Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Danh ngôn về cuộc sống có câu: "Cuộc đời là một dòng sông, kẻ nào không chịu học bơi sẽ bị nước nhấn chìm", quả thực cuộc đời vốn khắc nghiệt và đầy chông gai, thử thách, khó khăn, có mấy ai khi sinh ra cuộc đời đã trải sẵn hoa hồng. Câu danh ngôn nhắc nhở chúng ta phải biết tự thân tự lập để tồn tại và đương đầu với cuộc sống. Ông cha ta cũng đã có câu "Tự lực, tự cường" nhằm nhấn mạnh vai trò quan trọng của tính tự lập trong cuộc sống, nhắc nhở con cháu đây là một đức tính đáng quý mà mỗi con người đều nên cố gắng rèn luyện cho mình.
Trước hết, chúng ta phải hiểu tự lập là gì, tự lập là một phong cách sống tích cực, tự bản thân mình lựa chọn và quyết định các vấn đề cuộc sống của mình, không bị phụ thuộc vào người khác. Tự lập là tự bản thân tạo dựng, giải quyết và lo liệu cho mọi công việc, sự nghiệp của mình một cách độc lập, không trông chờ vào sự giúp đỡ của người khác, không ỷ lại vào người khác. Trong cuộc sống hàng ngày, người tự lập là người tự biết sắp xếp thời gian biểu, tự chăm sóc bản thân, lo cho sức khỏe của mình, không để người khác nhắc nhở, lo lắng. Thay vì chờ người khác nấu ăn sáng hay giặt đồ cho mình thì người tự lập sẽ tự lo cho bản thân mình, tự mình nấu ăn sáng và tự giặt đồ của mình khi cần thiết. Trong công việc hay học tập, người tự lập thường chủ động, tự tin trong công việc của mình, sự tự giác đặt lên hàng đầu luôn chủ động làm tốt phần việc của mình mà không cần cấp trên đôn thúc, nhắc nhở.
Người tự lập cũng rất giàu bản lĩnh và thường làm chủ công việc của mình, sẵn sàng đương đầu với khó khăn, thử thách, chính vì vậy mà dễ được người khác tin tưởng, trọng dụng. Một người học sinh có tính tự lập là khi tự giác học bài, làm bài tập và trau dồi kiến thức của mình mà không cần giáo viên hay cha mẹ nhắc nhở, luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Khi làm bài kiểm tra luôn tự mình ôn tập, làm bài theo đúng khả năng và thực lực của mình, không ỷ lại vào sự giúp đỡ của bạn bè, không quay cóp và gian lận trong thi cử. Người tự lập sẽ tự biết được khả năng học tập của mình, sở thích và đam mê của mình để từ đó lựa chọn con đường đi đúng đắn cho tương lai. Trong cuộc sống, người tự lập luôn có tinh thần giúp đỡ người khác, có ý chí vươn lên, ý thức cầu tiến và suy nghĩ tích cực. Người tự lập là một trong những hình mẫu lí tưởng truyền cảm hứng cho mọi người.
Tính tự lập là một trong những đức tính tốt đẹp của con người, là nguồn sức mạnh lớn lao giúp chính bản thân con người đương đầu với khó khăn trong cuộc sống. Người có tính tự lập sẽ chủ động trong mọi lĩnh vực cuộc sống, công việc và sự nghiệp của mình, tỉ lệ thành công ở những người này sẽ cao hơn những người không biết tự lập. Nếu không biết tự lập, chẳng khác nào mang cuộc sống, công việc và tương lai của mình đặt vào tay người khác, phó thác cho người khác, như vậy cuộc sống sẽ không còn ý nghĩa, không có giá trị. Người không có tính tự lập cũng rất mỏng manh và yếu đuối trước những sóng gió bão táp của cuộc sống, dễ bị vấp ngã mà không thể tự mình đứng lên. Đó là điều rất đáng quan ngại, chính vì vậy, mỗi chúng ta phải cố gắng rèn luyện cho mình tính tự lập để có thể làm chủ chính bản thân mình, làm chủ cuộc đời mình.
Thế hệ học sinh cần nhận thức rõ tầm quan trọng và ý nghĩa của sự tự lập trong cuộc sống, lao động và học tập của chúng ta hiện tại và tương lai. Mỗi cá nhân phải là cá thể tự lập để trở thành những tế bào tự lập trong xã hội, đưa đất nước bước vào những xu thế phát triển của thế giới, hòa nhập nhưng không hòa tan.
thứ 1
=> bỏ từ sẽ đi,
Mẹ đưa con tới trương, cầm tay con dắt qua đi qua cánh cổng ,rồi buông tay và nói:"Đi đi con can đảm lên con, thế giới này là của con,..."
thứ 2
Tất nhiên Mẹ bị bảo Vệ đuổi ra, vậy phải "buông tay" ra thôi có còn lựa chọn nào khác nữa đâu.
(chẳng có nhẽ lại "dắt tay" con quay về)
Kết luận đó là điều tất yếu không có gì phải suy với nghĩ
Hết!
nếu suy nghĩ cao cả. hay để nó đi một mình từ nhà
Về thực tế xã hội ngày nay, hiện trạng mọi người về ý thức tự lập đang là vấn đề cần quan tâm. Học sinh ỷ lại vào các thiết bị điện tử, ỷ lại vào học thêm mà không có ý thức tự học, ỷ lại vào các sách tham khảo…. Tính tự lập gần như đang là số 0 với học sinh. Việc học tủ trước khi đi thi, diễn ra thường xuyên dẫn đến điểm kém, và không có kiến thức ở nhiều học sinh. Nhiều đứa trẻ thành phố, quen thói được nuông chiều, ở nhà có giúp việc dọn dẹp mà không biết làm việc nhà. Hay chúng quen được bố mẹ nấu sẵn và không hề biết nấu bất kì món ăn nào. Thực trạng này diễn ra rất nhiều, phổ biến. Nhưng vẫn còn rất nhiều người và nhiều học sinh biết rèn cho mình tính tự lập để tìm được con đường đến thành công dễ dàng.
Ngay từ khi chúng ta còn nhỏ, ông bà cha mẹ đã dạy cho chúng ta biết tự lập là một đức tính quan trọng. Thiếu nó, con người không thể hoàn thiện. Tự lập giúp con người suy nghĩ nhiều hơn, tự đánh thức tài năng ẩn dấu trong bản thân và từ đó khơi lên trí sáng tạo. Khi có tính tự lập, con người có ý thức hơn về mọi hành động của mình. Vì hành động nếu chính mình làm ra, ta sẽ phải chịu trách nhiệm về hành động đó. Nếu đó là hành động xấu, chưa đúng, ta sẽ phải trách nhiệm hoàn toàn về hậu quả. Điều này dãn đến việc con người sẽ ý thức hơn trong từng hành động mình làm ra để tránh gây ra hậu quả xấu. Để có được tính tự lập, con người phải chăm chỉ, cần cù, chịu khó rèn luyện. Tính tự lập giúp con người nhìn toàn diện hơn về đời sống, có cái nhìn bao quát về mọi mặt. Hơn thế, tính tự lập giúp con người khẳng định được giá trị bản thân trong mắt mọi người. Xã hội luôn cần những con người có tính tự lập góp phần hoàn thiện thay đổi đất nước ngày phát triển. Bởi thế những con người có tính tự lập, không để ai nhắc nhở là những người hoàn hảo, được mọi người yêu quý, kính trọng.
+ Giải thích: tự lập là gì? ( nghĩa đen: tự đứng một mình, không có sự giúp đỡ của người khác. Tự lập là tự mình làm lấy mọi việc, không dựa vào người khác).
Người có tính tự lập là người biết tự lo liệu, tạo dựng cuộc sống cho mình mà không ỷ lại, phụ thuộc vào mọi người xung quanh
+ Phân tích:
- Tự lập là đức tính cần có đối với mỗi con người khi bước vào đời.
- Trong cuộc sống không phải lúc nào chúng ta cũng có cha mẹ ở bên để dìu dắt, giúp đỡ ta mỗi khi gặp khó khăn. Vì vậy, cần phải tập tính tự lập để có thể tự mình lo liệu cuộc đời bản thân.
- Người có tính tự lập sẽ dễ đạt được thành công, được mọi người yêu mến, kính trọng
- Chứng minh bằng dẫn chứng thực tế
- Luận mở rộng vấn đề:
+ Phê phán: Trái với tự lập là dựa dẫm. Tự lập là một phẩm chất để khẳng định nhân cách, bản lĩnh và khả năng của một con người. Ngược lại chỉ biết dựa dẫm vào người khác sẽ trở thành một gánh nặng cho người thân và cuộc sống sẽ trở nên vô nghĩa. Những người không có tính tự lập, cứ dựa vào người khác thì khó có được thành công thật sự. Cho nên ngay cả trong thế giới động vật, có những con thú đã biết sống tự lập sau vài tháng tuổi
+ Tự lập không có nghĩa là tự tách mình ra khỏi cộng đồng. Có những việc chúng ta phải biết đoàn kết và dựa vào đồng loại để tạo nên sức mạnh tổng hợp
+ Liên hệ bản thân: cần phải rèn luyện khả năng tự lập một cách bền bỉ, đều đặn. Để có thể tự lập, bản thân mỗi người phải có sự nỗ lực, cố gắng và ý chí mạnh mẽ để vươn lên, vượt qua thử thách, khó khăn, để trau dồi, rèn luyện năng lực, phẩm chất
Tham khảo:
Trường học là một thế giới diệu kỳ, là nơi thắp sáng những ước mơ, cũng là nơi nuôi dưỡng nó. Bước qua cánh cổng trường là chúng ta bước vào thế giới tri thức với vô vàn những điều mới lạ và kì thú. Người mẹ trong “Cổng trường mở ra” của nhà văn Lý Lan đã nói với con một câu triết lí đầy cảm xúc: “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con. Bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”.Sự kì diệu ở đây không phải là một phép nhiệm màu nào đó của bà Tiên hay ông Bụt. Không phải là thứ đặc biệt mà trần gian không có. Không phải là thứ biến hóa từ vật này sang vật khác. Mà đó là tất cả những thứ mà mỗi con người cần khám phá, vượt qua. Ở nơi gọi là diệu kì ấy có cả niềm vui thất bại, có cả những điều bất ngờ xảy ra. Và đặc biệt hơn, ở đây rèn luyện cách cảm nhận niềm vui, cảm nhận sự thăng hoa của cuộc đời. Cũng là nơi cho ta biết cách chấp nhận sự thất bại cho dù thất bại làm cho tình thần hoảng loạn, thiếu tự tin. Giúp chúng ta đứng dậy sau khi ngã. Trong thế giới kì diệu ấy, chúng ta có cả một kho tàng kiến thức nhân loại. Ta có thế biết về nguồn gốc của loài người, biết về những đức hi sinh cao cả đã đổi lại cuộc sống thanh bình cho ta ngày hôm nay. Nó cũng giúp ta hiểu được những điều bí ẩn của thế giới tự nhiên, cho ta những đáp án cho các câu hỏi “vì sao”. Nơi kì diệu đó có thể bồi dưỡng tâm tư tình cảm của chúng ta. Nơi đó cho ta một màu xanh hi vọng mỗi khi ta buồn hay chán nản. Cho ta một niềm tin tuyệt đối vào bản thân để ta không cảm thấy xấu hổ hay tự ti về mình. Nó cũng khuyên ta nên đón nhận những điều tốt đẹp mà cuộc sống ban tặng, rũ bỏ những u buồn những xấu xa ra khỏi tâm hồn. Rồi ta biết cứng rắn hơn, mạnh mẽ hơn, kiên cường hơn. Ta cũng hiểu được câu nói “Cuộc sống là luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu” Và đặc biệt , thế giới kì diệu ấy cho ta những người cha người mẹ dạy dỗ, yêu thương ta, những người bạn luôn sẻ chia vui buồn.
Em tham khảo:
Trong văn bản" Cổng trường mở ra" tôi thấy câu nói của người mẹ : " Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra” rất sâu sắc. Trước tiên ta phải hiểu " thế giới kì diệu" ở đây được hiểu như thế nào ? Thế giới kì diệu kia chính là ngôi trường- nơi dẫn ta đến sự thành công trong tương lai bằng những kho tàng tri thức mới mẻ, những người bạn và thầy cô kính yêu. Qua thế giới đó, ta như được học hỏi thêm rất nhiều những kinh nghiệm để có đủ khả năng bước trên con đường thành công. Lời nói của người mẹ bên trên như lời khích lệ, động viên đứa con và cũng được coi như sự tin tưởng của mẹ vào vai trò của ngôi trường. Người mẹ tin rằng sau cánh cổng kia, con của mình sẽ được học hỏi thêm nhiều điều tốt đẹp. Chính " thế giới kì diệu" này sẽ khiến cho tương lai của các em thêm sáng lạng. Qua "thế giới diệu kỳ" này em sẽ học hỏi thêm rất nhiều những kinh nghiệm sống !
Lời nói tuy vô hình nhưng lại có tác động to lớn đối với chúng ta. Lời nói là sự diễn đạt bằng ngôn ngữ nói tạo thành một ý hoặc một văn bản hoàn chỉnh nhằm thực hiện một mục đích giao tiếp nào đó. Trong lời nói, ngoài giá trị về mặt ngữ nghĩa còn có thái độ giao tiếp và hàm ý của người nói. Nó không chỉ là một phương tiện giao tiếp, biểu lộ tâm tư, tình cảm mà còn là một phương tiện hữu hiệu để thực hiện các mục đích khác trong cuộc sống này. Trước hết, lời nói là một phương tiện giao tiếp không thể thay thế được của con người. Chính khả năng biểu đạt tư duy bằng lời nói định sự khác biệt của con người và các loài vật khác. Lời nói có sức mạnh gắn kết con người lại với nhau. Những lời nói tốt đẹp chẳng khác gì phép màu khiến người khác cảm thấy được thấu hiểu, được động viên mà vui vẻ. Một lời nói đúng đắn có thể xua đi căng thẳng, hàn gắn được vết thương ở trong lòng. Khi người khác buồn phiền, một lời động viên đúng lúc có thể khiến họ vui lên, vơi bớt nỗi buồn đau. Đôi khi ta cũng buộc phải nói dối. Dẫu biết rằng nói dối là xấu, đi ngược lại với đạo đức và chuẩn mực làm người. Nhưng, trong một hoàn cảnh nào đó, ta phải buộc lòng nói dối để bảo vệ chân lí, bảo vệ con người. Lời nói vô hình nhưng sắc như dao nhọn và độc hơn rắn rết. Những lợi ích nó mang lại là hết sức lớn lao và những tổn thương của nó cũng rất khủng khiếp, không thể lường trước hết được. Lời nói không tử tế có thể gây ra những vết thương lớn, không thể nào hàn gắn nổi. Bởi thế, hãy cẩn thận với những gì mình nói. Trong thực tại, có nhiều người lợi dụng những lời nó ngọt ngào, dễ nghe để thực che đậy bản chất xấu xa của mình hay cố tình dùng lời lẽ thô bỉ để sỉ nhục, gây tổn thương cho người khác. Những kẻ như thế thật đáng lên án. Như vậy, ta có thể thấy rằng, sức mạnh của lời nói vô cùng to lớn và hơn hết “Lời nói có sức mạnh kì diệu trong cuộc sống của con người”.
Thế giới ngày càng rộng mở và con người cũng cần tự lập, chủ động hơn để hòa mình với sự chuyển biến của cuộc sống. Và trong tâm sự của người mẹ nhân ngày khai trường của con, Lý Lan đã viết trong “Cổng trường mở ra”: “Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng, rồi buông tay mà nói: đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con.”. Đó không chỉ là những lời yêu thương từ tấm lòng người mẹ mà còn là lời nhắn gửi rất ý nghĩa: sự dìu dắt, chỉ bảo, nâng đỡ của cha mẹ là rất cần thiết nhưng sự tự lập, chủ động của mỗi chúng ta là yếu tố quyết định sự trưởng thành , năng lực và sự thành công của mỗi người. “Cầm tay con mà dắt” chính là sự dẫn dắt, chăm sóc của cha mẹ trên những bước đường đời đầu tiên của con nhưng rồi đến ngưỡng cửa nào đó, sự dìu dắt đó sẽ thay thế bằng những bước chân con tự đi là sự “buông tay” để con được tự do, tự chủ. Lúc ấy sẽ là lúc con cần đến sự can đảm, bản lĩnh, khả năng để biến vạn vật xung quanh thành “thế giới của con” – con tự mình khám phá và hòa nhập. Hay nói cách khác, đó chính là khả năng tự lập và chủ động của mỗi chúng ta. Tự lập là khả năng tự làm việc, học tập, giải quyết những vấn đề cá nhân của mình mà không ỷ lại, nhờ vả, dựa vào sự giúp đỡ của người khác. Và khi bản thân mình tích cực thực hiện, không chờ đợi, không phụ thuộc hoàn cảnh thì đó chính là chủ động, mức độ cao hơn của tự lập. Không phủ nhận rằng, sự chăm sóc, yêu thương, đùm bọc của cha mẹ, người thân đối với chúng ta là những điều quý giá, đáng trân trọng, là nền tảng vững chắc cho sự thành công. Tuy nhiên, yếu tố đóng vai trò là sức bật chính là sự tự lập. Nó giúp chúng ta có ý thức rèn luyện để hoàn thiện bản thân. Sự chủ động giúp chúng ta vươn lên, thích nghi với hoàn cảnh, vượt qua mọi thử thách, không gục ngã lùi bước trước thử thách. Trong bối cảnh cuộc sống hiện đại, tự lập và chủ động là chìa khóa giúp mỗi cá nhân phát triển, không lệ thuộc, phát huy tính sáng tạo. Có như vậy mới đến được ánh sáng của thành công. Chắc hẳn chúng ta còn nhớ “thần đồng” Đỗ Nhật Nam, dù tuổi còn nhỏ nhưng em đã tạo nên tiếng vang lớn trong và ngoài nước bằng chính khả năng bản thân. Khi còn nhỏ, cha mẹ em đã định hướng, dẫn dắt em những bước đầu như dạy em nên học tiếng anh như thế nào hay rèn luyện ra sao. Để rồi sau đó bằng sự tự chủ, em đã vươn lên, nỗ lực bằng chính đôi chân của mình. Tự lập biểu hiện ở các giai đoạn khác nhau trong cuộc đời, tuy nhiên là những người trẻ điều này càng cần thiết hơn. Muốn hình thành sự tự lập, chủ động, cần xác định rõ lối sống, quan niệm sống dựa vào năng lực bản thân, phải khẳng định sự tự tin, tích lũy rèn luyện các kĩ năng sống, suy nghĩ độc lập…Đặc biệt mỗi chúng ta phải biết lập kế hoạch cho công việc, học tập, bởi có mục tiêu sẽ tạo cơ hội để chủ động phấn đấu. Tự lập không có nghĩa là chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, xa rời mọi người mà ngược lại cần xây dựng tập thể. Hãy tạo cho mình tính tự chủ, độc lập từ suy nghĩ đến hành động, từ học tập đến đời sống, từ phẩm chất đến bản lĩnh, từ cá nhân đến cộng đồng dân tộc như nhà văn Nga Pautopxki từng viết “Dù người ta có nói với bạn những gì đi nữa thì bạn cứ tự tin rằng cuộc đời kì diệu và tuyệt đẹp”.
Trường học là một thế giới diệu kỳ, là nơi thắp sáng những ước mơ, cũng là nơi nuôi dưỡng nó. Bước qua cánh cổng trường là chúng ta bước vào thế giới tri thức với vô vàn những điều mới lạ và kì thú. Người mẹ trong “Cổng trường mở ra” của nhà văn Lý Lan đã nói với con một câu triết lí đầy cảm xúc: “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con. Bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”.
Sự kì diệu ở đây không phải là một phép nhiệm màu nào đó của bà Tiên hay ông Bụt. Không phải là thứ đặc biệt mà trần gian không có. Không phải là thứ biến hóa từ vật này sang vật khác. Mà đó là tất cả những thứ mà mỗi con người cần khám phá, vượt qua.
Ở nơi gọi là diệu kì ấy có cả niềm vui thất bại, có cả những điều bất ngờ xảy ra. Và đặc biệt hơn, ở đây rèn luyện cách cảm nhận niềm vui, cảm nhận sự thăng hoa của cuộc đời. Cũng là nơi cho ta biết cách chấp nhận sự thất bại cho dù thất bại làm cho tình thần hoảng loạn, thiếu tự tin. Giúp chúng ta đứng dậy sau khi ngã.
Trong thế giới kì diệu ấy, chúng ta có cả một kho tàng kiến thức nhân loại. Ta có thế biết về nguồn gốc của loài người, biết về những đức hi sinh cao cả đã đổi lại cuộc sống thanh bình cho ta ngày hôm nay. Nó cũng giúp ta hiểu được những điều bí ẩn của thế giới tự nhiên, cho ta những đáp án cho các câu hỏi “vì sao”.
Nơi kì diệu đó có thể bồi dưỡng tâm tư tình cảm của chúng ta. Nơi đó cho ta một màu xanh hi vọng mỗi khi ta buồn hay chán nản. Cho ta một niềm tin tuyệt đối vào bản thân để ta không cảm thấy xấu hổ hay tự ti về mình. Nó cũng khuyên ta nên đón nhận những điều tốt đẹp mà cuộc sống ban tặng, rũ bỏ những u buồn những xấu xa ra khỏi tâm hồn. Rồi ta biết cứng rắn hơn, mạnh mẽ hơn, kiên cường hơn. Ta cũng hiểu được câu nói “Cuộc sống là luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu”
Và đặc biệt , thế giới kì diệu ấy cho ta những người cha người mẹ dạy dỗ, yêu thương ta, những người bạn luôn sẻ chia vui buồn. Trong lá thư “Xin thầy hãy dạy cho con tôi” gửi cho thầy hiệu trưởng của tổng thống Mỹ A-Lin-côn đã khẳng định rằng trường học sẽ mang lại mọi thứ cho con người. Và với tôi trường học luôn luôn là thế giới kì diệu.
Mở bài: Giới thiệu được vấn đề cần bàn luận: Tính tự lập.
Trong cuộc sống, ông bà, cha mẹ là điểm tựa tinh thần và vật chất cho con cháu. Nhưng không phải ai cũng may mắn có được điểm tựa vữa vàng đó. Tác giả Lí Lan đã có 1 ý kiến rất hay về việc dạy con tính tự lập. Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng,rồi buông tay mà nói:"đi đi con,hãy can đảm lên,thế giới này là của con". Đó chính là mẹ đang khuyến khích, động viên con vững tin bước vào tương lai. Động viên con bước đi 1 mình là mẹ đang tạo cho con tính tự lập. Điều đó là vô cùng quan trọng.
* Thân bài:
* Giải thích:
- Giải thích được các từ ngữ: cầm tay, buông tay để hiểu vấn đề cần bàn:
+ Cầm tay: gợi sự sự dẫn dắt, chở che cho con
+ Buông tay: để con tự đi, tự khám phá.
+ Việc bà mẹ buông tay để con tự đi: Người mẹ muốn con mình phải tự lập.
- Giải thích tự lập là gì? ( nghĩa đen: tự đứng một mình, không có sự giúp đỡ của người khác. Tự lập là tự mình làm lấy mọi việc, không dựa vào người khác).
Người có tính tự lập là người biết tự lo liệu, tạo dựng cuộc sống cho mình mà không ỷ lại, phụ thuộc vào mọi người xung quanh.
* Phân tích:
- Tự lập là đức tính cần có đối với mỗi con người khi bước vào đời.
+ Trong cuộc sống không phải lúc nào chúng ta cũng có cha mẹ ở bên để dìu dắt, giúp đỡ ta mỗi khi gặp khó khăn. Vì vậy, cần phải tập tính tự lập để có thể tự mình lo liệu cuộc đời bản thân. Nếu không có tính tự lập, khi gặp khó khăn ta sẽ dễ chán nản.
+ Thiếu đi tính tự lập ta sẽ trở nên bi quan. Từ đó ta dễ mất niềm tin vào mọi người, vào cuộc sống.
+ Người có tính tự lập sẽ chủ động trong mọi hoàn cảnh, dễ đạt được thành công, được mọi người yêu mến, kính trọng.
- Làm thế nào để tự lập ? Cần có các yếu tố nhất định như tự tin, các kĩ năng sống…Phải biết phê phán những kẻ ích kỉ, dựa dẫm (Lấy dẫn chứng minh họa – dẫn chứng từ thực tế, dẫn chứng trong văn học)
- Tác dụng của tính tự lập:
+ Giúp con người có ý thức rèn luyện để hoàn thiện bản thân.
+ Giúp con người thích nghi với hoàn cảnh, vượt qua mọi thử thách. Mỗi lứa tuổi, mỗi hoàn cảnh việc thể hiện tính tự lập khác nhau.
+ Người tự lập sẽ năng động không ỷ lại vào người khác.
+ Tự lập nhưng vẫn cần biết liên kết với người khác để tạo ra sức mạnh tập thể.
- Phê phán: _ Tự lập là một phẩm chất để khẳng định nhân cách, bản lĩnh và khả năng của một con người. Chỉ biết dựa dẫm vào người khác sẽ trở thành một gánh nặng cho người thân và cuộc sống sẽ trở nên vô nghĩa. Những người không có tính tự lập, cứ dựa vào người khác thì khó có được thành công thật sự. Cho nên ngay cả trong thế giới động vật, có những con thú đã biết sống tự lập sau vài tháng tuổi.
- Mở rộng: Ta cần hiểu đúng đắn về tính tự lập. Tự lập không có nghĩa là sống cô lập, tự tách mình ra khỏi cộng đồng. Có những việc tự cá nhân ta giải quyết được. Nhưng có những việc phải có sức mạnh tổng hợp của đoàn kết ta mới có thể hoàn thành. Vì vậy, phải biết đem sức mạnh của bản thân nhờ có được bởi tính tự lập hòa chung vào sức mạnh của cộng đồng. Lúc đó cuộc sống của chúng ta mới có ý nghĩa.
- Liên hệ bản thân: Mỗi chúng ta cần phải rèn luyện khả năng tự lập một cách bền bỉ, đều đặn. Để có thể tự lập, bản thân mỗi người phải có sự nỗ lực, cố gắng và ý chí mạnh mẽ để vươn lên, vượt qua thử thách, khó khăn, để trau dồi, rèn luyện năng lực, phẩm chất.
· Kết bài:
- Chúng ta cần phê phán những người luôn sống dựa dẫm, ỷ lại vào người khác.
- Chúng ta mạnh dạn bước vào đời với niềm tin tưởng ở tương lai tươi sáng. Dẫu mẹ "buông tay" ta thì ta cũng sẽ đứng vững trước những khó khăn, thứ thách của cuộc sống.
- Nếu mọi người đều biết sống tự lập kết hợp với tinh thần đoàn kết, tương trợ lẫn nhau thì xã hội sẽ trở nên tốt đẹp hơn và cuộc sống mỗi người sẽ được hạnh phúc.
- Rút ra bài học nhận thức và hành động rèn luyện thái độ sống đúng đắn.
Đề bài: Mẹ sẽ đưa con đến trường ,cầm tay con dắt qua cánh cổng ,rồi buông tay mà nói :"Đi đi con hãy can đảm lên,thế giới này là của con.
Từ việc người mẹ ko "cầm tay" dắt con đi tiếp mà "buông tay"đẻ con tự đi hãy viết 1 bài văn về bản tính tự lập.
Mở bài: Nêu lại câu văn trên đề bài để dẫn đến tính tự lập
Khi còn nhỏ, chúng ta sống trong sự bảo bọc của ông bà, cha mẹ nhưng không phải lúc nào người thân yêu cũng ở bên cạnh chúng ta. Bàn tay dìu dắt của cha mẹ, đến một lúc nào đó cũng phải buông ra để chúng ta độc lập bước vào đời. Hai chữ “buông tay” trong câu văn của Lý Lan như một bước ngoặt của hai trạng thái được bảo bọc, chở che và phải một mình bước đi. Việc phải bước đi một mình trên đoạn đường còn lại chính là một cách thể hiện tính tự lập.
· Thân bài:
+ Giải thích: tự lập là gì? ( nghĩa đen: tự đứng một mình, không có sự giúp đỡ của người khác. Tự lập là tự mình làm lấy mọi việc, không dựa vào người khác).
Người có tính tự lập là người biết tự lo liệu, tạo dựng cuộc sống cho mình mà không ỷ lại, phụ thuộc vào mọi người xung quanh.
+ Phân tích:
_ Tự lập là đức tính cần có đối với mỗi con người khi bước vào đời.
_ Trong cuộc sống không phải lúc nào chúng ta cũng có cha mẹ ở bên để dìu dắt, giúp đỡ ta mỗi khi gặp khó khăn. Vì vậy, cần phải tập tính tự lập để có thể tự mình lo liệu cuộc đời bản thân.
_ Người có tính tự lập sẽ dễ đạt được thành công, được mọi người yêu mến, kính trọng.
_ Dẫn chứng.
+ Phê phán: _ Tự lập là một phẩm chất để khẳng định nhân cách, bản lĩnh và khả năng của một con người. Chỉ biết dựa dẫm vào người khác sẽ trở thành một gánh nặng cho người thân và cuộc sống sẽ trở nên vô nghĩa. Những người không có tính tự lập, cứ dựa vào người khác thì khó có được thành công thật sự. Cho nên ngay cả trong thế giới động vật, có những con thú đã biết sống tự lập sau vài tháng tuổi.
+ Mở rộng: tự lập không có nghĩa là tự tách mình ra khỏi cộng đồng. Có những việc chúng ta phải biết đoàn kết và dựa vào đồng loại để tạo nên sức mạnh tổng hợp.
+ Liên hệ bản thân: cần phải rèn luyện khả năng tự lập một cách bền bỉ, đều đặn. Để có thể tự lập, bản thân mỗi người phải có sự nỗ lực, cố gắng và ý chí mạnh mẽ để vươn lên, vượt qua thử thách, khó khăn, để trau dồi, rèn luyện năng lực, phẩm chất.
· Kết bài:
Nếu mọi người đều biết sống tự lập kết hợp với tinh thần đoàn kết, tương trợ lẫn nhau thì xã hội sẽ trở nên tốt đẹp hơn và cuộc sống mỗi người sẽ được hạnh phúc.
Trong văn bản "Cổng trường mở ra" có chi tiết người mẹ cầm tay con bước qua cánh cổng rồi buông tay con và nói: "Đi đi con". Thật vậy, người mẹ đã nói với người con như thế vì con đường phía trước mà con chuẩn bị bước vào là một thế giới kì diệu đầy những tri thức kì thú, hấp dẫn, mới lạ nhưng không ít nhiều khó khăn, thử thách. Nó còn là cánh cổng cho người con có những tình cảm trong sáng, đẹp đẽ: tình thầy trò ấm áp, tình bạn bè thân thiết như anh em.Con đường đó sẽ giúp cho người con thực hiện được hoài bão, ước mơ của mình, chắp cánh cho người con được bay cao bay xa đến những chân trời khát vọng. Người mẹ cũng muốn tốt cho người con, không muốn con mình dựa dẫm vào mình mà tự bước chân đi từng bước vững vàng cho chặng đường phía trước, muốn con tự khám phá ra thế giới lí thú, đầy thử thách. Qua đó, chúng ta hiểu được rằng chúng ta phải tự lập, tự lo cho cuộc sống cá nhân của mình, không dựa dẫm người khác mà tự bước bằng chính đôi chân của mình để một ngày nào đó chạm tới ước mơ của chúng ta như mong muốn của người mẹ trong văn bản "Cổng trường mở ra".