K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 5 2017

Hàng năm trong sản xuất nông nghiệp ở nước ta và các nước trên thế giới, sâu bệnh, chuột, cỏ dại (gọi chung là sâu hại) là mối đe dọa lớn và nếu không được tổ chức phòng trừ tốt, chúng có thể gây tổn thất nghiêm trọng về năng suất cây trồng và chất lượng nông sản. Bởi vì, thiệt hại do các loại sinh vật hại gây nên đối với cây trồng trên đồng ruộng có thể làm giảm 20-25% năng suất, có khi lại đến 50%. Để phòng trừ các loại sinh vật hại nói trên, trong những năm qua chúng ta đã áp dụng nhiều biện pháp khác nhau. Trong đó, biện pháp kỹ thuật canh tác luôn được coi là cơ bản trong điều kiện nhất định, dùng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) là biện pháp tích cực, có khi là biện pháp quyết định đến năng suất cây trồng và chất lượng nông sản. Các hóa chất thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu được sử dụng rộng rãi ở nước ta vào đầu những năm 1960 để tiêu diệt sâu bọ, côn trùng gây bệnh,… bảo vệ mùa màng. Từ đó đến nay, thuốc trừ sâu vẫn gắn liền với tiến bộ sản xuất công nghiệp, quy mô, số lượng, chủng loại ngày càng tăng. Đã có hơn 100 loại thuốc được đăng ký sử dụng ở nước ta, từ chỗ chúng ta nhập thành phẩm, tiến tới nhập nguyên liệu và gia công trong nước, đến nay đã có các nhà máy liên doanh hóa chất. Ngoài mặt tích cực của thuốc trừ sâu là tiêu diệt các sinh vật gây hại cây trồng , bảo vệ sản xuất, thuốc trừ sâu còn gây nhiều hậu quả nghiêm trọng như phá vỡ quần thể sinh vật trên đồng ruộng, tiêu diệt sâu bọ có ích (thiên địch), tiêu diệt tôm cá, xua đuổi chim chóc,… Phần tồn dư của thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu trên các sản phẩm nông nghiệp, rơi xuống nước bề mặt, ngấm vào đất, di chuyển vào nước ngầm, phát tán theo gió gây ô nhiễm môi trường.

Hạn chế sử dụng thuốc hóa học BVTV ở mức thấp nhất là một trong những yêu cầu của nông nghiệp sạch. Để đạt được yêu cầu này, trong quá trình sản xuất nông nghiệp phải tăng cường áp dụng các biện pháp BVTV phi hóa học, còn việc dùng thuốc hóa học BVTV được coi là thứ vũ khí cuối cùng của hoạt động phòng chống dịch hại bảo vệ cây trồng.

Hiện nay, ứng dụng dụng chế phẩm sinh học trong phát triển nông nghiệp sạch đặc biệt là bảo vệ thực vật là hướng đi đang được quan tâm trong sản xuất nông nghiệp hiện đại. Đây là giải pháp đúng trong việc bảo vệ môi trường, bảo vệ thiên địch, hạn chế được dư lượng hóa chất trong sản phẩm.

10 tháng 5 2017

dài quá bạn!!!!bucminh

7 tháng 5 2021

là sử dụng những thiên địch gần gũi với con người để tiêu diệt sinh vật gây hại

+sử dụng thiên địch tiêu diệt sinh vật gây hại

+gây vô sinh diệt động vật gây hại

+Sử dụng vi khuẩn gây hại truyền cho sinh vật gây hại

Ưu điểm:tránh ô nhiễm môi trường

Hạn chế:ko diệt triệt để mà chỉ kìm hãm sự phát triển của chúng

             chỉ hiệu quả ở nơi khí hậu ổn định

 

24 tháng 4 2022

Ưu điểm
- Tiêu diệt snh vật gây hại
- Không gây ô nhiễm môi trường, an toàn cho con người
Hạn chế
- Nhiều loài thiên địch được di nhập không quen khí hậu địa phương nên phát triển kém
- Thiên địch không tiêu diệt triệt để được sinh vật gây hại
- Sự tiêu diệt loài sinh vật gậy hại này lại tạo điều kiện cho sinh vật khác phát triển
- Có thiên địch vừa có lợi, vừa có hại.

Bạn có thể kham khảo thêm trong sách Sinh Học 7.

TK#

- Biện pháp đấu tranh sinh học là sử dụng các thiên địch tiêu diệt sinh vật gây hại nhằm hạn chế tác động gây hại của các sinh vật gây hại.
* Các biện pháp đấu tranh sinh học :
- Sử dụng thiên địch tiêu diệt các sinh vật có hại.
VD : cóc ăn sâu bọ vào ban đêm, mèo bắt chuột...
- Sử dụng những thiên địch để trứng kí sinh vào sinh vật hay gây hại hay trứng của sâu hại.
VD : Ong mắt đỏ đẻ trứng vào trứng của sâu xám => ấu trùng nở ra, đục và ăn trứng sâu xám.
- Sử dụng vi khuẩn gây bệnh truyền nhiễm ở sinh vật hại.
VD : Dùng vi khuẩn Myoma và Calixi để gây bệnh, hạn chế sự phát triển của thỏ
- Gây vô sinh diệt động vật gây hại.
VD : Ở Mỹ, loài ruồi gây bệnh loét da ở bò. Người ta tuyệt sản ruồi đực để ruồi cái không sinh sản được.
* Ưu điểm :
- Tiêu diệt được loài sinh vật có hại, không gây ô nhiễm môi trường.
- Không ảnh hưởng xấu tới sinh vật và sức khỏe con người.

#TK_hoc247

Biện pháp đấu tranh sinh học: Là biện pháp sử dụng sinh vật hoặc sản phẩm của chúng nhằm ngăn chặn hoặc giảm bớt các thiệt hại do sinh vật hại gây ra.

 

Các biện pháp đấu tranh sinh học:

– Sử dụng thiên địch tiêu diệt trực tiếp sinh vật gây hại

VD: Mèo bắt chuột.

– Sử dụng thiên địch đẻ trứng vào sinh vật gây hại hay trứng của sâu hại

VD: Bướm đêm đẻ trứng lên cây xương rồng, ấu trùng nở ra ăn cây xương rồng.

VD: Ong mắt đỏ đẻ trứng lên trứng sâu xám, ấu trùng nở ra ăn trứng sâu xám.

– Sử dụng vi khuẩn gây bệnh truyền nhiễm diệt sinh vật gây hại.

VD: Sử dụng vi khuẩn Myoma và Calixi để tiêu diệt thỏ

– Gây vô sinh diệt động vật gây hại

VD: Tuyệt sản ruổi đực ruồi cái không sinh sản được

1 tháng 5 2016

Câu 1: Vai trò của thú với đời sống con người:

- Cung cấp thực phẩm: lợn, trâu, bò..

- Cung cấp sức kéo: trâu, bò, ngựa,..

- Cung cấp dược liệu: khỉ, hươu, hươu xạ..

- Cung cấp nguyên liệu mĩ nghệ: ngà voi, sừng trâu, sừng bò...

- Làm động vật thí nghiệm trong nghiên cứu khoa học: khí, chuột, thỏ..

Câu 2: Sự khác nhau hệ tuần hoàn của thỏ và thằn lằn

- Hệ tuần hoàn của thằn lằn thì tim có 3 ngăn, nhưng có thêm một vách hụt ngăn tâm thất tạm thời thành 2 nửa => máu đi nuôi cơ thể ít bị pha
- Hệ tuần hoàn của thỏ gồm tim 4 ngăn với hệ mạch tạo thành 2 vòng tuần hoàn. Máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ tươi

Câu 3: Ếch thường sống ở nơi ẩm ướt, gần bờ nước và bắt mồi về đêm vì ếch hô hấp bằng da là chủ yêu, nếu sống xa nơi ẩm ướt và nguồn nước da ếch sẽ khô, cơ thể mất nước ếch sẽ có nguy cơ bị chết.

Câu 4: 

- Biện pháp đấu tranh sinh học là biện pháp sử dụng sinh vật hay sản phẩm của chúng nhằm ngăn chặn hoặc giảm bớt thiệt hại do các vi sinh vật có hại gây ra.

*Ưu điểm:
Sử dụng đấu tranh sinh học đã mang lại những hiệu quả cao, tiêu diệt những loài sinh vật có hại, thế hiện nhiều ưu điếm so với thuốc trừ sâu, diệt chuột. Những loại thuốc này gây ô nhiễm môi trường, ô nhiễm rau, quả, ảnh hưởng xấu tới sinh vật có ích và sức khỏe con người, gây hiện tượng quen thuốc, giá thành còn cao.
*Hạn chế:
- Nhiều loài thiên địch được di nhập, vì không quen với khí hậu địa phương nên phát triển kém. Ví dụ, kiến vông được sử dụng đê diệt sâu hại lá cam, sẽ không sống được ở những địa phương có mùa đông quá lạnh. 
— Thiên địch không diệt hết được sinh vật gây hại mà chỉ kìm hãm sự phát triển của chúng. Vì thiên địch thường có số lượng ít và sức sinh sản thấp, chỉ bắt được những con mồi yếu hoặc bị bệnh. Khi thiên địch kém phát triển hoặc bị tiêu diệt, sinh vật gây hại được miễn dịch, thì sinh vật gây hại lại tiếp tục phát triển.
— Sự tiêu diệt loài sinh vật có hại này lại tạo điều kiện cho loài sinh vật khác phát triển. Ví dụ để diệt một loài cây cảnh có hại ở quần đảo Hawai, người ta đã nhập 8 loài sâu bọ là thiên địch của loài cây cảnh này. Khi cây cảnh bị tiêu diệt, đã làm giảm số lượng chim sáo chuyên ăn cây cảnh, nên làm tăng số lượng sâu hại ruộng mía vôn là mồi của chim sáo. Kết quả là diệt được một loài cây cảnh có hại song sán lượng mía đã bị giam sút nghiêm trọng.
— Một loài thiên địch vừa có thể có ích, vừa có thể có hại:
Ví dụ, đôi với nông nghiệp, chim sẻ có ích hay có hại? Vấn đề này trước đây được tranh luận nhiều:
+ Chim sẻ vào đầu xuân, thu và đông, ăn lúa, thậm chí ở nhiều vùng còn ăn cả mạ mới gieo. Vậy chim sẻ là chim có hại.
+ Về mùa sinh sản, cuối xuân đầu hè, chim sẻ ăn nhiều sâu bọ có hại cho nông nghiêp. Vậy là chim sẻ có ích.
Qua thực tế, có một giai đoạn Trung Quốc tiêu diệt chim sẻ (vì cho ràng chim sẻ có hại), nên đã bị mất mùa liên tiếp trong một số năm. Thực tế đó đã chứng minh chim sẻ là chim có ích cho nông nghiệp.
 

2 tháng 5 2016
Vai trò:
Cung cấp thực phẩm, sức cày
kéo, làm đồ mĩ nghệ và
tiêu diệt gặm nhấm,
làm thuốc chữa bệnh.
Vì vậy con người cần 
bảo vệ chúng
haha
 





 
 
 
28 tháng 4 2016

Biện pháp đấu tranh sinh học là biện pháp sử dụng những đặc điểm đối kháng nhau giữa các loài sinh vật nhằm tạo ra lợi ích cho con người (sử dụng thiên địch) hoặc gây bệnh truyền nhiễm và gây vô sinh ở động vật gây hại nhằm hạn chế tác động gây hại của chúng. 

Các biện pháp đấu tranh sinh học: 

- Sử dụng thiên địch

+  Sử dụng thiên địch tiêu diệt sinh vật gây hại
+ Sử dụng những thiên địch đẻ trứng kí sinh vào sinh vật gáy hại hay trứng của sâu hại
- Sử dụng vi khuân gây bệnh truyền nhiễm cho sinh vật gây hại
- Gây vỏ sinh diệt động vật gây hại

28 tháng 4 2016

Các biện pháp đấu tranh sinh học: 

- Sử dụng thiên địch
+ Sử dụng thiên địch tiêu diệt sinh vật gây hại
+ Sử dụng những thiên địch đẻ trứng kí sinh vào sinh vật gáy hại hay trứng của sâu hại
- Sử dụng vi khuân gây bệnh truyền nhiễm cho sinh vật gây hại
- Gây vô sinh diệt động vật gây hại

11 tháng 5 2022

Đó là biện pháp đấu tranh sinh học. Vì đó là biện pháp sử dụng thiên địch ( hay mèo diệt chuột ).

11 tháng 5 2022

theo mk Đó là biện pháp đấu tranh sinh học

+ Sử dụng các thiên địch (sinh vật tiêu diệt sinh vật có hại).

VD :  con mèo diệt chuột, gia cầm diệt các lọai sâu bọ, …

+ Sử dụng vi khuẩn gây bệnh truyền nhiễm cho sinh vật gây hại.

vd : Để tiêu diệt và giảm bớt số lượng loài thỏ này người ta đã sử dụng vi khuẩn Myoma để gây bệnh cho thỏ.

+ Gây vô sinh diệt động vật gây hại.

Ví dụ: ở miền Nam nước Mĩ, để diệt loài ruồi gây loét da ở bò, người ta đã làm tuyệt sản ruồi đực →\rightarrow→ ruồi cái không đẻ được.

1 tháng 5 2022

Tham khảo

Khái niệm: là biện pháp sử dụng sinh vật hoặc sản phẩm của chúng nhằm ngăn chặn hoặc giảm bớt thiệt hại do các sinh vật hại gây ra. Có 3 biện pháp đấu tranh sinh học: - Sử dụng thiên địch: + Sử dụng thiên địch để tiêu diệt sinh vật hại. Vd cá ăn bị gây và ăn ấu trùng sâu bọ. + Sử dụng thiên địch đẻ trứng kí sinh vào sinh vật gây hại hay trứng của sâu hại. Vd ong mắt đỏ đẻ trứng lên trứng sâu xám ấu trùng nở ra đục và ăn trứng sâu xám. - Sử dụng vi khuẩn gây bệnh truyền nhiễm cho sinh vật gây hại. Vd dùng vi khuẩn Myoma gây bệnh cho thỏ. - Gây với sinh diệt động vật gây hại. Vd để diệt loài ruồi gây loét da lẻ bò, người ta đã làm tuyệt sản ruồi đực. Ưu điểm và hạn chế của biện pháp đấu tranh sinh học: - Ưu điểm: + Tiêu diệt nhiều sinh vật gây hại. + Tránh ô nhiễm môi trường. - Hạn chế: + Chỉ có hiệu quả ở nơi có khí hậu ổn định. + Thiên địch không tiêu diệt được triệt để sinh vật gây hại. + Sự tiêu diệt loài sinh vật có hại này tạo điều kiện cho loài sinh vật khác phát triển.

1 tháng 5 2022

Tham khảo

Khái niệm: là biện pháp sử dụng sinh vật hoặc sản phẩm của chúng nhằm ngăn chặn hoặc giảm bớt thiệt hại do các sinh vật hại gây ra. Có 3 biện pháp đấu tranh sinh học: - Sử dụng thiên địch: + Sử dụng thiên địch để tiêu diệt sinh vật hại. Vd cá ăn bị gây và ăn ấu trùng sâu bọ. + Sử dụng thiên địch đẻ trứng kí sinh vào sinh vật gây hại hay trứng của sâu hại. Vd ong mắt đỏ đẻ trứng lên trứng sâu xám ấu trùng nở ra đục và ăn trứng sâu xám. - Sử dụng vi khuẩn gây bệnh truyền nhiễm cho sinh vật gây hại. Vd dùng vi khuẩn Myoma gây bệnh cho thỏ. - Gây với sinh diệt động vật gây hại. Vd để diệt loài ruồi gây loét da lẻ bò, người ta đã làm tuyệt sản ruồi đực. Ưu điểm và hạn chế của biện pháp đấu tranh sinh học: - Ưu điểm: + Tiêu diệt nhiều sinh vật gây hại. + Tránh ô nhiễm môi trường. - Hạn chế: + Chỉ có hiệu quả ở nơi có khí hậu ổn định. + Thiên địch không tiêu diệt được triệt để sinh vật gây hại. + Sự tiêu diệt loài sinh vật có hại này tạo điều kiện cho loài sinh vật khác phát triển.

26 tháng 10 2016

Câu 1 :

Để tránh chạm phải chất độc khi tiếp xúc với các đại diện ngành Ruột khoang, chúng ta cần sử dụng: vợt, kéo nẹp, panh. Nếu dùng tay, phải mang găng cao su để tránh sự tác động của các tế bào gai độc, có thể gây ngứa hoặc làm bỏng da tay.

26 tháng 10 2016

Câu 4 :

* Trình bày :

Sán đẻ nhiều trứng (khoảng 4000 trứng mỗi ngày). Trứng gặp nước nở thành ấu trùng có lông bơi.
Ấu trùng chui vào sống kí sinh trong loài ốc ruộng, sinh sản cho ra nhiều ấu trùng có đuôi.
Ấu trùng có đuôi rời khỏi cơ thế ốc, bám vào cây cỏ, bèo và cây thủy sinh, rụng đuôi, kết vỏ cứng, trở thành kén sán.
Nếu trâu bò ăn phải cây cỏ có kén sán, sẽ bị nhiễm bệnh sán lá gan.

* Biện pháp :

- Tránh để phân tươi rơi vào nước , không bón phân tươi ( ủ phân )

- Tiêu diệt vật chủ trung gian gây bệnh

- Cho trâu , bò ăn uống định kì

- Tảy sán định kì

- Tránh để chất thải của trâu , bò rơi vào

- Không sử dụng cây thủy sinh sống

- Cách li điều trị kịp thời với các môi trường nhiễm sán