Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
ca dao: muốn sang thì bắc cầu kiều
muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy
tục ngữ:không thầy đố mày làm nên
theo mik chon câu tục ngữ trên thì phù hợp vs nội dung MB của bn hơn
Ân tình ân nghĩa, thủy chung một lòng là nét đẹp truyền thống của nhân dân Việt Nam ta, là đạo lí làm nên một phần trong cốt cách tâm hồn ta, thể hiện lối ứng nhân xử thế của con người xứ hoa sen. CHính vì vậy, ông cha ta đã đưa ra những bài học làm người vô cùng phong phú và đa dạng. ĐẠo lí " Uống nước nhớ nguồn" đa hóa thân vào tục ngữ, hóa thân vào những lời hát, câu ca, đem lại cho ta bài học nhân sinh thấm nhuần vào trái tim hàng triệu triệu con người Việt Nam ta.
Vậy "Uống nước nhớ nguồn" là gì? "Uông nước nhớ nguồn" gợi lên mối quan hệ nhân quả giữa nước và nguồn. Nguồn là nơi bắt đầu cỉa nước. Uống nước là thói quen sinh hoạt thường xuyên của con người, nhưng mỗi khi uống nước, có mấy ai nhớ đến nguồn tạo ra dòng nước mát lạnh đó. Vậy, mượn hình ảnh "nước" và "nguồn", ông cha ta đã khuyên nhủ con cháu đời saukhi hưởng những thành quả đáng quý thì phải nhớ đến công ơn mà các bậc tiền bối đã trao cho ta, đã ban tặng cho ta để tỏ lòng kính mến.
Tương tự như vậy, vào dịp Tết Nguyên Đán hằng năm, trước mâm ngũ quả sắc mầu, trong khoảnh khắc giao thừa thiêng liêng ấy, mỗi gia đình đều lấy khoảnh khắc này để đặt lễ, thờ cúng thần linh tổ tiên trong nhà, ngoài trời. Nén hương thơm phảng phất thắp trong ngày Tết trước bàn thờ là biểu thị về lòng tưởng nhớ, biết ơn to lớn của con cháu đối với gia tiên qua năm tháng đẫ
trở thành thuần phong mĩ tục. Trong ngày Tết Vu Lan - ngày lễ báo hiếu truyền thống của nhân dân ta, các nhà đều làm giỗ cúng gia tiên, cúng xong đốt vàng mã cho những người đã khuất. Tục thờ cúng tổ tiên và người thân trong dịp Tết của mỗi gia đình là biểu hiện của niềm thương nhớ là lòng biết ơn sâu sắc, bền bỉ đối với người đã khuất. ĐÓ là lòng biết ơn với những người đã khuất, còn những người vẫn còn đang chung sông với chúng ta thì sao? Hàng năm vào mồng 1 Tết Nguyên Đán, con cháu sinh sống ở khắp nơi trên tổ quốc đều trở về với cái nôi đầu tiên của con người magn tên "NHÀ". Ở "nhà", cháu chắt trong dòng họ sẽ làm lễ mừng thọ, thầm cầu cho ông bà sống lâu trăm tuổi, hạnh phúc mãi mãi tới cuối đời như là lời cảm ơn tới các bậc sinh thành. Còn với cha mẹ? Đã bao giờ bạn tự hỏi: " Tại sao mình lại sinh ra trên cõi đời này?" " Tại sao mình lại được lớn lên và trưởng thành" hay chưa? Đó là nhờ công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ. Cha mẹ luôn ở cạnh ta ngay cả lúc ta buồn vui, san sẻ, giúp đỡ chúng ta nuôi dưỡng ước mơ để rồi sau này có đi đến phương trời nào đi nữa vẫn không thể quên cái hạnh phúc mang tên "GIA ĐÌNH". Đúng, những việc làm ấy, những biểu hiện ấy bắt nguồn từ thời rất xa xưa nhưng đến bây giờ vẫn còn được lưu truyền mãi, vẫn còn dược lưu giữ mãi bởi những bài học đạo lí nhân sinh đã hóa thân vào những câu ca dao, hóa thân vào lời ăn tiếng nói hàng ngày:
" Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con."
Như Bác Hồ đã nói: " Các Vua Hùng đã có công dựng nước thì Bác cháu ta phải giữ lấy nước" Quả thực là vậy, các Vua Hùng là người đã đưa chúng ta đến mảnh đất này, mở ra đất nước Văn Lang, mở ra một kỉ nguyên mới để con cháu tiếp tục xây dựng sau này. Chính vì vậy, hàng năm cứ đến mồng 10 tháng 3, con cháu ở mọi miền tổ quốc lại quây quần về mảnh đất Phú Thọ lịch sử để thắp nén nhang, thầm bày tỏ lòng biết ơn đối với các vị vua Hùng. Do đó mới có câu:
" Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ tổ mồng 10 tháng 3
Dù ai buôn bán gần xa
Nhớ ngày giỗ tổ tháng 3 mồng 10."
Trải qua hơn 4000 năm lịch sử dựng nước và giữ nước, dân tộc ta đã phải đương đầu với bao kẻ thù xâm lược hung hãn, tàn bạo như Hán, Tống, Minh, Thanh rồi thực dân Pháp, phát xít Nhật và cuối cùng là đế quốc Mĩ. Bao nhiêu người đã ra đi không trở về, xương máu đã đổ xuống để bảo vệ quyền tự do, độc lập cho tổ quốc. Trên khắp đất nước, đâu đau cũng có những đền miếu, chùa chiền và đài tưởng niệm để ghi nhớ công ơn của những anh hùng liệt sĩ đã cống hiến hi sinh cho tổ quốc. Lăng Bác Hồ ở quảng trường Ba Đình là một ví dụ rất điển hình. Những con đường, những mái trường mang tên các vị anh hùng cũng là một cách tỏ lòng biết ơn vô cùng độc đáo. Hay các " mẹ Việt Nam anh hùng", cái danh hiệu ccao quý ấy được trao tặng cho những người phụ nữ đã dành cả cuộc đời mình để cống hiến cho đời, vì nước, vì dân, những người phụ nữ đã phải chịu sự mất mát quá lớn. Chính vì vậy, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, những ngôi nhà tình nghĩa mọc lên xuôi ngược khắp 63 tỉnh thành để phụng dưỡng các mẹ. Những đội quân tình nguyện ngày đêm miệt mài tìm hài cốt đêm về quy nạp ở nghĩa trang liệt sĩ để yên nghỉ. Tất cả những biểu hiện ấy đều chứng minh rằng công việc báo đáp của chúng ta đang càng phát triển bởi những người hậu bối như chúng ta.
Không chỉ báo dáp công ơn của những người trên, chúng ta còn phải biết ơn những người làm ngành giáo dục, ngành ý tế đã cống hiến cho xã hội. Chính vì thế, danh hiệu cao quý được trao tặng cho những người làm ngành nghề ấy. Hay những ngày lễ như Ngày Nhà Giáo Việt Nam 20-11, ngày Thương binh liệt sĩ 27-7, ngày thầy thuốc Việt Nam 27-2,...
Ngày nay, các phương tiện thông tin đã lên ngôi nhưng với tôi bài học đạo lí " Uống nước nhớ nguồn" vẫn in mãi trong lòng hàng triệ con người Việt NAm. Phải làm gì để tỏ lòng biết ơn tới các vị tiền bối đã có công với mình? Đó là câu hỏi cho tất cả mọi người, trong đó có bạn và tôi.
Cứ mỗi năm em đều được học với một thầy hoặc một cô giáo. Mỗi thầy cô đều để lại cho em những ấn tượng đẹp. Nhưng có lẽ năm học lớp Năm này, cô giáo Thương đã để lại cho tuổi thơ của em những ấn tượng đẹp đẽ nhất dưới mái trường Tiểu học quê em.
Cô có dáng người thon thả mà một số thầy giáo ở trường em thường nói là dáng người mẫu. Em không biết chính xác cô cao bao nhiêu, chỉ đoán chừng một mét sáu mươi trở lên. Nước da trắng hồng, mái tóc đen mượt, ống ả luôn được buông xuống quá vai. Thỉnh thoảng, những làn gió mát thổi qua làm những gợn mây trên mái tóc thề ấy bồnh bềnh nhấp nhô như sóng gợn. Đôi mắt cô to và đen lay láy ấn dưới cặp lòng mày thanh mịn. Em cứ tưởng như lúc nào cô cũng trang điểm, nhưng kì thực không phải. Khuôn mặt trắng mịn như được thoa một lớp phấn hồng ấy là trời phú cho cô Thương của em đấy. Vẻ đẹp xuân xanh ấy của cô được nụ cười luôn nở trên đôi môi hồng tươi mỗi khi tiếp xúc với mọi người, càng tôn thêm vẻ đẹp lộng lẫy của cô. Có lẽ cô thích màu trắng bởi hàng ngày cô đến lớp thường là những chiếc áo dài màu mây của tuổi học trò, trắng trong như tuổi thơ của chúng em vậy.
Mỗi lần tiếp xúc với mọi người hay giảng bài cho chúng em nghe, bao giờ cô cũng dịu dàng, nhỏ nhẹ, tạo sự chú ý ở người nghe bằng cả cử chỉ, ánh mắt và nụ cười. Có lẽ nhờ các yếu tố ấy mà chúng em trong suốt cả buổi học luôn chăm chú vào bài học không một chút lơ đễnh. Từ khi học cô cho đến bây giờ chưa một lần em thấy cô em cáu giận với ai bao giờ, Cũng có vài buổi học, có những bạn quá ham chơi không thuộc bài, cô chỉ nhắc nhở nhẹ nhàng. Cô bao dung và độ lượng lắm! Tất cả các bạn trong lớp em ai cũng mến cô, thương cô. Giờ ra chơi, chúng em thường quây quần bên cô nghe cô kể chuyện.
Cho mãi đến tận bây giờ, hình ảnh cô giáo Huyền vẫn còn in đậm trong trí nhớ của em. Cô Huyền — người cô đầu đời đã dạy em năm học đầu tiên ở trường Tiểu học, năm lớp Một.
Cô Huyền có dáng người thon thả, không mập cũng không gầy, đầv đặn và cân đối. Em không biết chính xác cô bao nhiêu tuổi chi biết rằng cô còn rất trẻ, trẻ hơn mẹ em rất nhiều. Hàng ngày đến lớp, cô thường mặc những chiếc áo dài màu nhạt, lúc thì màu xanh da trời hay đọt chuối, lúc thì hồng phấn hay tím cà, cũng có lúc trắng tinh như màu muối biển, rất hợp với dáng hình và độ tuổi xuân xanh của cô.
Mái tóc cô đen huyền, óng ả như màu than đá lại mềm mại mịn màng như những sợi tơ luôn buông xõa đến quá vai. Khuôn mặt trái xoan được trời phú cho một cặp mắt trong xanh với đôi hàng mi dày và cong vút tưởng như cô đeo mi giả. Chiếc mũi tuy không cao nhưng lại rất hợp với khuôn mặt. Mỗi lần cô cười trông cô tươi và xinh hơn cả những diễn viên, người mẫu. Hàm răng trắng như mây trời lại được tô điểm bằng một chiếc răng khểnh bên trái khóe miệng làm cho nụ cười vốn đã rất tươi lại còn tươi hơn, hấp dẫn hơn.
Mỗi lúc cô nói chuyện hay giảng bài trên lớp thì giọng nói cô phát ra nghe mới ngọt ngào làm sao! Khi thì nhẹ nhàng, êm dịu thướt tha như làn gió mát, lúc thì trầm bổng, du dương như tiếng hót chim họa mi, khiến chúng em như lạc vào thế giới của đàn ca. Những buổi học đầu tiên biết bao là khó nhọc. Cô cầm tay từng bạn uốn nắn từng chữ, từng dòng, tập cho từng em phát âm, đánh vần từng tiếng. Những giờ giải lao, cô nắn lại gạch hàng, viết mẫu trong tập cho từng em để chúng em viết được đúng mẫu tự, ngay hàng thẳng lối.
Giờ đây, tuy đã học lớp Năm rồi nhưng lòng em luôn kính trọng và biết ơn cô giáo Huyền. Em hứa với lòng mình phải cố gắng học thật tốt để khỏi phụ công dạy dỗ của cô. đấy nhé bạn cx có thể tìm nhìu bài ghép lại cx đc dài mà đây là 1 văn bản
Đêm đã về khuya rồi. Ngoài trời, gió lồng lộng thổi. Không còn tiếng chim kêu lích tích trong tán cây. Cảnh rừng Việt Bắc âm u, tĩnh mịch qúa !
Chẳng biết vì sao, tôi không ngũ được. Tôi suy nghĩ cho trận chiến nay mai, chiến dịch Điện Biên Phủ. Đang nghĩ ngợi mông lung thì tôi nghe có tiếng sột soạt rất khẽ. Tôi nhỏm dạy. Là Bác ư ? Khuya rồi, sao Người chưa ngủ nhỉ ?
Bác ngồi yên lặng bên cạnh bếp lửa hồng, vẻ mặt Bác trầm ngâm như đang suy nghĩ một việc gì đó. Ngoài mái lều tranh cũ nát, mưa rơi lâm thâm, dai dẳng.Tôi ngước mắt nhìn Bác, càng nhìn tôi càng thấy thương Bác hơn. Bác như một người cha vậy. Người cha ấy đang nhóm lửa cho tôi và đồng đội nằm ấm.
Sau đó, Bắc đi dém chăn cho chúng tôi: từng người một. Như sợ các anh em dật mình, Bác nhón chân nhẹ nhàng, thật nhẹ. Bóng Bác ánh lên trước ngọn lửa, cao lồng lộng, bao trùm cả căn lều. Tôi có cảm giác mơ màng, cái bóng của Bác như làm chúng tôi ấm áp hơn cả ngọn lửa hồng đang cháy hừng hực kia.
Thổn thức nỗi lòng, tôi thầm thì hỏi:
- Bác ơi, Bác chưa ngủ ạ ? Bác có thấy lạnh không ?
Bác nhìn tôi, mỉm cười rồi trả lời bằng một giọng ấm áp:
- ừ, Bác chưa ngủ đâu. Chú cứ việc cho đẫy giấc, để mai còn đi đánh giặc nữa chứ !
Vâng lời Bác, tôi nhắm mắt, nhưng vẫn bồn chồn. Tôi nằm mà vẫn lo Bác ốm, lòng tôi cứ bề bộn. Chiến dịch còn dài lắm! Rừng Việt Bắc lắm giốc, lắm ụ. Nếu Bác cứ không ngủ suốt thé này, thì Bác lấy sức đâu để mà đi ? Thế rồi tôi ngủ thiếp đi lúc nào không hay.
Lần thứ ba tôi thức giấc thì đã canh tư. Nhìn thấy Bác vẫn đang ngồi, tôi hoảng hốt, giật thót mình. Bác vẫn chưa ngủ ư ? Trời sắp sáng rồi !!! Tôi vội vã:
- Bác ơi, trời sắp sáng rồi, Bác hãy ngủ để sáng mai có sức mà đi !
Vẫn bằng giọng dịu dàng, Bác nói với tôi:
- Chú cứ việc ngủ đi, còn Bác thức thì cứ mặc Bác. Bác không ngủ được đâu ! Bác đang nghĩ về đoàn dân công, trời mưa như thế này, chắc họ lạnh lắm. Bác chỉ mong trời sáng cho nhanh thôi. Không biết các cô chú ấy có sao không ?
Tôi chợt hiểu ra, Bác thức vì chuyện ấy. Bác không chỉ chăm lo cho chúng tôi mà còn lo lắng cho cả người ở nơi xa chưa hề được gặp Bác. Tấm lòng của Bác thật cao cả. Lòng tôi vui sướng tràn trề và tôi quyết định thức luôn cùng Bác.
Đêm nay, Bác không ngủ vì Bác là người luôn lo cho mọi người hơn bản thân mình. Bác là người cha già của nhân dân Việt Nam - Bác là Hồ Chí Minh.
:)
MB
Cô giáo em tre trẻ
Dạy em hát rất hay
Mỗi lần nghe bài thơ dó lòng em vô cùng nhớ dến cô Hằng dạy em hồi lớp 6
TB;
Thân bài:
- Cô gần ba mươi tuổi, dáng người nhỏ nhắn, cân đối, cô thường đến trường với tà áo dài màu xanh nước biển, có lẽ đâv là màu mà cô ưa thích nhất.
- Mái tóc: mượt, xoã dài ngang lưng. Trên trán lất phất vài cọng tóc mai khiến cô càng duyên dáng hơn.
- Khuôn mặt: trái xoan, nối bật lá đôi mắt lúc nào cũng mở to, sáng long lanh.
- Giọng nói của cô: ấm áp, cô giảng bài rất hay, đặc biệt khi nghe cô kể chuyện ai cũng muốn câu chuyện mãi mãi không đến hồi kết thúc.
- Cô nhắc nhớ chúng em từng li từng tí. Chẳng bao giờ cô lớn tiếng la rầy chúng em cả. Cô thương yêu chúng em vậy nhưng cô cũng rất nghiêm khắc, thưởng phạt phân minh. Bạn nào nghịch ngợm, lười học, cô phê hình ngay. Bạn nào ngoan, học giỏi, chăm chi cô khen ngợi và tuyên dương trước lớp. Chúng em ai cùng yêu quý cô Thương.
* Kết bài:
Nêu suy nghĩ, tình cảm của em đối với cô. (Em rất vêu và tự hào về cô giáo của mình. Cô là người dìu dắt cho em bước vào cuộc đời học sinh. Em luôn nhớ đến cô, luôn học tốt để cô vui lòng).
Tham Khảo:
Chiều dần buông theo áng mây trôi hững hờ. Những người lái đò bên con sông kia vẫn luôn miệt mài, cặm cụi chở những đợt khách cuối cùng sang sông. Mồ hôi họ đã rơi trên tấm ván đò cũ kĩ. Cuộc sống quá bận rộn, có quá nhiều việc phải lo làm tôi không có thời gian suy nghĩ quá nhiều, quan tâm đến những người xung quanh. Giờ ngồi một mình, nhìn cô lái đò má ửng hồng, như đâu đây hình ảnh của thầy cô đã dạy tôi. Tóc thầy bạc vì bụi phấn, mắt cô đã thâm quầng vì những đêm mất ngủ, như người lái đó chở khách sang sông, từng thế hệ này đến thế hệ khác, đưa chúng tôi- thế hệ trẻ cập bến tương lai, đi đến những chân trời rộng mở, mở ra cả hòai bão, ước mơ cho chúng tôi.
Cuộc đời thầy đưa biết bao nguời qua dòng sông tri thức.Dòng sông vẫn cứ êm trôi… Tóc thầy bạc đi, mắt thầy nheo lại nhưng vẫn luôn vững tay chèo và hết lòng vì thế hệ trẻ. Bao nhiêu người khách đã sang sông? Bao nhiêu khát vọng đã vào bờ? Bao nhiêu ước mơ thành sự thực..? Có mấy ai sang bờ biết ngoái đầu nhìn lại thầy ơi…Thầy cô đã chắp cánh cho những ước mơ của chúng ta bay cao, cung cấp hành trang kiến thức chp chúng ta bước vào đời và giúp chúng ta thành công trên con đường học vấn. Thế mà, có ai lần tìm về lớp cũ trường xưa để thăm lại những người đã hy sinh tâm huyết giúp chúng ta thành người hữu ích? Có ai nhớ chăng bao kỉ niệm êm đềm thấm đượm tình thầy trò? Nói đến đây, tôi bùi ngùi nhớ lại ngày xưa năm ấy, cách đây ba năm…
Hôm ấy, trời mưa tầm tã, lại vào mùa giá rét. Mẹ rước trễ nên tôi đứng đợi một mình với nỗi lạnh buốt. Chờ hòai chẳng thấy mẹ đến, tôi bắt đầu tuyệt vọng. Giữa lúc ấy, một bóng áo mưa từ cổng trường lao về phía tôi. Hóa ra là thầy chủ nhiệm. Thầy đưa cho tôi cái áo mưa và đề nghị chở tôi về. Tôi vừa mừng, vừa băn khoăn vì nhà xa. Phút chốc thầy đã chở tôi ra đường, gò tấm lưng gầy vượt băng băng về phía trước. Đến nhà, tôi thấy mặt thầy tái lại, môi tím rung rung. Không màng tới sự giá buốt. Đã có bố tôi ở nhà, nên thầy cũng yên tâm. Mưa chưa dứt, thầy hối hả ra về. Tôi nhìn theo mà lòng đầy cảm động. Dù có khôn lớn vào đời, mãi mãi tôi khắc ghi kỉ niệm này và hình ảnh thầy, tấm lòng thầy thật cao cả biết bao!
Một dòng đời – một dòng sôngMấy ai là kẻ đứng trông bến bờMuốn qua sông phải có đò . Đường đời muốn bước phải nhờ người đưa …
Có ai đó đã ví người thầy như người chèo đò và cô cậu học sinh là khách qua sông. Khách qua sông rồi, con đò vẫn như say sưa miệt mài giữa đôi bờ đưa bao thế hệ đi ngang dòng sông tri thức. Còn gì vui hơn đối với những người thầy khi học trò của mình lần lượt trưởng thành ra đời, nhường bước cho những chú chim non mới. Còn gì vui hơn khi những khách qua sông đã nhớ dòng sông bến đò xưa và cả người chèo đò lặng lẽ.
Thầy ơi, mặc cho cuộc sống bôn ba, thầy vẫn một đời chèo đò đưa từng lớp học sinh qua bến bờ tri thức. Ngày lại ngày, thầy cặm cụi nắm vững tay chèo, chỉ sợ học sinh của mình lạc lối trên đường đời có lắm bão táp, chông gai.
Ánh nắng mặt trời cuối ngày rồi sẽ tắt, dòng sông đến nơi con đập sẽ tự mình rẽ sang một hướng khác. Nhưng việc dạy người làm sao rẽ được, gắn bó đời bằng một lối đi chung. Cao cả thay tấm lòng nhà giáo, lặn lội chở người qua bão táp phong ba cập bờ hạnh phúc. Đến nơi rồi một nụ cười đọng mãi. lặng lẽ quay về lái tiếp chuyến đò sau.Chuyện một con đò dầm dãi nắng mưa Lặng lẽ chở từng dòng người xuôi ngượcKhách sang sông tiếp hành trình phía trước Có ai nhớ chăng hình ảnh con đò?
Suy cho cùng, sự hi sinh của mỗi thầy cô giáo là qui luật muôn đời. Làm nhà giáo phải quên mình đi để nghĩ nhiều đến người khác. Là làm bãi cát dài nâng mình cho những con sóng, con sóng sau đùa đi con sóng trước xóa sạch dấu vết cưu mang, nhưng bãi cát vẫn nằm đó nhớ hoài những con sóng đã đi qua. Thầy cô giáo là người chèo đò, đưa khách sang sông, con đò về bến cũ. Người khách xưa biết bao giờ trở lại, có nhớ con đò và lần qua bến ấy – sang sông!
Câu chuyện năm xưa nhưng mãi đến bây giờ. Con mới hiểu, thầy ơi – người đưa đò vĩ đại. Con đến với cuộc đời từ sự hy sinh thầm lặng ấy. Trên chuyến đò của thầy chở nặng yêu thương
Làm nhà giáo chỉ cho mà không bận lòng nghĩ đến nhận, là con ong chăm chỉ xây tổ gom mật cho đời, là cây thân mộc vươn mình trong nắng gió tỏa bóng mát cho người, là kiếp con tằm đến chết còn vương tơ… Ôi! Biết nói sao cho hết nỗi niềm! Chỉ đến khi lớn khôn, bầy học trò nhỏ hôm nay mới hiểu được tình cảm của thầy cô dành cho chúng. Thầy ơi!
Tham khảo:
Tình thầy trò tình cảm thiêng liêng đáng được trân trọng, tình cảm đó được xây dưng gắn bó bên mái trường được học tập, các em được sự dìu dắt, chỉ bảo thầy cô. Xúc động lắm mỗi khi nghĩ về hình ảnh những người giáo viên đã luôn cố gắng, ân cần dạy dỗ học sinh nên người.
“Cha mẹ cho ta hình hài, thầy cô cho ta kiến thức” công lao to lớn của thầy cô to lớn đến nỗi mà chúng ta không thể nào đền đáp hết. Thầy cô là người lái đò đưa các thế hệ trẻ cập bến tương lai.Hình ảnh cô giáo trong tà áo dài thướt tha, người thầy nghiêm khắc ấy lại chứa đọng cả một khoảng trời yêu thương rộng lớn đã để lại trong tâm trí những người học trò chúng tôi không biết bao nhiêu ký ức khó phai. Gây ấn tượng nhiều nhất với tôi chính là nụ cười của các thầy cô, nụ cười ấy động viên, khuyến khích mỗi khi chúng tôi đạt điểm cao, động viên giúp tôi vươn lên trong học tập. Khi tôi phạm lỗi, vẫn là khuôn mặt đó nhưng lại là ánh mắt nghiêm nghị.Thầy cô không la hoặc mắng nhưng sẽ có đôi chút sự buồn bã và thất vọng trong đó.
Thầy cô có biết được rằng những nụ cười ấy chính là ngọn lửa sưởi ấm cho chúng em không? những trái tim bé nhỏ đám học trò. Chỉ bao nhiêu đó là mình may mắn hơn rất nhiều đứa trẻ khác. Bao gánh nặng về cuộc sống, công việc, gia đình nhiều sự cực nhọc, lo toan chất đầy trên vai của những người thầy cô giáo . Thật không thể nào có thể diễn tả được hết nỗi biết ơn sâu nặng của tôi đối với các thầy cô, những người đã không quản nhọc nhằn giúp xây dựng một tương lai sáng bằng con đường học vấn, kiến thức. Thầy cô cần cụ miệt mài chăm chỉ để gieo những hạt giống trí tuệ vào tâm hồn trong sáng của những đứa học sinh,thầy cô chính là người đã cầm bó đuốc trí thức dẫn lối cho các thế hệ học sinh.
Tôi ước sao mình mãi là đứa học trò yêu dấu thầy cô dù biết điều đó là không thể vì ai rồi cũng phải lớn phải rời xa mái trường. Nhưng tôi vẫn cầu mong thầy cô sẽ mãi dẫn dắt các thế hệ tương lai đến một vùng đất kỳ diệu. Thầy cô ơi! công ơn trời bể của thầy cô chúng em mãi khắc sâu, làm sao đong đếm hết tình cảm mà các thầy các đồ cho chúng ta.
trong truyện Tây Du Ký, em thích nhất là nhân vật na tra.
Na Tra là một vị thần trong thần thoại dân gian Trung Hoa. Được mô tả chi tiết thông qua các tác phẩm Phong thần diễn nghĩa, Tây du ký, Na Tra được mô tả là một vị thần có pháp lực cao cường, đứng vào hàng những vị thần cao cấp nhất của Thượng giới.Thân thế của Na tra là:Theo Phong thần diễn nghĩa, Na Tra vốn là pháp bảo Linh Châu của Thái Ất Chân Nhân, được Nguyên Thủy Thiên tôn sắp xếp xuống trần gian giúp Khương Tử Nha định bảng Phong Thần, chuyển sinh vào bụng Ân Thị hóa ra kiếp người, trở thành con trai thứ ba của Lý Tịnh[1]. Khi sinh ra được Thái Ất bay đến thu làm đồ đệ và thay mặt Nữ Oa gửi tặng Na Tra Vòng Càn Khôn cùng Hỗn Thiên Lăng.Na Tra đấu Độc Giác Quỷ Vương
Vốn là tướng nhà trời nên Na Tra lớn nhanh như thổi, mới bảy tuổi đã mình cao sáu thước, vai rộng hai thước, ngỗ nghịch muôn phần. Do còn nặng nợ trần gian và số kiếp gian truân, Na Tra đã tự mình gây ra họa lớn: Đánh chết con trai Ngao Bính (Tam Thái tử) của Đông Hải Long Vương, lột da (vẩy rồng), bóc gân Ngao Bính, giương Chấn Thiên Cung nặng nghìn cân bắn chết đệ tử của Thạch Cơ Nương Nương... Gia đình Lý Tịnh bị Tứ Hải Long Vương bắt, gây sức ép buộc Na Tra phải đền mạng. Để giữ trọn đạo hiếu và không làm liên lụy tới gia đình, Na Tra đã bóc thịt trả mẹ, lóc xương trả cha. Sau khi chết hồn Na Tra bay về với Thái Ất Chân Nhân, Thái Ất bày cho Na Tra báo mộng cho Ân Thị lập miếu thờ để giữ cho hồn không bị tan biến, song cũng vì Lý Tịnh quá cố chấp với những việc Na Tra đã gây ra nên đã đập tan miếu thờ. Chính vì lý do đó sau khi được sư phụ Thái Ất hoán thân tráo cốt vào cây sen, Na Tra đã tìm tới cha mình để trả thù... Vốn biết đệ tử mình ương bướng và ngang ngạnh nên Thái Ất đã cậy hai vị đại tiên là Văn Thù và Nhiên Đăng giáo huấn, Văn Thù và Nhiên Đăng đã dàn xếp, chỉ ra lỗi lầm của cả hai người, giúp cha con Lý Tịnh cởi bỏ hiềm khích, một lòng phò Chu diệt Trụ. Ở hồi kết của Phong Thần diễn nghĩa, Na Tra, Lý Tịnh, Lôi Chấn Tử, Dương Tiễn, Kim Tra, Mộc Tra, Vi Hộ là số ít trong những giáo đồ đắc đạo thành tiên. Sau khi theo cha Lý Tịnh cùng các vị thần tiên được phong thần lên trấn giữ thiên đình, đến thời Đông Hán thì Tam thái tử Na Tra cũng Thác tháp Thiên vương Lý Tịnh và Nhị lang thần Dương Tiễn xuất hiện và giao chiến với Tề thiên đại thánh Tôn Ngộ Không tại tác phẩm Tây Du Ký.Trong dân gian,Nhắc đến Na Tra, dân gian thường hình tượng đến một vị thiên tướng khôi ngô, tuấn tú, mặt đẹp như ngọc, mắt sáng như sao, môi đỏ như môi thiếu nữ. Song bản tính của Na Tra nóng nảy, thẳng thắn và thích xen vào chuyện bất bình. Độc giả có thể gặp Na Tra trong Phong Thần diễn nghĩa hay trong tiểu thuyết Tây du ký. Tay phải cầm Hỏa Tiêm Thương, tay trái cầm Càn Khôn Khuyên, vai đeo dải lụa Hỗn Thiên Lăng, lưng giắt Cửu Long Thần Tráo và Đả Tiên Kim Chuyên, chân đi bánh xe Phong Hoả Luân[2]. Na Tra là hiện thân của bậc thần tiên phóng khoáng, tính cách hiếu động và nghịch ngợm song hành động thì đầy tình nhân ái, chí công vô tư. Có lẽ đó cũng là khát vọng về một hình tượng sống của nhân gian thời bấy giờ. Trong Tây Du Ký cũng mô tả Na Tra thường biến hình ba đầu sáu tay rất hung tợn, tay cầm sáu thứ binh khí: trảm yêu kiếm, khảm yêu đao, phược yêu sách, hàng yêu xử, tú cầu nhi và hỏa luân nhi. Hãng phim Trung Quốc đã làm riêng một bộ phim hoạt hình về truyền thuyết dân gian Na Tra có tựa đề là Na Tra truyền kỳ.