K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

D
datcoder
CTVVIP
29 tháng 11 2023

Để thuyết phục người đọc rằng “Nguyên Hồng rất hay khóc” tác giả đã đưa ra những bằng chứng sau:

+ Khóc khi nhớ đến bạn bè, đồng chí từng chia ngọt sẻ bùi

+ Khóc khi nhớ đến đời sống khổ cực của nhân dân mình ngày trước

+ Khóc khi nói đến công ơn của Tổ quốc...

+ Khóc khi kể lại những oan trái, đau khổ của những nhân vật là đứa con tinh thần do mình “hư cấu”

D
datcoder
CTVVIP
30 tháng 11 2023

a) Có hai dấu chấm phẩy dùng để ngăn các phần trong phép liệt kê.

b) Có một dấu chấm phẩy dùng để ngăn hai ý trong vị ngữ.

Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn dưới đây?Ai từng tiếp xúc với Nguyên Hồng đều thấy rõ điều này: ông rất dễ xúc động, rất dễ khóc. Khóc khi nhớ đến bạn bè, đồng chí từng chia bùi sẻ ngọt; khóc khi nghĩ đến đời sống khổ cực của nhân dân mình ngày trước; khóc khi nói đến công ơn của Tổ quốc, quê hương đã sinh ra mình, đến công ơn của Đảng, của Bác Hồ...
Đọc tiếp

Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn dưới đây?

Ai từng tiếp xúc với Nguyên Hồng đều thấy rõ điều này: ông rất dễ xúc động, rất dễ khóc. Khóc khi nhớ đến bạn bè, đồng chí từng chia bùi sẻ ngọt; khóc khi nghĩ đến đời sống khổ cực của nhân dân mình ngày trước; khóc khi nói đến công ơn của Tổ quốc, quê hương đã sinh ra mình, đến công ơn của Đảng, của Bác Hồ đã đem đến cho mình lí tưởng cao đẹp của thời đại; khóc khi kể lại những nỗi đau, oan trái của những nhân vật là những đứa con tinh thần do chính mình “hư cấu” nên. Ai biết được trong cuộc đời mình, Nguyên Hồng đã khóc bao nhiêu lần! Có thể nói mỗi dòng chữ ông viết ra là một dòng nước mắt nóng bỏng tình xót thương ép thẳng ra từ trái tim vô cùng nhạy cảm của mình.

0
D
datcoder
CTVVIP
29 tháng 11 2023

- Nội dung phần (2) là tuổi thơ cơ cực, bất hạnh khi thiếu đi tình cảm gia đình của Nguyên Hồng.

- Nội dung phần (3) là cuộc sống không chỉ cơ cực vì thiếu đi tình yêu thương gia đình mà còn thiếu thốn về cả vật chất. Nguyên Hồng phải sống cảnh lang bạt, đầu đường xó chợ, làm đủ nghề, tiếp xúc với đủ loại người trong xã hội. Đây cũng là nguyên nhân làm nên “chất dân nghèo, chất lao động” trong những sáng tác của ông

D
datcoder
CTVVIP
30 tháng 12 2023

- Để thuyết phục người đọc về tầm quan trọng của việc học thầy, tác giả đã đưa ra câu chuyện của danh họa nổi tiếng người Ý. Từ đó cho độc giả cảm nhận được dù có tài năng bẩm sinh nhưng không thể chối bỏ tầm quan trọng của người thầy trong sự thành công của sự nghiệp.

- Để thuyết phục người đọc rằng việc học bạn cũng rất quan trọng, tác giả đưa ra các luận điểm, lí lẽ rất cụ thể để thuyết phục người đọc như học cùng bạn sẽ dễ học hỏi, truyền đạt hơn vì cùng trang lứa, cùng hứng thú, cùng tâm lí hay học nhóm cũng là một giải pháp tốt.

4 tháng 3 2023

– Để thuyết phục người đọc về tầm quan trọng của việc học thầy, tác giả đã đưa ra câu chuyện của danh họa nổi tiếng người Ý. Từ đó cho độc giả cảm nhận được dù có tài năng thiên bẩm nhưng không thể chối bỏ tầm quan trọng của người thầy trong sự thành công của sự nghiệp.

– Để thuyết phục người đọc rằng việc học bạn cũng rất quan trọng, tác giả đưa ra các luận điểm, lí lẽ rất cụ thể để thuyết phục người đọc như học cùng bạn sẽ dễ học hỏi, truyền đạt hơn vì cùng trang lứa hay học nhóm cũng là một giải pháp tốt.

2 tháng 2 2023

Chính chỗ “không giống ai” nhiều khi lại là một phần rất đáng quý trong mỗi con người”. Tác giả đưa ra những ví dụ để làm sáng tỏ ý ở câu trên:

 – Chim thú trên rừng hay cá tôm dưới biển cũng thế mà xã hội con người cũng thế

 – Trong lớp nhân vật “tôi”, các bạn học sinh đều mỗi người một vẻ vô cùng sinh động. Ngoại hình cao, thấp, béo, gầy, đen, trắng khác nhau, giọng nói khác nhau; thói quen, sở thích cũng khác nhau: Tùng thích vẽ vời; Nhung ưa ca hát, nhảy múa; Hoài thì sôi nổi, nhí nhảnh; Thơ lúc nào cũng kín đáo, trầm tư; Trần Long nổi tiếng là một danh hài Minh Tuệ thì hơn người ở trí nhớ siêu việt.

 – Người ta nói “học trò nghịch như quỷ” nhưng “quỷ” cũng chính là một thế giới, chẳng “quỷ” nào giống “quỷ” nào 

Cách sử dụng bằng chứng trong văn nghị luận: Để có sức thuyết phục trong bài nghị luận này, tác giả đã sử dụng lý lẽ “không giống ai” nhiều khi lại là một phần rất đáng quý trong mỗi con người” để diễn giải và khẳng định ý kiến của mình. Bằng chứng là những ví dụ được tác giả nêu ra (3 ví dụ nêu trên) được lấy từ đời sống thực tế để chứng minh cho lý lẽ đó.

 

 
22 tháng 12 2023

- Những ví dụ để làm sáng tỏ là: Các bạn trong lớp ngày trước, mỗi người một vẻ, sinh động biết bao: Ngoại hình, giọng nói, thói quen, sở thích khác nhau. 

+ Người thích vẽ, người ưa ca hát, nhảy múa, tập thể thao….

+ Tính cách: sôi nổi, nhí nhảnh, kín đáo, trầm tư,…

- Bài học về cách sử dụng bằng chứng trong văn nghị luận: bằng chứng phải cụ thể, xác thực, tiêu biểu, phù hợp. 

16 tháng 10 2021

Văn nghệ có khả năng cảm hoá, sức mạnh lôi cuốn của nó thật kỳ diệu - bởi đó là tiếng nói của tình cảm - tác động của mỗi con người qua những rung cảm sâu xa tự trái tim.1. Từ đầu đến “của tâm hồn”: Nội dung của văn nghệ.Tiếp đến “Tiếng nói của tình cảm”: Nghệ thuật với đời sống tình cảm của con người.3.Sức mạnh kỳ diệu, khả năng cảm hoá của văn nghệ.Nội dung phản ánh của văn nghệ.Văn nghệ phản ánh những chất liệu hiện thực qua lăng kính chủ quan của người nghệ sỹ.Tác phẩm văn nghệ: Không chỉ là những lời lẽ suông, lý thuyết khô khan cứng nhắc - mà nó còn chứa đựng tất cả tâm hồn tình cảm của người sáng tạo ra nó. Những buồn vui, yêu ghét, mộng mơ, những giây phút bồng bột của tuổi trẻ… Tất cả những điều đó mang đến cho người đọc bao rung động, ngỡ ngàng trước những điều tưởng chừng như bình thường quen thuộc.- Nó chứa đựng tâm hồn, tình cảm của người nghệ sĩ.- Nó luôn khám phá tác động mạnh mẽ đến người đọc,khám phá, thể hiện chiều sâu tính cách, số phận con người và cả thế giới bên trong con người.- Những bộ môn khoa học xã hội khác đi vào khám phá, miêu tả, đúc kết bộ mặt tự nhiên hay xã hội, các quy luật khách quan.Trong những trường hợp con người bị ngăn cách bởi cuộc sống, tiếng nói của văn nghệ nối họ với cuộc sống bên ngoài.Tiếng nói văn nghệ làm cho tâm hồn của họ được sống, quên đi nỗi cơ cực hàng ngày,con người trở nên lạc quan hơn, biết rung cảm và biết ước mơ.Văn nghệ đến với con người bằng tình cảm. Nghệ thuật không thể nào thiếu tư tưởng.- Tư tưởng trong nghệ thuật không khô khan, trừu tượng mà thấm sâu những cảm xúc, nỗi niềm, từ đó tác phẩm văn nghệ nói nhiều nhất với cảm xúc đi vào nhận thức tâm hồn chúng ta qua con đường tình cảm, giúp con người tự nhận thức mình, tự xây dựng mình.- Bằng cách thức đặc biệt đóm văn nghệ thực hiện chức năng của nó một cách tự nhiên, hiệu quả, sâu sắc, lâu bền.- Tự thân văn nghệ, những tác phẩm chân chính đã có tác dụng tuyên truyền.Vì: Tác phẩm văn nghệ chân chính bao giờ cũng được soi sáng bởi một tư tưởng tiến bộ hướng người đọc người nghe vào một lẽ sống, cách nghĩ đứng đắn nhân đạo mà vẫn có tác dụng tuyên truyền cho một quan điểm, một giai cấp, một dân tộc nào đó.+Nó không tuyên truyền một cách lộ liễu, khô khan, không diễn thuyết, minh hoạ cho các tư tưởng chính trị.- Văn nghệ là cả sự sống con người, là mọi trạng thái cảm xúc, tình cảm phong phú của con người trong đời sống cụ thể, sinh động.- Văn nghệ tuyên truyền bằng con đường đặc biệt - con đường tình cảm. Qua tình cảm, văn nghệ lay động toàn bộ con tim khối óc của chúng ta. “Nghệ sĩ truyền điện thẳng vào con tim khối óc chúng ta một cách tự nhiên sâu sắc và thấm thía. Nghệ thuật vào đốt lửa trong lòng chúng ta, khiến chúng ta tự phải bước lên con đường ấy”.- Nghệ thuật mở rộng khả năng cảm nhận, thưởng thức của tâm hồn.- Nghệ thuật giải phóng con người khỏi những giới hạn chật hẹp của đời sống con người.Nói tóm lại, nghệ thuật là tiếng nói của tình cảm. Nó có sức mạnh kì diệu, sức mạnh cảm hoá to lớn.Văn nghệ nối sợi dây đồng cảm kỳ diệu giữa nghệ sỹ với bạn đọc thông qua những rung động mãnh liệt, sâu xa của trái tim. Văn nghệ giúp con người được sống phong phú hơn và tự hoàn thiện nhân cách, tâm hồn mình. Nguyễn Đình Thi đã phân tích, khẳng định những điều ấy qua bài tiểu luận “Tiếng nói của văn nghệ” với cách viết vừa chặt chẽ vừa giàu hình ảnh và cảm xúc.

Văn nghệ có khả năng cảm hoá, sức mạnh lôi cuốn của nó thật kỳ diệu - bởi đó là tiếng nói của tình cảm - tác động của mỗi con người qua những rung cảm sâu xa tự trái tim.1. Từ đầu đến “của tâm hồn”: Nội dung của văn nghệ.Tiếp đến “Tiếng nói của tình cảm”: Nghệ thuật với đời sống tình cảm của con người.3.Sức mạnh kỳ diệu, khả năng cảm hoá của văn nghệ.Nội dung phản ánh của văn nghệ.Văn nghệ phản ánh những chất liệu hiện thực qua lăng kính chủ quan của người nghệ sỹ.Tác phẩm văn nghệ: Không chỉ là những lời lẽ suông, lý thuyết khô khan cứng nhắc - mà nó còn chứa đựng tất cả tâm hồn tình cảm của người sáng tạo ra nó. Những buồn vui, yêu ghét, mộng mơ, những giây phút bồng bột của tuổi trẻ… Tất cả những điều đó mang đến cho người đọc bao rung động, ngỡ ngàng trước những điều tưởng chừng như bình thường quen thuộc.- Nó chứa đựng tâm hồn, tình cảm của người nghệ sĩ.- Nó luôn khám phá tác động mạnh mẽ đến người đọc,khám phá, thể hiện chiều sâu tính cách, số phận con người và cả thế giới bên trong con người.- Những bộ môn khoa học xã hội khác đi vào khám phá, miêu tả, đúc kết bộ mặt tự nhiên hay xã hội, các quy luật khách quan.Trong những trường hợp con người bị ngăn cách bởi cuộc sống, tiếng nói của văn nghệ nối họ với cuộc sống bên ngoài.Tiếng nói văn nghệ làm cho tâm hồn của họ được sống, quên đi nỗi cơ cực hàng ngày,con người trở nên lạc quan hơn, biết rung cảm và biết ước mơ.Văn nghệ đến với con người bằng tình cảm. Nghệ thuật không thể nào thiếu tư tưởng.- Tư tưởng trong nghệ thuật không khô khan, trừu tượng mà thấm sâu những cảm xúc, nỗi niềm, từ đó tác phẩm văn nghệ nói nhiều nhất với cảm xúc đi vào nhận thức tâm hồn chúng ta qua con đường tình cảm, giúp con người tự nhận thức mình, tự xây dựng mình.- Bằng cách thức đặc biệt đóm văn nghệ thực hiện chức năng của nó một cách tự nhiên, hiệu quả, sâu sắc, lâu bền.- Tự thân văn nghệ, những tác phẩm chân chính đã có tác dụng tuyên truyền.Vì: Tác phẩm văn nghệ chân chính bao giờ cũng được soi sáng bởi một tư tưởng tiến bộ hướng người đọc người nghe vào một lẽ sống, cách nghĩ đứng đắn nhân đạo mà vẫn có tác dụng tuyên truyền cho một quan điểm, một giai cấp, một dân tộc nào đó.+Nó không tuyên truyền một cách lộ liễu, khô khan, không diễn thuyết, minh hoạ cho các tư tưởng chính trị.- Văn nghệ là cả sự sống con người, là mọi trạng thái cảm xúc, tình cảm phong phú của con người trong đời sống cụ thể, sinh động.- Văn nghệ tuyên truyền bằng con đường đặc biệt - con đường tình cảm. Qua tình cảm, văn nghệ lay động toàn bộ con tim khối óc của chúng ta. “Nghệ sĩ truyền điện thẳng vào con tim khối óc chúng ta một cách tự nhiên sâu sắc và thấm thía. Nghệ thuật vào đốt lửa trong lòng chúng ta, khiến chúng ta tự phải bước lên con đường ấy”.- Nghệ thuật mở rộng khả năng cảm nhận, thưởng thức của tâm hồn.- Nghệ thuật giải phóng con người khỏi những giới hạn chật hẹp của đời sống con người.Nói tóm lại, nghệ thuật là tiếng nói của tình cảm. Nó có sức mạnh kì diệu, sức mạnh cảm hoá to lớn.Văn nghệ nối sợi dây đồng cảm kỳ diệu giữa nghệ sỹ với bạn đọc thông qua những rung động mãnh liệt, sâu xa của trái tim. Văn nghệ giúp con người được sống phong phú hơn và tự hoàn thiện nhân cách, tâm hồn mình. Nguyễn Đình Thi đã phân tích, khẳng định những điều ấy qua bài tiểu luận “Tiếng nói của văn nghệ” với cách viết vừa chặt chẽ vừa giàu hình ảnh và cảm xúc.

HT