Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Trong xã hội không ngừng phát triển như hiện nay thì môi trường trở thành đối tượng được bảo vệ hàng đầu của toàn nhân loại. Ở hầu hết những nước phát triển hiện tượng xả rác bừa bãi hầu như không còn tồn tại do người dân có ý thức cao trong việc bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, ở Việt Nam, vứt rác bừa bãi vẫn là một vấn nạn đáng lo ngại nhất là trong môi trường giáo dục như trường học. Trường học nơi nuôi dưỡng những mầm non của đất nước, nơi không chỉ dạy ta kiến thức mà còn rèn luyện ý thức, nhân cách mỗi con người. Vậy mà, vấn nạn vứt rác vẫn tồn tại hàng ngày hàng giờ trong các trường học.
Hiện tượng vứt rác bừa bãi là một thực trạng đáng buồn ở trường học. Học sinh có thể vứt rác ở mọi lúc, mọi nơi do theo thói quen, tiện đâu vứt đó. Đây là ý thức không được rèn luyện từ nhỏ của người Việt Nam. Ăn xong một que kem, người ta có thể vứt ngay vỏ dưới chân dù thùng rác chẳng cách đó bao xa hay người vứt rác thường ném, liệng rác vào thùng từ xa, nếu không trúng vào thùng họ cũng chặc lưỡi cho qua. Vậy nên mới có hiện tượng thùng rác ở bên trong trống rỗng nhưng xung quanh lại đầy rác. Trong lớp học, học sinh khi dùng xong đồ ăn thường bỏ rác vào ngăn bàn học dù bất kì lớp học nào cũng đều có thùng rác. Tuy nhiên, sự thản nhiên xả rác quen thuộc đến nỗi nhiều khi trẻ em cho rằng đó là điều đương nhiên và không có gì đáng chê trách. Một hiện tượng khác cũng rất hay xuất hiện ở trường học đó là học sinh thường vứt rác qua cửa sổ phòng học nếu sát bên cạnh là vườn hoa, sân thể dục. Bạn có thể tìm bất cứ góc khuất cạnh cửa sổ nào đó, vườn hoa hay sân cỏ đầy túi sữa, túi nilon được thả xuống.
Vậy điều gì khiến thực trạng trên trở nên trầm trọng như vậy? Trước hết, về mặt chủ quan thì điểm quan trọng nhất chính là ý thức của mỗi người. Khi được ngồi trên ghế nhà trường, chắc hẳn học sinh đã được học tập cũng như rèn luyện về việc không được xả rác lung tung. Tuy nhiên, có tiếp nhận và thực hiện những gì được dạy không lại phụ thuộc vào bản thân người học sinh. Thứ hai về mặt khách quan, một số trường học không đáp ứng đủ số lượng thùng rác trong khuôn viên trường hay thùng rác không được đặt ở những vị trí hợp lí làm học sinh phải đi cả dãy nhà mới có thể vứt được rác. Một nguyên nhân khác nữa là khi học sinh vi phạm, phụ huynh hay thầy cô nhà trường còn xử phạt quá nhẹ hoặc thậm chí coi đó không phải là lỗi lầm cần phải sửa sai.
Việc vứt rác bừa bãi trong trường học sẽ gây rất nhiều tác hại ảnh hưởng trực tiếp đến học sinh và đặc biệt ảnh hưởng đến môi trường, cảnh quan nhà trường. Trước hết, việc vứt rác bừa bãi sẽ gây ô nhiễm môi trường nhất là môi trường đất, môi trường nước và không khí của trường học và khu dân cư xung quanh. Thứ hai, việc vứt rác bừa bãi sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người, gây ra nhiều dịch bệnh nhất là các bệnh truyền nhiễm. Muỗi và các loại côn trùng có hại có môi trường sản sinh cũng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe lâu dài của học sinh, giáo viên trong trường. Thứ ba, việc vứt rác bừa bãi nếu không được quán triệt sẽ gây nên một thói quen xấu cho thế hệ tương lai. Trường học là nơi nuôi dưỡng những người sẽ xây dựng đất nước trong tương lai, vì vậy điều thiết yếu là phải xây dựng một thói quen tốt về việc vứt rác đúng nơi đúng chỗ cho học sinh, sinh viên.
Để khắc phục cũng như phòng ngừa việc xả rác trong trường học thì việc cần thiết hiện nay là cần tăng cường ý thức, trách nhiệm của mỗi học sinh, giáo viên trong nhà trường về việc vứt rác đúng nơi quy định kể cả những thứ nhỏ nhất. Giáo viên trong nhà trường luôn phải là tấm gương cho học sinh của mình, họ có ý thức cao trong việc vứt rác đúng nơi quy định thì học sinh nhất là lứa tuổi tiểu học mới có thể noi theo và học tập. Bên cạnh đó, nhà trường nên tăng cường tổ chức các buổi ngoại khóa nói về tác hại của việc ô nhiểm môi trường sống để học sinh có thể hiểu rõ về sự bức thiết cũng như lời kêu cứu của mẹ thiên nhiên hiện tại. Ngoài ra, nhà trường cần có những qui định và những hình phạt nghiêm khắc đối với những cá nhân vứt rác bừa bãi trong khuôn viên trường.
Vứt rác bừa bãi là một thói quen xấu cần được cải thiện trong hiện tại để phát triển tương lai. Để một đất nước có thể phát triển thì cần một môi trường xanh. Tuy chỉ bao hẹp trong nhà trường nhưng đây là nơi khởi đầu cho việc nuôi dưỡng những ý thức tốt đẹp về việc vứt rác đúng nơi qui định.
a.Mở bài: - Giới thiệu vấn đề cần bàn luận và câu tục ngữ "Học đi đôi với hành"
- Suy nghĩ về mối quan hệ giữa học và hành (chặt chẽ, mật thiết).
b.Thân bài: Giải thích ý nghĩa của "Học và hành"
- Học là gì? Học là lãnh hội, tiếp thu kiến thức, lý thuyết từ thầy cô, trường lớp, tiếp thu những điều hay, có ích trong cuộc sống và xã hội. Học còn là nền tảng cho việc áp dụng vào thực tế đạt hiệu quả .
- Nhân bất học bất tri lí: người không học là người không có kiến thức, con người đó sẽ không tồn tại được trong xã hội và sẽ bị đắm chìm trong sự ngu dốt.
- Hành là gì? Hành là vận dụng những điều học được vào thực tế , hành còn là mục đích của việc học.
- Việc thực hành giúp ta nắm chắc kiến thức hơn, nhớ lâu hơn và hiểu sâu hơn những điều được học.
- Vì sao cần phải học đi đôi với hành? Vì có học lí thuyết mà không thực hành thì sẽ không hiểu được vấn đề, gây hậu quả lãng phí. Còn hành mà không học lí thuyết thì sẽ không đạt được kết quả cao. Vô tình trở thành kẻ phá hoại.
- Từ đó nêu ra phương pháp học đúng đắn: kết hợp giữa học và hành.
- Khẳng định được trong xã hội hiện đại ngày nay, việc học luôn phải đi đôi với hành vì nếu chúng không đi đôi với nhau thì công việc của chúng ta sẽ không đạt kết quả tốt.
c.Kết bài: Khẳng định phương pháp học đi đôi với hành luôn đúng ở mọi thời đại. Thực hiện việc học và hành sao cho hiệu quả.
Bài 2:
"Ơi hàng cây xanh thắm dưới mái trường mến yêu,..." Mỗi lần nghe bài hát này em lại nhớ đến ngôi trường mà em từng gắn bó với nó trong suốt 4 năm. Đó chính là ngôi trường mang tên Trung học cơ sở Nguyễn Văn Bá. Đây là ngôi nhà thứ hai của em. Biết bao kỷ niệm, tuổi thơ được cất giấu trong ngôi trường này. Các thầy cô luôn yêu thương học sinh của mình và các bạn học trò cũng mến thầy cô rất nhiều. Nguyễn Văn Bá là tên của một anh hùng liệt sĩ đã đổ xương đổ máu để cho đất nước được hòa bình nên giờ đây chúng em mới có được một sống yên bình. Đây là nơi để cho chúng em tìm đến tương lai sau này. Em xin hứa cho dù có đi đến đâu thì em cũng sẽ không quên mái trường này.
Trong cuộc đời của mỗi con người ai cũng mong muốn sau này lớn lên sẽ trở thành một con người có ích trong xã hội, đặc biệt trong thời đại mà xã hội ta đang trên con đường đổi mới theo xu hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Để đất nước có thể theo kịp các nước khác chúng ta phải có nhiều nhân tài. Và đối với thế hệ học sinh, nhiệm vụ học tập là vô cùng quan trọng vì họ chính là người chủ tương lai đất nước, họ phải là những con người có tri thức có trình độ mới có thể làm tốt vai trò quan trọng của mình sau này. Về ý thức học tập Lênin có một câu nói rất nổi tiếng “Học, học nữa, học mãi”.
Để hiểu nội dung của lời khuyên này trước hết chúng ta cần hiểu học là gì? Học là một quá trình thu nhận, tích lũy kiến thức, kĩ năng để giúp cho bản thân có thêm hiểu biết về trình độ khoa học, kĩ thuật. Học là một khái niệm rất rộng chứ không phải bó hẹp trong phạm vi ngôi trường mà ngay từ nhỏ khi sống giữa vòng tay yêu thương của cha mẹ, ông bà chúng ta đã được dạy dỗ từ cách ăn nói, ứng xử, đi đứng đối xử với người trên với bạn bè. Thế rồi khi đến trường chúng ta lại được các thầy cô dạy kiến thức về khoa học về xã hội, và dưới bàn tay chăm sóc Ân cần của các thầy cô giáo ta còn được học cả rèn luyện cả về đạo đức. Và khi đi ra ngoài xã hội ta còn được học hỏi qua bạn bè, qua những người xung quanh mình, rồi còn qua các thông tin đại chúng như đài báo sách vở… Song có một điều chúng ta cần chú ý là phải học toàn diện tránh tình trạng hỏi về bất cứ vấn đề về tự nhiên thì đều biết còn hỏi về các vấn đề xã hội thì chẳng biết gì.
“Học nữa” là học hết trình độ này chúng ta phải chuyển sang trình độ khác, từ dễ đến khó, từ phạm vi hẹp đến phạm vi rộng. Việc học không bao giờ được ngừng nghỉ mà là một mạch nối tiếp nhau và không ngừng nâng cao để ta có cơ hội trau dồi tri thức, nâng cao trình độ hiểu biết của mình. Mỗi lần nâng lên một mức học con người sẽ trưởng thành và vững chắc thêm một bước về tri thức và trình độ và đó là thứ hành trang quý giá giúp con người tự tin khi bước vào cuộc sống tự lập sau này và quan trọng nhất là có tri thức trí tuệ để có thể vận dụng tốt vào công việc và có thể sáng tạo ra những công trình khoa học, góp phần xây dựng quê hương thêm giàu đẹp.
Còn “học mãi” là học liên tục, học không ngừng nghỉ suốt đời, luôn nâng cao trình độ hiểu biết của mình. Học mãi để tạo thành thói quen ham học hỏi, say mê với khoa học. Và việc học phải được liên tục không bị hạn chế bởi tuổi tác. Khi ta còn trẻ việc học tập là đương nhiên thế nhưng khi ta càng cao tuổi thì việc học không vì thế mà ngưng trệ, mà ta cũng cần chăm chỉ học hỏi hơn nữa bằng cách tự học, nghiên cứu qua sách vở. Như vậy việc học là vô tận vừa học vừa làm vô cùng có lợi bởi quá trình làm việc sẽ giúp ta hiểu được mình còn thiếu kiến thức gì và việc học sẽ bổ sung cho ta. Như vậy câu nói rất đơn giản của Lênin đã cho ta thấy cần phải học như thế nào mới giúp ta trở thành con người hoàn thiện, một người có tri thức.
Vậy vì sao chúng ta phải hiểu như vậy? Trước hết việc ta học tập tốt sẽ có lợi cho chính bản thân ta, bởi nếu ta không học sau này ta sẽ không thể làm tốt công việc được. Kết quả công việc sẽ không được tốt đẹp như ta mong muốn và chúng ta sẽ không thể nuôi sống bản thân mình, không thể giúp được gia đình công như không thực hiện được nghĩa vụ cao cả của đất nước; là người làm chủ tương lai đất nước. Bác Hồ đã từng nói: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có được sánh vai với các cường quốc năm châu hay không chính là nhờ một phần công lao học tập của các cháu”. Đúng như vậy nếu chúng ta không học tập thì cả thế hệ trẻ sẽ chẳng có ai tài giỏi để giúp cho đất nước tiến lên, vì thế việc học tập là vô cùng cần thiết và hơn thế còn là trách nhiệm đối với mỗi người học sinh chúng ta để đưa đất nước sáng ngang với các nước khác trên thế giới. Và chúng ta không học tập tốt không nắm được những tri thức khoa học hiện đại chúng ta sẽ trở thành những người lạc hậu trước sự lớn mạnh như vũ bão của khoa học kĩ thuật trong ngày nay. Như vậy học tập tốt là giúp cho ta và cho xã hội hơn nữa là phát huy truyền thống hiếu học của ông cha ta từ xưa cho đến nay.
Ngày xưa ông cha ta đã có một truyền thống hiếu học như Mạc Đĩnh Chi là con nhà nghèo nhưng vẫn ham mê học đêm đến vì nhà nghèo không có đèn học nôn ông phải bắt đom đóm cho vào vỏ trứng để học và sau thành tài… Ngày xưa chúng ta có biết bao tấm gương chăm học tập và ngày nay chúng ta cũng cần noi gương theo cha ông.
Song việc học như thế nào để đem lai hiệu quả tốt thì chúng ta thấy cần phải học tập thật chăm chỉ, học say mê hứng thú và phải luôn sáng tao, bên cạnh đó chúng ta cũng cần xem xét phương pháp học tập sao cho đại được kết quả cao. Khi đến lớp cần chăm chú nghe cô giáo giảng bài, ghi chép đầy đủ về nhà học lại và làm bài tập đầy đủ, chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp. Ngoài ra ta còn phải học hỏi thêm bạn bè thầy cô giáo và quan trọng là chúng ta phải luôn chủ động trong việc học tránh sự sao chép học tủ học lệch để có thể phát huy được tính sáng tạo của mình. Luôn tạo cho mình một thói quen học tập thật nghiêm túc, say mê, sáng tạo. Học phải đi đôi với hành bởi có như vậy chúng ta mới nhớ lâu kiến thức đã được học.
Câu nói trên của Lênin đã khuyên chúng ta phải học tập thật nhiều học không mệt mỏi để tạo thành nguồn kiến thức vô tận trong mỗi người để sau này trưởng thành có thể làm chủ mọi công việc, góp phần xây đựng đất nước, xã hội ngày một giàu đẹp văn minh. Đó là một lời khuyên mà mỗi học sinh chúng ta cần nhớ và làm theo.
Nguồn: https://diendan.hocmai.vn/threads/ngu-van-7-giai-thich-loi-day-cua-lenin-hoc-hoc-nua-hoc-mai.420760/
Bạn dựa vào một số ý chính để làm bài nha!
MB:
Đất nc của cta đang tiến theo con đường công nghiệp hóa, hiện đại hoa. Vì vậy rất cần có những người tài. Học sinh cta cx như tất cả những người dân Việt càng ngày phải có nhiều hiểu bt, trình độ cao để đáp ứng nhu cầu của xã hội . Vì vậy học là điều rất cần thiết vs cta để nâng cao trình độ, kĩ năng đáp ứng cho c/s sau này.Lê nin có câu nói rất nối tiếng:
"Học , học nữa, học mãi".
TB:
-Vậy học là j?-> học là 1 quá trình tìm hiểu , thu nhuận, tích lũy kiến thức và rèn luyện kĩ năng cho mik để tăng thêm hiểu bt....; học ở đây ko chỉ đến trường ms học mà còn học ngay từ nhỏ, cha mẹ dạy ta học ăn, học...->tự phân tích.
+"Học nữa" là học hết trình độ này lại đến trình độ khác, từ dễ đến khó.->đưa vào thực tiễn để nhận xét
- Mỗi lần nâng một mức học, con người sẽ trưởng thành và đc trang bị đầy đủ, toàn diện, đáp ứng mọi yêu cầu của xã hội, sau này tự nuôi sống bản thân, giúp đỡ gđ....
+ "Học mãi" là học liên tục , ko ngừng nghỉ suốt cuộc đời, luôn nâng cao vốn hiểu bt của mik vè mọi mặt. đó là người ham học....;Tuy đã già nhưng họ vẫn tham gia hoạt động, công vc, học tập,..
=>Như vậy học là vô tận, học ở mọi lúc , mọi nơi, mọi điều , nó giúp cho con người cta hiểu bt sâu rộng hơn, nâng cao năng suất công vc. Lời nói của Lê-nin rất đúng vs thực tếm chí nghĩa , chí tình->Những người thực hiện đúng lời dạy ấy sẽ là người tài giỏi
-nêu ra một số dẫn chứng :*Trong quá khứ:
+Mạc đĩnh chi bắt đom đóm cho vào vỏ trứng để hok
+Trạng Nồi lak 1 hs nghèo khó, mỗi lần học xong, chàng thường sang beeb hàng xóm mượn nồi, vét cơm thừa ăn. Sau này ông thi đõ trạng nguyên và vẫn ko quên công ơn tốt bụng của nguwoif hàng xóm đó.
+Trong kháng chiến chống Pháp, Mĩ có rất nhiều bạn nhỏ phải lặn looij trong mưa bom bão đạn của giặc để đến trường.->đánh giá của bản thân
*Trong ngày nay:
+Những bạn nhỏ ở vùng sâu vùng xa phải leo đèo , lội suối qua những quãng đường dài để đến học ở những lớp học nghèo nàn, đơn sơ dựng tạm
*TRong văn học:
+Mã lương trong truyện cây bút thần
- Vậy muốn thực hiện lwoif dạy của lê nin ta phải lm j?->Cta phải tự tìm lấy những cái thích thú, say mê trong hok tập và phải luôn sáng tạo trong hok tập. bên cạnh đó còn cần đến nghị lực và sự quyết tâm phấn đâu...
KB:
Câu nói trên của Lê-nin đã khuyên cta phải học tập thật nhiều, ko đc ngừng nghỉ để rồi sẽ phục vụ cho công vc sau này của mình. Học lak rất quan trọng, vì nhờ có học, có kiến thức ms giúp cta lm dc vc, nuôi sống bản thân, gđ và xây dựng đất nc.Bản thân ta sẽ luôn cố gắng để hok tập thật tốt để góp phần xây dựng đất nc giàu đẹp, văn minh.hãy đừng bh quên lời dạy của Lê-nin:"Học, học nữa, học mãi"
Có lẽ trong cuộc đời của mỗi con người, ngoài cha mẹ là những bậc sinh thành , thầy cô giáo cũng có công lao rất lớn . Còn đối với những học sinh đang thời cắp sách tới trường như chúng em thì thầy cô giáo chính là những người cha , người mẹ thứ hai.
Thầy cô - hai chữ thiêng liêng mà chỉ có những học sinh đủ tư cách mới được phép gọi. Họ là những người đã dẫn dắt chúng em đi trên con đường đời của riêng mình, người chắp cánh ước mơ cho chúng em . Mọi người vẫn thường nói thầy cô là người lái đò cho học sinh . Khi một năm học kết thúc là chuyến đò cập bến .Có lẽ trong chuyến đò đó đã có biết bao điều thú vị . Thầy cô dạy cho chúng em biết rằng trong cuộc sống có rất nhiều khó khăn , thử thách nhưng cũng có vô vàn niềm vui và sự bất ngờ . Nhờ thầy, nhờ cô luôn tận tình điều khiển,lèo lái chuyến đò đó nên chúng em đã vượt qua tất cả những khó khăn , để rồi theo chuyến đò cập bến cảng kiến thức trong niềm vui ,niềm không chỉ riêng của chúng em , mà còn của thầy cô nữa.Những gì thầy cô làm cho chúng em thiêng liêng ,cao quí đâu kém những gì cha mẹ làm cho chúng em.
Con người chắc hẳn ai cũng có thời cắp sách tới trường.Đó là khoảng thời gian đẹp nhất ,thời của tuổi mộng mơ,của những ý tưởng vụt đến rồi vụt đi,của cả sự ngỗ nghịch. Chính thầy cô là những người thay đổi cuộc đời chúng em ,uốn nắn chúng em từng chút một trên con đường học vấn .Từ khi chúng ta còn bi bô tập nói đã đã được đưa tới trường mẫu giáo để tập làm quen với trường lớp. Cũng chính tại đó , thầy cô đã dạy cho chúng ta biết thế nào là lễ nghĩa , là biết cách cư xử cho phải phép . Rồi từng ngày ,chúng ta bướclên những bậc cao hơn của nấc thang kiến thức .Thầy cô luôn dõi theo chúng ta . Từ một con điểm tốt, một ý tưởng hay cho đến một sai phạm nhỏ , một lần không thuộc bài ,thầy cô đều chú ý khen ngợi hoặc nhắc nhở .Thầy cô là những người thầm lặng đưa chúng em đến đỉnh cao của kiến thức ,cho chúng em một tương lai tươi đẹp .
Chúng em luôn tự hào vì là học sinh của trường Nguyễn Huệ, tự hào không chỉ vì được học tập trong một môi trường tốt ,mà còn vì chúng em đã được những thầy cô giáo giỏi tận tình dạy dỗ.Ở đây,thầy cô giáo không chỉ đơn thuần là một người thầy,người cô mà còn là người cha người mẹ .Thầy cô sẵn sàng dành thời gian lắng nghe những thắc mắc ,những tâm sự của chúng em .Thầy cô có thể tạo cho chúng em những trận cười sảng khoái trong giờ học khi chúng em cảm thấy căng thẳng.Thầy cô có thể kiên nhẫn lắng nghe và thông cảm với chúng em .Thầy cô khẽ cười và gật đàu khi chúng em cúi chào lễ phép .Nhưng thầy cô buồn khi chứng kiến chúng em hỗn láo.Phải chăng thầy cô đã luôn không cho phép mình được khóc mỗi khi học trò hư,để giữ lòng mãi cứng rắn dạy bảo chúng em.Vâng,tất cả ,tất cả ,từ những gì nhỏ nhặt nhất đến những điều cao cả nhất chúng em đều coi trọng,vì đó là tình thương mênh mông như trời biển của thầy cô dành cho chúng em.
Trên cuộc đời này, có biết bao tình cảm vô cùng thiêng liêng và sâu sắc.Tình mẫu tử ,tình phụ tử ,tình anh em và cả tình thầy trò .Mọi tình cảm đều có ý nghĩa khác nhau .Thầy cô đã cho chúng em hiểu thế nào là tình thầy trò ,một tình thầy trò thực thụ.Chúng em sẽ mãi biết ơn thầy cô.Chúng em sẽ cố gắng dành tặng cho thầy cô những đóa hoa điểm mười chứa đựng sự biết ơn sâu sắc nhất của chúng em vào những ngày 20-11.Chúng em biết rằng tình cảm đó sẽ không bằng những gì thầy cô dành cho chúng em.Nhưng chúng em sẽ cố gắng làm cho thầy cô cảm thấy tự hào về chúng em,để thầy cô có thể mỉm cười mãn nguyện .Thầy cô ơi ,thầy cô sẽ mãi là người dìu dắt chúng em trên đường đời.Chúng em sẽ luôn chăm chỉ học hành để không phụ lòng thầy cô.Xin hãy tin vào chúng em
Trong mỗi chúng ta, tuổi học trò là thời gian ngắn ngủi mà vui vẻ nhất. Nói đến tuổi học trò là những kỉ niệm buồn vui với thầy cô, bạn bè nhưng đọng lại đâu đó trong tâm trí em một hình ảnh đẹp nhất của tuổi học trò đó là một loài cây em yêu thích nhất – Cây hoa phượng.
Nhìn từ xa, cây phượng như một chiếc ô khổng lồ che mát cho cả một khoảng sân trường rộng lớn. Thân cây to và sần sùi, rễ nổi ngoằn ngoèo trên mặt đất như những chú run khổng lồ. Những tán lá xum xuê, mỗi chiếc lá xanh ngắt đã góp phần xua tan đi những cái nóng nực của mùa hè. Những cành cây cùng với những chiếc lá vươn dài lên cao để đón ánh nắng mặt trời. Cây phượng có một sức sống thật mãnh liệt, sức sống dẻo dai, bền bỉ đã góp phần làm đẹp cho đất nước và con người Việt Nam.
Phượng nở báo hiệu cho mùa thi đã đến, hoa phượng nở đỏ rực cả một góc sân trường. Giờ ra chơi, dưới tán cây phượng các bạn nam thì đá cầu, bắn bi, còn các bạn nữ thì nhảy dây, chơi bịt mắt bắt dê…Cây phượng xòe bóng mát che cho chúng em ôn bài, vui chơi, giải lao sau những giờ học căng thẳng. Lá phượng cũng trở thành một món đồ chơi cho chúng em. Chúng em nhặt từng lá nhỏ để chơi đồ hàng. Mỗi khi buồn, khi vui chúng em đều ngồi dưới gốc phượng tâm sự cùng nhau. Cành lá phượng như những cánh tay vươn ra múa may cùng gió để cùng chung vui với những niềm vui nho nhỏ của chúng em. Hoặc cũng có khi rủ xuống mỗi khi chúng em buồn. Cứ đến cuối năm học, chúng em lại nhặt hoa phượng để ép vào trang vở làm kỉ niệm – Những kỉ niệm khó phai.
Hoa phượng nở báo hiệu một năm học sắp kết thúc. Chúng em sẽ chia tay bạn bè để bước vào kỳ nghỉ hè dài ba tháng liền. Nhưng buồn nhất là phải chia tay cây phượng – loài cây em yêu thích nhất. Vì cây phượng là người bạn thân thiết nhất của tuổi học trò chúng em. Đối với các anh chị cuối cấp, khi nhìn thấy hoa phượng nở lại có tâm trạng bồi hồi, lưu luyến vì sắp phải chia tay bạn bè, thầy cô, mái trường không phải là ba tháng hè mà họ sẽ chia tay nhau để mỗi người bước vào một ngôi trường khác. Có thể họ còn học chung trường, chung lớp với nhau, nhưng cũng có thể là họ sẽ mỗi người một nơi mà chưa biết khi nào gặp lại nhau.
Lúc phượng nở đỏ rực, ve kêu râm ran cũng là lúc báo hiệu thời khắc chia tay đã đến. Vào những ngày cuối năm học, chúng em thi viết lưu bút và không quên ép cùng trang viết một bông hoa phượng đỏ rực. Những dòng lưu bút của những người bạn thân thiết không bao giờ phai mờ trong tâm trí em. Năm học kết thúc, phượng ở lại một mình, bơ vơ giữa sân trường, phượng buồn, phượng muốn khoe dáng với các bạn học sinh nhưng bây giờ sân trường đã vắng lặng, chỉ còn tiếng ve kêu. Phượng mong mùa hè chóng qua đi để lại được gặp lại những người bạn học trò.
Em yêu cây phượng bởi nó gắn liền với tuổi học trò của em, mang lại bao nhiêu ký ức về mái trường mến yêu và những cảm xúc không bao giờ phai nhạt trong tâm trí em. Dù có đi đâu về đâu em cũng không bao giờ quên được hình ảnh loài cây em yêu thích – Cây phượng – cây hoa học trò.
KHÔNG BIẾT ĐÚNG KO NHA BẠN !
Đề bài: Viết bài nghị luận bày tỏ ý kiến của mình về phương châm học đi đôi với hành
Trong sự nghiệp xậy dựng đất nước công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước ngày nay, xã hội ngày một phát triển. Sự hiểu biết, trình độ khả năng chuyên môn là đòi hỏi không thể thiếu của mỗi người. Tuy nhiên nhiều bạn trẻ hiện nay quá chú trọng vào việc học lý thuyết ở trường mà đôi khi quên mất phải thực hành - một điều hết sức quan trọng. Mối quan hệ giữa học và hành một lần nữa được nhấn mạnh qua câu: “Học đi đôi với hành”. Học là sự hiểu biết, là vốn kiến thức của mỗi con người. Con người có học là con người biết suy nghĩ, có nhận thức, có sự hiểu biết. Hành là thực hành, thực hiện, vận dụng những lý thuyết đã học bằng việc làm thực tế. Học kết hợp với hành không phải là vừa học vừa làm. Cho giả dụ, nếu bạn vừa ngồi ăn cơm hay rữa chén vừa học bài thì thử hỏi bạn có thuộc nỗi không? Sự kết hợp ta nói đến ở đây là việc thực hiện những lý thuyết đã học nhầm hiểu rõ, nắm vững những vấn đề mà phần lý thuyết đó đề cặp đến để có thể vận dụng chúng một nhanh chóng, chính xác trong thực tế sau này. Như khi ta học lý thuyết môn toán Lượng giác ở trường, ta thực hành những lý thuyết đó bằng cách làm thật nhiều bài tập để có thể nắm vững những lý thuyết ấy. Nói chung phương châm “học đi đôi với hành” là hoàn toàn chính xác. Nếu không kết hợp học với hành thì không thể đạt được hiệu suất cao trong công việc được. Bởi trong công việc cái người ta cần, quan tâm hàng đầu là sản phẩm-thành quả lao động chứ không phải là hiểu biết trên lý thuyết, một khi không đạt được chỉ tiêu đó thì dẫu cho có thành tích học tập tốt đến đâu thì ta cũng sẽ nhanh chóng bị xã hội đào thải, trỡ thành một kẻ thất bại đáng thương hại. Một kiến trúc sư đã tốt nghiệp ở truờng đại học danh tiếng với thành tích học tập rất xuầt sắc, vậy mà căn nhà do anh ta thiết kế ra lại không có chút thẳm mĩ, chất lượng ngôi nhà thì chỉ thuộc loại soàn soàn mà thôi. Một học sinh học tập rất tốt, điểm môn Công dân luôn cao, vậy mà khi ra đường trong thấy một bà lão ăn xin té ngã trên đường, không những không giúp đỡ mà ngược lại còn tỏ thái độ coi thường ghê tởm bà ấy, thiếu thực hành về mặt học vấn thì còn bù đấp lại chứ thiếu thực hành ở mặt đạo đức thì thật không thể chấp nhận. Một ngôi nhà không hoàn hảo thì còn có thể tạm sử dụng hoặc xây dựng lại, còn một con người có đạo đức suy thoái thì chỉ là đồ vô dụng. Một khi gạo đã nấu thành cơm, dù có chỉnh sửa nữa thì cái ác tâm trong đầu cũng chẳng thể nào mất đi được chỉ có nước đầu thai kiếp khác mới có thể sống tốt được, nếu không thì chỉ có thể làm hại người, xấu hổ đất nước mà thôi. Những ví dụ trên đã cho ta thấy phần nào tác hại của việc học không đi đôi với hành. Ngược lại, nếu bạn kết hợp tốt học với hành thì bạn sẽ đạt được nhìêu thành tựu. Không phải chỉ trong thời đại ngày nay mới cần phải kết hợp học với hành. Từ ngàn xưa, phương châm học kết hợp với hành đã được áp dụng không ít. Tuy nhiên, Kiến thức của nhân loại vô cùng phong phú, khoa học kĩ thuật ngày càng cao, nếu không học tập sẽ bị lạc hậu, không phù hợp với những cái mới lạ của thế giới. Mà muốn đạt kết quả cao nhất trong việc học, sự kết giữa hợp học với hành là điều không thể thiếu. Trong thời đại ngày nay, xã hội ngày một phát triển, đất nước ngày một hội nhập với thế giới, phương châm kết hợp học với hành trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Là người học sinh, trong thời gian học tập ở nhà trường,chúng ta cần phải chăm chỉ học tập kết hợp đi đôi với hành. Học bao gồm cả văn hoá, chữ nghĩa và khinh nghiệm của cuộc sống để nâng cao trình độ văn hoá, tiếp thu công KH và CN hiện đại nâng cao về nhận thức, về chính trị xạ hội. Tích cực lao động cần cù sáng tạo. Sẵn sàng tham gia vào sự nghiệp bảo vệ tổ quốc. Và sau này, khi bước vào đời thì phải tiếp tục nâng cao trình độ hiểu biết, nâng cao chuyên môn để làm việc có hiệu quả hơn. Tóm lại, câu phương châm trên nêu rõ tầm quan trọng của sự kết hợp giữa học và hành. Thực hiện phương châm này đúng cách ta sẽ đạt hiệu quả cao trong học tập, tạo điều kiện thuận lợi cho sự nghiệp sao này, đồng thời góp phần tích cực vào việc xây dựng một đất nước phồn vinh tiến bộ.
Bài làm 2:Viết bài nghị luận bày tỏ ý kiến của mình về phương châm: học đi đôi với hành Ai cũng biết học tập là công việc quan trọng theo suốt cuộc đời của mỗi con người. Nhưng không phải ai cũng biết cần học như thế nào để đem lại kết quả cao. Bằng chứng là kết quả học tập của mỗi người lại ở một mức khác nhau, thậm chí cùng một môi trường học tập, cùng một người dậy dỗ song kết quả lại trái ngược nhau. Tuy nhiên, tất cả những người thành công trong học tập đều tâm đắc với phương pháp học tập hiệu quả đã được kiểm chứng từ ngàn đời nay : phương pháp học đi đôi với hành. Học đi đôi với hành là gi?“ Học” là một quá trình mà ở đó chúng ta tiếp thu kiến thức của nhân loại dưới sự hướng dẫn của thầy cô. Học cũng có thể là một quá trình tự thân vận động. Quá trình ấy được gọi là quá trình tự học: học trong sách vở, tài liệu hay học trong cuộc sống. Nội dung học là các kiến thức nhân loại được chọn lọc(được phân loại thành khoa học tự nhiên và khoa học xã hội) cùng với đó là làm phong phú những hiểu biết của con người, giúp phát triển vẹn toàn nhân cách và đặc biệt việc học trang bị cho mỗi chúng ta những kiến thức, những kĩ năng, kĩ xão nghề nghiệp để từ đó tham gia vào hoạt động sản xuất của xã hội đem đến lợi ích cho bản thân, cho gia đình và cho đất nước. Như vậy, “học” ở đây được hiểu là gắn với vấn đề lí thuyết. Người học giỏi thường được hiểu là người nắm được nhiều nội dung lí thuyết. Bên cạnh đó, “Hành” là thực hành, là quá trình vận dụng kiến thức vào cuộc sống, là đẽm những cái đã học được vào thực tế để kiểm tra độ đúng sai hay làm sinh động nó. “Hành” có nhiều cấp độ: Bắt chước người khác làm, sáng tạo những cách thức hoạt động mới,…Điều đó còn tùy thuộc vào tri thức mà bạn học được phong phú sinh động và sau sắc đến đâu. Những người nông dân ra đồng làm ruộng chắc chắn sẽ càng khác hơn nữa khi ta so sánh với công việc của một nhà văn,… Trước hết, có thể khẳng định: giữa học và hành, học có tính chất quyết định. Vốn tinh hoa tri thức nhân loại ta học trong hơn chục năm là có thể coi như “ hòm hòm” về cơ bản. Nhưng cả đời người không thể thực hiện lại một phần nhỏ những gì cổ nhân từng làm. Bởi vậy, phải có đầy đủ lí thuyết trước mới đản bảo cho thành công của công việc. Đó là lí do vì sao ta cần hôc giỏi, nắm được những kiến thức cần thiết. Tuy nhiên, không thể tuyệt đối hóa vai tró của học bỏi mục đích cuối cùng của mọi nỗ lực học tập là nhằm giúp mỗi người sống tốt trong xã hội con người. Vì vậy, học cần đi đôi với hành. Chúng là hai mặt thống nhất với nhau, bổ sung cho nhau. Bởi như đã biết, nếu chỉ biết học lý thuyết mà không hề biết đến thực hành thì những lý thuyết ta học cũng chỉ là những tri thức chết, chúng không có tác dụng đối với đời sống. Đó là trường hợp nhiều học sinh Việt Nam đi thi học sinh giỏi quốc tế các môn khoa học tự nhiên. Chúng ta làm lí thuyết rất xuất sắc thậm chí đạt điểm tuyệt đối. NHưng khi thực hành, trong khi bạn bè các nước làm rất “ ngon lành” chúng ta loay hoay hàng giờ, thậm chí phải bỏ cuộc. Đó cũng là trường hợp nhiềi học sinh, sinh viên đạt kết quả học tập rất cao nhưng hoàn toàn không có kĩ năng sống thực tế. Họ không biết ứng xử sao cho hợp hoàn cảnh giao tiếp, không nấu được một bửa cơm, không viết được nổi một lá đơn xin việc,…học như vậy chỉ phí phạm thời gian, công sức tiền bạc bởi thực tế học như vậy để làm gì nếu không thể ứng dụng vào đời sống? chúng ta không chỉ học lý thuyết mà còn phải biết áp dụng những lý thuyết đó phục vụ thực tế. Mặt khác, có lúc những lý thuyết chúng ta đã được học khi đưa vào thực hành lại gặp phải rất nhiều khó khăn. Do đó, chúng ta phải biết kết hợp vừa học lý thuyết, và thực hành nhuần nhuyễn những điều đã học. Có như vậy, thì những kiến thức chúng ta được học sẽ trở nên sâu hơn, giúp chúng ta nắm vững nguồn tri thức. Nếu chỉ học mà không thực hành thì tất cả cũng chỉ là lý thuyết. Mọi lý thuyết chỉ là màu xám, còn cây đời mãi mãi xanh tươi”. Chính vì vậy, học phải đi liền với thực hành để có thể đem hết những gì đã học cống hiến phục vụ cho đất nước.