K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 7 2017

Ở đoạn đầu "Ngọc không mài… những điều tệ hại ấy" tác giả nêu rõ mục đích chân chính của việc học:

    + Học để "biết rõ đạo"

    + Học cách làm người, để sống tốt, cư xử đúng mực.

    → Việc học mang ý nghĩa to lớn, cao quý: học để biết cách sống chuẩn mực.

27 tháng 4 2017

Câu hỏi 1. Phần đầu tác giả nêu khái quát mục đích chân chính của việc học. Mục đích đó là gì?

Tác giả nêu khái quát mục đích chân chính của việc học bằng một câu châm ngôn dễ hiểu : “Ngọc không mài, không thành đồ vật ; người không học, không biết rõ đạo”. Học để “biết rõ đạo”, nghĩa là học để làm người. Qua việc học, con người được tu dưỡng về đạo đức, có tri thức vừa giúp tự hoàn thiện mình, vừa góp phần phụng sự đất nước.

Câu hỏi 2, Tác giả đà phê phán những lối học lệch lạc, sai trái nào ? Tác hại của lối học ấy là gì ?

Tác giả phê phán lối học chuộng hình thức (lối học thuộc lòng từng chữ mà không hiểu nội dung), cầu danh lợi (học để có danh tiếng, để được trọng vọng, được nhàn nhã, nhiều lợi lộc). Tác hại của lối học ấy là : chỉ có danh mà không có thực chất, biến con người thành những kẻ hèn kém “chúa tầm thường, thần nịnh hót”. Nguy hại hơn, cách học ấy làm cho triều chính rối loạn, “nước mất, nhà tan”.

Câu hỏi 3. Để khuyến khích việc học, Nguyễn Thiếp khuyên vua Quang Trung thực hiện những chính sách gì ?

Để khuyến khích việc học, Nguyễn Thiếp khuyên vua Quang Trung thực hiện những chính sách sau :

- Mở rộng việc học : học ở mọi nơi (trong tất cả các phủ, huyện, trường tư), học ở mọi đối tượng (“con cháu các nhà văn võ, thuộc lại”...).

- Việc học phải được bắt đầu từ những kiến thức cơ bản để làm nền tảng.

Câu hỏi 4. Bài tấu có đoạn bàn về “phép học”, đó là những “phép học” nào ? Tác dụng và ý nghĩa của những phép học ấy ? Từ thực tế của việc học của bản thân, em thấy phương pháp học nào là tốt nhất ? Vì sao?

Những phép học mà bài tấu nêu ra là :

- Học phải theo tuần tự từ thấp đến cao, từ dễ đến khó. Phép học này có tác dụng nắm được kiến thức một cách chắc chắn trên nền tảng, cơ sở có trước.

- Học rộng nhưng phải biết tóm lược những điều cơ bản, cốt yêu (“học rộng rồi tóm lược cho gọn”).

- Học phải kết hợp với hành (“theo điều học mà làm”). Từ những phép học này em liên hệ với thực tế việc học của mình.

3. Xác định trình tự lập luận của đoạn văn bằng một sơ đồ.

29 tháng 3 2018

Câu 1: trang 78 sgk Ngữ Văn 8 tập 2

Phần đầu tác giả nêu khái quát mục đích chân chính của việc học. Mục đích đó là gì?

  • Phần đầu tác giả nêu khái quát mục đích chân chính của việc học qua câu: "Ngọc không mài, không thành đồ vật; người không học, không biết rõ đạo" và "Đạo là lẽ đối cử hàng ngày giữa mọi người"
  • Như vậy, với Nguyễn Thiếp, mục đích chân chính của việc học là học để làm người, học đạo đức, các đối nhân xử thế giữa con người với con người trong cuộc sống hàng ngày.
20 tháng 3 2023

Muốn đạt được kết quả học tập tốt, mỗi học sinh cần xác định được mục đích trong học tập. Mục đích học tập của học sinh ngày nay không gì khác là nỗ lực học tập để trở thành con ngoan trò giỏi, người công dân tốt, phát triển toàn diện, trở thành người hữu ích, góp phần xây dựng gia đình, xã hội và đất nước. Việc xác định được mục đích học tập đúng đắn sẽ giúp học sinh có định hướng, ra sức say mê học tập đạt được kết quả cao nhất. Để thực hiện được mục đích ấy, mỗi học sinh phải tích cực xây dựng kế hoạch học tập đúng đắn, phù hợp với bản thân và kiên trì thực hiện kế ấy. Tích cực tu dưỡng đạo đức, siêng năng tập tốt ở lớp, ở trường và tự học ở nhà. Phải năng động, sáng tạo, tích cực đổi mới phương pháp học tập. Học từ sách vở và học trong cuộc sống. Học phải đi đôi với hành, tránh lối học tủ, học vẹt, học lệch các môn… Có ước mơ, khát khao, hoài bão lớn lao ở tương lai. Xây dựng cuộc sống trong sạch, vững mạnh, tránh xa các thói xấu và tệ nạn xã hội. Học sinh không có mục đích trong học tập chẳng khắc nào mũi tên không có đích đến, không những không có động lực học tập mà sẽ sớm chán nản và bỏ dở việc học. Bởi vậy, muốn học tập tốt nhất định phải xác định rõ mục đích trong học tập và kiên trì học tập để đạt đến mục đích ấy. Con đường phía trước do mỗi chúng ta lựa chọn. Hãy là người có lựa chọn thông minh và đúng đắn để đi đến thành công.

b, Thân bài(2) Trước hết, “học tập” có nghĩa là tiếp thu kiến thức từ người khác truyền lại, rèn luyện thành kỹ năng và kiến thức cho bản thân. Còn “lao động” là hoạt động có mục đích của con người nhằm tạo ra các loại sản phẩm vật chất và tinh thần cho xã hội. Tính từ “tốt” ý chỉ hành động học tập, lao động đạt được chất lượng cao hơn mức bình thường. Từ...
Đọc tiếp

b, Thân bài

(2) Trước hết, “học tập” có nghĩa là tiếp thu kiến thức từ người khác truyền lại, rèn luyện thành kỹ năng và kiến thức cho bản thân. Còn “lao động” là hoạt động có mục đích của con người nhằm tạo ra các loại sản phẩm vật chất và tinh thần cho xã hội. Tính từ “tốt” ý chỉ hành động học tập, lao động đạt được chất lượng cao hơn mức bình thường. Từ đó, Bác Hồ muốn khuyên nhủ học sinh cần phải cố gắng học tập, lao động thật tốt để tương lai có thể trở thành người có ích cho xã hội.

- Đoạn văn (2) giải thích từ ngữ nào trong lời răn dạy của Bác? Mục đích của việc giải thích từ ngữ để rút ra được nội dung gì?

 

(3) Có thể khẳng định rằng, lời răn dạy của chủ tịch Hồ Chí Minh là hoàn toàn đúng đắn. Kiến thức giống như một đại dương mênh mông. Để có được hiểu biết, chúng ta chỉ có tích cực học tập mới có thể trang bị hành trang vững chắc cho tương lai, hoàn thiện bản thân và gặt hái thành công. Bác Hồ chính là một tấm gương sáng ngời. Từ khi còn nhỏ, Bác đã kế thừa truyền thống hiếu học của gia đình, mà tích cực học tập. Cho đến khi trưởng thành, trong suốt ba mươi năm bôn ba nước ngoài, Bác vẫn không ngừng học hỏi để tích lũy một vốn kiến thức phong phú. Bác thông thạo nhiều ngôn ngữ như Anh, Pháp, Hoa, Nga…

- Trong đoạn văn (3) ý kiến của người viết đồng tình hay phản đối với vấn đề trong đời sống từ câu dạy của Bác? Điều đó thể hiện ở câu văn nào?

 

- Người viết đưa ra lí lẽ và dẫn chứng để làm nổi bật ý kiến, hãy tìm:

+ Câu văn nêu lí lẽ của người viết để làm sáng tỏ ý kiến:

 

+ Câu văn nêu bằng chứng của người viết để thuyết phục người đọc đồng tình:

 

+ Những câu văn phân tích dẫn chứng:

 

(4) Cùng với học tập tốt, học sinh cần lao động để rèn luyện sức khỏe, tính tự lập trong cuộc sống. Bản thân Bác Hồ cũng là một con người yêu lao động. Bác luôn chủ động làm việc. Bác suốt đời làm việc, suốt ngày làm việc, từ những việc lớn như cứu nước đến việc nhỏ như trồng cây trong vườn. Việc gì có thể tự làm, Bác đều không cần người khác giúp đỡ. Bởi vậy, xung quanh Bác cũng rất ít người giúp việc.

- Người viết tiếp tục đưa ra lí lẽ và dẫn chứng để làm nổi bật ý kiến nào, hãy tìm:

+ Ý kiến người viết muốn bàn luận: 

+ Câu văn nêu lí lẽ của người viết để làm sáng tỏ ý kiến: 

+ Câu văn nêu bằng chứng của người viết để thuyết phục người đọc đồng tình: ……………..

+ Những câu văn phân tích dẫn chứng:

…………………………………………………

(5) Chúng ta hãy học tập Bác Hồ, tích cực học tập và lao động để trang bị cho bản thân hành trang bước vào tương lai. Biết tự giác trong học tập, lao động sẽ giúp bản thân trở thành một người chủ động, sáng tạo và càng ngày càng tiến bộ trên con đường học thức. Tự mình học tập, tự mình làm việc là một quá trình tất yếu nếu bạn khát vọng làm được những những điều lớn lao trong cuộc sống này.

 Đoạn văn (5) tác giả đã rút ra bài học nhận thức và hành động nào?

…………………………………………………

…………………………………………………

…………………………………………………

…………………………………………………

…………………………………………………

0