K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 11 2017

a. Mở bài: Giới thiệu vấn đề nghị luận.
– Là một truyền thống đạo lý tốt đẹp của dân tộc ta từ xưa.
– Ngày nay vẫn được xã hội đề cập, quan tâm.
b. Thân bài
· Giải thích
– Biết ơn là luôn nhớ ơn, tìm cách đền đáp những người từng giúp đỡ mình.
– Không có ai trong cuộc đời mà không cần đến sự dạy dỗ của thầy cô.
– Biết ơn thầy cô giáo bằng những hành động cụ thể thể hiện lòng kính yêu và đền đáp công ơn thầy cô.
Nguồn gốc
– Một đạo lý đẹp của dân tộc hiểu học.
– Có nhiều tấm gương tiêu biểu về lòng biết ơn thầy cô từ lịch sử xa xưa.
Biểu hiện cụ thể:
– Học tập tốt, nghe lời thầy cô dạy bảo.
– Biết quan tâm bạn bè, thầy cô đúng mực.
Ý thức của mỗi học sinh chúng ta hiện nay.
– Đa số các bạn đã nhận thức đúng và có việc làm cụ thể: học tập và rèn luyện tốt, chia sẻ tâm sự.
– Một số bạn coi thường điều này, không biết thậm chí coi thường, vô lễ.
Định hướng
– Phải biết ơn thầy cô vì đó là những người giúp ta trưởng thành về mọi mặt.
– Ngày nay vẫn phải đề cao bài học, đạo lý cao đẹp đó.
– Phê phán những hành vi và thái độ ứng xử phi đạo lí, vô ơn, hỗn láo với thầy cô.

c. Kết bài:

– Cảm xúc, suy nghĩ của mình về vấn đề lòng biết ơn đối với thầy cô.
– Liên hệ bản thân, định hướng hành động.

BÀI VĂN MẪU SỐ 1
Trong xã hội mà nền kinh tế tri thức phát triển mạnh mẽ như ngày nay thì việc học là rất quan trọng. Do đó chúng ta phải đến trường ở đó các thầy cô giáo sẽ truyền thụ cho ta những kiến thức vô cùng bổ ích và thành công của ta hôm nay chính là nhờ phần lớn công lao dạy dỗ của các thầy các cô. Chúng ta cần phải biết ơn họ.

thời xưa cụ chu văn an đã mở lớp dạy học tại quê nhà. Và nhiều người trong số những học tròcua3 cụ đã làm đến những chức quan quan trọng trong triều đình. Phạm Sự Mạnh là một học trò như thế, tuy đã là quan đẩu triều nhưng ông vẫn tõ thái độ vô cũng kính tr5ong người thầy cũ của mình. Đến nhà thăm cụ, ông chỉ đứng từ xa vái chào, vào trong nhà cũng ko dám ngồi cũng sập với cụ, chỉ xin ngời bậc dưới. Ông trả lời đầy đủ những câu hỏi của thầy, hỏi thăm sức khỏe của thầy như một người học trò bình thường. Tấm lòng thật đáng quý biết bao!

Thời nay học sunh chúng ta cũng có vô vàn cách để biểu lộ lòng biết ơn của mình đối với các thầy cô giáo: tham gia văn nghệ chào mừng 20-11; thi đua giành nhiều hoa điểm tốt, đến thăm, chúc sức khỏe các thầy cô.

Biết ơn nhữnng người đã dạy dỗ mình là một hành động đẹp rất nên làm. Đó là việc làm của một người học sinh ngoan , biết phát huy tốt truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta.

Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng.

Nếu không có các thầy các cô dạy dỗ chúng ta, truyền cho chúng ta những kiến thức bổ ích thì chắc gì chúng ta đã đạt được thành công như ngày hôn nay; chắc gì chúng ta đã thành đạt, kiếm nhiều tiền để nuôi sống gia đình và làm lợi cho đất nước. Do vậy ai ai cũng cần phải có lòng biết ơn thầy cô giáo.

Ấy thế mà lại có những học sinh vô ý thức, vô văn hóa, chắng coi thầy cô ra gì. Những học sinh đó học thì kém lại hay nghịch dại, làm thầy cô và bố mẹ phiền lòng. Thậm chí còn mắng, chửi thầy cô khi bị điểm kém hay hạ hạnh kiểm. Đánh trách thay!

Chúng ta có rất nhiều cách để tỏ lòng biết ơn những người đã có công dạy dỗ mình: ngồi trong lớp chỉ cẩn các bạn chú ý nghe giảng tức là đã tỏ lòng biết ơn rồi đấy. Học thật giỏi, giành được nhiều điểm chín. mười chính là cách đền ơn các thầy các cô tốt nhất của chúng ta. Ngoài ra vào ngày 20-11. 8-3, tết cổ truyền, học sinh có thể họp nhau lại cùng đến nhà thầy cô, thầy cô vui mà chúng ta cũng được coi là học sinh ngoan, có nghĩa biết đền ơn

Người ta nói:
Qua sông thì bắc cầu kiều
Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy.

Thật vậy! Cứ giả sữ xã hội này mà không có nghề dạy học thì không biết nó sẽ trì trệ và kém phát triển đến thế nào! Vậy thì ngay từ bậy giờ, chúng ta hãy tỏ ra là những người học trò ngoan bằng cách tỏ lòng biết ơn các thầy, các cô của nình. Họ xứng đáng được chúng ta đời đời nhớ ơn và kính trọng!

13 tháng 11 2017

Bài văn là những kỉ niệm rất sống động của cậu học trò đã từng nghịch ngợm, quậy phá làm phiền lòng thầy cô. Nhưng bằng tất cả yêu thương, ân cần; thầy cô đã khiến cậu tâm phục, khẩu phục. Những tình cảm của cậu với thầy cô trong ngày 20-11 mỗi năm mỗi khác, nhưng càng trưởng thành, cậu càng hiểu rằng dù thế nào đi chăng nữa, tất cả thầy cô luôn mong muốn dành cho học trò của mình những điều tốt đẹp nhất. Không có thầy cô, cậu không thể thành công như ngày hôm nay. Vì vậy, thay vì gửi những tin nhắn chúc mừng ngắn ngủi, hãy thể hiện tình cảm với thầy cô thật chân thành và thiết thực nhất.

Cứ mỗi lần tháng 11 ùa về, đến cái ngày mà cả một năm mới có một lần để nhắc học trò nhớ về thầy cô của mình, nhắc đến ngày Nhà Giáo Việt Nam thì mọi ký ức của thời học sinh lại ùa về. Nhớ những lời căn dặn, những cái vỗ vai, hay cả những lời răn đe nghiêm khắc của thầy cô khi học trò mắc phải lỗi.

Thầy cô là người luôn dành tất cả mọi yêu thương cho đứa học trò của mình, kể cả những đứa học trò mà luôn làm mình phát bực la lớn lên và mời đi ra khỏi lớp. Thậm chí có thể là đình chỉ học môn đó một tuần cũng có.

Thầy cô là người luôn phải chịu đựng bởi bao trò tai quá mà những đứa học trò gây ra, hay thường là những vị cứu tinh của những học sinh bị bắt nạt. Có thể nói thầy cô như là những thần tượng của học trò, hay là người cha, người mẹ thứ hai vậy.

Thầy cô là người đã dạy con nét chữ đầu tiên để rồi sau này, khi con lớn hơn một chút, con mới hiểu sự ân cần của cô, khi cầm tay con uốn từng nét chữ không chỉ đơn thuần là dạy con biết viết, mà nết người của con cũng bắt đầu từ những nét chữ A,B,C. Là người mà phải thức cả đêm để viết lại và cảm nhận bài văn thầy phê “cảm nhận còn hời hợt” bằng tất cả tình cảm, vốn sống của mình. Tất cả những gì thầy cô làm là chỉ mong học sinh của mình sẽ tốt hơn, trưởng thành hơn.

Nhớ ngày 20/11 năm xưa chắc ai cũng trải qua cái thời mà đòi mẹ phải mua quà để đi tặng thầy cô cho bằng được nhưng nỗi khổ là không dám đi một mình, lần nào cũng phải mẹ kè kè đi ,lúc đó nhỏ có biết nói gì đâu thấy bạn đi mình cũng đi cho bằng được. Quà 20/11 lúc xưa cũng chỉ là dầu gội, bột ngọt, sữa hay cuốn sổ và cái bút, nhà có điều kiện hơn thì xấp vải cho thầy cô may đồ để đi dạy. Lớn lên chút thì đã biết đường đi mua quà cho thầy cô, nhưng đến lúc tặng thì run cầm cập, gặp thầy cô ở trường suốt không sao cả nhưng mà gặp riêng thầy cô thì không dám đến. Nhớ lúc đi tặng quà thì vừa vào phòng, thấy thầy cô là tặng cho thầy cô rồi nói một câu ngắn gọn: "Mừng Cô (Thầy) 20 tháng 11" rồi chạy cái vèo ra ngoài, để thầy cô phải chạy ra gọi học trò quay trở lại ngồi chơi, nhưng cũng chỉ ngồi được 5 phút rồi "Cô (Thầy) cho em xin phép". Đến hôm sau vẫn còn không dám gặp thầy cô.

Lớn lên rồi học cấp 3, ngày 20/11 được xem như là một ngày học nhẹ nhõm của học sinh thì phải - theo tôi nghĩ như thế. Vì ngày 20/11 thường thì thầy cô khuyến mãi không dò bài, học sinh cũng không phải thấp thỏm vì cái giờ dò bài như thường ngày. Đôi khi thì còn được nói chuyện phiếm và nghỉ học luôn môn đó, thường thì lớp trường đại diện lớp tặng hoa cho thầy cô rồi thôi, xong cái ngày 20/11.

Nhưng cái ngày 20/11 không phải thầy cô vui vì được nhận hoa và quà của học trò thôi, thầy cô vui vì thấy rằng những đứa học trò của mình đã lớn khôn hơn, thầy cô khi thấy những thành quả của mình tốn bao công sức tâm huyết đạt được thành quả, đó là điều mà làm cho thầy cô tự hào nhất trong đời làm nhà giáo của mình.

Không biết ngày 20/11 của bạn như thế nào nhưng của tôi là một ngày đầy cảm xúc, tuy đi làm xa không thể tới thăm thầy cô được, nhưng không khi nào thầy cô không nhớ tới tôi. Lúc tôi gọi điện thoại chưa kịp nói tên mình thì thầy cô đã nhận ra tôi trước ,tôi vui mừng và đôi khi là bật khóc, cho dù lúc đi học tôi có phá, có quậy nhất lớp thì thầy cô vẫn nhớ và cười phì nói: "Thằng học trò phá nhất lớp của cô nay làm ở đâu rồi, có khỏe không? Năm nay cho gọi điện thoại nhưng năm sau phải về nhà thăm cô đấy nhé!!!". Trải qua biết bao lứa học trò, bao nhiêu năm nhà giáo mà thầy cô vẫn nhớ học trò của mình chứng minh một điều là thầy cô luôn dành mọi tâm huyết cho những đứa học trò nhỏ bé, dù có hay nghiêm khắc với mình đi chăng nữa thì cũng dễ hiểu là thầy cô chỉ muốn điều tốt nhất cho mình mà thôi. Chắc điều đó ai cũng cảm nhận được như tôi, vì nếu không có những điều như thế thì bạn có thể thành công hay sống tốt hơn như hiện nay để còn ngồi đọc những dòng tốt viết đây.

Lúc ngồi viết những dòng này thì nhớ lại những trò tai quái của mình đã mang đến cho thầy cô... Sao có thể làm những trò ấy nhỉ, nhưng mà thôi "Nhất quỷ, nhì ma, thứ ba học trò" mà, nhưng dù gì thì cũng mong ngày 20/11 sắp đến, hãy bỏ một chút thời gian nếu như được hãy đến thăm thầy cô, thầy cô sẽ không quên bạn đâu, nhưng nếu không được thì hãy dành cho một cuộc điện thoại chỉ năm, mười phút thôi. Đừng chỉ gửi một cái hình lên mạng Xã hội cho thầy cô và kèm theo dòng ngắn ngủn: "Mừng 20/11, chúc Thầy (Cô) có ngày lễ vui vẻ" là thôi.

Xin cảm ơn những thầy cô đã dìu dắt con từ những ngày đầu tiên học lễ, hậu học văn. Những yêu thương, trân trọng và thành kính nhất là tất cả những gì con muốn những người cô thầy đã dạy dỗ con nên người. Chúc các thầy cô luôn mạnh khỏe, hạnh phúc để mãi mãi vun đắp cho sự nghiệp trồng người.

Hình ảnh Ngày 20/11: Những bài văn hay và xúc động viết về thầy cô, giáo số 2
CHUYÊN ĐỀ : NHỮNG LƯU Ý VÀ DÀN BÀI VỀ DẠNG BÀI VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI.Giới thiệu: Xin chào mọi người, sau một thời gian vắng bóng, chắc hẳn các bạn đã quên mình rồi đúng không? Lời nói đầu tiên xin gửi lời chào đến các thầy cô giáo, các bạn học sinh đang sử dụng web HOC24. Mình là Nguyễn Văn Đạt, sinh sống tại tỉnh Bắc Ninh và mình chuẩn bị bước vào lớp 10.Thực trạng: Dạo...
Đọc tiếp

CHUYÊN ĐỀ : NHỮNG LƯU Ý VÀ DÀN BÀI VỀ DẠNG BÀI VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI.

Giới thiệu: Xin chào mọi người, sau một thời gian vắng bóng, chắc hẳn các bạn đã quên mình rồi đúng không? Lời nói đầu tiên xin gửi lời chào đến các thầy cô giáo, các bạn học sinh đang sử dụng web HOC24. Mình là Nguyễn Văn Đạt, sinh sống tại tỉnh Bắc Ninh và mình chuẩn bị bước vào lớp 10.

Thực trạng: Dạo gần đây, mình đã tìm hiểu một số những cách làm bài văn về NLXH sao cho hay, sao cho độc đáo và làm ấn tượng trong lòng người đọc. Cùng với sự góp ý và chia sẻ của thầy giáo dạy Văn của mình, bản thân mình thấy những bài văn, đoạn văn NLXH đang bị thiếu sót những THEN CHỐT vô cùng quan trọng. Đó chính là DẪN CHỨNG trong bài văn nghị luận. Và hôm nay, mình quay trở lại đây, với kinh nghiệm là một học sinh khá Văn trên lớp, mình sẽ chia sẻ và gợi ý cho các bạn những điều cần chú ý khi viết văn NLXH.

Mình sẽ đi vào vấn đề chính luôn nhé! Theo mình tìm hiểu, thì hầu hết những bài NLXH khi thi tuyển sinh và thi cấp phổ thông đều vào NLXH về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.  Bởi lẽ nó đề cập đến lính vực tư tưởng, đạo đức, lối sống của con người.

(*) Đầu tiên, ta cần có một dàn ý cho bài văn NLXH chung về vấn đề tư tưởng đạo lí :

- Giới thiệu vấn đề tư tưởng, đạo lí mà đề yêu cầu. ( Trích ngữ liệu đề nếu có )

- Giải thích vấn đề nghị luận cần bàn. Từ đó út ra ý nghĩa khá quát.

- Phân tích, chứng minh : 

+ Khẳng định vấn đề

+ Biểu hiện của vấn đề NLXH

+ Chứng minh tính đúng đắn, quan trọng của vấn đề mang lại.

( Đặc biệt ta cần có dẫn chứng người thật việc thật, từ lịch sử đến hiện tại, từ văn chương đến thực tế )

- Bàn luận, mở rộng :

+ Nhân thức, hành động đúng đắn.

+ Phê phán, bác bỏ biểu hiện sai lệch.

+ Lật ngược lại vấn đề nghị luận.

- Khẳng định ý nghĩa, tầm quan trọng của vấn đề vừa bàn

- Liên hệ bản thân về bài học rút ra.

Trên đây là dàn ý ngắn gọn cho đề văn NLXH đề cập tới.

(**) Cùng đi đến thực trạng cần khắc phục khi viết văn NLXH :

- Có thể nói, NLXH là một yếu tố quan trọng trong một bài dự thi của học sinh ở những bước chuyển trong giai đoạn học tập. Nó thường chiếm khoảng 1,5 - 2 điểm trong bài thi. Bài văn, đoạn văn về NLXH thì cần có phân tích, chứng minh, dẫn chứng, lí lẽ rõ ràng, rành mạch, đúng sự thật.

- Qua quá trình quan sát các bạn cùng những bài nghị luận xã hội đóng góp vào cộng đồng, mình có thể thấy đó là một sự nỗ lực của các bạn, là sự tư duy, tìm tòi học hỏi. Tuy nhiên, có một điều mà mình chưa thấy trong bài của các bạn, và đó cũng là một trong những yếu tố quan trọng nhất của một bài văn NLXH, đó chính là : DẪN CHỨNG. 

Vậy dẫn chứng là gì? Dẫn chứng là một chứng cứ được đưa ra trong bài văn để chứng minh, làm sáng tỏ vấn đề nghị luận một cách rõ ràng, thực tế. Dẫn chứng góp vai trò quan trọng trong một bài văn bởi vì nó chiếm tới 30% - 50% bài làm của các bạn. Một bài văn hay đoạn văn cần có ít nhất là 2 dẫn chứng.

- Bởi lẽ vậy mà mình viết bài này để cho thấy được tầm quan trọng của dẫn chứng là như thế nào. Không chỉ vậy, mà chúng ta cần phải chọn những dẫn chứng XÁC THỰC để đưa vào bài văn NL.

- Theo kinh nghiệm của các thầy cô giáo đã dạy, dẫn chứng đưa ra cần là một dẫn chứng có ảnh hưởng trong xã hội, nó tác động đến suy nghĩ của con người. Hay nói cách khác, dẫn chứng các bạn nên lấy trong cuộc sống hằng ngày, hay trong lịch sử. Trường hợp các bạn không có dẫn chứng ở thực tại, ta có thể chọn dẫn chứng trong văn chương. Lí giải lí do tại sao, dẫn chứng trong văn chương không được ưu tiên? Bởi vì qua ngòi bút của những nghệ sĩ, những "vật liệu mượn ở thực tại" ấy đã được nhà văn, nhà thơ gửi gắm những tình cảm khác, có những biến đổi hay liên tưởng kì thú. Bởi vậy mà dẫn chứng văn chương một phần nào đó không được chính xác, làm cho bài văn của mình trở nên mất sự chặt chẽ.

- Những dẫn chứng ta có thể thấy rất nhiều trong đời sống bây giờ. Đặc biệt là trong thời gian Covid đang hoành hành, hiện lên ở bầu trời đó là những hành động, cử chỉ đẹp đẽ với biết bao dẫn chứng khác nhau. Ngoài ra trong lịch sử, Bác Hồ với những phẩm chất cao quý, tốt đẹp luôn được nhắc đến trong bài văn. Cùng với những sự kiện lịch sử đáng nhớ, những người anh hùng làm nên lịch sử..... Giờ đây, tin tức được lan truyền rất nhanh và rộng rãi bởi công nghệ hiện đại nên khi đọc báo ta có thể dành vài phút để note lại những gương mặt tiêu biểu cần làm dẫn chứng. Điều đó sẽ khiến bài văn của các bạn trở nên chặt chẽ, thuyết phục người đọc hơn đó!

Lời kết : Và trên đây là những kinh nghiệm mình dành tặng các bạn học sinh cũng như những anh chị khóa trên. Tuy vẫn còn thiếu sót nhiều điều nhưng mình mong đó là một sự đóng góp cho cộng đồng HOC24. Cuối cùng, chúc các bạn học sinh cùng các thầy cô giáo luôn giữ cho mình một sức khỏe tốt trong mùa dịch và đừng quên nhiệm vụ học tập của mình nhé! Tạm biệt.....

 

 

13
3 tháng 8 2021

Có thể lm về NLVH nx đc ko ạ?

 

3 tháng 8 2021

ủa, tưởng anh Đạt lớp 10 rồi chứ

13 tháng 11 2017

Trong xã hội mà nền kinh tế tri thức phát triển mạnh mẽ như ngày nay thì việc học là rất quan trọng. Do đó chúng ta phải đến trường ở đó các thầy cô giáo sẽ truyền thụ cho ta những kiến thức vô cùng bổ ích và thành công của ta hôm nay chính là nhờ phần lớn công lao dạy dỗ của các thầy các cô. Chúng ta cần phải biết ơn họ.

thời xưa cụ chu văn an đã mở lớp dạy học tại quê nhà. Và nhiều người trong số những học tròcua3 cụ đã làm đến những chức quan quan trọng trong triều đình. Phạm Sự Mạnh là một học trò như thế, tuy đã là quan đẩu triều nhưng ông vẫn tõ thái độ vô cũng kính tr5ong người thầy cũ của mình. Đến nhà thăm cụ, ông chỉ đứng từ xa vái chào, vào trong nhà cũng ko dám ngồi cũng sập với cụ, chỉ xin ngời bậc dưới. Ông trả lời đầy đủ những câu hỏi của thầy, hỏi thăm sức khỏe của thầy như một người học trò bình thường. Tấm lòng thật đáng quý biết bao!

Thời nay học sunh chúng ta cũng có vô vàn cách để biểu lộ lòng biết ơn của mình đối với các thầy cô giáo: tham gia văn nghệ chào mừng 20-11; thi đua giành nhiều hoa điểm tốt, đến thăm, chúc sức khỏe các thầy cô.

Biết ơn nhữnng người đã dạy dỗ mình là một hành động đẹp rất nên làm. Đó là việc làm của một người học sinh ngoan , biết phát huy tốt truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta.

Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng.

Nếu không có các thầy các cô dạy dỗ chúng ta, truyền cho chúng ta những kiến thức bổ ích thì chắc gì chúng ta đã đạt được thành công như ngày hôn nay; chắc gì chúng ta đã thành đạt, kiếm nhiều tiền để nuôi sống gia đình và làm lợi cho đất nước. Do vậy ai ai cũng cần phải có lòng biết ơn thầy cô giáo.

Ấy thế mà lại có những học sinh vô ý thức, vô văn hóa, chắng coi thầy cô ra gì. Những học sinh đó học thì kém lại hay nghịch dại, làm thầy cô và bố mẹ phiền lòng. Thậm chí còn mắng, chửi thầy cô khi bị ...

DÀN Ý

_ Mở bài:
- Giới thiệu truyền thống đạo lý tốt đẹp của con người:Dân tộc Việt Nam(VN) vốn có truyền thống đạo lý vô cùng tốt đẹp.Trong truyền thống đạo lý đó,chữ nhân được đặt lên hàng đầu.Một khía cạnh của nhân nghĩa là lòng biết ơn.
- Giới thiệu lòng biết ơn đối với thầy cô giáo:Trong cuộc sống này,chúng ta hàng ngày phải chịu ơn biết bao người.Từ bát cơm ta ăn,hình hài ta có rồi đến đời sống tinh thần từ đâu ra?Phải chăng là do thành quả của biết bao người(nông dân vất vả...,cha mẹ tần tảo...) và gần nhất là sự tận tụy hết lòng của thầy cô. - Chuyển ý:Hưởng thụ những lời dạy chân tình ấy của thầy,chúng ta nghĩ gì?

II_ Thân bài:
1. Tại sao phải biết ơn thầy cô?
- "Nhất tự vi sư
Bán tự vi sư".
- "Không thầy đố mày làm nên".
Thầy cô giáo có vai trò rất to lớn trong sự thành đạt của học sinh.Thầy cô là bậc đàn anh đi trước,là người có trình độ hiểu biết cao,người dạy cho học sinh bao điều hay lẽ phải,..
- Vai trò,trách nhiệm của thầy cô rất to lớn:không chỉ cung cấp kiến thức,thầy cô còn dạy bảo ta nên người hoàn thiện.
- Thầy cô còn là bậc cha mẹ thứ 2:..tốn nhiều công sức,truyền đạt và tấm lòng.
- Có biết ơn thầy cô,người học sinh mới có nhân cách làm người,thực hiện đúng đạo lý muôn đời của dân tộc:"Tôn sư trọng đạo".
2.Suy nghĩ về lòng biết ơn này:
- Chúng ta phải xem đó là bổn phận và trách nhiệm của người học sinh."Ăn quả nhớ kẻ trồng cây".Ngay từ khi ngồi vào ghế nhà trường,học sinh đã được dạy"Tiên học lễ,hậu học văn".
- Vẫn còn những biểu hiện xấu:Quên đi cái lễ,phủ nhận công lao của thầy cô,hạ thấp vai trò của thầy cô,cãi với thầy cô,nói xấu thầy cô,..Dẫn chứng:Nêu hiện tượng học sinh giỏi,có tài nhưng có hành vi thiếu đạo đức.
- Chúng ta cần phải ra sức chống lại và loại trừ cái xấu đang phát triển...
- Chúng ta phải luôn khẳng định trọng thấy,biết ơn thầy cô là 1 trong những chuẩn mực đạo đức tốt đẹp của người học sinh.
3.Biểu hiện(Biết ơn thầy cô phải được thể hiện như thế nào?):
- Chúng ta phải luôn biết kính trọng,biết ơn công lao dạy dỗ của thầy cô:Học thật tốt,thành đạt trong cuộc đời là cách thiết thực nhất.Hành động:chào hỏi,cúi đầu chào thấy cô..
- Khi trưởng thành và thành đạt,hãy nhớ về thầy cô.

III_Kết bài:
- Khẳng định lại vấn đề:"Muốn sang thì bắc cầu Kiều
Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy"
Con đường đến với tri thức là con đường gập ghềnh,gian nan.Trên con đường ấy,thầy là người chỉ lối,là người lái đò đưa tri thức truyền đạt cho lớp trẻ.Muốn nên người,ta phải có thái độ tôn kính thầy cô.
- Rút ra bài học cho bản thân:..

13 tháng 11 2017

BFF_1234Đặng Thị Huyền TrangTrần Thọ ĐạtLinh PhươngMai Phương aNHNguyễn Phương ThảoKiều LinhBrown BaeLê Ánhღ Nguyễn Trần Mỹ Uyên ღNguyễn Thị MaiLưu Hạ VyMai Hà ChiNguyễn Thị Hồng NhungTrần Ngọc Định

18 tháng 1 2018

Dàn ý

A. Mở bài

Giới thiệu về hoàn cảnh gặp gỡ, nêu về kỉ niệm đáng nhớ giữa bản thân với thầy cô giáo cũ

 
 
 

    + Nhân dịp chào đón ngày 20/11, tôi bồi hồi nhớ về kỉ niệm vui buồn cùng thầy cô

B. Thân bài : Kể lại câu chuyện

- Nói chung về thầy cô đó

    + Đó là câu chuyện vui, buồn, xảy ra trong hoàn cảnh, thời gian nào?

    + Kỉ niệm liên quan tới thầy cô giáo dạy lớp mấy của em

    + Dáng vẻ, tính tình, công việc hằng ngày của thầy cô

- Diễn biến của kỉ niệm (câu chuyện)

    + Câu chuyện khởi đầu như thế nào, đâu là cao trào của câu chuyện?

    + Tình cảm, cách ứng xử của thầy cô và những người biết/ chứng kiến câu chuyện

    + Kết thúc của câu chuyện đó diễn ra thế nào

    + Nêu suy nghĩ và cảm nhận của bản thân thông qua kỉ niệm

    + Tấm lòng, vai trò của thầy cô dành cho học trò nói chung và dành cho em nói riêng

C.Kết bài

Kỉ niệm đáng nhớ đó để lại ấn tượng với em thế nào. Tình cảm và sự kính trọng của em dành cho người thầy/ cô ấy

Bài mẫu

Chỉ hai hôm nữa là đến ngày 20 tháng 11, cũng là ngày trường tôi làm lễ kỉ niệm 40 năm ngày thành lập trường và đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba – phần thưởng cao quý do Đảng và Nhà nước tặng. Không khí lao động và học tập của trường thật sôi nổi và hào hứng. Nhiều thầy cô giáo cũ đã về hưu hay đang công tác ở xa đã lần lượt trở về thăm trường. Ngôi trường được quét vôi lại mang vẻ đẹp tinh khôi tuyệt đẹp. Cột cờ được thay bằng cột kim loại không gỉ. Sân trường, hội trường, các lớp học, các phòng chức năng ... sáng bừng lên. Thư viện nhà trường được bổ sung nhiều sách mới ... .

Chiều hôm ấy, tôi vừa ra khỏi cổng trường thì gặp thầy Nguyên, thầy chủ nhiệm dạy mẹ tôi thời chống Mỹ, và dạy tôi năm học lớp 6, ba năm về trước. Thầy dạy môn toán và làm chủ nhiệm lớp 6. Thầy đã về hưu, hiện sống ở quê thầy, cách trường trên 40km. Thầy nhận ra tôi trước. Thầy cất tiếng hỏi rất ấm áp:

- Em Vinh đấy à? Trông em lớn quá! Học lớp 9 rồi chứ? Em còn nhớ thầy nữa không ...

Tôi sững người ra, nói ấp úng sau hai tiếng "thưa thầy" rồi nước mắt ứa ra. Hai thầy trò chuyện trò một lát, tôi chào thầy ra về, vì biết thầy đạp xe đường xa mệt. Thầy nắm vai tôi, nhẹ nhàng nói: "Em cho thầy gửi lời hỏi thăm sức khỏe cụ và bố mẹ em ..."

Xã Bình Minh quê hương tôi có ba thôn: thôn Thượng, thôn Trung và thôn Hạ. Ngoài nghề nông, bà con xã tôi còn có nghề làm hương, làm mộc mĩ nghệ nổi tiếng trong vùng. Trường cấp II Bình Minh trước đây là niềm tự hào của bà con làng trên xóm dưới, một vùng quê giỏi làm ăn và hiếu học.

Thầy Nguyên sau mấy năm dạy học ở Bình Minh đã đi bộ đội, đã chiến đáu ở chiến trường biên giới Tây – Nam. Thầy bị thương ở chân và bụng, bị mất cánh tay phải. Năm 1986, thầy trở lại trường. Ông tôi nói: "Việc thầy Nguyên trỏ lại trường Bình Minh xã ta là một việc làm rất tình nghĩa ..." Tôi vừa đi vừa bồi hồi nghĩ về thầy.

Sau ba năm gặp lại, thầy vẫn như xưa. Dáng cao gầy, mắt hiền từ tươi sáng. Tóc có bạc thêm vẫn cắt ngắn. Bộ quần áo ka-ki màu thẫm, ống tay phải cài kim băng. Có lẽ là ngày lễ nên thầy đi giày vải còn mới. Vai trái khoác cái túi vải bạc màu, cái túi ngày xưa thầy vẫn đựng sách vở, tài liệu khi đến lớp. Vẫn chiếc xe đạp Phượng Hoàng cũ ấy ... . Thầy vừa dắt xe vừa bước khoan thai.

Thầy chỉ còn lại một tay mà làm gì cũng nhanh và khéo léo. Trước khi về trường, ở trại thương binh, thầy đã khổ luyện viết, vẽ, làm việc bằng tay trái suốt hai năm. Dạy toán, thầy không dùng được thước, chỉ vẽ bằng tay mà đường nét thẳng tắp. Chữ thầy phê vào bài, vào vở học sinh, hay viết lên bảng, trông đều tăm tắp và rất đẹp.

Ở trường Bình Minh lâu nay không có chuyện học thêm. Thầy Nguyên mỗi tuần hai buổi, thầy đến với từng nhóm học sinh, chăm chút cho những em học yếu, những em học giỏi. Các vị phụ huynh coi thầy như người nhà. Các cụ già, các bác cán bộ về hưu rất quý trọng thầy thương binh của xã mình. Thầy vẫn đến thăm ông nội tôi mỗi tháng đôi lần khi thầy còn dạy học.

Sau khi hai đứa con của thầy tốt nghiệp Đại học, ra trường đi làm, số tiền trợ cấp thương tật, thầy dành lại phần thưởng cho những học sinh vượt khó học chăm, học giỏi.

Các thầy cô giáo vẫn ca ngợi tấm gương tự học của thầy Nguyên. Thầy tự học thi được bằng C Tiếng Anh, rồi học tại chức, thầy tốt nghiệp Đại học tiếng Anh.

Thầy dạy giỏi, rất thương học sinh, nhất là những em gặp khó khăn. Thầy vẫn nói với học sinh trong những giờ học Đạo đức: "Thầy mồ côi bố. Nhà nghèo, nhờ mẹ thương mà học hành nên người. Đi dạy học, đi bộ đội mà được giáo dục trưởng thành". Mấy năm liền, thầy là giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh, nhưng thầy vẫn sống giản dị, khiêm tốn. Ngày tôi thi học sinh giỏi Toán lớp 6 được giải Nhì toàn huyện, thầy tặng tôi quyển sổ tay rất đẹp với lời ghi: "Chúc em Vinh cố gắng, ngoan ngoãn và học giỏi, vươn lên!". Tôi vẫn giữ quyển sổ ấy như một kỉ vật quý báu của một tấm lòng vàng.

Về nhà tối hôm ấy, tôi khoe chuyện gặp thầy Nguyên ở cổng trường và chuyển lời hỏi thăm của thầy với ông nội và bố mẹ. Trong bữa cơm, ông nhắc lại một vài kỉ niệm về thầy, rồi nói: "Sáng mai ông ra trường gặp thầy Nguyên và mời thầy vào nhà chơi". Mẹ thì nói: "Ngày thầy đi bộ đội, cả lớp đều khóc. Thế mà đã 35 năm trôi qua. Chóng thật!" ...

16 tháng 11 2016

Dân tộc ta có truyền thống: “Tôn sư trọng đạo”, nét đẹp ấy đã được bao thế hệ người Việt Nam kế thừa và phát triển.


Từ xưa, ca dao đã có câu:

Muốn sang thì bắc cầu kiều
 

Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy.
 

Được coi trọng như vậy bởi người thầy luôn tượng trưng cho những gì chuẩn mực, đạo lý và người thầy còn có sứ mệnh cao quý là truyền đạo lý cho mọi người, nhất là cho các thế hệ học trò của mình, giúp họ trở nên người có học vấn, có nhân cách tốt đẹp, có năng lực giúp ích cho đời, cho dân, cho nước.
 

Bác Hồ đã từng nói: “Người thầy giáo tốt – thầy giáo xứng đáng là thầy giáo – là người vẻ vang nhất. Dù là tên tuổi không đăng trên báo, không được thưởng huân chương, song những người thầy giáo tốt là những anh hùng vô danh. Đây là một điều rất vẻ vang”.
 

 

Nhà giáo được vinh danh là “Kỹ sư tâm hồn”, nghề dạy học được vinh danh là “Nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý”. Ngày nay, có biết bao nhà giáo nhân dân, nhà giáo ưu tú và hàng triệu giáo viên khác – những người đang mang tâm huyết, trí tuệ, không quản khó khăn, gian khổ, cống hiến cho sự nghiệp “trồng người”. Những người thầy ấy luôn được coi trọng. Tôn vinh người thầy đã trở thành đạo lý, thành tình cảm tự nhiên của mỗi người chúng ta.
 

Mỗi năm, khi sắp đến ngày 20-11 lòng chúng tôi lại dâng lên những cảm xúc khó tả, những mong nhớ, nuối tiếc về thời đi học đã qua, những kỷ niệm về thầy cô và những người bạn học đã mãi mãi đi xa để giữ lấy bình yên cho Tổ Quốc. Ngày 20-11 là ngày ân tình, thầy cô giáo chúng tôi đón nhận tình cảm của toàn xã hội, tình cảm chân thành của học trò làm chúng tôi thật sự xúc động, thấy ấm lòng hơn khi nhìn những ánh mắt trong sáng, những câu nói, nụ cười thân thương, sự quan tâm lo lắng của các em làm chúng tôi quên đi bao mệt mỏi của bộn bề công việc, những lo toan trong cuộc sống hàng ngày.
 

Ngày nay, chúng ta đang sống, làm việc trong những điều kiện thuận lợi hơn trước, song cũng rất nhiều thách thức đang đặt ra cho các nhà giáo như: vấn đề đổi mới căn bản nền giáo dục đại học Việt Nam, nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực trong hội nhập, đào tạo theo nhu cầu xã hội... Hơn ai hết, với vai trò là người thầy “Thay Đảng rèn người”, chúng tôi ý thức được trách nhiệm của mình phải bồi dưỡng tri thức, làm chủ công nghệ, khắc phục những khó khăn bằng sức lực, trí tuệ và lòng yêu nghề. Điều đó đòi hỏi mỗi nhà giáo phải có bản lĩnh, vừa giữ được phẩm chất tốt đẹp của nghề nghiệp cao quý vừa đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao về tri thức, về kiến thức chuyên môn, về nghiệp vụ sư phạm sao cho phù hợp.
 

Những thành tựu mà trường Đại học Hà Tĩnh đã đạt được, cho đến nay đã ghi đậm dấu ấn, công lao của bao nhà giáo. Trường của chúng ta đã và đang phát triển mạnh mẽ, cơ sở vật chất ngày càng khang trang, đội ngũ gần 300 cán bộ, giảng viên, và hơn 9.000 HSSV của cả trường với tâm huyết, năng lực, ý thức trách nhiệm và tinh thần nỗ lực đang là chủ thể, là lực lượng to lớn tạo ra sự chuyển biến phát triển của nền giáo dục nước nhà.
 

Mỗi ngày đi qua, trên gương mặt của mỗi thầy cô, hằn sâu bao nhọc nhằn, bao vất vả của đời thường, nhưng chỉ có ánh mắt vẫn sáng lên một niềm tin, một tình yêu đối với nghề vô bờ bến. Chúng tôi là những cán bộ, giảng viên của trường Đại học Hà Tĩnh, xin hứa sẽ tiếp tục thắp sáng niềm tin ấy, thắp sáng lý tưởng cao quý mà các thế hệ thầy cô đã giữ gìn; sẽ tiếp tục kế thừa và phát huy những thành quả đã đạt được, nỗ lực vượt khó, sáng tạo để hoàn thành tốt nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó, góp sức đào tạo thế hệ trẻ có phẩm chất, có năng lực, có khát vọng để tiếp bước cha anh dựng xây đất nước Việt Nam ngày càng giàu mạnh.
 

Nhân ngày 20/11, xin trân trọng gửi tới các thầy, cô giáo, những lời chúc tốt đẹp, những bó hoa tươi thắm nhất! Hướng về các thầy, các cô với tấm lòng thành kính, những học trò hôm qua và những học trò hôm nay đã, đang và sẽ luôn khắc ghi trong lòng đạo lý: Uống nước nhớ nguồn, tôn sư trọng đạo.
 

Chúng ta yêu nghề giáo và trọn đời thủy chung, son sắt với nghề:
 

"Viên phấn trắng hướng cuộc đời bay bổng
 

Mực đỏ chấm bài là máu chảy từ tim".

Chúc bn hok tốt !

1 . Sắp đến ngày 20 / 11 - ngày hội hằng năm của thầy cô giáo . Em hãy làm một tờ báo tường để dành tặng các thầy cô giáo nhân ngày hội năm nay . Hãy viết những câu thơ trong tờ báo ấy .Gợi ý :1 . Giới thiệu : Tên bài thơ             VD    :  Biết ơn thầy cô / Thầy cô là tuyệt nhất 2 . Cách viết bài thơ :a ) Với thơ lục bát :- Viết câu thơ phải có dòng 6 dòng 8 , lùi vào số ô...
Đọc tiếp

1 . Sắp đến ngày 20 / 11 - ngày hội hằng năm của thầy cô giáo . Em hãy làm một tờ báo tường để dành tặng các thầy cô giáo nhân ngày hội năm nay . Hãy viết những câu thơ trong tờ báo ấy .

Gợi ý :

1 . Giới thiệu : Tên bài thơ 

            VD    :  Biết ơn thầy cô / Thầy cô là tuyệt nhất 

2 . Cách viết bài thơ :

a ) Với thơ lục bát :

- Viết câu thơ phải có dòng 6 dòng 8 , lùi vào số ô nhất định 

- Viết hoa chữ cái đầu dòng

- Phải đúng số chữ ở từng câu .

b ) Với thể thơ 4 , 5 ,...

- Lùi vào số ô đã chon lựa để viết >

- Viết hoa chữ cái đầu dòng >

- Phải có số chữ ở từng dòng giống nhau >

3 . Lời chào và lời chúc :

- Lời chào phải trân trọng , lễ phép

- Lời chúc phải tốt đẹp đối với cô thầy 

4 . Lề xung quanh ( không cần )

- Vẽ những bông hoa , những chú chim đẹp 

- Vẽ đẹp nhất có thể .

CẢM ƠN NHA ! MÌNH SẼ TICK CHO NGƯỜI NHANH NHẤT . CÁI PHẦN 4 KO CẦN TRÌNH BÀY ĐÂU !!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!  

3
10 tháng 11 2017

Công ơn thầy cô

Tháng 11 đã đến và chúng ta đang đến gần ngày Hiến chương các nhà giáo. Đó là ngày để các thế hệ học sinh chúng ta tỏ lòng quý mến biết ơn các thầy cô giáo

Ngày 20 tháng 11 ngày hiến chương các thầy cô giáo để mỗi người học trò nhớ tới nhũng người thầy, cô của mình. Nhân dân ta có câu:

“Muốn sang thì bắc cầu kiều

“Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy”

Tôn vinh nghề dạy học và quý trọng thầy cô giáo là nghĩa cử cao đẹp của dân tộc ta và ngày 20 tháng 11 không chỉ có ý nghĩa với thấy cô giáo mà còn có ý nghĩa với mỗi người học sinh .

Đó là ngày ghi nhận công lao, đề cao vị trí xã hội và khuyến khích các thầy cô giáo hăng say hơn, nhiệt tình để “ ươm mầm những mầm non tương lai của đất nước” . Đó là ngày để các thầy cô cảm thấy tự hào về sự cao quý của sự nghề trồng người .

Đối với các thế hệ học sinh chúng em, đây là một ngày thật có ý nghĩa .”Ngày đầu tiên đi học, mẹ dắt tay đến trường “. Ngay ngày đầu tiên em như bước vào ngưỡng cửa mới đầy mới lạ, đầy hấp dẫn nhưng cũng có cả những khó khăn, thử thách của sự học, em được cô dìu dắt, ân cần nâng đỡ, đầy yêu thương. Chính tình yêu đó đã xoa dịu nỗi sợ hãi của em trong những bỡ ngỡ buổi đầu và cũng làm em có ý thức hơn, có động lực hơn để cố gắng trong việc học tập sau này. Em được học “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư”, em biết yêu quý kiến thức của cô . Em cũng biết rằng sự học là cách cửa mở ra tri thức, đóng lại sự kém hiểu biết của thời kì sơ khai, sự học đưa loài người đạt được những tiến bộ vượt bậc, sự học hướng em sống theo phần “người” xa dần phần “con” bản năng, sự học giúp em tự tin bước vào thế giới hội nhập.

Ngày nhôm nay khi nghe bài “ Khi tóc thày bạc trắng”, em cũng hiểu hơn những lời dạy của thầy cô. Thầy cô dạy em biết yêu quý hơn đất nước, yêu “ai hai sương một nắng để làm lên lúa vàng”, dạy em biết sống cần có một tấm lòng ,để gió cuốn những tấm lòng thơm thảo ấy đến những miền đất xa xôi, tháp lên hi vọng cho những mảnh đời bất hạnh. Em thấy rằng tóc thấy tóc cô cũng đã bạc thêm rồi, bạc vì những trăn trở làm sao để truyền đạt những kiến thức đến với chúng em.

Ngày hôm nay em xin cảm ơn thấy cô- những nhà giáo đứng trên bục giảng truyền cho lớp trẻ những bài học quý giá bằng cả kinh nghiệm và tình yêu thương của mình. Chúng em mong rằng thầy cô sẽ mãi vững tay chèo để chở những người tri thức  đến bờ thành công.

=^^=

11 tháng 11 2017

Mình k cho người nhanh nhất và bài hỏi của mình dù có 1 người đi chăng nữa , mình vẫn k người đó vì người đó nhanh nhất !

21 tháng 1 2018

Mở bài:

- Giới thiệu về không khí tưng bừng đón chào ngày 20 - 11 ở trong trường lớp.

- Bản thân mình : nghĩ về thầy cô giáo và bồi hồi nhớ lại những kỉ niệm vui buồn cùng thầy cô, trong đó có một kỉ niệm không thể nào quên.

Thân bài:

- Giới thiệu về kỉ niệm.

    + Đó là kỉ niệm gì, buồn hay vui, xảy ra trong hoàn cảnh nào, thời gian nào?...

    + Kể lại hoàn cảnh, tình huống diễn ra câu chuyện (kết hợp nghị luận và miêu tả nội tâm)

    + Kỉ niệm đó liên quan đến thầy(cô) giáo nào? Đó là người thầy (cô) như thế nào?

    + Diện mạo, tính tình, công việc hằng ngày của thầy (cô).

    + Tình cảm, thái độ của học sinh đối với thầy cô.

- Diễn biến của câu chuyện:

    + Câu chuyện khởi đầu rồi diễn biến như thế nào? Đâu là đỉnh điểm của câu chuyện?...

    + Tình cảm, thái độ, cách ứng xử của thầy (cô) và những người trong cuộc, người chứng kiến sự việc.

- Câu chuyện kết thúc ra sao? Suy nghĩ sau đó : Câu chuyện đã để lại cho em những nhận thức sâu sắc trong tình cảm, tâm hồn, trong suy nghĩ : tấm lòng, vai trò to lớn của thầy (cô), lòng biết ơn, kính trọng, yêu mến của bản thân đối với thầy (cô).

Kết bài:

Câu chuyện là kỉ niệm, là bài học đẹp và đáng nhớ trong hành trang vào đời của tuổi học trò.

“ Ông Nguyễn Văn Lũy- người bảo vệ ở trường THPT Lê Hồng Phong luôn được học sinh của trường cúi chào mỗi ngày đến trường. Theo miêu tả của nhiều giáo viên, học sinh, ông Lũy được yêu quý bởi tính cách nhiệt tình, niềm nở. Một giáo viên chia sẻ: “Con người ở cương vị nào dù là bảo vệ, lao công hay giáo viên miễn hoàn thành nhiệm vụ, đáng yêu, không khó chịu đều nhận được...
Đọc tiếp

“ Ông Nguyễn Văn Lũy- người bảo vệ ở trường THPT Lê Hồng Phong luôn được học sinh của trường cúi chào mỗi ngày đến trường. Theo miêu tả của nhiều giáo viên, học sinh, ông Lũy được yêu quý bởi tính cách nhiệt tình, niềm nở. Một giáo viên chia sẻ: “Con người ở cương vị nào dù là bảo vệ, lao công hay giáo viên miễn hoàn thành nhiệm vụ, đáng yêu, không khó chịu đều nhận được sự yêu quý, nể trọng”

Không ai biết được tuổi nào phù hợp để mỗi người bắt đầu làm một điều tử tế. Các em cúi chào như một phép lịch sự và chỉ được dạy từ thầy cô trong trường và sự dặn dò cặn kẽ từ bố mẹ chúng. Vài giây cúi chào bậc cha chú từ thầy cô trong trường và sự dặn dò cặn kẽ từ bố mẹ chúng. Vài giây cúi chào bậc cha chú không làm cho các em chậm giờ vào lớp mà ngược lại nó là niềm vui mỗi ngày đi học, đi làm của các học sinh và người bảo vệ. Sự tôn trọng nảy nở từ chính những hành dộng tưởng chừng như nhỏ nhặt đó khiến môi trường giáo dục trở nên thân thiện,… Để mỗi lần cúi đầu là một lần các em học sinh biết ơn những người không trực tiếp giảng các em những bài học văn hóa nhưng ngầm dạy các em để trở thành một người tử tế. Những điều tử tế cứ từ từ bé nhỏ lớn lên như vậy theo năm tháng, mỗi người trong số chúng ta sẽ trở thành một nhân tố trong cộng đồng của mình.”

Viết văn bản nghị luận khoảng 01 trang giấy thi nêu suy nghĩ của em về vấn đề được đặt ra từ bài viết trên.

1
4 tháng 6 2019

Nghị luận về lời chào- văn hóa ứng xử thể hiện sự tử tế (Ông cha ta từ xưa đã có nhận định: Lời chào cao hơn mâm cỗ)

- Tuy nhiên giới trẻ hiện nay chưa hẳn ai cũng thực hiện được

* Khái niệm: Chào hỏi là quá trình giao tiếp, gặp gỡ giữa hai hay nhiều người họ chào nhau bằng lời nói, cử chỉ, hành động, có nhiều cách chào hỏi, nhiều hoàn cảnh khác nhau

* Biểu hiện:

- Con cái phải chào ông bà, cha mẹ khi đi về, khi ra khỏi nhà

- Ra ngoài xã hội, người bé phải chào người lớn tuổi

- Học trò lễ phép chào thầy cô

- Bạn bè chào nhau thân mật

- Chào hỏi là nét đẹp văn hóa, cử chỉ lịch sự trong quá trình giao tiếp

* Nguyên nhân:

- Chào hỏi thể hiện người có trình độ, có nhân cách, có ý thức, đạo đức

- Người không có những ý thức chào hỏi, người có đạo đức kém, trình độ văn hóa hạn chế

KL: Chào hỏi thể hiện nhân cách con người, phản ánh sự văn minh khi xã hội đang phát triển hòa nhập toàn cầu với kinh tế toàn cầu. Là nét đẹp trong truyền thống văn hóa của người Việt

“ Ông Nguyễn Văn Lũy- người bảo vệ ở trường THPT Lê Hồng Phong luôn được học sinh của trường cúi chào mỗi ngày đến trường. Theo miêu tả của nhiều giáo viên, học sinh, ông Lũy được yêu quý bởi tính cách nhiệt tình, niềm nở. Một giáo viên chia sẻ: “Con người ở cương vị nào dù là bảo vệ, lao công hay giáo viên miễn hoàn thành nhiệm vụ, đáng yêu, không khó chịu đều nhận được...
Đọc tiếp

“ Ông Nguyễn Văn Lũy- người bảo vệ ở trường THPT Lê Hồng Phong luôn được học sinh của trường cúi chào mỗi ngày đến trường. Theo miêu tả của nhiều giáo viên, học sinh, ông Lũy được yêu quý bởi tính cách nhiệt tình, niềm nở. Một giáo viên chia sẻ: “Con người ở cương vị nào dù là bảo vệ, lao công hay giáo viên miễn hoàn thành nhiệm vụ, đáng yêu, không khó chịu đều nhận được sự yêu quý, nể trọng”

    Không ai biết được tuổi nào phù hợp để mỗi người bắt đầu làm một điều tử tế. Các em cúi chào như một phép lịch sự và chỉ được dạy từ thầy cô trong trường và sự dặn dò cặn kẽ từ bố mẹ chúng. Vài giây cúi chào bậc cha chú từ thầy cô trong trường và sự dặn dò cặn kẽ từ bố mẹ chúng. Vài giây cúi chào bậc cha chú không làm cho các em chậm giờ vào lớp mà ngược lại nó là niềm vui mỗi ngày đi học, đi làm của các học sinh và người bảo vệ. Sự tôn trọng nảy nở từ chính những hành dộng tưởng chừng như nhỏ nhặt đó khiến môi trường giáo dục trở nên thân thiện,… Để mỗi lần cúi đầu là một lần các em học sinh biết ơn những người không trực tiếp giảng các em những bài học văn hóa nhưng ngầm dạy các em để trở thành một người tử tế. Những điều tử tế cứ từ từ bé nhỏ lớn lên như vậy theo năm tháng, mỗi người trong số chúng ta sẽ trở thành một nhân tố trong cộng đồng của mình.”

Viết văn bản nghị luận khoảng 01 trang giấy thi nêu suy nghĩ của em về vấn đề được đặt ra từ bài viết trên.

1
26 tháng 12 2017

Nghị luận về lời chào- văn hóa ứng xử thể hiện sự tử tế (Ông cha ta từ xưa đã có nhận định: Lời chào cao hơn mâm cỗ)

- Tuy nhiên giới trẻ hiện nay chưa hẳn ai cũng thực hiện được

* Khái niệm: Chào hỏi là quá trình giao tiếp, gặp gỡ giữa hai hay nhiều người họ chào nhau bằng lời nói, cử chỉ, hành động, có nhiều cách chào hỏi, nhiều hoàn cảnh khác nhau

* Biểu hiện:

- Con cái phải chào ông bà, cha mẹ khi đi về, khi ra khỏi nhà

- Ra ngoài xã hội, người bé phải chào người lớn tuổi

- Học trò lễ phép chào thầy cô

- Bạn bè chào nhau thân mật

- Chào hỏi là nét đẹp văn hóa, cử chỉ lịch sự trong quá trình giao tiếp

* Nguyên nhân:

- Chào hỏi thể hiện người có trình độ, có nhân cách, có ý thức, đạo đức

- Người không có những ý thức chào hỏi, người có đạo đức kém, trình độ văn hóa hạn chế

KL: Chào hỏi thể hiện nhân cách con người, phản ánh sự văn minh khi xã hội đang phát triển hòa nhập toàn cầu với kinh tế toàn cầu. Là nét đẹp trong truyền thống văn hóa của người Việt