K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 5 2021

Em tham khảo nhé !

Nguyễn Du là một đại thi hào của dân tộc, ông đã từng sống gian khổ ở nhiều vùng quê khác nhau nên đã chứng kiến những bất công ngang trái của cuộc đời đặc biệt là người phụ nữ tài hoa bạc mệnh. Sau khi đi sứ Trung Quốc, Nguyễn Du đã sáng tạo nên kiệt tác ''Truyện Kiều''. Đoạn trích "Trao Duyên" trong Truyện kiều là một đoạn trích thể hiện bi kịch tan vỡ, dang dở tình yêu của Thúy Kiều và Kim Trọng. Nếu như ở những câu đầu Thúy Kiều nhờ cậy em gái Thúy Vân kết duyên với Kim Trọng thì ở 14 câu tiếp, Thúy Kiều đầy xót xa đau đớn mà trao kỉ vật cho Thúy Vân và nhờ cậy em truyện mai sau.

Khi tình yêu giữa Thúy Kiều và Kim Trọng đang diễn ra tươi đẹp và đằm thắm thì thình lình tai biến lại dồn đến. Sau khi thu xếp mọi việc bán mình để cứu cha và em, ngày mai nàng sẽ phải theo Mã Giám Sinh rời khỏi nhà. Đêm ấy, Kiều không đành lòng với tình cảnh dang dở cùng Kim Trọng nên cuối cùng, sau khi tìm cách thuyết phục và trao duyên cho em, khi thấy Vân đã cảm thông, Thúy Kiều đem từng kỉ vật trao tình yêu giữa mình và Kim Trọng ra trao cho em gái:

''Chiếc vành với bức tờ mây

Duyên này thì giữ vật này của chung

Dù em nên vợ nên chồng

Xót người mệnh bạc ắt lòng chẳng quên

Mất người còn chút của tin

Phím đàn với mảnh hương nguyền ngày xưa''

Thúy Kiều từ từ trao lại những kỉ vật tình yêu "chiếc vành", ''bức tờ mây'' rồi đến ''phím đàn'', ''mảnh hương nguyền'' cho Thúy Vân. Kiều đưa cùng một lúc nhưng là đưa từng món một. Mỗi món đều gắn với một kỉ niệm, mang một ý nghĩa của mối tình nồng nàn. Tưởng như Thúy Kiều vừa trao vừa ngập ngừng ngắm nghía lại từng kỉ vật, nhớ lại từng kỉ niệm với nỗi lòng nuối tiếc khôn nguôi cho mối tình tươi thắm ngày nào. Với Vân, có thế đó là những vật vô tri, nhưng với Kiều mỗi kỷ vật là cả một trời ký ức, là nhân chứng cho một tình yêu hạnh phúc, là lời thề nguyền gắn bó trăm năm... gắn liền với những ngày đẹp nhất đời Kiều. Khi đã gửi gắm tất cả lại cho Thúy Vân, nàng căn dặn em ''Duyên này thì giữ vật này của chung''.

''Duyên này'' là duyên giữa Thúy Vân và Kim Trọng, chứ phần của Kiều kể như đã hết. Chị đã trao duyên lại cho em nhưng những kỉ vật này thì xin em hãy coi là ''của chung'' bởi còn có một phần là của chị. Lúc Kiều kể về mối tình của mình cho Vân nghe, giọng điệu của nàng vẫn bình tĩnh, nhưng đến lúc trao kỉ vật, nàng cảm thấy mình đã mất hết nên không thể kìm nén được cảm xúc đang dậy sóng trong lòng. Nàng tiếc nuối, đau đớn khi có người thứ ba chia sẻ. Trái tim bắt đầu lên tiếng. Cảnh ngộ bắt Kiều phải ''lỗi thề'' nhưng trong đáy lòng nàng đâu dễ để có thể nguôi đi được lời thề xưa và đoạn tuyệt tình cũ được. Đầy xót xa sầu tủi, trong đau đớn tận cùng, Thúy Kiều phải chăng vẫn giữ lấy một chút an ủi nhỏ nhoi.

Những tưởng rằng trao xong ''duyên'' là lòng nhẹ bẫng không còn vướng bận, con đường phía trước sẽ không còn gì níu kéo nhưng ai ngờ trong tâm hồn Kiều lại chứa đựng bao nhiêu sự giằng xé, cố níu kéo, đau đớn. Rõ ràng, lí trí bắt buộc Kiều phải dứt tình với chàng Kim nhưng tình cảm của nàng lại không thể tuân theo một cách dễ dàng. Nỗi đau như đọng lại ở câu thơ "dù em nên vợ nên chồng" - Kiều tự thấy mình đáng thương, mình là người mệnh bạc để người khác phải xót xa thương hại. ''Mất người còn chút của tin'' Kiều chỉ có thể trao duyên còn tình nàng vẫn không thể trao, nàng không thanh thản, nàng đau đớn đến nỗi nghĩ tới cái chết. Nàng dùng dằng, gửi gắm tất cả lại cho Thúy Vân rồi tâm trạng mâu thuẫn thật sự trong lòng nàng mới bùng lên mạnh mẽ nửa muốn trao, nửa muốn giữ. Nàng đã mất bao công sức để thuyết phục em nhưng chính lúc em chấp nhận cũng là lúc Kiều bắt đầu chơi vơi cố níu tình yêu lại với mình. Sau đó Kiều để mặc cho tình cảm tuôn tràn.

Nhưng có điều đặc biệt nằm ở chữ ''giữ'' và ''của chung''. ''Giữ'' không có nghĩa là trao hẳn mà chỉ là đưa cho em ''giữ'' hộ. Còn chữ ''của chung'' lại thể hiện tâm lí là Kiều không đành lòng trao tất cả lại cho em. Những chữ đó chứng tỏ tình yêu của nàng và Kim Trọng thật nồng nàn, sâu sắc. Tuy nhiên, Kiều vẫn trao duyên cho em, khẳng định Thúy Kiều đã đặt hạnh phúc của người mình yêu lên trên hết. Đoạn thơ là một tiếng nấc chứa đầy tâm trạng của nàng khi ấy, khiến người đọc cảm thấy đau lòng. Đó cũng là tài năng miêu tả tâm lí độc đáo của đại thi hào dân tộc Nguyễn Du

Quá đắng cay cho số phận của mình, thấy rõ là mình mệnh bạc, tất cả đã thành quá khứ, Thúy Kiều nghĩ đến một mai sau mù mịt, đau thương khi mình đã chết. Hơn lúc nào hết, ý nghĩ cứ hiện ra và rõ nét dần

''Mai sau dù có bao giờ 

Đốt lò hương ấy so tơ phím này 

Trông ra ngọn cỏ lá cây 

Thấy hiu hiu gió thì hay chị về 

Hồn còn mang nặng lời thề 

Nát thân bồ liễu đền nghì trúc mai''

Đoạn thơ như một lời chiêu hồn buồn thẳm, một hơi thơ khác hẳn với lúc bắt đầu Trao duyên. Đây vẫn là những lời tâm sự của Thúy Kiều với Kim Trọng mà sao lời lẽ bất chợt trở nên xa lắng, mù mịt, phảng phất ma mị như từ cõi bên kia vọng về đến thế. Hàng loạt từ nói về cái chết: âm điệu chập chờn, hư ảo, thời điểm không xác định ''mai sau'', ''bao giờ'', không khí linh thiêng ''đốt lò hương'', ''so tơ phím'', hình ảnh phất phơ, ma mị ''ngọn cỏ lá cây'', ''hiu hiu gió'',... bắt đầu từ đây Kiều mới thực sự cảm nhận được cái bi kịch của đời mình, bi kịch của sự mất mát, bi kịch của nỗi cô đơn. Nàng cảm thấy mình thật đáng thương. Tâm thức đang chìm dần trong nỗi đau khôn nguôi.

Nàng tưởng tượng đến cảnh sum họp của Trọng - Vân, còn mình chỉ là linh hồn ''xương trắng quê người'' vật vờ cô độc, bất hạnh nhưng vẫn ''mang nặng lời thề'', vẫn khát khao mong muốn được theo làn gió nhẹ ''hiu hiu'' trên ''ngọn cỏ lá cây'' để trở về cõi thế gặp lại người thương yêu. Duyên tình của Kiều đã hết, kỉ vật tình yêu cũng đã trao cho em, nhưng hồn của nàng vẫn chưa dứt nổi chàng Kim, còn mang nặng lời thề trăm năm gắn bó. Thế mới biết nàng có tình yêu thủy chung, mãnh liệt đến mức nào. Nàng trở nên cô đơn, tuyệt vọng, dự cảm được tương lai đầy bất hạnh của chính mình. Nghĩ đến đấy, Thúy Kiều tha thiết dặn em:

''Dạ đài cách mặt khuất lời 

Rưới xin giọt nước cho người thác oan''

Nay lo cho người đã xong, nàng mới nghĩ đến mình và thấy mình mệnh bạc. ''Dạ Đài" là nơi âm phủ tăm tối, trong cảnh ngộ ''cách mặt khuất lời'' linh hồn Thúy Kiều vẫn khao khát nhận được sự cảm thông, tưởng nhớ của những người yêu thương nên chỉ xin Trọng một ''chén nước'' để làm phép tẩy oan. Điều đó chứng tỏ Thúy Kiều vẫn khao khát được trở về cõi thế để chứng minh cho ty bất diệt của mình. Hồn của nàng còn ‘mang nặng lời thề’ nên dù có chết đi cũng chẳng thể siêu thoát. Nàng đau đớn, sợ hãi trước tương lai mù mịt...Thế mới thật sự là giằng xé, thật sự là bi kịch.

Dưới ngòi bút tài hoa sắc sảo của Nguyễn Du, Thúy Kiều hiện lên rất rõ là một cô gái nhạy cảm, vị tha và giàu lòng yêu thương. Qua nghệ thuật miêu tả nội tâm tài tình thông qua lời đối thoại và độc thoại, nỗi đau và tâm hồn của Kiều càng được thể hiện tinh tế, khắc họa sinh động, sâu sắc và đầy xúc cảm tâm trạng của Thúy Kiều khi tình yêu tan vỡ, nỗi đau đớn của người con gái bất hạnh này

Đoạn trích là những dòng thơ thể hiện bi kịch tình yêu bậc nhất trong Truyện Kiều. Qua đó, bộc lộ phẩm chất cao quý của Thúy Kiều trong tình yêu. Trước sự tan vỡ của tình yêu, nàng làm tất cả những gì có thể làm được để người mình yêu được hạnh phúc nhưng người đau khổ nhất vẫn là nàng. Nhờ thế mà đoạn trích đã thể hiện được tư tưởng nhân đạo của Nguyễn Du: nỗi cảm thông sâu sắc đối ới những đau khổ và khát vọng hạnh phúc, tình yêu của con người.



 

9 tháng 5 2021

Trên mạng phải không ạ???

20 tháng 6 2020

a. Thúy Kiều trao kỉ vật cho Thúy Vân

- Thúy Kiều gọi tên từng kỉ vật khi trao cho Thúy Vân

+ chiếc vành: vòng xuyến mà Kim Trọng đã trao cho Thúy Kiều

Xuyến vàng đôi chiếc khăn là một vuông

+ bức tờ mây:

++ tờ giấy trang trí hình mây có ghi lời thề nguyền của mình

++ thư từ giữa hai nghĩa

->Trong văn cảnh này nên hiểu theo nghĩa thứ nhất hai người đã “tiên thề cũng thảo một chương”

+ phím đàn với mảnh hương nguyền ngày xưa: Thúy Kiều và Kim Trọng đã có chung những kỉ niệm bên nhau.

Bây giờ là lúc Thúy Kiều trao lại hết cho Vân

->Trao kỉ vật cũng đồng nghĩa là trao duyên.

- Khi trao kỉ vật, ở Kiều có sự mâu thuẫn giữa lí trí và tình cảm:

+ Lí trí: trao hết kỉ vật, không giữ lại gì hết -> trao duyên cho em.

->Mong muốn “dù em nên vợ nên chồng” với Kim Trọng

-> Mong muốn em sẽ có cuộc sống hạnh phúc và êm ấm bên Kim Trọng:“Đốt lò hương ấy so tơ phím này”

+ Tình cảm:

Tiếc thay chút nghĩa cũ càng

Dầu lìa ngó ý còn vương tơ lòng

++ Trao duyên và giữ “duyên này thì giữ”, em tự mình giữ hết lấy duyên ấy nhưng dặn dò “vật này của chung”. “Của chung” là của cả Kiều – Kim và Vân. Kiều muốn đồng sở hữu

->Từ quá khứ đến hiện tại, nó là sở hữu của Kim – Kiều

->Hiện tại đến tương lai nó là sở hữu của Kim – Vân.

++ Mong muốn em có cuộc sống êm đềm hạnh phúc bên Kim Trọng nhưng “Xót người mệnh bạc ắt lòng chẳng quên”. Mong muốn cả Kim Trọng và Thúy Vân đều không quên mình:

++ Thúy Vân: tình chị em

++ Kim Trọng: tình yêu với mình.

- Dặn “Mất người còn chút của tin” -> người không còn nhưng còn để lại kỉ vật

->Mong muốn mọi người không bao giờ quên mình.

=> Thúy Kiều rõ ràng có sự ích kỉ, mềm yếu nhưng chính trong đó lại thấy tình cảm nàng dành cho Kim Trọng rất sâu nặng và trong giây phút trao duyên này nàng rất đau đớn, mất mát, hụt hẫng.

=> Đau đớn giằng xé trong tâm can Thúy Kiều

b. Dặn dò chuyện mai sau

- Mai sau, mỗi khi đốt hương đánh đàn, linh hồn của Thúy Kiều sẽ trở về. Mong Thúy Vân hãy rưới giọt nước làm phép để giải oan cho chị.

-> Một lần nữa Thúy Kiều mâu thuẫn giữa lí trí và tình cảm

-Lí trí: mong muốn Kim Trọng và Thúy Vân có cuộc sống gia đình êm đềm, hạnh phúc

Đốt lò hương ấy so tơ phím này

Đó cũng là những giây phút hạnh phúc mà Thúy Kiều và Kim Trọng đã trải qua, đã từng có những giây phút hạnh phúc bên nhau. Trong đêm thề nguyền, Kim Trọng đã “lò đào thêm hương”, “Tiên thề cùng thảo một chương/ Tóc mây một món dao vàng chia đôi” -> Thúy Kiều đánh đàn cho Kim Trọng nghe.

->Những giây phút hạnh phúc ấy sẽ tiếp tục, vẫn là cảnh tượng ấy nhưng người thì khác.

17 tháng 2 2017

Chọn đáp án: D

27 tháng 5 2020

1. Đề tài: người nông dân trước Cách mạng tháng Tám 1945.

27 tháng 5 2020

3. 

Chí khí được thể hiện qua:

1. Thể hiện ở thời điểm Từ Hải ra đi lập nên sự nghiệp

- Nửa năm hương lửa đương nồng:

+ Cuộc sống hôn nhân mới hình thành, giai đoạn tình yêu, tình vợ chồng nồng nàn, thắm thiết nhất.

->Giai đoạn hạnh phúc nhất.

+ Nếu là người bình thường, trong sự hạnh phúc của cặp đôi “trai anh hùng, gái thuyền quyên” như thế này thì sẽ cảm thấy thỏa nguyện, bằng lòng.

+ Nhưng Từ Hải là người phi thường: “Côn quyền hơn sức, lược thao gồm tài”, hơn hẳn những người khác cả về trí tuệ và sức lực -> không bằng lòng với cuộc sống gia đình bình dị, hạnh phúc giản đơn.

->  Quyết tâm ra đi.

=> Từ Hải không phải là người một nhà, người một xóm, người một họ mà là người của trời đất bốn phương (Hoài Thanh)

2. Thể hiện ở hành động ra đi dứt khoát và mạnh mẽ

-  Trượng phu thoắt đã động lòng bốn phương:

+ Lòng bốn phương: chí lớn lập công danh sự nghiệp của kẻ làm trai trong xã hội phong kiến. 

+ động lòng: chí lớn vốn ấp ủ từ rất lâu, nó chỉ tạm thời trì hoãn khi chung hưởng hạnh phúc bên Thúy Kiều, và bây giờ, hôm nay là lúc chí lớn được đánh thức.

->Từ Hải gạt bỏ tình riêng để thực hiện chí lớn.

+ Thoắt: chí lớn thức dậy nhanh chóng, nhanh chóng quyết tâm thực hiện chí lớn. Từ trước khi gặp Thúy Kiều đã thực hiện chí lớn và giờ là lúc tiếp tục thực hiện sự nghiệp dang dở.

_ Diễn tả sự nhanh chóng trong việc thay đổi vị thế của Từ Hải từ là một con người của gia đình -> một anh hùng mang tráng chí bốn phương.

+ Trượng phu: sự trân trọng của tác giả Nguyễn Du đối với nhân vật Từ Hải.

=>Anh hùng hội tụ những phẩm chất phi thường, có thể thay đổi sơn hà, có thể mang lại xã hội mà nhân dân mong muốn.

- Thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng rong

- Quyết lời dứt áo ra đi

->Sử dụng một loạt các từ ngữ:

+ Thẳng rong: đi liền một mạch

+ Quyết lời, dứt áo

->Hành động dứt khoát, mạnh mẽ, không chút lưu luyến, bịn rịn.

Ra đi trong tâm thế ung dung.

ð  Khí phách của bậc đại trượng phu.

Ghé vai gánh đỡ sơn hà

Sao cho tỏ mặt mới là trượng phu

->Trượng phu là người đàn ông tài giỏi, có chí lớn.

->Đó là tâm trạng bình thường của người bình thường

=> Nhưng Từ Hải là người anh hùng, bậc đại trượng phu, không muốn Thúy Kiều phải bịn rịn. Sự ra đi như thế để lại dư âm trong những câu thơ cách mạng sau này:

 Ví dụ: Người ra đi đầu không ngoảnh lại

            Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy

3. Thể hiện qua lời đối thoại với Thúy Kiều

- Lời thoại của Thúy Kiều:

Theo thói thường, người bình thường sẽ ngăn cản nhưng là tâm phúc tương tri, là tri kỉ (hiểu chí hướng của Từ Hải) của Từ Hải, nàng không ngăn cản mà mong muốn làm trọn đạo tòng:

Nàng rằng phận gái chữ tòng

Chàng đi thiếp cũng một lòng xin đi.

->Trước quyết tâm ra đi của Từ Hải, nàng bày tỏ ước nguyện được đi theo để thực hiện trọn đạo tam tòng “Xuất giá tòng phu”.

-> Mong muốn được nâng khăn sửa túi cho chồng

-> Được chung vai gánh vác, được chia sẻ cùng chồng.

=> Những ước nguyện hoàn toàn chính đáng.

- Trách Thúy Kiều

Từ rằng: Tâm phúc tương tri

Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình

->Từ Hải đánh giá cao Thúy Kiều, là người có tài có sắc -> Trách Thúy Kiều chưa thoát khỏi thói thường của nữ nhi

-> Trách nhưng cũng là động viên Thúy Kiều hãy vượt lên những tình cảm ấy để xứng đáng là tâm phúc tương tri của Từ hải, xứng đáng là phu nhân của một bậc anh hùng, một bậc đại trượng phu

=> Đằng sau đó là sự tự tin của Từ Hải đặt mình lên trên thiên hạ nên cũng yêu cầu Thúy Kiều phải hơn đời, hơn người.

- Lời ước hẹn của Từ Hải:

Bao giờ mười vạn tinh binh

Tiếng chiêng dậy đất, bóng tinh rợp đường

Làm ra rõ mặt phi thường

Bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia

->Số từ số nhiều: mười vạn; động từ: dậy đất, rợp đường

-> Vẽ ra viễn cảnh rất huy hoàng: sau nhiều nhất là một năm (một năm xa cách là dài nhưng một năm để làm nên sự nghiệp hiển hách của người đàn ông lại là quá ngắn): trống rong cờ mở trở về “rước nàng nghi gia”, để sum họp vợ chồng trong vinh hiển.

=> Động viên Thúy Kiều.

=> Tự tin của Từ Hải, tự ý thức về tài năng xuất chúng của bản thân mình.

- An ủi Thúy Kiều:

Bằng nay bốn biển không nhà

Theo càng thêm bận biết là đi đâu

->Trong sự an ủi có sự lo lắng, giải thích để Thúy Kiều an lòng ở lại.

-> Trong câu thơ cũng thoáng chút cô đơn của Từ Hải. Tuy rằng tự tin nhưng cũng rất tự tin nhưng cũng rất lo lắng, bốn biển không nhà, trong tâm thế của một người anh hùng múa kích một mình trên sa mạc, hiểu việc mình cần phải làm, lập sự nghiệp lớn lao hiển hách để giúp đỡ nhân dân nhưng cũng thức tỉnh sớm, biết phải đối mặt với nhiều khó khăn.

4. Thể hiện ở hình ảnh không gian cao rộng

- Các hình ảnh:

+ bốn phương

+ Trời bể mênh mang

+ Bốn bể

+ Gió mây, dặm khơi

+ Cánh chim bằng

=>Không gian khoáng đạt, kì vĩ, lớn rộng đã nâng tầm vóc người anh hùng mang hùng tâm tráng chí Từ Hải luôn sánh ngang với tầm vóc vũ trụ.

+ Thể hiện chí lớn của người anh hùng: khao khát được vẫy vùng, tung hoành giữa trời đất cao rộng giống như lời giới thiệu của Nguyễn Du “Đội trời đạp đất ở đời”.

- Gió mây bằng đã đến kì dặm khơi: tái hiện hình ảnh người anh hùng Từ Hải: chim bằng tượng trưng cho khát vọng của người anh hùng tạo nên sự nghiệp lớn.

->Chim bằng bay lên cùng gió mây chính là hình ảnh người anh hùng Từ Hải trong giây phút lên đường.

Phần I: Đọc hiểu Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: “…Mai sau dù có bao giờ Đốt lò hương ấy, so tơ phím này. Trông ra ngọn cỏ lá cây Thấy hiu hiu gió thì hay chị về. Hồn còn mang nặng lời thề Nát thân bồ liễu, đền nghì trúc mai. Dạ đài cách mặt, khuất lời Rưới xin giọt nước cho người thác oan. Bây giờ trâm gãy, gương tan, Kể làm sao xiết muôn vàn ái ân! Trăm nghìn gửi lại...
Đọc tiếp

Phần I: Đọc hiểu
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
“…Mai sau dù có bao giờ
Đốt lò hương ấy, so tơ phím này.
Trông ra ngọn cỏ lá cây
Thấy hiu hiu gió thì hay chị về.
Hồn còn mang nặng lời thề
Nát thân bồ liễu, đền nghì trúc mai.
Dạ đài cách mặt, khuất lời
Rưới xin giọt nước cho người thác oan.
Bây giờ trâm gãy, gương tan,
Kể làm sao xiết muôn vàn ái ân!
Trăm nghìn gửi lại tình quân,
Tơ duyên ngắn ngủ có ngần ấy thôi!
Phận sao phận bạc như vôi!
Đã đành nước chảy hoa trôi lỡ làng.
Ôi Kim lang! Hỡi Kim lang!
Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây!”
(Truyện Kiều – Nguyễn Du)
Câu 1. Văn bản trên được trích từ tác phẩm nào ? Giới thiệu vài nét về nguồn gốc của tác phẩm đó ?
Câu 2. Nêu chủ đề của văn bản.
Câu 3. Các chi tiết lò hương ấy, phím này gợi nhắc đến kỉ niệm nào nữa Thúy Kiều và Kim Trọng ? Điều đó cho thấy mặc dù đã trao duyên cho em nhưng tình cảm Kiều dành cho Kim như thế nào ?
Câu 4. Những từ ngữ hồn, dạ đài, thác oan cho thấy ý nghĩ nào trong Kiều ?
Câu 5. Đoạn thơ in đậm là lời Thúy Kiều nói với ai ? Điều đó có phù hợp với diễn biến tâm trạng nhân vật hay không ?
Câu 6. Tìm và phân tích hiệu quả nghệ thuật của các thành ngữ trong đoạn thơ in đậm.
Câu 7. Xét theo mục đích nói, các câu thơ trong phần in đậm chủ yếu thuộc kiểu câu gì ? Mục đích nói của Thúy Kiều khi thốt ra những lời đó là gì ?
Câu 8. Kiều gọi Kim trọng bằng các từ ngữ gì ? Những từ ngữ đó khẳng định điều gì trong tâm tưởng của nàng ?
Câu 9. Do phải bán mình chuộc cha nên Thúy Kiều mới phải trao duyên cho Thúy Vân. Nhưng tại sao nàng lại khóc và tự nhân lỗi về mình: “Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây!” Tiếng khóc ấy thể hiện vẻ đẹp nào trong tâm hồn người con gái họ Vương.
Câu 10. Viết đoạn văn ngắn (10-12 câu) nêu cảm nhận của anh/chị về nỗi đau đớn trong lòng Thúy Kiều sau khi trao duyên cho Thúy Vân.
Phần II: Làm văn.
Từ tình yêu của Thúy Kiều và Kim Trọng trong đoạn trích Trao duyên (Trích Truyện Kiều – Nguyễn Du), hãy viết bài văn nghị luận nêu suy nghĩ của anh/chị về tình yêu thời hiện đại

0
5 tháng 4 2022

D

5 tháng 4 2022

Lẹ vậy cô :)

16 tháng 3 2019

Bài làm:

Trao Duyên là một trong những đoạn thơ có ý nghĩa vô cùng đặc biệt trong Truyện Kiều của nhà thơ Nguyễn Du. Đoạn thơ khắc họa được rõ nét nhất tấn bi kịch của cuộc đời Thúy Kiều. Khi vì chữ Hiếu mà nàng phải quên đi chữ Tình quên đi hạnh phúc của đời mình đành dang dở. Bằng bút pháp miêu tả nội tâm tài tình Nguyễn Du đã cho chúng ta thấy được tâm trạng giằng xé đầy đau khổ của Thúy Kiều.

“Cậy em em có chịu lời

Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa”.

Trong không gian tĩnh mịch đêm khuya vắng. Thúy Kiều gọi Thúy Vân đến khẩn thiết cậy nhờ em. Nàng biết rằng điều mình nói ra đây thật sự rất khó khăn nên mới phải sử dụng từ “cậy em”. Sau đó rồi đưa Thúy Vân lên một tầm cao hơn đó là ngồi lên trên để chị “lạy rồi sẽ thưa”. Chỉ hai câu thơ đầu thôi mà chúng ta đã thấy được Thúy Kiều là người hiểu chuyện như thế nào khi lường trước được việc mình cậy nhờ em sẽ thật sự khó khăn nên muốn đưa em vào thế không thể chối từ.

Trong niềm đau đớn của bản thân, Thúy Kiều cố gắng phân bày với em việc tại sao mới có lý do cậy nhờ ngày hôm nay:

Giữa đường đứt mối tương tư.

Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em.

Kể từ khi gặp chàng Kim

Khi ngày quạt ước khi đêm chén thề.

Sự đâu sóng gió bất kỳ.

Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai.

Ngày xuân em hãy còn dài.

Xót tình máu mủ thay lời nước non.

Chị dù thịt nát xương mòn.

Ngậm cười chín suối vẫn còn thơm lây.”

Nàng kể về mối tình nồng thắm của mình với Kim Trọng vừa mới chớm nở nay đã phải lụi tàn vì hoàn cảnh gia đình. Không còn nỗi đau khổ nào hơn khi vì chữ Hiếu mà phải dứt bỏ chữ Tình với chàng Kim. Vì thế Thúy Kiều cũng mong Thúy Vân thấu hiểu cho nỗi khổ của mình mà nhận lời chắp nối tơ duyên với Kim Trọng. Nếu Thúy Vân nhận lời làm việc đó thì dù có chết Thúy Kiều cũng vẫn biết ơn em. “Ngậm cười chín suối vẫn còn thơm lây”. Nàng đã lấy cả cái chết ra để thuyết phục em gái nhận lời cậy nhờ của mình.

Sau khi Thúy Vân đã nhận lời giúp chị Thúy Kiều bắt đầu trao cho em những kỷ vật tình yêu. Lúc này tâm trạng đau khổ giằng xé của nàng được tác giả Nguyễn Du khắc họa rất rõ nét.

Chiếc trâm với bức tờ mây.

Duyên này thì giữ, vật này của chung.

Dù em nên vợ nên chồng.

Xót người mệnh bạc ắt lòng chẳng quên.

Mất người còn chút của tin.

Phím đàn với mảnh hương nguyền ngày xưa.

Trong giờ phút trao duyên mọi kỷ niệm lại sống dậy mãnh liệt trong tâm trí Thúy Kiều. Ngỡ như tình yêu chỉ mới hôm qua đây khi nàng vừa gặp Kim Trọng vừa trao nhau những lời thề nguyền ước hẹn. Trao duyên nhưng kỷ vật đấy được xem là của chung. Và sau này khi em có nên vợ nên chồng với chàng Kim cũng đừng quên chị. Càng nói Thúy Kiều càng xót xa cho thân phận hồng nhan bạc mệnh của mình. Khi mà có được tình yêu trong tay rồi mà vì biến cố gia đình lại bị tuột mất. Nàng chới với không biết bám víu vào đâu nên tưởng tượng đến lúc Thúy Vân và Kim Trọng bên nhau mà lúc đấy nàng chỉ như một oan hồn vật vờ trong gió vương vấn trên phím đàn và mảnh hương nguyền ngày xưa.

Mai sau dù có bao giờ.

Đốt lò hương ấy so tơ phím này.

Trông ra ngọn cỏ lá cây.

Thấy hiu hiu gió thì hay chị về.

Nếu như ở đoạn thơ đầu Thúy Kiều nói chỉ cần Thúy Vân nhận lời trao duyên thì mình ở nơi chín suối cũng ngậm cười thơm lây. Thì đến đoạn thơ này khi nhắc đến những kỷ niệm tình yêu với chàng Kim nàng càng day dứt. Nàng day dứt vì tình yêu không trọn vẹn. Thúy Kiều cảm thấy nỗi xót xa vô hạn dù chỉ là tưởng tượng thôi cũng khiến người ta cảm thấy thương cảm. Đúng là “trâm gãy bình tan” tơ duyên ngắn ngủi vừa nở đã tàn. Thúy Kiều chỉ xin em dù có thế nào nếu có âm dương cách biệt hãy cho chị xin giọt nước cho người thác oan.

Hồn còn mang nặng lời thề.

Nát thân bồ liễu đền nghì trúc mai.

Dạ đài cách mặt khuất lời.

Rưới xin giọt nước cho người thác oan.

Với Thúy Kiều dù có chết nàng cũng không bao giờ quên được tình yêu với Kim Trọng. Nên dù “thác xuống” nàng vẫn đau đáu với tình yêu chưa trọn vẹn. Nàng đã phải thốt lên:

Ôi Kim Lang! Hỡi Kim Lang.

Thôi thôi! Thiếp đã phụ chàng từ đây.

Cạn lời hồn ngất máu say

Một hơi lặng ngát đôi tay giá đồng

Thúy Kiều đã phải thốt lên “ôi Kim Lang” nghĩa là nàng đã coi chàng Kim Trọng như phu quân của mình là tình lang trong mộng. Nhưng từ nay cũng chỉ vì chữ Hiếu mà phải phụ chàng từ đây.

Đoạn thơ kết thúc với tâm trạng đau khổ cùng cực của Thúy Kiều. Ta thấy Nguyễn Du thật sự rất tài tình khi đã lột ta chân thực được nỗi niềm của Thúy Kiều trong đoạn trích Trao Duyên. Ở đó có cả sự mạnh mẽ của quân tử cũng có sự yếu đuối của nữ nhi thường tình khi phải rời xa tình yêu khắc cốt ghi tâm của mình. Một tâm trạng giằng xe đau khổ mà không phải ngòi bút nào cũng có thể lột tả được.

14 tháng 5 2021

Nhắc đến đại thi hào dân tộc Nguyễn Du chúng ta không thể không nhắc đến tác phẩm “Truyện Kiều”. Đây là tác phẩm mà Nguyễn Du đã thể hiện được niềm cảm thông, thương xót với số phận “hồng nhan bạc mệnh”. Cuộc đời của Thúy Kiều gặp nhiều sóng gió, trắc trở. Mười hai câu thơ đầu của đoạn trích “Trao duyên” là sự mở đầu cho những tai ương mà nàng gặp phải.

Để có tiền chuộc cha và em, Thúy Kiều đã quyết định bán mình cho Mã Giám Sinh. Quyết định ấy khiến nàng vô cùng đau đớn khi mối tình với Kim Trọng bị dang dở. Để không phụ lòng người mình yêu, nàng đã trao duyên lại cho người em gái Thúy Vân để cô thay mình nối duyên với chàng Kim:

“Cậy em em có chịu lời
Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa”

Ngay từ câu thơ mở đầu, người đọc đã cảm nhận được sự trang trọng trong lời nói và hành động của Thúy Kiều. Phải chăng việc trao duyên là việc hệ trọng, khó nói nên cách thức trao duyên cũng trịnh trọng và khác lạ hơn bởi thông thường người ta chỉ trao những đồ vật chứ không có ai lại trao đi một thứ khó xác định, khó nắm bắt như trao duyên. 

Tuy là chị nhưng Thúy Kiều đã dùng những lời lẽ, hành động rất trang trọng đối với Thúy Vân. Nàng không sử dụng từ “nhờ” mà lại dùng từ “cậy”. “Cậy” không chỉ mang nghĩa nhờ vả mà còn mang sắc thái như nài nỉ, ép buộc đồng thời cũng thể hiện sự tin tưởng vào người được nhờ cậy. Song song với lời nói là hành động “lạy”, “thưa” của Thúy Kiều. Việc nhờ cậy phải hệ trọng, khẩn thiết lắm thì Thúy Kiều mới có hành động như vậy. Thông thường chỉ những người có vai vế thấp hơn người cùng giao tiếp mới có những hành động “lạy”, “thưa” nhưng trong trường hợp này, Kiều đã hạ mình xuống để cầu mong em gái chấp nhận lời thỉnh cầu của nàng bởi lẽ nàng là người mang ơn. Đặt mình trong hoàn cảnh của Thúy Vân thì cô chỉ có thể “chịu lời” chứ không thể từ chối. Nếu Thúy Vân dùng từ “nhận lời” thì Thúy Vân có thể khước từ lời nhờ cậy, cô có thể giúp hoặc không giúp nhưng Thúy Kiều muốn em đồng ý giúp mình nên nàng đã đặt Vân vào hoàn cảnh mà cô chỉ có thể “chịu lời”. Với lời nói và lễ nghi như vậy, làm sao Thúy Vân có thể từ chối giúp đỡ.

Để em gái hiểu rõ hơn nguyên nhân dẫn đến sự nhờ cậy này, Thúy Kiều đã thuật lại câu chuyện của mình với Kim Trọng:

“Giữa đường đứt gánh tương tư
Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em
Kể từ khi gặp chàng Kim
Khi ngày quạt ước, khi đêm chén thề”

Có lẽ tình yêu ấy sẽ đơm hoa kết trái nếu không bị đứt gánh giữa đường. Có lẽ tình yêu ấy sẽ có một kết thúc tốt đẹp nếu gia đình Kiều không gặp phải gia biến, Kiều không phải trải qua mười lăm năm lưu lạc. Hình ảnh ẩn dụ “gánh tương tư” chỉ mối tình của Thúy Kiều - Kim Trọng. Tình yêu vừa chớm nở chưa được bao lâu thì đã phải chịu sự lỡ dở. Có ai không đau xót cho sự dở dang của mối tình kim cổ đó. Tình duyên của bản thân không thành, đó có thể là “mối duyên thừa” đối với Thúy Vân nhưng Thúy Kiều vẫn “mặc em” chắp nối. “Mặc em” nhưng thực chất là nài nỉ, khẩn cầu em giúp đỡ. Biết rằng em gái sẽ khó xử nhưng nàng vẫn phó thác cho em, mong muốn em dùng keo loan để nối mối tơ duyên.

Nàng chia sẻ câu chuyện tình yêu của mình với Thúy Vân để cô có thể hiểu hơn về hoàn cảnh khó xử mà Thúy Kiều đang gặp phải. Kể từ khi gặp Kim Trọng, hai người đã nảy sinh tình cảm. Họ đã cùng nhau thề nguyền, đính ước. Các từ ngữ chỉ thời gian như “ngày’, “đêm” cùng sự lặp lại ba lần của từ “khi”: “khi gặp”, “khi ngày”, “khi đêm” đã cho thấy đó là một mối tình gắn bó sâu đậm. Chắc hẳn bạn đọc không quên đêm thề nguyền của Thúy Kiều và Kim Trọng:

“Vầng trăng vằng vặc giữa trời
Đinh ninh hai miệng một lời song song”

Tình cảm dành cho nhau phải vô cùng sâu sắc thì họ mới cùng nhau thề nguyền. Nhắc đến hình ảnh “quạt ước”, “chén thề” có lẽ Thúy Kiều đã không kìm được nỗi xót xa, tiếc nuối. Vầng trăng là chứng nhân cho lễ thề nguyền ấy vậy mà giờ đây nàng lại chính là người phụ tấm chân tình của chàng Kim. Đâu phải Thúy Kiều muốn như vậy. Đâu phải Thúy Kiều là con người bạc tình bạc nghĩa. Tai họa, sóng gió bỗng xảy đến bất ngờ, gia đình nàng bị thằng bán tơ vu oan, cha và em trai bị bắt. Để cứu cha và em thoát khỏi những đòn tra tấn tàn nhẫn của bọn sai nha, nàng đã quyết định bán mình cho Mã Giám Sinh. Đọc đến dòng thơ này chúng ta mới có thể hiểu được nỗi khó xử của người con gái tài sắc ấy:

“Sự đâu sóng gió bất kì
Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai”.

Là người con cả trong gia đình, đứng giữa chữ “hiếu” và chữ “tình”, Thúy Kiều đã lựa chọn chữ “hiếu” để làm tròn bổn phận của một người con. Cha mẹ đã có công sinh thành, dưỡng dục chẳng lẽ bây giờ khi gia đình gặp sóng gió nàng lại chạy theo tiếng gọi của tình yêu để bỏ mặc gia đình? Là một người con hiếu thảo, nàng không thể làm như vậy. Công ơn của cha mẹ phận làm con dùng cả cuộc đời để báo đáp cũng không thể trả hết. Thúy Kiều tự nhận thấy tấm thân của mình không đáng giá bằng công ơn của cha mẹ:

“Vẻ chi một tấm hồng nhan
Tóc tơ chưa chút đền ơn sinh thành”

Sau khi giãi bày, tâm sự với Thúy Vân về mối tình với chàng Kim cũng là lúc nàng đưa ra những lời lẽ thuyết phục:

“Ngày xuân em hãy còn dài
Xót tình máu mủ thay lời nước non”

Đối với Thúy Vân, những năm tháng tuổi trẻ của nàng vẫn còn dài rộng nhưng đối với Thúy Kiều thì những ngày xuân ngắn ngủi đã chấm dứt. Vì thế mà nàng lấy thời gian, “ngày xuân” ra để em thay mình giữ trọn lời thề non hẹn biển với chàng Kim. Để tăng thêm tính thuyết phục, Thúy Kiều còn nhắc đến tình máu mủ của chị em ruột thịt khiến Vân không thể từ chối lời khẩn cầu. Chỉ cần Thúy Vân nối duyên với Kim Trọng thì dù cho Thúy Kiều ở nơi “chín suối” cũng mỉm cười vui vẻ:

“Chị dù thịt nát xương mòn
Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây”

Hai thành ngữ quen thuộc của dân gian “thịt nát xương mòn”, “ngậm cười chín suối” được tác giả sử dụng linh hoạt và tài tình. Đó đều là các thành ngữ chỉ cái chết, chỉ cõi âm phủ tăm tối. Với Thúy Kiều, mạng sống của mình không quan trọng bằng việc trả nghĩa cho chàng Kim. Chỉ cần Thúy Vân “chịu lời” thì dù có ở cõi chết nàng cũng cảm thấy mãn nguyện. Dù không còn sống trên thế gian này nữa thì ơn nghĩa của Thúy Vân nàng sẽ không bao giờ lãng quên. Không chỉ là người con gái hiếu thảo với cha mẹ, Thúy Kiều còn là một người sống có tình có nghĩa, biết hi sinh vì người khác.

Với thể thơ lục bát nhịp nhàng, uyển chuyển trong từng câu chữ cùng các thành ngữ, hình ảnh ẩn dụ, Nguyễn Du đã thể hiện thành công tâm trạng của Thúy Kiều khi phải trao lại mối duyên tình cho em gái ở mười hai câu thơ đầu tiên. Bằng giọng thơ xót xa đầy đau đớn, tác giả đã khơi gợi được lòng cảm thương, đồng cảm của bạn đọc bao thế hệ dành cho người con gái “hồng nhan bạc phận”.

Có thể nói mười hai câu thơ đầu của đoạn trích “Trao duyên” đã khắc họa những tâm trạng dằn vặt, những giằng xé trong nội tâm nhân vật Thúy Kiều. Qua đó cũng thể hiện tiếng nói nhân đạo của nhà thơ khi lên tiếng tố cáo chế độ xã hội vì đồng tiền nên đã đẩy người phụ nữ rơi vào những bi kịch. Vì “sóng gió bất kì” mà Thúy Kiều phải “thanh lâu hai lượt, thanh y hai lần”. Cũng vì sóng gió bất kì” mà nàng phải trải qua mười lăm năm lưu lạc. Đoạn thơ trên đã góp một phần không nhỏ vào sự thành công của đoạn trích “Trao duyên” nói riêng và tác phẩm “Truyện Kiều” nói chung, đồng thời nó cũng tạo nên những dư âm khó phai mờ trong lòng bạn đọc. 

18 tháng 5 2021

Nhắc đến đại thi hào dân tộc Nguyễn Du chúng ta không thể không nhắc đến tác phẩm “Truyện Kiều”. Đây là tác phẩm mà Nguyễn Du đã thể hiện được niềm cảm thông, thương xót với số phận “hồng nhan bạc mệnh”. Cuộc đời của Thúy Kiều gặp nhiều sóng gió, trắc trở. Mười hai câu thơ đầu của đoạn trích “Trao duyên” là sự mở đầu cho những tai ương mà nàng gặp phải.   Để có tiền chuộc cha và em, Thúy Kiều đã quyết định bán mình cho Mã Giám Sinh. Quyết định ấy khiến nàng vô cùng đau đớn khi mối tình với Kim Trọng bị dang dở. Để không phụ lòng người mình yêu, nàng đã trao duyên lại cho người em gái Thúy Vân để cô thay mình nối duyên với chàng Kim:   “Cậy em em có chịu lời Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa”   Ngay từ câu thơ mở đầu, người đọc đã cảm nhận được sự trang trọng trong lời nói và hành động của Thúy Kiều. Phải chăng việc trao duyên là việc hệ trọng, khó nói nên cách thức trao duyên cũng trịnh trọng và khác lạ hơn bởi thông thường người ta chỉ trao những đồ vật chứ không có ai lại trao đi một thứ khó xác định, khó nắm bắt như trao duyên.    Tuy là chị nhưng Thúy Kiều đã dùng những lời lẽ, hành động rất trang trọng đối với Thúy Vân. Nàng không sử dụng từ “nhờ” mà lại dùng từ “cậy”. “Cậy” không chỉ mang nghĩa nhờ vả mà còn mang sắc thái như nài nỉ, ép buộc đồng thời cũng thể hiện sự tin tưởng vào người được nhờ cậy. Song song với lời nói là hành động “lạy”, “thưa” của Thúy Kiều. Việc nhờ cậy phải hệ trọng, khẩn thiết lắm thì Thúy Kiều mới có hành động như vậy. Thông thường chỉ những người có vai vế thấp hơn người cùng giao tiếp mới có những hành động “lạy”, “thưa” nhưng trong trường hợp này, Kiều đã hạ mình xuống để cầu mong em gái chấp nhận lời thỉnh cầu của nàng bởi lẽ nàng là người mang ơn. Đặt mình trong hoàn cảnh của Thúy Vân thì cô chỉ có thể “chịu lời” chứ không thể từ chối. Nếu Thúy Vân dùng từ “nhận lời” thì Thúy Vân có thể khước từ lời nhờ cậy, cô có thể giúp hoặc không giúp nhưng Thúy Kiều muốn em đồng ý giúp mình nên nàng đã đặt Vân vào hoàn cảnh mà cô chỉ có thể “chịu lời”. Với lời nói và lễ nghi như vậy, làm sao Thúy Vân có thể từ chối giúp đỡ.   Để em gái hiểu rõ hơn nguyên nhân dẫn đến sự nhờ cậy này, Thúy Kiều đã thuật lại câu chuyện của mình với Kim Trọng:   “Giữa đường đứt gánh tương tư Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em Kể từ khi gặp chàng Kim Khi ngày quạt ước, khi đêm chén thề”   Có lẽ tình yêu ấy sẽ đơm hoa kết trái nếu không bị đứt gánh giữa đường. Có lẽ tình yêu ấy sẽ có một kết thúc tốt đẹp nếu gia đình Kiều không gặp phải gia biến, Kiều không phải trải qua mười lăm năm lưu lạc. Hình ảnh ẩn dụ “gánh tương tư” chỉ mối tình của Thúy Kiều - Kim Trọng. Tình yêu vừa chớm nở chưa được bao lâu thì đã phải chịu sự lỡ dở. Có ai không đau xót cho sự dở dang của mối tình kim cổ đó. Tình duyên của bản thân không thành, đó có thể là “mối duyên thừa” đối với Thúy Vân nhưng Thúy Kiều vẫn “mặc em” chắp nối. “Mặc em” nhưng thực chất là nài nỉ, khẩn cầu em giúp đỡ. Biết rằng em gái sẽ khó xử nhưng nàng vẫn phó thác cho em, mong muốn em dùng keo loan để nối mối tơ duyên.   Nàng chia sẻ câu chuyện tình yêu của mình với Thúy Vân để cô có thể hiểu hơn về hoàn cảnh khó xử mà Thúy Kiều đang gặp phải. Kể từ khi gặp Kim Trọng, hai người đã nảy sinh tình cảm. Họ đã cùng nhau thề nguyền, đính ước. Các từ ngữ chỉ thời gian như “ngày’, “đêm” cùng sự lặp lại ba lần của từ “khi”: “khi gặp”, “khi ngày”, “khi đêm” đã cho thấy đó là một mối tình gắn bó sâu đậm. Chắc hẳn bạn đọc không quên đêm thề nguyền của Thúy Kiều và Kim Trọng:   “Vầng trăng vằng vặc giữa trời Đinh ninh hai miệng một lời song song”   Tình cảm dành cho nhau phải vô cùng sâu sắc thì họ mới cùng nhau thề nguyền. Nhắc đến hình ảnh “quạt ước”, “chén thề” có lẽ Thúy Kiều đã không kìm được nỗi xót xa, tiếc nuối. Vầng trăng là chứng nhân cho lễ thề nguyền ấy vậy mà giờ đây nàng lại chính là người phụ tấm chân tình của chàng Kim. Đâu phải Thúy Kiều muốn như vậy. Đâu phải Thúy Kiều là con người bạc tình bạc nghĩa. Tai họa, sóng gió bỗng xảy đến bất ngờ, gia đình nàng bị thằng bán tơ vu oan, cha và em trai bị bắt. Để cứu cha và em thoát khỏi những đòn tra tấn tàn nhẫn của bọn sai nha, nàng đã quyết định bán mình cho Mã Giám Sinh. Đọc đến dòng thơ này chúng ta mới có thể hiểu được nỗi khó xử của người con gái tài sắc ấy:   “Sự đâu sóng gió bất kì Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai”.   Là người con cả trong gia đình, đứng giữa chữ “hiếu” và chữ “tình”, Thúy Kiều đã lựa chọn chữ “hiếu” để làm tròn bổn phận của một người con. Cha mẹ đã có công sinh thành, dưỡng dục chẳng lẽ bây giờ khi gia đình gặp sóng gió nàng lại chạy theo tiếng gọi của tình yêu để bỏ mặc gia đình? Là một người con hiếu thảo, nàng không thể làm như vậy. Công ơn của cha mẹ phận làm con dùng cả cuộc đời để báo đáp cũng không thể trả hết. Thúy Kiều tự nhận thấy tấm thân của mình không đáng giá bằng công ơn của cha mẹ:   “Vẻ chi một tấm hồng nhan Tóc tơ chưa chút đền ơn sinh thành”   Sau khi giãi bày, tâm sự với Thúy Vân về mối tình với chàng Kim cũng là lúc nàng đưa ra những lời lẽ thuyết phục:   “Ngày xuân em hãy còn dài Xót tình máu mủ thay lời nước non”   Đối với Thúy Vân, những năm tháng tuổi trẻ của nàng vẫn còn dài rộng nhưng đối với Thúy Kiều thì những ngày xuân ngắn ngủi đã chấm dứt. Vì thế mà nàng lấy thời gian, “ngày xuân” ra để em thay mình giữ trọn lời thề non hẹn biển với chàng Kim. Để tăng thêm tính thuyết phục, Thúy Kiều còn nhắc đến tình máu mủ của chị em ruột thịt khiến Vân không thể từ chối lời khẩn cầu. Chỉ cần Thúy Vân nối duyên với Kim Trọng thì dù cho Thúy Kiều ở nơi “chín suối” cũng mỉm cười vui vẻ:   “Chị dù thịt nát xương mòn Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây”   Hai thành ngữ quen thuộc của dân gian “thịt nát xương mòn”, “ngậm cười chín suối” được tác giả sử dụng linh hoạt và tài tình. Đó đều là các thành ngữ chỉ cái chết, chỉ cõi âm phủ tăm tối. Với Thúy Kiều, mạng sống của mình không quan trọng bằng việc trả nghĩa cho chàng Kim. Chỉ cần Thúy Vân “chịu lời” thì dù có ở cõi chết nàng cũng cảm thấy mãn nguyện. Dù không còn sống trên thế gian này nữa thì ơn nghĩa của Thúy Vân nàng sẽ không bao giờ lãng quên. Không chỉ là người con gái hiếu thảo với cha mẹ, Thúy Kiều còn là một người sống có tình có nghĩa, biết hi sinh vì người khác.   Với thể thơ lục bát nhịp nhàng, uyển chuyển trong từng câu chữ cùng các thành ngữ, hình ảnh ẩn dụ, Nguyễn Du đã thể hiện thành công tâm trạng của Thúy Kiều khi phải trao lại mối duyên tình cho em gái ở mười hai câu thơ đầu tiên. Bằng giọng thơ xót xa đầy đau đớn, tác giả đã khơi gợi được lòng cảm thương, đồng cảm của bạn đọc bao thế hệ dành cho người con gái “hồng nhan bạc phận”.   Có thể nói mười hai câu thơ đầu của đoạn trích “Trao duyên” đã khắc họa những tâm trạng dằn vặt, những giằng xé trong nội tâm nhân vật Thúy Kiều. Qua đó cũng thể hiện tiếng nói nhân đạo của nhà thơ khi lên tiếng tố cáo chế độ xã hội vì đồng tiền nên đã đẩy người phụ nữ rơi vào những bi kịch. Vì “sóng gió bất kì” mà Thúy Kiều phải “thanh lâu hai lượt, thanh y hai lần”. Cũng vì sóng gió bất kì” mà nàng phải trải qua mười lăm năm lưu lạc. Đoạn thơ trên đã góp một phần không nhỏ vào sự thành công của đoạn trích “Trao duyên” nói riêng và tác phẩm “Truyện Kiều” nói chung, đồng thời nó cũng tạo nên những dư âm khó phai mờ trong lòng bạn đọc.

15 tháng 5 2019

Những kỉ vật của tình yêu như chiếc vòng đeo tay và tờ giấy ghi lời thề nguyền của hai người Thúy Kiều đều đem trao lại để Thúy Vân giữ:

"Chiếc vành với bức tờ mây
Duyên này thì giữ vật này của chung"

Từ giờ phút này trở đi, đó là những kỉ vật thuộc quyền sở hữu của cả ba người: Thúy Kiều - Kim Trọng - Thúy Vân. Trao lại những kỉ vật tình yêu và người mình yêu cho người khác có mấy ai không cảm thấy buồn bã, đau xót? Cái duyên của mình với Kim Trọng Thúy Kiều xin được giữ lại vì tình cảm nàng dành cho chàng Kim rất sâu đậm. Tuy có phần ích kỉnhưng hành động của nàng nhận được sự đồng cảm nơi bạn đọc. Họ đã thề nguyền, đính ước nhưng Thúy Kiều vì bán mình cứu cha và em nên trở thành kẻ thất hứa. Những kí ức đẹp đẽ về cuộc thề nguyền thiêng liêng và những giây phút hạnh phúc Thúy Kiều đàn cho Kim Trọng nghe sẽ không còn nữa.

Nàng vui mừng khi Kim Trọng và Thúy Vân "nên vợ nên chồng" nhưng nàng cũng đau khổ vì người ở bên cạnh chàng Kim lại không phải là mình. Nàng đau đớn đến tột cùng khi tự nhận mình là "người mệnh bạc" và nghĩ mình như một người đã chết:

"Trông ra ngọn cỏ lá cây,
Thấy hiu hiu gió thì hay chị về.
Hồn còn mang nặng lời thề,
Nát thân bồ liễu, đền nghì trúc mai;
Dạ đài cách mặt khuất lời,
Rảy xin chén nước cho người thác oan."

Cho dù Thúy Kiều có "thịt nát xương mòn" thì cũng mong rằng Thúy Vân và Kim Trọng không quên mình. Nàng còn chỉ cho Thúy Vân biết dấu hiệu để nhận ra khi mình trở về: "Thấy hiu hiu gió thì hay chị về". Một con người nặng tình nặng nghĩa như Thúy Kiều không thể lãng quên lời thề của mình với chàng Kim nhanh như vậy được. Ngay cả khi là một linh hồn chốn cửu tuyền thì nàng vẫn "mang nặng lời thề". Đó làlời thề thủy chung son sắt trọn đời bên nhau cùng Kim Trọng. Lời thề thủy chung ấy nàng sẽ khắc cốt ghi tâm cả cuộc đời không quên. Thế giới cõi âm và thế giới ở trần gian "cách mặt khuất lời" nên Thúy Kiều chỉ xin Thúy Vân "rưới xin giọt nước" cho linh hồn oan khuất của mình. Thúy Kiều đang còn sống mà tâm trí thì nghĩ về cái chết - cái chết oan khuất của một con người mệnh bạc. Nàng và Kim Trọng đã có với nhau "muôn vàn ái ân". Họ đã có với nhau những kỉ niệm đẹp, những giây phút mặn nồng của tình yêu đôi lứa. "Bây giờ trâm gãy gương tan", tình yêu của hai người không thể có được kết thúc tốt đẹp nên Thúy Kiều vô cùng chua xót.