Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đề 1: Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của một tác phẩm truyện.
Bài viết tham khảo
Văn bản Lời má năm xưa là một trong những văn bản hay và đầy ý nghĩa khi nói về mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên.
Văn bản gợi lại câu chuyện tuổi ấu thơ của một chàng trai khi còn là một cậu bé đã lỡ bắn một con chim thằng chài bên bến sông. Nhờ có sự khuyên bảo của má, anh đã vớt nó về, băng bó chữa trị vết thương rồi cố gắng cứu sống nó, nhưng sự áy náy và ân hận về hành động này vẫn còn và đi theo anh đến mãi sau này. Từ chi tiết đó ta thấy được sự giáo dục của những người lớn trong gia đình là vô cùng quan trọng. Người mẹ chính là người đã cứu sống chú chim chài một cách gián tiếp. Nhờ lời nói và sự thấu hiểu, tình yêu thương và lòng vị tha bao dung bà đã giúp con mình hiểu rằng cần phải yêu thương và quý mến các loài vật trên cuộc sống này dù là những loài nhỏ bé nhất
Văn bản không chỉ mang tới những giá trị đặc sắc về mặt nội dung mà còn sâu sắc về cả phương diện nghệ thuật. Văn bản bộc lộ tâm trạng ăn năn, hối hận và day dứt của nhân vật “tôi” khi nhớ lại hành động mình đã làm với chú chim thằng chài, từ đó cho thấy cậu bé là một người giàu tình cảm, giàu lòng trắc ẩn và lương thiện. Qua văn bản tác giả cũng cung cấp cho người đọc thông tin về loài chim thằng chài (chim bói cá) một loài chim với nhiều phẩm chất tốt đẹp biết hi sinh và giúp đỡ đồng loại, biết tự lập từ rất sớm. Tác giả đã khắc họa hình ảnh người má của nhân vật tôi (người đã thực sự cứu sống chú chim thằng chài trong cơn nguy kịch) với sự lương thiện, thông minh, sâu sắc và thấu hiểu của một người mẹ đã thức tỉnh đứa con ngây dại của mình. Qua đó cho thấy mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên là mối quan hệ gần gũi, gắn bó thân thiết và khuyến khích con người nên biết gìn giữ, bảo vệ môi trường
Có thể thấy văn bản Lời má năm xưa là một văn bản hay có giá trị về cả phương diện nội dung và nghệ thuật.
Đề 2: Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của một màn kịch mà bạn đã học hoặc đã đọc.
Bài viết tham khảo
Trích đoạn chèo Thị Mầu lên chùa là một trích đoạn đặc sắc của nghệ thuật chèo nói riêng và của nghệ thuật kịch hát Việt Nam nói chung. Sự đặc sắc của Thị Mầu lên chùa là sự đặc sắc đến từ chủ đề, nội dung và hình thức nghệ thuật biểu hiện.
Cái hay trong chủ đề của trích đoạn Thị Mầu lên chùa nằm ở chỗ, Thị Mầu đã say mê và tìm cách ve vãn tiểu Kính Tâm. Nghĩa là, giữa lề lỗi, lễ giáo phong kiến đè nặng lên người con gái, lại có một Thị Mầu dám khát vọng và thể hiện tình yêu của mình ra bên ngoài. Thị Mầu chính là một sự đặc sắc, sự đối lập với Thị Kính. Cái hay nữa ở đây là, Thị Mầu lại đi thích tiểu Kính Tâm! Thật ngược đời, tréo ngoe. Nhưng dù tréo ngoe như vậy thì trích đoạn này cũng tràn đầy sự vui vẻ, đặc sắc so với những màn khác trong vở chèo Quan âm Thị Kính. Quan điểm của tác giả dân gian, như một cách để cởi trói cho người phụ nữ trong lễ giáo phong kiến, khỏi những lề lối của vòng cương tỏa, đã được gửi gắm qua nhân vật Thị Mầu.
Nét đặc sắc trong hình thức nghệ thuật của trích đoạn này được thể hiện rõ nhất chính là ở sự biểu hiện. Nói cách khác là nghệ thuật sân khấu. Nếu chỉ soi xét về kịch bản của Thị Mầu lên chùa, ta sẽ thấy được những điểm đáng chú ý. So với nghệ thuật Tuồng, ngôn ngữ trong Chèo dễ hiểu hơn, gần gũi với tiếng nói của nhân dân. Đó là những lời nói, điệu hát mà có thể sử dụng, chèn thêm được cả lục bát, mang nặng tâm tình người Việt.
Cái hay của chèo còn khác biệt với kịch nói ở chỗ đó là có những tiếng đế. Tiếng đế này là sự tương tác của khán giả, là một sự cộng hưởng, cùng tác giả. Giới hạn giữa sân khấu và khán giả ở đây bị thu hẹp. Trong khi đó, ở kịch nói mà cụ thể là ảnh hưởng từ phương Tây, khán giả không được quyền lên tiếng, đồng sáng tạo với vở kịch diễn. Điều này cũng đã được thể hiện trong trích đoạn Thị Mầu lên chùa.
Có thể thấy, những nét đặc sắc trong nghệ thuật chèo đã được thể hiện khá rõ trong trích đoạn Thị Mầu lên chùa. Những sự đặc sắc ấy đến từ chủ đề nghe có phần trái ngược (một cô gái đi ve vãn chú tiểu), đến từ sự biểu hiện của loại hình kịch hát. Kịch nói là sự ảnh hưởng, du nhập của phương Tây trong quá trình hiện đại hóa văn học, nghệ thuật ở Việt Nam. Thế nhưng, kịch hát vẫn có những hấp dẫn riêng, không chỉ vì đó là cái truyền thống, mà còn ở chính nghệ thuật của nó.
1. Giá trị nội dung: Bình Ngô đại cáo nêu cao tư tưởng nhân nghĩa, lòng yêu nước và ý thức tự tôn dân tộc. Đó là những yếu tố quyết định thắng lợi vẻ vang của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
2. Giá trị nghệ thuật: Tác giả đã vận dụng một cách sáng tạo lối kết cấu chung của thể cáo, lấy tư tưởng nhân nghĩa và độc lập dân tộc làm cơ sở chân lí để triển khai lập luận. Mọi lí lẽ luôn gắn liền với thực tiễn bằng những dẫn chứng xác đáng. Tác giả đã kết hợp một cách tài tình sức mạnh của lí lẽ và giá trị biểu cảm của hình tượng nghệ thuật tạo nên một áng văn bất hủ. Bình Ngô đại cáo là bản anh hùng ca bất hủ của dân tộc Việt Nam, một "áng thiên cổ hùng văn", một bản tuyên ngôn độc lập vừa có giá trị lịch sử to lớn vừa có giá trị văn chương đặc sắc mà ở đó tác giả đã kết hợp một cách tài tình sức mạnh của lí lẽ và giá trị biểu cảm của hình tượng nghệ thuật.
Một trong những màn kịch mà tôi đã học và ấn tượng mạnh là "Romeo and Juliet" của William Shakespeare. Đây là một tác phẩm kinh điển và được coi là một trong những tác phẩm lãng mạn nổi tiếng nhất trong văn học thế giới. Dưới đây là một phân tích và đánh giá về chủ đề và những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của màn kịch này:
Chủ đề:
"Romeo and Juliet" khám phá chủ đề tình yêu và xung đột xã hội. Tác phẩm tập trung vào tình yêu đầy cảm xúc giữa Romeo và Juliet, hai người trẻ đến từ hai gia đình kẻ thù. Chủ đề tình yêu cấm định và xung đột gia đình tạo nên một câu chuyện đầy bi kịch và đau lòng.
Những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật:
Ngôn ngữ: Shakespeare sử dụng ngôn ngữ thơ ca và diễn đạt thông qua các câu thơ iambic pentameter. Điều này tạo ra âm điệu và nhịp điệu đặc trưng, làm tăng sức mạnh của từng câu thoại.Nhân vật: Tác phẩm có những nhân vật phong phú và đa chiều. Romeo và Juliet được xây dựng như những nhân vật trẻ đam mê, nhiệt huyết và đầy tình yêu. Các nhân vật phụ như Mercutio và Tybalt cũng mang đến sự sống động và đa dạng cho câu chuyện.Cấu trúc: "Romeo and Juliet" được chia thành năm màn, mỗi màn tập trung vào một giai đoạn quan trọng trong câu chuyện. Sự chia cắt này tạo ra sự căng thẳng và tăng cường tính kịch tính của tác phẩm.Đánh giá:"Romeo and Juliet" là một tác phẩm nghệ thuật tuyệt vời với sự kết hợp hoàn hảo giữa ngôn ngữ, nhân vật và cấu trúc. Tác phẩm không chỉ khám phá tình yêu và xung đột mà còn đặt câu hỏi về vai trò của gia đình, xã hội và số phận trong cuộc sống. Ngôn ngữ đẹp mắt và sắc nét của Shakespeare cùng với những nhân vật đáng nhớ đã tạo nên một tác phẩm kịch đáng để đọc và trải nghiệm.
Tóm lại, "Romeo and Juliet" là một màn kịch tuyệt vời với chủ đề tình yêu và xung đột xã hội được thể hiện thông qua ngôn ngữ tinh tế, nhân vật phong phú và cấu trúc kịch tính. Tác phẩm này vẫn tiếp tục thu hút và lan tỏa thông điệp về tình yêu và bi kịch cho các thế hệ sau này.
Câu 1.
Các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn văn trên là: Biểu cảm, tự sự.
Câu 4.
Các biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản trên và hiệu quả nghệ thuật:
- Biện pháp nhân hóa: Tác giả hóa thân và tưởng tượng ra cuộc trò chuyện với các sự vật vô tri để từ đó gửi gắm những chiêm nghiệm về thế giới người. Việc nhân hóa đã giúp thổi hồn vào các sự vật vô tri.
- Biện phép điệp ngữ, điệp cấu trúc câu: Câu hỏi tu từ được lặp lại nhưng ở mỗi sự vật khác nhau lại có những câu trả lời khác nhau. Phép điệp ngữ, điệp cấu trúc không chỉ góp phần tạo nhịp điệu cho bài thơ mà còn góp phần tạo nên một cuộc đối thoại để mỗi người tự vấn và soi chiếu chính bản thân mình.
- Biện pháp ẩn dụ: được sử dụng qua câu hỏi tu từ được điệp lại hai lần trong bài thơ "Tôi hỏi người, người sống với nhau như thế nào?". Nếu như với cây cỏ, đất, nước, các sự vật sẽ không ngần ngại mà trả lời rằng chúng sống tôn trọng và chan hòa với nhau. Nhưng câu hỏi tu từ được điệp lại 2 lần ở cuối bài phần nào bộc lộ sự hoài nghi về cách sống của con người. Phép ẩn dụ nhằm thức tỉnh con người sống trân trọng, yêu thương nhau hơn...
Câu 5.
Từ bài học về lối sống của đất, nước, cỏ, tác giả đã gửi gắm lời nhắc nhở của mình về lối sống ở thế giới người. Đó là biết sống tôn trọng, hòa hợp, thân ái, nhân văn hơn.
3)– Đất sống “tôn cao nhau”: Nâng đỡ, nương tựa tạo ra sự vững chãi trước những thử thách nghiệt ngã.
– Nước sống “làm đầy nhau”: Hợp lưu lấp đầy, khỏa lấp những khoảng trống, mềm mại, linh hoạt.
– Cỏ sống “đan vào nhau”: Hòa hợp, vươn xa, tạo thành một chân trời rộng lớn.
5(Gợi ý
– Trong văn bản, câu hỏi: “Người sống với người như thế nào?” được lặp đi lặp lại tói ba lần, lần nào cũng khắc khoải, đau đáu mà không có một câu trả lời? Kết thúc như vậy tạo ấn tượng mạnh cho người đọc. Tác giả đã gieo vào lòng người đọc câu hỏi suy ngẫm, đòi hỏi mỗi người cần nghiêm túc trả lời.
Câu trả lời chính là “tôn cao nhau”, “làm đầy nhau”, “đan vào nhau”, nghĩa là phải sống đẹp và sống có ý nghĩa.
– Cần phải xác định một phương châm sống cao đẹp. Trong cuộc sống, cần phải học cách hi sinh và dâng hiến. Cần phải sống với nhau bằng thái độ sẻ chia, cảm thông. Sức mạnh của sự sống đích thực chính là sự đoàn kết, gắn bó giữa người với người.
– Phải áp dụng phương châm sống một cách đúng đắn, hợp lí, tránh những sự hi sinh mù quáng, sự sẻ chia không đúng chỗ, nhắm mắt làm ngơ trước hành vi tội lỗi của người khác,..
* Phân tích ví dụ:
“Thế là Đăm Săn lại múa. Chàng múa trên cao, gió như bão. Chàng múa dưới thấp, gió như lốc. Chòi lẫm đổ lăn lóc. Cây cối chết rụi. Khi chàng múa dưới thấp, vang lên tiếng đĩa khiên đồng. Khi chàng múa trên cao, vang lên tiếng đĩa khiên kênh. Khi chàng múa chạy nước kiệu, quả núi ba lần rạn nút, ba đồi tranh bật rễ bay tung. Cây giáo thần, cây giáo dính đầy những oan hồn của chàng nhằm đùi Mtao Mxây phóng tới, trúng nhưng không thủng. Chàng đâm vào người Mtao Mxây cũng không thủng.”
=> So sánh: Chàng múa trên cao, gió như bão. Chàng múa dưới thấp, gió như lốc
=> Nói quá: Khi chàng múa chạy nước kiệu, quả núi ba lần rạn nút, ba đồi tranh bật rễ bay tung.
=> Nhờ vào việc vận dụng các biện pháp nghệ thuật một cách điêu luyện, hình ảnh Đăm Săn hiện lên vô cùng sinh động, có hồn. Giúp cho người đọc, người nghe dù không được chứng kiến tận mắt những vẫn có thể hình dung ra hoàn hảo những điều mà tác giả muốn truyền đạt.
a, Những đặc điểm cơ bản của nền văn học dân gian. Các thể loại, đặc trưng chủ yếu của từng thể loại
- Các thể loại chủ yếu của văn học dân gian là: thần thoại, sử thi, truyền thuyết, cổ tích, ngụ ngôn, truyện cười, ca dao, tục ngữ...
+ Truyền thuyết thuộc thể loại văn học dân gian nhằm lí giải các hiện tượng tự nhiên, lịch sử, xã hội. Sử dụng các yếu tố hoang đường kì ảo để kể chuyện.
+ Truyện cổ tích: kể về các kiểu nhân vật thông minh, ngốc nghếch, bất hạnh... nhằm thể hiện ước mơ cái thiện thắng ác, sự công bằng xã hội... Truyện cũng sử dụng các yếu tố hoang đường, kì ảo.
...
b, Phân tích truyện cổ tích Sọ Dừa:
- Kiểu nhân vật bất hạnh
- Thể hiện ước mơ cái thiện thắng cái ác, ước mơ về hạnh phúc
- Các yếu tố hoang đường kì ảo:
+ Bà mẹ uống nước trong một chiếc sọ dừa về mang thai
+ Sinh ra Sọ Dừa tròn lông lốc, không tay chân
+ So Dừa thoát khỏi lốt trở thành chàng trai khôi ngô tuấn tú
+ Vợ Sọ Dừa bị cá kình nuốt vào bụng, tự mổ bụng cá, trôi dạt vào đảo và sống sót.
c, Một số tác phẩm văn học dân gian đã học: truyện truyền thuyết Con rồng cháu tiên, Thánh Gióng, Sơn Tinh Thủy Tinh, truyện cổ tích Tấm Cám, Đẽo cày giữa đường, Sọ Dừa, truyện cười Treo biển, lợn cưới áo mới...
Truyện kể: xác định được nội dung cốt truyện, thể loại của truyện kể. Nắm được tình huống trong tác phẩm cũng như nhân vật trong truyện
+ Bài thơ: nắm được giá trị nghệ thuật, bố cục của bài thơ. Biết cách phân tích nhịp điệu, cách gieo vần trong bài