K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đề cương lịch sử kì II lớp 6 năm 2018 - 2019:Câu 1: Vì sao người ta nói nước ta từ năm 179 TCN đến thế kỉ X là thời kì bắt buộc?Câu 2: Trong thời kì bắt buộc có những cuộc khởi nghĩa lớn nào của nhân dân ta? (Liệt kê tên, thời gian)Câu 3: Trong thời kì bắt buộc, nước ta được đổi tên và phân chia như thế nào?Câu 4: Ngô Quyền đã chuẩn bị chống quân xâm lược Nam Hán như thế...
Đọc tiếp

Đề cương lịch sử kì II lớp 6 năm 2018 - 2019:

Câu 1: Vì sao người ta nói nước ta từ năm 179 TCN đến thế kỉ X là thời kì bắt buộc?

Câu 2: Trong thời kì bắt buộc có những cuộc khởi nghĩa lớn nào của nhân dân ta? (Liệt kê tên, thời gian)

Câu 3: Trong thời kì bắt buộc, nước ta được đổi tên và phân chia như thế nào?

Câu 4: Ngô Quyền đã chuẩn bị chống quân xâm lược Nam Hán như thế nào?

Câu 5: Trình bày diễn biến, kết quả, ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng năm 938?

Câu 6: Em có nhận xét gì về kế sách đánh quân xâm lược Nam Hán của Ngô Quyền?

Câu 7: Sự kiện Ngô Quyền bỏ chức Tiết độ sứ, xưng vương có ý nghĩa như thế nào?

Ai help tớ với, tuần sau là thi mất tiêu rồi. Giúp giải hết những câu này luôn nhé, cảm ơn nhiều lắm!!!

 

1
7 tháng 5 2019

Bắc thuộc nha bạn!

29 tháng 3 2018

c1

 Khởi nghĩa  Hai Bà Trưng: 

a﴿ Nguyên nhân; ‐ Do chính sách thống trị tàn bạo của triều đại phong kiến phương Bắc. ‐ Chồng bà Trưng Trắc là Thi Sách bị Tô Định giết chết.

 b﴿ Diễn biến; ‐ Mùa xuân năm 40 ﴾ tháng 3 dương lịch ﴿. Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa ở Hát Môn ﴾ Hà Nội ﴿, nghĩa quân nhanh chóng làm chủ Mê Linh rồi tìm hiểu Cổ Loa, Luy Lâu. ‐ Tô Định hốt hoảng bỏ thành lẻn trốn về Nam Hả, quân Hán ở các quận khác bị đánh tan.

 c﴿ Kết quả:  ‐ Cuộc khởi nghĩa dành thắng lợi. 

 Lực lượng tham gia khởi nghĩa đông đảo, trong đó có phụ nữ đóng vai trò quan trọng. có chủ tướng chỉ huy là phụy nữ

29 tháng 3 2018

c4

Sau khi đánh bại quân Lương, Triệu Quang Phục lên ngôi vua (Triệu Việt Vương), tổ chức lại chính quyền. 20 năm sau, Lý Phật TỬ từ phía nam kéo quân về cướp ngôi. Lý Phật Tử lên làm vua, sử cũ gọi là Hậu Lý Nam Đế.
Vua Tuỳ đòi Lý Phật Tử phải sang chầu, nhưng Lý Phật Tử thoái thác không đi.
Lý Phật Tử cho tăng thêm quân ở những thành trọng yếu như Long Biên (Bắc Ninh), Ô Diên (Hà Nội), còn mình thì cầm quân giữ thành ở cổ Loa (Hà Nội).
Năm 603, mười vạn quân Tuỳ tấn công Vạn Xuân. Lý Phật Tử bị vây hãm ở Cô Loa, rồi bị bắt giải về Trung Quốc

 

Câu 1: Ai đã chỉ huy cuộc khởi nghĩa đầu tiên dành lại độc lập của dân tộcViệt Nam ?A. Hai bà Trưng C. An Dương VươngB. Bà Triệu D. Lý Nam ĐếCâu 2: Cuộc khởi nghĩa Hai bà Trưng diễn ra vào thời gian nào ?A. Năm 179 TCN C. Năm 40B. Năm 40 TCN D. Năm 248Câu 3: Nhà Hán gộp Âu Lạc với 6 quận của Trung Quốc nhằm mục đích gì?A. Xóa tên Âu Lạc trên bản đồB. Đồng hóaC. Cai trịD. Bóc lộtCâu 4: Trong...
Đọc tiếp

Câu 1: Ai đã chỉ huy cuộc khởi nghĩa đầu tiên dành lại độc lập của dân tộc

Việt Nam ?

A. Hai bà Trưng C. An Dương Vương

B. Bà Triệu D. Lý Nam Đế

Câu 2: Cuộc khởi nghĩa Hai bà Trưng diễn ra vào thời gian nào ?

A. Năm 179 TCN C. Năm 40

B. Năm 40 TCN D. Năm 248

Câu 3: Nhà Hán gộp Âu Lạc với 6 quận của Trung Quốc nhằm mục đích gì

?

A. Xóa tên Âu Lạc trên bản đồ

B. Đồng hóa

C. Cai trị

D. Bóc lột

Câu 4: Trong các chính sách cai trị của nhà Hán, chính sách nào là thâm

độc nhất ?

A. Nộp nhiều thứ thuế đặc biệt là thuế sắt, thuế muối

B. Cống nạp các sản vật quý

C. Thực hiện chính sách lao dịch và binh dịch nặng nề

D. Đồng hóa

Câu 5: Hai bà Trưng chọn nơi nào sau đây là đất đóng đô ?

A. Cổ Loa C. Luy Lâu

B. Mê Linh D. Cấm Khê

Câu 6: Hai bà Trưng phất cờ khởi nghĩa tại đâu ?

A. Mê Linh C. Lãng Bạc

B. Hát Môn (Hà Tây) D. Cổ Loa

Câu 7: Thủ phủ của Châu Giao được đặt ở

A. Luy Lâu

 

B. Cổ Loa

C. Thăng Long

D. Hoa Lư

Câu 8: Từ việc sắp đặt quan lại của nhà Hán đối với Âu Lạc có thể rút

ra nhận xét:

A. Nhà Hán muốn người Hán cùng người Việt cai quản đất nước.

B. Nhà Hán muốn nhường quyền cai quản cho người Việt.

C. Nhà Hán mới cai quản đến cấp quận, còn huyện xã chúng chưa vươn tới

được phải giao cho người Việt.

D. Nhà Hán bố trí người Hán cai quản từ trên quận đến tận làng xã.

Câu 9: Ðại Nam Quốc Sử Diễn Ca có đoạn thơ

Hồng quần nhẹ bước chinh yên

Ðuổi ngay Tô Ðịnh, dẹp yên Biên thành

Kinh kỳ đóng cõi Mê Linh

Lĩnh Nam riêng một triều đình nước ta

Ðoạn thơ này để kể công đức của ai?

A. Hai Bà Trưng

B. Bà Triệu

C. Huyền Trân Công chúa

D. Thánh Chân Công Chúa [nữ tướng Lê Chân]

Câu 10: Nước ta kháng chiến chống quân Hán tiếp tục xâm lược năm

 A. 41 – 42    C. 43 – 44

 B. 42 – 43    D. 44 – 45

Câu 11: Vào tháng 3 năm 43, Hai Bà Trưng đã hi sinh oanh liệt tại

 A. Cấm Khê C. Lãng Bạc

  B. Cổ Loa D. Hợp Phố

 Câu 12: Sau khi Hai Bà Trưng hi sinh, cuộc kháng chiến vẫn tiếp tục đến

 A. tháng 01 năm 43

 B. tháng 11 năm 43

 

 C. tháng 01 năm 44

 D. tháng 11 năm 44

Câu 13: Việc nhân dân lập đền thờ Hai Bà Trưng ở nhiều nơi cho thấy

 A. nhân dân luôn nhớ đến công lao của Hai Bà Trưng trong công cuộc bảo vệ

đất nước.

 B. nhân dân rất căm ghét quân xâm lược Hán.

C. nhân dân luôn xây đền thờ thờ những người có công.

D. nhân dân không bao giờ quên những giai đoạn khó khăn của đất nước.

Câu 14: Vào năm 42, người đã được vua Hán lựa chọn để chỉ huy dạo quân

tấn công chiếm lại nước ta ?

A. Tiên Tư C. Mã Viện

B. Tô Định D. Trần Bá Tiên

Câu 15: Hai Bà Trưng kéo quân đến vùng nào để nghênh chiến với quân

nhà Hán?

A. Hai Bà Trưng kéo quân đến Hợp Phố để nghênh chiến.

B. Hai Bà Trưng kéo quân đến Lục Đầu để nghênh chiến.

C. Hai Bà Trưng kéo quân đến Lãng Bạc để nghênh chiến.

D. Hai Bà Trưng kéo quân đến Quỷ Môn Quan để nghênh chiến

1

1.a

2.c

3.b

4.d

5.a

6.b

7.a

8.d

9.a

10.b

11.a

12.b

13.a

14.c

15.c

27 tháng 5 2018

1.Sau hơn 1000 năm đấu tranh giành độc lập, tổ tiên ta đã để lại cho chúng ta:
- Lòng yêu nước 
- Tinh thần đấu tranh bền bỉ vì độc lập của đất nước
- Ý thức vươn lên, bảo vệ nền văn hoá dân tộc

2.Năm 938, quân Nam Hán kéo vào bờ biển nước ta, lúc này nước triều đang dâng, quân ta khiêu chiến, giả vờ thua rút chạy, giặc đuổi theo vượt qua bãi cọc ngầm. 
- Khi nước triều rút, quân ta dốc toàn lực lượng đánh quật trở lại. Quân giặc rút chạy. Trận chiến diễn ra ác liệt (thuyền quân ta nhỏ gọn, dễ luồn lách ; thuyền địch to. cồng kềnh rất khó khăn chạy qua bãi cọc lúc này đã nhô lên do nước triều rút...). 
- Vua Nam Hán vội ra lệnh thu quân về nước. Trận Bạch Đằng kết thúc thắng lợi về phía quân ta.

Ý nghĩa :

+ Đây là một chiến thắng lẫy lừng của dân tộc ta, đã đánh bại hoàn toàn ý chí xâm lược của nhà Nam Hán.

+ Đã bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc và mở ra thời đại độc lập đối với dân tộc ta.

28 tháng 4 2019

Ngô Quyền (898 - 944), người Đường Lâm (Sơn Tây - Hà Nội), cha là Ngô Mân, làm châu mục Đường Lâm.

Năm 937, Dương Đình Nghệ bị một viên tướng của mình là Kiều Công Tiễn giết chết để đoạt chức. Được tin đó, Ngô Quyền liền kéo quân ra Bắc.

Kiều Công Tiễn vội cho người sang cầu cứu nhà Nam Hán. Vua Nam Hán nhân cớ đó, cho quân xâm lược nước ta lần thứ hai.

Năm 938, vua Nam Hán sai con là Lưu Hoằng Tháo chỉ huy một đạo quân thù sang xâm lược nước ta. Bản thân vua Nam Hán đóng quân ở Hải Môn (Bách Bạch - Quảng Tây - Trung Quốc), sẵn sàng tiếp ứng cho Hoằng Tháo.

Ngô Quyền đã nhanh chóng tiến quân vào thành Đại La (Tống Bình - Hà Nội), bắt giết Kiều Công Tiễn, khẩn trương chuẩn bị chống quân xâm lược.

Dự đoán quân Nam Hán sẽ vào nước ta theo đường sông Bạch Đằng, Ngô Quyền bàn với các tướng cách chống giặc.

Ông đã huy động quân và dân lên rừng đẵn hàng ngàn cây gỗ dài, đầu đẽo nhọn và bịt sắt, rồi đem đóng xuống lòng sông Bạch Đằng ở những nơi hiểm yếu, gần cửa biển, xây dựng thành một trận địa cọc ngầm, có quân mai phục hai bên bờ.

28 tháng 4 2019

Năm 938, vua Nam Hán sai con là Lưu Hoằng Tháo chỉ huy một đạo quân thù sang xâm lược nước ta. Bản thân vua Nam Hán đóng quân ở Hải Môn (Bách Bạch - Quảng Tây - Trung Quốc), sẵn sàng tiếp ứng cho Hoằng Tháo.

Ngô Quyền đã nhanh chóng tiến quân vào thành Đại La (Tống Bình - Hà Nội), bắt giết Kiều Công Tiễn, khẩn trương chuẩn bị chống quân xâm lược.

Dự đoán quân Nam Hán sẽ vào nước ta theo đường sông Bạch Đằng, Ngô Quyền bàn với các tướng cách chống giặc.

Ông đã huy động quân và dân lên rừng đẵn hàng ngàn cây gỗ dài, đầu đẽo nhọn và bịt sắt, rồi đem đóng xuống lòng sông Bạch Đằng ở những nơi hiểm yếu, gần cửa biển, xây dựng thành một trận địa cọc ngầm, có quân mai phục hai bên bờ.

1. Dựa vào lời nhận xét của nhà sử học Lê Văn Hưu: “ Trưng Trắc, Trưng Nhị là phụ nữ, hô một tiếng mà các quận ở Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố cùng 65 thành ở Lĩnh ngoại đều hưởng ứng, việc dựng nước xưng vương dễ như trở bàn tay, có thể thấy hình thế đất Việt ta đủ dựng được nghiệp bá vương”.Em có suy nghĩ gì về lời nhận xét đó? Đánh giá công lao của Hai...
Đọc tiếp

1. Dựa vào lời nhận xét của nhà sử học Lê Văn Hưu: “ Trưng Trắc, Trưng Nhị là phụ nữ, hô một tiếng mà các quận ở Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố cùng 65 thành ở Lĩnh ngoại đều hưởng ứng, việc dựng nước xưng vương dễ như trở bàn tay, có thể thấy hình thế đất Việt ta đủ dựng được nghiệp bá vương”.Em có suy nghĩ gì về lời nhận xét đó? Đánh giá công lao của Hai Bà Trưng?

2. Có câu ca dao sau:

Ru con con ngủ cho lành

Để mẹ gánh nước rửa bành con voi

Muốn coi lên núi mà coi

Coi Bà Triệu tướng cưỡi voi đánh cồng

Túi gấm cho lẫn túi hồng

Têm trầu cánh kiến cho chồng ra quân

Câu ca dao trên nói đến cuộc khởi nghĩa chống quân đô hộ nào? Do ai lãnh đạo? Nguyên nhân nào dẫn đến cuộc khởi nghĩa này? Cuộc khởi nghĩa có dành thắng lợi không ? Vì sao ?

 

0
6 tháng 2 2018

Năm 179(TCN) quân Triệu Đà chiếm được Âu Lạc.

Năm 40 quân Hai Bà Trưng khởi nghĩa chống quân Hán.

Năm 248 là cuộc khởi nghĩa của Bà Triệu.

Bài 3.Vì Hai Bà Trưng rất căm thù giặc,vì Hai Bà Trưng muốn đền nợ nước,trả thù nhà,vì Thi Sách(chồng bà Trưng Trắc) bị Tô Định bắt và giết hại.

Năm 111(TCN) và năm 43 không có sự kiện nào đâu bạn nha

Bài 2 mình không vẽ được mong bạn thông cảm

6 tháng 2 2018

Bài 1 : Hãy điền các sự kiện lịch sử tương ứng với các mốc thời gian sau  . 

- Năm 179 ( TCN ) : thành Cổ Loa thất thủ trước cuộc tiến công xâm lược của Triệu Đà

- Năm 111 ( TCN ) : Việt Nam bước vào thời kỳ chịu sự thống trị của các đế chế Trung Hoa, kéo dài trong mười một thế kỷ. 

- Năm 40 : khởi nghĩa hai bà Trưng.

- Năm 43 : Hai Bà Trưng hy sinh

- Năm 248: Cuộc khởi nghĩa Bà Triệu 

Bài 2 Vẽ sơ đồ tổ chức nhà nước Âu Lạc ?

Bài 3:Vì sao cuộc khởi nghĩa 2 bà trưng đã nổ ra năm 40  ?

+ Do chính sách áp bức bóc lột tàn bạo của nhà Hán.

+ Thi Sách, chồng bà Trưng Trắc bị quân Hán giết hại.

+ Để trả nợ nước, thù nhà, Hai Bà Trưng đã nổi dậy khởi nghĩa. 

Nhân dân ta xây dựng đền thờ bà có ý nghĩa như thế nào ?

Việc nhân dân ta lập đền thờ Hai Bà Trưng là thể hiện lòng thành kính và nhớ ơn của người dân đối với những người có công với nước, đó chính là đạo lí "uống nước nhớ nguồn" của dân tộc Việt Nam

p/s: bạn tự tìm hiểu sẽ tốt hơn.

6 tháng 2 2018

Kết quả hình ảnh cho sơ đồ nhà nước âu lạc

sơ đồ tổ chức nhà nước Âu Lạc