K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 3 2019

Để viết bài tập làm văn theo đề bài: " Hãy trình bày rõ vì sao chúng ta phải đổi mới phương pháp học tập" chọn hệ thống luận điểm (1 ) vì:

    + Luận điểm có tính đúng đắn.

    + Các luận điểm rành mạch, rõ ràng, không trùng lặp, tối nghĩa.

    + Được sắp xếp theo trình tự hợp lý

19 tháng 10 2017

Chọn đáp án: A

13 tháng 5 2016

  Phương pháp học tập là cách để tiếp thu kiến thức, vận dụng vào thực tế và sáng tạo ra kiến thức mới. Có một phương pháp học tập tốt sẽ giúp cho học sinh tiếp thu kiến thức tốt, vận dụng đúng đắn và sáng tạo những kiến thức có ý nghĩa thực tiễn. 

Phương pháp học tập hiện nay có nhiều ưu điểm nhưng cũng có nhiều khuyết điểm. 

Học sinh được cung cấp sách giáo khoa, kho kiến thức căn bản mà ai cũng phải có và sẽ được thầy cô truyền tải kiến thức từ đó khi đến trường. Sau khi tiếp thu kiến thức cơ bản một thời gian, học sinh sẽ làm bài kiểm tra để tự đánh giá lại kiến thức mà mình đã được học, và cũng là bản báo cáo tình hình dạy và học cho nhà trường, từ đó sẽ phát huy hoặc cải thiện phương pháp học tập cho phù hợp. 

Ngày xưa, người ta quan niệm thầy hay thì trò mới giỏi, cũng như học trò là kết quả của quá trình giảng dạy, vì vậy cái ta gọi là phương pháp học tập không khác gì phương pháp dạy. Học trò chỉ chuẩn bị một tinh thần tốt để tiếp thu những gì thầy dạy, nên thầy dạy nhiều thì biết nhiều, dạy ít thì biết ít, làm cho học trò thụ động, học một cách gượng ép, khó tiếp thu tốt, nên kết quả cũng không tốt. 

Ngày nay, khi nhận ra được việc tiếp thu kiến thức không chỉ ở mỗi thầy giáo mà còn là nỗ lực của học sinh, người ta đã thay đổi phương pháp học rất nhiều. Học sinh phải đọc bài trước ở nhà để có cái nhìn tổng quát về kiến thức mới, sau đó là tự nghiên cứu theo sách để hiểu đến mức độ nào đó, và cuối cùng là hỏi thầy cô bạn bè những điều còn thắc mắc. Ta thấy rằng thầy cô giờ đây chỉ là người hướng dẫn và sửa chữa lỗi sai của học sinh, chứ không còn gò ép hiểu biết của học sinh trong tầm hiểu biết của mình như trước. 

Bên cạnh đó, việc tiếp cận với nhiều phương tiện thông tin đại chúng như đài radio, tivi, và nhất là internet ... chính là thế mạnh của học sinh ngày nay, giúp học sinh có thể chủ động trong việc học tập. Học sinh có thể chọn cách học khái quát hoặc đào sâu kiến thức tùy thích 

Cần phải chọn cho mình một phương pháp học tốt, tùy theo hoàn cảnh, điều kiện, khả năng của bản thân để đạt được kết quả học tập như mong muốn

13 tháng 5 2016

yahoo phải ko bạn  

mink thấy cũng hay nhưng hơi ngắnok

8 tháng 10 2017

1) Tính thống nhất của văn bản là : khi tập trung thể hiện củ đề đã xác định và không lệch sang chủ đề khác.

2) Thống nhất là : Họp thành một khối , có chung một cơ cấu tổ chức, có sự điều hành chung.

3) Sự thống nhất về chủ đề được thể hiện :

- Cần xác định rõ chủ đề

- Thể hiện chủ đề ở nhan đề

- Đề mục, các phần, các từ ngữ, câu văn then chốt được lặp đi lặp lại.

10 tháng 8 2016

Hệ thống luận điểm:

- Tại sao chúng ta cần phải rèn luyện thể thao?

- Thực tế cho thấy, rèn luyện thể dục thể thao giúp con người ta khỏe mạnh, phát triển hơn.

- Bên cạnh đó, vẫn còn nhiều người nhác rèn luyện thể thao.

- Liên hệ bản thân em.

hihi Học vui vẻ nhé!

10 tháng 8 2016

Các nhà kinh điển chủ nghĩ Mác cho rằng: con người phát triển toàn diện là con người được phát triển về trí lực, thể lực, đạo đức, thẩm mĩ và kỹ năng lao động. Con người với trí thức, sức khỏe và kĩ năng lao động là nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội.

Như nhà danh y lớn của Việt Nam thế kỷ 18 - Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác đã viết rằng: "Thể chất và tinh thần luôn luôn khang kiện, mà tận hưởng hết tuổi thọ, ngoài trăm tuổi mới có thể chết". Tư tưởng đó của ông thể hiện cách xem xét sức khoẻ của con người trong mối quan hệ hữu cơ giữa thể chất và tinh thần. Cơ thể khoẻ mạnh thì tinh thần mạnh mẽ. Cả thể chất và tinh thần khoẻ mạnh thì tuổi thọ của con người cũng sẽ dài lâu.

Y học ngày nay cũng khẳng định sức khoẻ của con người phải là sức khoẻ của cả thể xác và tinh thần. Chỉ khi nào cơ thể của con người lành mạnh, tâm hồn thoải mái thì khi đó con người mới có sức khoẻ.

Sức khoẻ không chỉ là không bệnh tật, mà còn là trạng thái thoải mái về tâm hồn, về thể xác, về xã hội, Sức khoẻ là khí huyết lưu thông, tinh thần đầy đủ. Khí huyết lưu thông giúp cho cơ thể khoẻ mạnh, không có bệnh tật, không ốm đau; tinh thần đầy đủ sẽ giúp cho con người năng động, hăng hái, có ý chí, có nghị lực để hoàn thành tốt công việc. Người coi sức khoẻ của con người là sự thống nhất giữa thể chất và tinh thần. Thể chất lành mạnh thì tinh thần sung mãn; tinh thần hăng hái, năng động thể hiện thể chất tốt, lành mạnh. Cơ thể tốt, tinh thần tốt có ảnh hưởng qua lại lẫn nhau và thống nhất biện chứng với nhau.

Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, sức khoẻ có vai trò to lớn trong cuộc sống của mỗi con người, của mỗi dân tộc, trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc và trong việc xây dựng con người mới xã hội mới. Người nhận định: "Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng cần có sức khoẻ mới làm thành công". Sức khoẻ của con người là nhân tố cơ bản góp phần làm nên sức mạnh tổng hợp về thể lực trong cách mạng, đưa đến những thắng lợi vĩ đại của nhân dân ta.

 Việc rèn luyện thân thể có tác dụng phòng bệnh và chữa bệnh rất tích cực, lấy lại sự cân bằng âm dương của cơ thể con người. Nếu con người không vận động, không rèn luyện thì khả năng thích nghi kém, tuổi thọ không thể kéo dài. Vận động và rèn luyện là để ngày càng hoàn thiện về thể chất, nâng cao thể lực, tinh thần thoải mái, rèn luyện thân thể kết hợp với giữ gìn vệ sinh càng có tác dụng trong việc phòng bệnh và nâng cao sức khoẻ con người. Khi cơ thể con người khoẻ mạnh thì sẽ vượt qua và đẩy lùi được bệnh tật, chống trả được vi trùng xâm nhập vào cơ thể; khi cơ thể lành mạnh, tinh thần sung mãn thì con người sẽ thích ứng được với những điều kiện thời tiết thay đổi. Cơ thể tốt, thần kinh tốt, tinh thần tốt thì tránh được mọi bệnh tật.

Ngoài việc tăng cường sức đề kháng và năng lực thích ứng của cơ thể con người, thể dục thể thao có vai trò to lớn trong việc nâng cao sức khoẻ toàn diện cho con người. Sức khoẻ toàn diện là sự phát triển đầy đủ các tố chất thể lực như: Sức nhanh, sức mạnh, sức bền bỉ dẻo dai và sự khéo léo. Những yếu tố này chỉ có thể đạt được nhờ luyện tập thể dục thể thao thường xuyên. Khi con người có sức khoẻ toàn diện thì sẽ nâng cao được năng lực thể chất. Năng lực thể chất có vai trò hết sức quan trọng trong cuộc sống, trong lao động, trong công tác và trong học tập. Có năng lực thể chất tốt sẽ giúp cho con người vượt qua được mọi khó khăn, hoàn thành tốt được mọi công việc. Muốn có năng lực thể chất tốt đòi hỏi con người phải có lòng kiên trì, phải có quyết tâm cao trong việc rèn luyện thân thể. Bản thân Người, có những lúc bị yếu mệt, nhưng Người vẫn cố gắng dậy vận động thân thể, tập một số động tác thể dục nhẹ nhàng, hoặc đi bộ, tập leo núi...

Chính vì tập luyện thể dục thể thao có vai trò quan trọng trong việc nâng cao sức khoẻ con người, nên tôi kêu gọi toàn thể cán bộ giáo viên, công nhân viên, HSSV trường Đại học Hà Tĩnh phải thường xuyên tập luyện thể dục thể thao, để nâng cao sức khỏe  phục vụ tốt cho quá trình  giảng dạy và học tập, góp phần vào công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc XHCN, đúng như sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi toàn dân luyện tập thể dục thể thao, rèn luyện thân thể, người khoẻ mạnh thì mới đủ sức tham gia mọi công tác cách mạng. Người nói: "Mỗi một người dân yếu ớt, tức là làm cho cả nước yếu ớt một phần; mỗi một người dân mạnh khoẻ, tức là góp phần cho cả nước mạnh khoẻ". Điều đó có ý nghĩa sâu sắc không chỉ về sức khoẻ của nhân dân, mà cả về vật chất và tinh thần của dân tộc.

26 tháng 4 2021

A, MB

- Khẳng định tầm quan trọng của việc học: Trong cuộc sống việc học chính là việc vô cùng quan trọng đối với cuộc sống của mỗi con người. Việc học là quá trình diễn ra suốt cuộc đời và trang bị cho con người những tri thức cần thiết để có thể sống, tồn tại, làm việc và phát triển trong cuộc sống.

- Tuy nhiên, trong lớp chúng ta vẫn còn một số bạn chưa chăm chỉ học tập lắm. Thái độ học tập không nghiêm chỉnh sẽ dẫn đến những hậu quả khác nhau. Vì vậy, bài báo tường này chính là để giúp mọi người nhận thức đúng đắn về việc học của mình

B, TB

1, Những việc làm thể hiện thái độ học tập chưa nghiêm túc

- Về ý thức học tập: đi học muộn, không tuân thủ các quy định học tập của trường lớp. Ngồi trong lớp không chăm chú nghe giảng và không làm bài tập về nhà

2, Lời khuyên

- Việc học là vô cùng quan trọng nên mỗi người cần có sự nghiêm khắc với bản thân, ép bản thân mình phải học tập thực sự nghiêm túc. Khi thái độ học tập nghiêm túc thì kết quả học tập sẽ được cải thiện

- Việc học cần sự kiên nhẫn và cầu tiến nên mỗi học sinh cần không ngừng trau dồi kiến thức học tập của bản thân mình.

- Trên lớp thì nghe thầy cô giảng bài, chỗ nào không hiểu thì hỏi thầy cô và bạn bè. Về nhà cũng cần nghiêm chỉnh học hành.

- Đôi khi, chúng ta có thể tự tạo ra niềm vui và động lực trong học tập của mình như: tham gia hoạt động vận động thể chất giữa các giờ nghỉ,...

C, KB

Tổng kết vai trò của việc học: Học để có tri thức, để làm việc, để theo đuổi được ước mơ và chắp cánh cho ước mơ của chính mình. Mỗi bạn học sinh hãy cùng nhau cố gắng học tập thật chăm chỉ để hiện thực hóa giấc mơ của chính mình.

26 tháng 4 2021

"Tuy đơn giản nhưng điều đó cũng có thể cái thiện được môi trường sống của chúng ta biết chừng nào!"
 Xác định hộ mình xem đây có phải câu cảm thán hay không. Cảm ơn trước ạ ^^

Nếu phải viết một bài tập làm văn để giải thích vì sao có thể nói rằng giáo dục là chìa khóa của tương lai thì:a) Em sẽ lựa chọn các luận điểm nào trong số các luận điểm dưới đây:- Giáo dục có tác dụng điều chỉnh độ gia tăng dân số.- Giáo dục tạo cơ sở cho sự tăng trưởng kinh tế.- Giáo dục giải phóng con người, giúp con người thoát khỏi sự áp bức và sự lệ thuộc vào...
Đọc tiếp

Nếu phải viết một bài tập làm văn để giải thích vì sao có thể nói rằng giáo dục là chìa khóa của tương lai thì:

a) Em sẽ lựa chọn các luận điểm nào trong số các luận điểm dưới đây:

- Giáo dục có tác dụng điều chỉnh độ gia tăng dân số.

- Giáo dục tạo cơ sở cho sự tăng trưởng kinh tế.

- Giáo dục giải phóng con người, giúp con người thoát khỏi sự áp bức và sự lệ thuộc vào quyền lực của người khác để đạt được sự phát triển chính trị và tiến bộ xã hội.

- Giáo dục đào tạo thế hệ người sẽ xây dựng xã hội tương lai.

- Nước ta là một nước văn hiến có truyền thống giáo dục lâu đời.

- Giáo dục góp phần bảo vệ môi trường sống.

- Trẻ em hôm nay là thế giới ngày mai.

b) Em sẽ sắp xếp các luận điểm đã lựa chọn (và đã sửa lại, nếu cần) theo trình tự nào? Vì sao?

1
10 tháng 9 2018

 - Các luận điểm được lựa chọn phải giải quyết được vấn đề giáo dục là chìa khóa của tương lai. Những luận điểm không liên quan tới vấn đề then chốt của tương lai thì cần gạt bỏ. Những luận điểm chưa làm rõ vấn đề chìa khóa của tương lai thì cần gạt bỏ.

  - Hệ thống luận điểm có thể sắp xếp như sau:

    + Giáo dục luôn gắn liền với mọi vấn đề của xã hội, nó có tác dụng kìm nén hoặc thúc đẩy sự phát triển của xã hội.

    + Giáo dục càng có ý nghĩa đối với sự phát triển trong tương lai của nhân loại, vì nó tạo ra mọi tiền đề cho sự phát triển đó.

    + Giáo dục trực tiếp đào tạo ra những chủ nhân của xã hội tương lai.

    + Giáo dục là chìa khóa cho sự phát triển khoa học, tăng trưởng kinh tế, điều chỉnh tỉ lệ dân số, tạo cân bằng môi trường sinh thái… đem lại công bằng, dân chủ, văn minh.

    + Giáo dục là chìa khóa của tương lai.

13 tháng 11 2016

Bài 1:

Đặt vấn đề:
– Trung thực là một đức tính cần phải có, quan trọng đối với tất cả mọi người
– Đối với học sinh thì đó là một đức tính càng quan trọng và phải được đặt lên hàng đầu.
– Tuy nhiên, ngày nay một bộ phận học sinh đang mất đi đức tính này trong học tập và thi cử.
– Sự trung thực trong học tập và thi cử của học sinh ngày nay là một vấn đề cần được bàn luận và nhìn nhận một cách nghiêm túc.
Giải quyết vấn đề:
– Trung thực trong học tập và thi cử mới có thể để học sinh nhìn nhận đúng năng lực, phản ánh đúng kết quả học tập của mình và có hướng phấn đấu thích hợp.
– Cùng với xu thế hội nhập và hiện đại hóa, học sinh ngày nay trở nên năng động, tự tin và có kiến thức rộng hơn, có điều kiện học tập tốt hơn.
– Tuy nhiên, mặt trái của nó, một số bộ phận học sinh, do thiếu sự quan tâm đúng mức của gia đình, do sự lôi cuốn của xã hội hiện đại đã trở nên xao lãng việc học tập và để đối phó với kiến thức hạn hẹp của mình ở nhà trường, họ phải gian lận trong học tập và thi cử.
– Gian lận trong học tập và thi cử là một việc làm không thể chấp nhận được, vấn đề sẽ như thế nào nếu một học sinh rời ghế nhà trường với một kiến thức hạn hẹp nhưng một kết quả cũng không đến nỗi tệ?
Kết thúc vấn đề
– Khẳng định lại vấn đề đã bàn luận.
– Xã hội và đặc biệt là ngành giáo dục cần có những biện pháp nghiêm túc hơn trong học tập và thi cử của học sinh, đánh giá đúng, chính xác năng lực của từng học sinh, luôn lấy câu “bác sĩ chữa sai thì chết một người, nhưng thầy cô giáo chữa sai thì chết một thế hệ” de giao duc hoc sinh.

Hoặc em có thể lấy thêm dẫn chứng thêm như sau”
Thi cử vốn là một khâu quan trọng trong giáo dục để đánh giá kiến thức cũng như năng lực của học sinh,tránh những trường hợp không hề hiếm trong xã hội ngày nay :”Ngồi nhầm lớp “,”bằng cấp giả”,…

Gian lận trong thi cử xảy ra ở không ít bộ phận học sinh ,dù cho đó là những học sinh xuất sắc .Hậu quả đó là do tác động từ đâu mà có?Có thể là do bản tính ,cũng có thể là do những tác động từ bên ngoài –>mục đích là kiếm được điểm số cao,điểm phẩy tốt,…cũng có thể do áp lực nào khác…
Tình trạng học sinh giỏi “ảo ” có lẽ cũng xuất phát từ căn bệnh quá cũ của XH:”bệnh thành tích”.
“Xã hội ta nói chung lên án, phê phán tỷ lệ tốt nghiệp THPT là không đúng với thực chất trình độ học sinh. Song, mâu thuẫn lại nảy sinh chính ở yếu tố này. Mỗi gia đình đều mong muốn con em họ thi đỗ tốt nghiệp với số điểm cao nhất. Mỗi đơn vị trường học, ngành giáo dục – đào tạo cho đến cấp tỉnh hy vọng thí sinh trường mình, tỉnh mình đỗ tốt nghiệp với tỷ lệ cao nhất. ”

Trước hết, ta hãy xét đến ở một phòng thi. Về phía thí sinh, việc học sinh đi thi mang theo và sử dụng tài liệu hiện nay trở nên khá phổ biến. Những năm gần đây, nếu ai có dịp đi ngang qua các phòng thi sau các giờ thi, chắc hẳn bắt gặp rất nhiều những mảnh phô tô tài liệu thu nhỏ nằm trắng xóa ở các phòng thi hay các dãy hành lang. Học sinh đi thi mang theo chúng khắp cả người và điều đó đã trở thành một phong trào. Giám thị bắt được bộ này thì lại có một bộ khác. Nhiều học sinh nữ còn táo tợn giấu tài liệu vào trong cơ thể để các thầy giáo coi thi không dám khám xét vì sợ “vi phạm thân thể”. Nhiều học sinh, thậm chí là học sinh giỏi dù đã thuộc bài nhưng cũng thủ sẵn tài liệu bên mình để cho chắc ăn hơn. Vì vậy, mới có những trường hợp những học sinh trung thực lại trở nên khó chịu vì mình bị “thiệt thòi” so với những bạn học sinh có học lực yếu hơn. Bài học trung thực ở trường thi đã mất đi tác dụng.

Về phía giám thị, một tâm lý chung được hình thành “các em đã cất công học tập 12 năm đèn sách, không nỡ làm khó dễ các em làm gì, cuối cùng rồi cũng sẽ đậu hết đó mà”. Thế là nảy sinh tình trạng coi thi dễ dãi, cho qua việc thí sinh mang vào và thậm chí sử dụng tài liệu. Có một số trường hợp, giám thị canh chừng thanh tra để cho thí sinh chép tài liệu, thậm chí còn giải giúp bài thi cho thí sinh.

 

Nói đi cũng phải nói lại ,về phía các bậc giáo dục con em mình dường như chưa quan tâm đúng mức đến “gian lận” trong thi cử và nhiều khi là “nới tay” bỏ quá cho những hành vi thiếu trung thực khiến tình trạng trên ngày càng diễn ra phổ biến hơn,tinh vi hơn.
“Những giáo viên nghiêm túc thì nhiều khi cũng phải chùn tay trước áp lực xã hội, của địa phương, của ngành hay nể nang cả lãnh đạo Hội đồng; đồng thời giáo viên cũng phải lo đến bảo toàn cuộc sống của mình. Đã có giáo viên có trận đòn nhớ đời vì đã coi thi quá nghiêm túc!

 

Mà nếu như có nghiêm túc thì giám thị cũng chẳng được gì, nhiều khi bị đồng nghiệp nhìn với một con mắt e ngại, dè bỉu. Vậy thì, giám thị không lý do gì mà không chọn một giải pháp an toàn?!”

⇒ Cái vòng luẩn quẩn của tình trạng thi cử thiếu nghiêm túc cứ thế tiếp diễn hàng năm mà không có lối thoát.

13 tháng 11 2016

Bài 2:

Mặc dù vậy, đọc sách vẫn luôn được khẳng định là một nhu cầu thiết yếu với những thế mạnh riêng của chính nó, một cách thưởng thức văn hoa sang trọng và có chiều sâu; là phương cách tốt nhất để làm giàu có vốn liếng ngôn từ của con người. Những thuộc tính đi liền với việc đọc là suy nghĩ, suy ngẫm, tra cứu, tìm tòi… là cơ sở hữu ích cho việc nâng cao tri thức, hiểu biết, tạo dựng những vỉa tầng sâu sắc trong toàn bộ hệ thống kiến thức, nhận thức của mỗi con người. Không thể hình dung nếu một ai đó trong suôt cuộc đời mình không coi trọng việc đọc mà có thể có được một trữ lượng thông tin, kiến thức lớn. Khối lượng kiến thức thu thập được từ việc đọc chính là một thước đo đánh giá tầm vóc tri thức của mỗi người. Nhiều ông bố bà mẹ mong muốn tạo cho con mình một thói quen tốt là ham mê đọc sách từ thuở ấu thơ. Không chỉ dừng lại ở việc thu nhận thông tin, người ta đến với sách để thưởng thức vẻ đẹp của kiến thức thông qua lăng kính sáng tạo của tác giả. Trong một bài viết mới đây, giáo sư Trần Bạch Đằng nêu một ý kiến rất xác đáng, rằng: “Không thể lấy lăng kính “hàn lâm” để nhìn việc đọc sách của công chúng, mà phải lấy lăng kính của công chúng soi lại việc viết sách của chúng ta…”. Rõ ràng, khi nêu ra khái niệm văn hóa đọc có nghĩa là chúng ta đang ngày một đề cao tính nghệ thuật, tính thưởng thức văn hóa đích thực trong việc đọc sách, vượt lên trên khái niệm đọc đơn thuần.Tóm lại, "Không có sách thì không có tri thức", ngoài việc học ở ngoài đời, thực tế, từ mọi người xung quanh sách là người bạn không thể thiếu của con người. Đó là nguồn tri thức vô giá mà mỗi chúng ta có thể tự tìm tòi trong suốt cuộc đời của mình. Sách là nguồn kiến thức vô tận của nhân loại, khi đọc sách bạn sẽ có cảm giác như mình như đang được dẫn vào Thế Giới trong sách, bạn sẽ thấy hiểu rõ hơn biết thêm nhiều điều hay. M.Goroki từng nói rằng "Mỗi cuốn sách đều là một bậc thang nhỏ mà khi bước lên, tôi tách khỏi con thú và đến tới gần con người, tởi gần quan niệm về cuộc sống tốt đẹp nhất và về sự thèm khát cuộc sống.Vì vậy, ta rất cần đọc sách nhưng nhất thiết phải chọn cho mình những loại sách có gái trị thật sự làm giàu tri thức và hoàn thiện nhân cách.
11 tháng 6 2018

Đời người , ai cũng chỉ có một lần có những năm tháng tuổi trẻ được đi học , được ngồi trên ghế nhà trường . Nếu các bạn chỉ ham chơi, để lãng phí những năm tháng ấy thì sau này sẽ vô cùng nuối tiếc và không thể có niềm vui trong cuộc sống . Sau này , khi lớn lên , bạn sẽ sống trong thời đại mà trình độ khoa học - kĩ thuật và văn hóa- nghệ thuật ngày một nâng cao . Trong xã hội ấy, làm việc gì cũng cần phải có tri thức . Vậy , làm sao để có tri thức , để hòa đồng với xã hội trong tương lai ? Theo tôi , muốn có tri thức thì phải chăm chỉ học tập ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường . Do đó, chúng ta càng lười học ,càng ham chơi thì sau này làm việc gì cũng khó . Từ đó , ta sẽ tự ti , khó hòa đồng với mọi người . Ta sẽ càng thu hẹp bản thân và chắc chắn sẽ không thể có được niềm vui trong cuộc sống.Vậy nên , mỗi chúng ta- những thế hệ tương lai cần phải chăm chỉ học tập để có thể đạt được ước mơ, đạt được niềm vui chân chính.