ và một người mẹ. Thế nhưng nàng chịu tiếng oan của cuộc đời. Trương Sinh chỉ là một trong những nguyên nhân trực tiếp dẫn đến bi kịch cuộc đời nàng còn nguyên nhân gián tiếp là do chiến tranh đã đẩy cuộc đời nàng vào bi kịch.

7 tháng 1 2022

Tham khảo:

Nhắc đến nhân vật ông hai trong truyện ngắn Làng của nhà văn Kim Lân là nhắc đến hình ảnh một người nông dân chịu thương chịu khó, một hình ảnh đại diện cho tầng lớp nông dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Pháp vĩ đại của dân tộc. Đó là hình ảnh của những người dân yêu nước da diết, yêu nơi chôn nhau cắt rốn của mình bằng một tình cảm thiêng liêng. Đã bao lần tôi mơ ước được một lần gặp nhân vật ông Hai để trò chuyện với ông về câu chuyện cuộc đời ông. Thế rồi một hôm khi vừa khép lại trang truyện, đi ngủ tôi mơ màng thấy mình được nói chuyện cùng nhân vật ông Hai. Đây quả thực là một giấc mơ không thể nào quên được.

Tôi đứng giữa một khoảng không mờ ảo cảnh vật khắp nơi đều rất đơn sơ mộc mạc nó giống với ngôi làng của nhà ông nội tôi vậy. À hình như tôi nhớ ra rồi đây chính là ngôi làng của ông Hai trong truyện ngắn của nhà văn Kim Lân. Ngôi làng nhỏ lắm ước chừng chỉ được khoảng mấy mươi nóc nhà. Tôi bước đi trong con đường gạch nhỏ giữa làng, xung quanh là dăm ba tốp người đang xì xào chuyện trò nào thì ruộng con trâu cái cày, nào là chuyện ruộng lúa trỗ bông… Tiếng cười nói của tụi trẻ con đang đùa nhau râm ran. Xa xa đàn cò đang sải cánh bay rập rờn….

Tôi đi đến gốc đa ven đường thì nhìn thấy một người đàn ông khoảng trên dưới sáu chục tuổi đang ngồi rít điếu cày trong quán nước gần đó. Người đàn ông hớp miếng nước chè tươi rồi chóp chép cái miệng. Tôi đến gần, lúc này mới thấy rõ được hình dáng của ông, người mảnh khảnh đầu chít khăn gọn gàng. Tôi nhớ hình như đây chính là ông Hai. Tôi liền mạnh dạn hỏi:

- Ông là ông Hai có phải không ạ? Cháu thấy quen lắm ạ?

- Ừ ông là ông Hai. Ôi dào quen gì đây là nơi tản cư ấy mà. Bao nhiêu người đến người đi. Thế bố mẹ cháu đâu mà lại đi lạc thế này? Ông trả lời.

- Cháu không nhớ ạ. Ông có thể đưa cháu về được không?

Ông Hai nhón trong túi trả tiền nước chè rồi dẫn tôi theo sau. Vừa đi ông vừa bảo: “được rồi tôi cứ dẫn cháu về nhà tôi nghỉ lát tí tôi lên báo cho phòng thông tin xã để tìm người nhà cho cháu.

Tôi nối bước theo ông Hai về nhà ông. Dọc đường đi tôi thấy ông chào hỏi mọi người niềm nở à hóa ra mọi người thường gọi ông là ông Hai Thu đấy. Thế là ước mơ của tôi đã thành sự thật rồi tôi đã gặp được ông Hai thật rồi. Về đến nhà ông Hai hỏi tôi vì sao lại bị lạc, ở đâu mà đến đây? Tôi cũng chẳng biết chuyện gì đang xảy ra nên cũng chỉ ậm ờ trước câu hỏi của ông. Tôi bèn hỏi ông chuyện khác: “Ông ơi hình như làng mình nhiều anh hùng lắm ạ? Ông có thể kể cho cháu nghe chuyện các chú ấy đánh giặc thế nào không ạ?

Như được chạm đúng vào mạch ông Hai thao thao bất tuyệt kể cho tôi nghe về làng ông, với một nỗi lòng say mê đến lạ. Ông khoe nào thì làng ông có cái phòng thông tin tuyên truyền sáng sủa rộng rãi, cột phát thanh cao quá ngọn tre, mỗi chiều loa gọi cả làng nghe thấy. Nào là cái làng của ông nhiều nhà ngói san sát, cả làng sầm uất như trên tỉnh. Đường trong làng lát toàn đá xanh mưa gió đi chân chẳng dính bùn. Tháng năm ngày mươi vào mùa gặt phơi lúa thì sướng phải biết….

Mặc dù đã được đọc câu chuyện của nhà văn Kim Lân nhưng nghe ông Hai kể chuyện tôi vẫn thấy hào hứng đến lạ. Sau đó ông kể tiếp: Kháng chiến chống pháp bùng nổ, ông muốn ở lại cùng với anh em bộ đội bám làng đánh giặc thế nhưng ngặt nỗi vì hoàn cảnh gia đình nên ông phải tản cư lên đây. Ở đó không ngày nào ông không nhớ quê hương mỗi khi nhớ quá ông lại kể về làng mình cho những người tản cư nghe. Rồi lại thi thoảng chạy lên phòng thông tin nghe tin tức quân ta đánh được địch mà ông vui như mở hội. Rối ông Hai có vẻ trầm ngâm: Tôi vội hỏi:

- Ông sao thế ạ? Sao ông lại không kể tiếp?

Ông Hai nhấp ngụm nước trà rồi nói tiếp. Hôm ấy ông nghe được tin làng chợ Dầu đi theo Việt Gian ông buồn như nghẹt thở, huyết quản trong ông nhu bị đông lại. Ông nghi ngờ về cái tin ấy mà người ta thì khẳng định chắc nịch. Ông cúi gằm mặt xuống rồi đi một mạch về nhà. Lòng ông nặng trĩu. Có cái gì đó đau đớn tủi nhục khi một người đàn bà dưới xuôi tản cư lên nói: “Cả làng nó đi theo tây rồi ông ạ, từ thằng chủ tịch mà xuống”. Niềm tự hào bao lâu nay của ông như sụp đổ. Giá như cái tình yêu quê hương của ông không sâu đậm đến thế thì ông đã không đau đớn đến thế này.

Về nhà ông nằm vật ra giường. Ông nhìn thấy lũ trẻ mà nước mắt cứ trào ra. Đấy thì ra chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy. Chúng nó cũng chịu sự hắt hủi rẻ rúm đấy. Thế rồi như không thể chấp nhận được sự thật ông tưởng tượng lại trong đầu những người dân làng ông đều là những người yêu nước họ yêu kháng chiến đến thế tại sao lại bán nước? thế nhưng những lời nói kia thì sao? Không có lửa thì làm sao có khỏi? Hôm ấy bà nhà ông về bà cũng khác lạ chỉ đến tối bà mới dám hỏi ông về cái tin tức đấy, lúc đầu ông im lặng sau ông gắt um lên còn bà im bặt.

Phải đến mấy ngày hôm sau ông mới dám bước chân ra ngoài đường ông sợ mỗi lần cái loa phát thanh nhắc đến tin chiến sự. Nỗi đau đớn càng trở nên cao trào khi mà ở đâu người ta cũng đuổi người dân làng Dầu vì không muốn cho lên tản cư. Đến ngày mụ chủ nhà ông cũng cố tình đuổi khéo vợ chồng ông. Thế nhưng ông kiên quyết không đi đâu cả. Đi về là bán nước, bỏ cụ Hồ ông nhất định không làm.

Đến đây tôi cũng thấy nghèn nghẹn chua xót. Tôi thấy có thứ gì đó lấp lánh trong suốt chảy ra từ khóe mắt của ông. Lấy tay quệt vội giọt nước mắt ông hai kể tiếp:

Thế rồi một hôm vào khoảng ba giờ chiều có một người đàn ông đến nhà ông chơi ông ấy rủ ông đi đến tối mới về. về đến nhà ông như hóa thành một con người khác. Đến bậc cửa ông đã hét toáng lên “thằng tây nó đốt nhà mình rồi, ông chủ tịch vừa lên báo thế, ông ấy bảo cái tin làng chợ Dầu theo tây là hoàn toàn sai lầm”. Cái tin này như hồi sinh ông vậy. Ông phấn khởi lắm ông mua quà cho mấy đứa con ông lật đật đi khắp nơi để khoe cái làng ông không theo giặc. Ông chạy sang bác Thứ và lại thao thao bất tuyệt về cái làng của mình một cách đầy tự hào sung sướng.

Nói đến đây ông quệt vội giọt nước mắt sung sướng mỗi lần nhắc đến kỉ niệm đó. Tôi như đắm chìm trong câu chuyện của ông một con người cả đời dành tình yêu cho làng cho nước cho quê hương bản sứ của mình. Chỉ đến khi nghe tiếng người gọi ngoài cổng “ Ông hai ơi ngoài ủy ban đang nói tin về làng chợ Dầu ông kìa”. Ông Hai mới lật đật bước ra dặn tôi nghỉ ngơi, ông ra xem tin tức gì đồng thời báo cáo về tình trạng của tôi.

Nhìn cái dáng vẻ khắc khổ của ông nhắc đến quê hương mà thấy thật đáng quý thật trân trọng biết bao.

Tiếng chuông báo thức vang lên. Ôi thế là tôi đã đến lúc phải dậy đến trường rồi. Hóa ra tôi đã có một giấc mơ thật đẹp như thế đấy. Cuộc trò chuyện với ông khiến tôi phần nào thấu hiểu cuộc sống lam lũ của người dân trong cuộc kháng chiến vĩ đại nhưng vẫn ánh lên tình yêu nước sự tin tưởng bất diệt vào cách mạng và cụ Hồ.

15 tháng 11 2018

Nhân dịp kỉ niệm ngày thành lập quân đội nhân dân và quốc phòng toàn dân, ngày 22 tháng 12, để chúng tôi hiểu thêm về lịch sử chiến đấu của dân tộc, nhà trường đã mời đoàn cựu chiến binh về thăm và trò chuyện. Trong đoàn đại biểu đó, tôi bắt gặp một người lính trên ngực gắn nhiều huân chương và trong buổi lễ chú đã giới thiệu mình là người lính lái xe trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật. Cuối buổi, tôi đã lân la đến gặp và có cuộc nói chuyện thú vị với chú.

Các bạn có lẽ không thể hình dung được, người chiến sĩ lái xe trẻ trung, sôi nổi năm xưa giờ đĩnh đạc, oai nghiêm trong bộ quân phục mới. Chú có giọng nói khoẻ, ấm áp và tiếng cười âm vang. Cùng tháng năm, khuôn mặt tuy đã già dặn nhưng vẫn có vẻ hóm hỉnh, yêu đời của người lính. Qua trò chuyện, có thể thấy chú là người rất vui tính, nhiệt tình, đặc biệt là khi chú kể cho tôi về cuộc đời người lính trên tuyến đường Trường Sơn năm ấy. Chú kể với tôi, năm 1969 là năm chú thường cùng các anh em trong tiểu đội lái xe qua đây, cũng là năm mà Mĩ đánh phá rất ác liệt trên tuyến đường này. Bởi đường Trường Sơn, tuyến đường Hồ Chí Minh lịch sử là tuyến đường quan trọng nhất, là đầu mối giao thông, liên lạc hai miền Bắc - Nam

Chúng quyết phá cho bằng được. Chúng thả hàng ngàn tấn bom, cày xới những khung đường, đốt cháy những khu rừng. Hàng nghìn cây đã đổ, muông thú mất chỗ ở. Đã có nhiều người ngã xuống để bảo vệ con đường. Tuy Mĩ đánh phá ác liệt thật, nhưng những đoàn xe vận tải vẫn ngày đêm nối đuôi nhau trên con đường, đem theo bao lương thực, vũ khí đạn dược cho chiến trường miền Nam. Kể một lúc, chú lại mỉm cười và nói với tôi:

-   Cháu thấy đấy, cuộc chiến đấu của các chú trải qua biết bao gian khổ, khó khăn. Những năm tháng ác liệt đó đã khắc hoạ cả một thời kỳ lịch sử của dân tộc ta oanh liệt hào hùng. Trên tuyến đường Trường Sơn giặc Mĩ đánh phá vô cùng ác liệt; bom Mĩ cày xới đất đai, phá hỏng những con đường, đốt cháy những cánh rừng, phá huỷ biết bao nhiêu những rừng cây là lá chắn của ta. Nhưng không vì "bom rơi đạn lạc" như vậy mà các chú lùi ý chí, các đoàn xe tải ngày đêm nối đuôi nhau ra tiền tuyến, các chú còn phải đi trong bóng đêm theo sự hướng dẫn của các cô thanh niên xung phong để tiến về phía trước trong màn đêm sâu thẳm của rừng hoang. Có hôm trời tối Mĩ phát hiện ra, ta chuyên chở qua rừng, bọn chúng đã thả bom để không cho ta qua, phá vỡ chiếc cầu nối Bắc - Nam. Nhưng đặc biệt hơn cả là đoàn xe vận tải không có kính vì bị "bom giật bom rung kính vỡ đi rồi". Bom đạn trải xuống hàng loạt khiến nào là kính, nào là đèn vỡ, mui xe bẹp, nào là thùng xe xước... Không có đèn vượt qua dãy Trường Sơn đầy nguy hiểm như thế mà các chú vẫn hoàn thành tốt nhiệm vụ đánh Mĩ, chạy dọc Trường Sơn. Chẳng khác nào "châu chấu đá xe", Mĩ với bao nhiêu thiết bị tối tân đế đánh ta nhưng chúng ta đã vượt qua những gian khổ để đánh chúng. Chú còn nhớ trên các cabin những chiếc xe như thế, bọn chú không cỏ vật gì để che chắn cả, gió táp vào mặt mang theo bao nhiêu là bụi. Gió bụi của Trường Sơn làm mắt cay xè, tóc bạc trắng như người già còn mặt thì lấm lem như thằng hề vậy, thế mà không ai cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc hút ngang nhiên, ai nấy nhìn nhau rồi cười giòn giã vang khắp dãy Trường Sơn.

Với những ngày nắng là như vậy nhưng đến lúc mưa thì các chú còn khổ hơn nhiều, Trường Sơn mỗi lúc mưa là mưa như trút nước cộng thêm vào đó là những giọt sương muối ở rừng hòa vào dòng nước mưa phả vào da thịt của các chú tê rát cả da mặt, áo thì ướt hết. Lắm lúc lạnh quá các chú phải tì sát vào nhau mà nghĩ thầm: "Vì bảo vệ Tổ quốc phải vượt qua được thiên nhiên thì mới là những người lính của bộ đội Cụ Hồ". Vì những lời nhủ thầm đó mà chú và các đồng đội mới trải qua được sự khắc nghiệt của thiên nhiên, thiên nhiên trong thời kỳ đó lắm lúc cũng là kẻ địch của mình đấy cháu ạ. Thế nhưng các chú vẫn cầm vô lăng lái một cách hăng hái hàng trăm cây số nữa có đâu cần thay người lái, gió lùa rồi quần áo lại khô thôi.

Cháu biết không: Người lính Trường Sơn năm xưa giản dị, đơn sơ lắm. Để trải qua những ngày tháng ấy các chú phải vượt qua biết bao nhiêu gian lao vất vả mà đặc biệt là phải biết vượt qua chính mình, có ý chí chiến đấu cao. Vượt qua những khó khăn như thế con người mới hiểu được sức chịu đựng của mình thật kỳ diệu. Xe không kính cũng là một thú vị vì ta có thể nhìn cả bầu trời, không gian rộng lớn khoáng đạt như ùa vào buồng lái, những ngôi sao đều nhìn thấy và những cánh chim chạy thẳng vào tim. Tâm hồn người chiến sĩ vui phơi phới, thật đúng là:

       Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước ,       

       Mà lòng phơi phới dậy tương lai.

Trên con đường Trường Sơn, mỗi khi các chú gặp nhau thì thông qua cửa kính bắt tay. Đó là sự động viên, truyền thêm sức mạnh cho nhau để vượt qua khó khản. Mỗi khi giữa rừng, bên bếp Hoàng cầm sưởi ấm bao trái tim người chiến sĩ, các chú nghĩ từng chung bát chung đũa tức là một gia đình, là người trong một nhà rồi đấy cháu ạ. Một cử chỉ nhỏ của người chiến sĩ cũng làm cho họ gắn bó thêm, xiết chặt tình đồng đội.

Được nghe chú kể những vất vả ấy tôi thật khâm phục hơn tình đồng chí đồng đội, lòng dũng cảm hiên ngang của người chiến sĩ. Tôi thầm mơ ước trên thế giới không còn chiến tranh để cuộc sống mãi thanh bình.

15 tháng 11 2018

Hè vừa qua tôi được về thăm quê nội, điều làm tôi vô cùng bất ngờ và sung sướng đó là được

ngồi cạnh một người lính mà trước đây chính là người lái xe trong đội xe được Ph

ạm Tiến

Duật miêu tả trong bài thơ: Tiểu đội xe không kính năm đó.

Người lính của tiểu đội xe không kính năm đó bây giò đã già, mái tóc đã điểm bạc, ông bùi

ngủi kể cho tôi nghe những năm tháng ác liệt của cuộc kháng chiến, về những kỉ niệm của

tiểu đội xe

không kính huyền thoại.

Thời điểm đó cuộc kháng chiến của dân tộc ta vô cùng ác liệt, những con đường huyết mạch

luôn được bảo vệ chặt chẽ, bom đạn của kẻ thù cũng tập trung bắn phá ở những nơi đây.

Ngày đó chú làm nhiệm vụ lái xe vận chuyển lương thực vũ

khí cho tiền tuyến và đi qua con

đường Trường Sơn lịch sử.

Với sự đáng phá dữ dội của giắc Mĩ, những chiếc xe ấy đã bị tàn phá, mất kính, mất đèn,

thậm chí mất cả mui xe. Bom đạn ác liệt, ngồi trên chiếc xe không được bảo vệ nhưng lúc đó

trong người những

chiến sĩ chúng tôi chỉ có ý chí chiến đấu, nên vẫn ung dung, thản nhiên.

Không có vật chắn, các chú càng dễ dàng nhìn mọi vật xung quanh mình, nhìn trời, nhìn sao,

và thấy yêu quê hương hơn, có tinh thần chiến đấu hơn.

Lái xe không có kính nên bụi bám đầy

người, mỗi khi dừng lại, đồng đội nhìn nhau thấy

người nào cũng trắng xóa thì cứ cười ha ha với nhau. Đến giờ đi, các chú lại ngồi lên những

chiếc xe đó. Bom đạn ngày đêm vẫn dội trên đầu, ngay sát chân, sống chết rất mong manh

nhưng những người chiến sĩ

ấy vẫn luôn lạc quan, yêu đời, coi cái chết nhẹ nhàng, không có

gì đáng sợ cả

Người chiến sĩ ấy đã kể cho tôi nghe trên những cung đường vận chuyển đó chú luôn được

gặp những người bạn, những người đồng đội của mình. Có những người chỉ gặp một lần rỗi

mãi

mãi ra đi. Họ bắt tay nhau qua ô cửa kính để sưởi ấm tình đồng đội. Nhiều khi họ dùng

bữa cơm cùng nhau bên bếp Hoàng Cầm với những cái bát,đôi đũa dùng chung,quây quần

bên. Người chiến sĩ lặng người đi khi nhắc đến những kỉ niệm nghĩa tình ấy. Rồi những g

iây

phút nghỉ ngơi trên chiếc võng đu đưa,kể cho nhau nghe sự ác liệt của những cung đường đã

đi qua. Không chỉ kể những chuyện về tiểu đội xe của mình, người chiến sĩ còn cho tôi thấy

được sự dũng cảm của các cô gái thanh niên xung phong. Nhiệm vụ của các

cô là luôn đảm

bảo cho những chuyến xe thông suốt.

Tôi hỏi người chiến sĩ rằng, các chú đi trên những chiếc xe trong hoàn cảnh như vậy mà các

chú cứ đi phăng phăng được sao? Người chiến sĩ ấy đã nói một câu làm tôi thật sự xúc động.

Các chú chạy phăng phă

ng để dành lại độc lập, chạy về miền Nam ruột thịt đang cần các chú

ở phía trước. Tôi thấy những người lính lái xe khi ấy thật dũng cảm, học đã sống và chiến đấu

hết mình vì tổ quốc. Chính ý chí và tinh thần của họ đã góp phần tạo nên thắng lợi vẻ vang

cho

dân tộc.

Đã đến lúc người chiến sĩ ấy phải xuống xe, tôi chia tay chú trong niềm nuối tiếc và xúc

động. Tôi rất khâm phục những người lính lái xe khi ấy, tôi sẽ tỏ lòng biết ơn họ bằng cách

học tập thật tốt, để góp phần xây dựng và bảo vệ nước nhà ngày cà

ng giàu mạnh.

2 tháng 1 2022

check ib mình ạ

23 tháng 12 2022

tk:Nhân dịp kỉ niệm ngày thành lập quân đội nhân dân và quốc phòng toàn dân, ngày 22 tháng 12, để chúng tôi hiểu thêm về lịch sử chiến đấu cùa dân tộc, nhà trường đã mời đoàn cựu chiến binh về thăm và trò chuyện. Trong đoàn đại biểu đó, tôi bắt gặp một người lính trên ngực gắn nhiều huân chương và trong buổi lễ chú đã giới thiệu mình là người lính lái xe trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật. Cuối buổi, tôi đả lân la đến gặp và có cuộc nói chuyện thú vị với chú.

Các bạn có lẽ không thể hình dung được, người chiến sĩ lái xe trẻ trung, sôi nổi năm xưa giờ đĩnh đạc, oai nghiêm trong bộ quân phục mới. Chú có giọng nói khoẻ, ấm áp và tiếng cười âm vang. Cùng tháng năm, khuôn mặt tuy đã già dặn nhưng vẫn có vẻ hóm hỉnh, yêu đời của người lính. Qua trò chuyện, có thể thấy chú là người rất vui tính, nhiệt tình, đặc biệt là khi chú kể cho tôi về cuộc đời người lính trên tuyến đường Trường Sơn năm ấy. Chú kể với tôi, năm 1969 là năm chú thường cùng các anh em trong tiểu đội lái xe qua đây, cũng là năm mà Mĩ đánh phá rất ác liệt trên tuyến đường này. Bởi đường Trường Sơn, tuyến đường Hồ Chí Minh lịch sử là tuyến đường quan trọng nhất, là đầu mối giao thông, liên lạc hai miền Bắc – Nam

Chúng quyết phá cho bằng được. Chúng thả hàng ngàn tấn bom, cày xới những khung đường, đốt cháy những khu rừng. Hàng nghìn cây đã đổ, muông thú mất chỗ ở. Đã có nhiều người ngã xuống để bảo vệ con đường. Tuy Mĩ đánh phá ác liệt thật, nhưng những đoàn xe vận tải vẫn ngày đêm nối đuôi nhau trên con đường, đem theo bao lương thực, vũ khí đạn dược cho chiến trường miền Nam. Kể một lúc, chú lại mỉm cười và nói với tôi:

–   Cháu thấy đấy, cuộc chiến đấu của các chú trải qua biết bao gian khổ, khó khăn. Những năm tháng ác liệt đó đã khắc hoạ cả một thời kỳ lịch sử của dân tộc ta oanh liệt hào hùng. Trên tuyến đường Trường Sơn giặc Mĩ đánh phá vô cùng ác liệt; bom Mĩ cày xới đất đai, phá hỏng những con đường, đốt cháy những cánh rừng, phá huỷ biết bao nhiêu những rừng cây là lá chắn của ta. Nhưng không vì "bom rơi đạn lạc" như vậy mà các chú lùi ý chí, các đoàn xe vân tải ngày đêm nối đuôi nhau ra tiền tuyến, các chú còn phải đi trong bóng đêm theo sự hướng dẫn của các cô thanh niên xung phong để tiến về phía trước trong màn đêm sâu thẳm của rừng hoang. Có hôm trời tối Mĩ phát hiện ra, ta chuyên chở qua rừng, bọn chúng đã thả bom để không cho ta qua, phá vỡ chiếc cầu nối Bắc – Nam. Nhưng đặc biệt hơn cả là đoàn xe vận tải không có kính vì bị "bom giật bom rung kính vỡ đi rồi". Bom đạn trải xuống hàng loạt khiến nào là kính, nào là đèn vỡ, mui xe bẹp, nào là thùng xe xước… Không có đèn vượt qua dãy Trường Sơn đầy nguy hiểm như thế mà các chú vẫn hoàn thành tốt nhiệm vụ đánh Mĩ, chạy dọc Trường Sơn. Chẳng khác nào "châu chấu đá xe", Mĩ với bao nhiêu thiết bị tối tân đế đánh ta nhưng chúng ta đã vượt qua những gian khổ để đánh chúng. Chú còn nhớ trên các cabin những chiếc xe như thế, bọn chú không cỏ vật gì để che chắn cả, gió táp vào mặt mang theo bao nhiêu là bụi. Gió bụi của Trường Sơn làm mắt cay xè, tóc bạc trắng như người già còn mặt thì lấm lem như thằng hề vậy, thế mà không ai cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc hút ngang nhiên, ai nấy nhìn nhau rồi cười giòn giã vang khắp dãy Trường Sơn.

16 tháng 3 2017

Dàn ý

A. Mở bài

Giới thiệu về hoàn cảnh gặp gỡ ( không gian, địa điểm, thời gian, nhân vật)

 
 

B. Thân bài: Diễn biến cuộc gặp gỡ

Khắc họa hình ảnh người lính lái xe sau nhiều năm chiến tranh kết thúc.

+ Giọng nói, tiếng cười, trang phục, lời nói...

Tưởng tượng ra cuộc trò chuyện với người lính lái xe

- Trao đổi về hoàn cảnh chiến đấu thời chống Mĩ khốc liệt như thế nào

- Hỏi về cảm xúc của người lính lái xe khi phải đối mặt với hiểm nguy

- Khi không có các phương tiện còn giặc lại có vũ khí hiện đại tối tân làm thế nào chúng ta có thể chiến thắng được

- Bày tỏ suy nghĩ về chiến tranh, về những trang sử hào hùng của cha ông

C. Kết bài

Khoảnh khắc chia tay người lính lái xe, ấn tượng về nhân vật và giấc mơ.

Bài mẫu

“Không có kính là xe không có kính”… À “Không có kính bởi xe có kính”… Không phải... Aaa… Sao mãi không thuộc vậy? Tôi tức tối ném cuốn sách giáo khoa vào góc bàn không học nữa. Tôi đi ngủ nhưng không hiểu sao tôi lại đi lạc giữa một rừng. Ddang lo lắng, sợ hãi tôi gặp một ông già mặc bộ quân phục xanh. Ông giới thiệu ông là bộ đội, nay tìm về chiến trướng xưa để thăm bạn.

Tôi vẫn chưa hết sợ hãi cho đến khi ông bảo sẽ giúp tôi tìm đường về nhà. Ông hỏi tôi sao lại lạc đến đây, một mình rất nguy hiểm. Lúc này tôi mới dám để ý kĩ đến ông. Ông có nụ cười thân thiện, tuy đã già nhưng trông ông vẫn rất minh mẫn, khỏe mạnh. Tôi hỏi ông là ai? Ông bảo cứ gọi ông là ông lính, ông là lính lái xe dọc tuyến đường Trường Sơn thời chống Mĩ cứu nước. Năm 1969, ông hay lái xe qu tuyền đường Trường Sơn, tuyền đường huyết mạch nối liền Bắc Nam, kẻ thù hay tìm cách bắn phá để ngăn sự viện trợ của quân ta. Cánh rừng này là nơi bí mật trước kia ông với đồng đội nghỉ ngơi, tránh sự truy tìm cảu kẻ thù. Giờ đi theo đường mòn nhỏ kia là ra được đường quốc lộ, tôi có thế bắt xe về nhà. Tôi mừng quá, đi theo ông, vừa đi tôi vừa hỏi rất nhiều thứ.

- Ông ơi, thế hóa ra ông là những người lính trẻ giống như trong bài thơ của ông Phạm Tiến Duật ạ? Cháu chả tin là có nên học mãi bài thơ mà không thuộc.

- Ông cười hà hà: Đúng đấy cháu, không có thật sao có thể đi vào bài thơ.

- Tôi bảo: Chả nhẽ cái xe nào cũng mất kính, mất đèn hả ông? Thế thì lái làm sao được?

- Ông bảo: Đúng thế cháu ạ. Thực tế còn có những chiếc xe bị hỏng hóc nặng hơn trong bài thơ viết nữa cơ. Cuộc chiến ấy thực sự khốc liệt. Ông và đồng đội đã lái xe vượt qua bao bom đạn của kẻ thù. Có lúc chúng bắn phá vào xe, có lúc lại dội bom làm hỏng đường. Xe chạy liên tục hàng nghìn cây số, từ ngày này qua ngày khác. Mà đường ngày ấy toàn đất đá, không phải trải nhựa như bây giờ. Vì vậy các xe đều hư hỏng vài bộ phận cháu ạ. Vẫn lái tốt… Ông cười hà hà tự hào

Tôi càng nghe càng hứng thú, tôi tỏ ý muốn ông kể cho tôi nghe về những người lính, những chiếc xe của ông. Ông vui vẻ đồng ý. Ông nhắc tôi đi theo ông, đi cẩn thận, vừa đi ông vừa kể.

- Những năm tháng ấy là những năm tháng không thể nào quên. Khó khăn gian khổ những đầy tự hào. Quân Mĩ không chỉ phá đường còn đốt rừng, phá hủy nơi ẩn nấp của bộ đội ta. Ông cùng các bạn ngày đêm lái xe để viện trợ cho anh em trong miền Nam ruột thịt. Đường bị bom phá thì các ông nhờ đến các cô gái thanh niêm xung phong dẫn đường. Đấy cháu xem, như thế thì người con vỡ còn xước huống chi là xe. Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi là vì lẽ đó. Lái xe không kính cũng vui lắm cháu ạ, gió táp vào mặt mát rượi, không cần quạt gió. Có bụi bẩn thì dùng tay xoa một cái là xong. Bụi phủ trắng cả tóc, mặt mũi thì lấm lem, nhưng ông và các bạn vẫn vui vẻ, hăng hái lái xe lắm. Có vài người châm điếu thuốc phì phèo, trêu đùa cười ha ha lấn át cả tiếng bom đạn cháu ạ. Giờ các cháu trẻ cứ thích tắm mưa mà không được vì bố mẹ mắng chứ trước các ông tắm mưa suốt. Ở đây, cứ mưa là mưa rất to, mưa ngấm vào da vào thịt làm các ông tê tái. Đi xe trong đêm mà gặp hôm sương muối nữa thì da thịt như có kim châm ấy cháu ạ. Lạnh, đói, rét các ông ngồi sát vào nhau để truyền nhiệt. Nhưng vì miền Nam, vì Tổ Quốc các chú lại tặc lưỡi đùa với nhau, lát nữa gió lùa là khô nhanh thôi. Xe không kính cũng có cái hay của nó cháu ạ. Các ông có thể thoải mái ngắm chim bay, ngắm sao trời. Gặp đồng đội chả cần xuống xe mà vẫn có thể bắt tay nhau. Khổ nhọc mà vui cháu ạ. Có gian khổ mới biết trân trọng những lúc an bình. Đó là những giây phút ông cùng đồng đội nấu cơm chung, ăn chung. Lúc nấu cơm cũng cần cẩn thận, nấu bằng bếp Hoàng Cầm để khói không bay lên. Khói mà bay lên địch phát hiện ra ngay, chúng sẽ mang trực thăng đến thả bom là nguy. Các ông cứ gặp được nhau là quý cháu ạ, coi nhau như anh em một nhà, như người trong gia đình hết. Nhưng đáng tiếc thay, giờ đội lái xe ấy chỉ còn ông và một ông nữa đang nằm ở bệnh viện… Mà sao cháu lại khóc? Không phải sợ, kìa, ông cháu mình ra đến đường lớn rồi.

Tôi lắc đầu, ông ơi, cháu cảm động quá, cháu thực sự rất khâm phục các ông. Các ông vĩ đại quá, các ông thật anh hùng. Vậy mà… Có một bài thơ cháu cũng không chịu khó học. Ông lại cười thích thú… Ông xoa đầu tôi…

Tôi choàng tỉnh. Ồ, hóa ra là một giấc mơ những giấc mơ này thật chân thực. Cuốn sách giáo khoa vẫn ở kia. Tôi bồi hồi kết nối lại toàn bộ giấc mơ. Tôi cầm sách lên, trân trọng từng con chữ. Lạ thật, chỉ một lát sau tôi đã thuộc lòng cả bài thơ, tôi còn hiểu hết nội dung ý nghĩa của bài thơ nữa chứ:

   “Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước

   Chỉ cần trong xe có một trái tim”

7 tháng 6 2019

Mở bài:

- Giới thiệu về cuộc gặp gỡ.

- Cuộc gặp gỡ và trò chuyện ấy đã tác động rất nhiều đến suy nghĩ và tình cảm.

Thân bài:

- Kể lại tình huống được gặp gỡ, trò chuyện với người lính lái xe (Nhà trường tổ chức cho lớp đi thăm nghĩa trang Trường Sơn ngày 27-7. Ở đó, tôi được biết người quản trang chính là người lính Trường Sơn năm xưa...)

- Miêu tả người lính đó (ngoại hình, tuổi tác, ...)

- Kể lại diễn biến cuộc gặp gỡ và trò chuyện:

    + Những năm tháng chống Mỹ khi bác lái xe trên tuyến đường Trường Sơn.

    + Những gian khổ mà bác và đồng đội phải chịu đựng: sự khốc liệt của chiến tranh, bom đạn của kẻ thù là xe bị vỡ kính, mất đèn, không mui.

    + Tinh thần dũng cảm, về tư thế hiên ngang, niềm lạc quan sôi nổi của tuổi trẻ trước bom đạn kẻ thù, trước khó khăn, gian khổ.

- Những suy nghĩ của bản thân.

Kết bài:

- Chia tay người lính lái xe.

- Suy nghĩ về cuộc gặp gỡ, trò chuyện.