Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Những yếu tố đối lập trong phong cách hành xử của Nguyễn Công Trứ được thể hiện ở bài hát nói:
+ Con người dốc lòng dốc sức phụng sự quốc gia nhưng vẫn chăm chút cho đời sống cá nhân cá tính.
+ Quyết liệt, cương nghị, nhưng vẫn hào hoa phong nhã.
+ Nghiêm trang, cẩn trọng, chu toàn nhưng vẫn cười cợt, dí dỏm, hài hước.
- Ngoài chủ đề chính, Bài ca ngất ngưởng còn có chủ đề là khẳng định vị thế, chức phận của con người trong mối quan hệ với xã hội và thời đại. Bài ca ngất ngưởng bao gồm những chủ đề khác: đời sống cá nhân và cái tôi cá tính, cách thức lựa chọn và hành động để tạo ra những giá trị sống có ý nghĩa đích thực,...
Nguyễn Công Trứ đã tự kể về mình, tự thuật, tự đánh giá về bản thân
+ Giọng điệu tự thuật khảng khái, đầy cá tính
+ Ông ý thức được rõ ràng tài năng, phong cách sống của bản thân
+ Ông tự hào vì có cuộc sống hoạt động tích cực trong xã hội
+ Ông tự hào vì dám sống cho mình, bỏ qua sự gò bó của lễ và danh giáo
Ngất ngưởng từ láy tượng hình vốn được dùng sự vật ở độ cao chênh vênh, bất ổn định
- Từ ngất ngưởng được dùng chỉ sự khác thường, vượt lên dư luận
- Nhan đề được nhắc lại 4 lần trở thành biểu tượng, phong cách sống, thái độ sống vượt thế tục, thách thức xung quanh dựa trên sự tự ý thức, tài năng, nhân cách cá nhân:
+ Chỉ sự thao lược, tài năng, phong cách ngạo nghễ khi làm quan của tác giả
+ Chỉ sự ngang tàng của ông khi làm dân thường
+ Khẳng định cái chơi ngông hơn người
+ Tác giả hơn người vì dám coi thường công danh, phú quý, coi thường dư luận, không bị ràng buộc
Tham khảo:
I. Đặt vấn đề:
- Nguyễn Công Trứ là nhà chính trị, nhà quân sự và nhà thơ thời nhà Nguyễn
- Với bài thơ "Bài ca ngất ngưởng" Nguyễn Công Trứ đã thể hiện mạnh mẽ lối sống ngất ngưởng của mình
II. Giải quyết vấn đề:
- Trong chế độ xưa, cái "nợ công danh" mà nam nhi phải trả đó là cái nợ đeo đẳng suốt cuộc đời người con trai. Có lẽ chính vì thế mà Nguyễn Công Trứ cũng dấn thân vào quan trường. Và cái sống "ngất ngưởng" của tác giả cũng bắt đầu từ đây
- Nhà thơ đã vơ tất cả mọi việc trong thiên hạ vào cái túi phận sự của mình "Vũ trụ nội mạc phi phận sự". Có rất ít nhà nho dám thốt lên câu nói tự tin và đầy bản lĩnh như vậy
- Nhà thơ không ngần ngại, ngượng ngùng khoe với đời về những thành tích trong cuộc đời ông. Đó là những công danh mà hiếm ai đạt được
- Phong cách ngất ngưởng của ông còn được nêu rõ hơn trong câu " Ông Hi văn tài bộ đã vào lồng". Ông tài chí thông minh nhưng coi thường tất cả. Ông coi việc làm quan chỉ như cái nợ trong đời mà thôi
- Chính vì lối sống ngất ngưởng chức vụ ông có nhiều thay đổi: lúc làm quan lúc lại làm lính quèn
- Nguyễn Công Trứ thời trai trẻ từng nhiều lần làm chức cao nhưng ông xem thường chúng, chỉ biết cống hiến cho nhân dân. Tất cả đã tạo nên một Nguyễn Công Trứ đầy ngang tàng, kiêu bạc
- Sự kiện về hưu là một việc làm rất quan trọng với Nguyễn Công Trứ bởi thời điểm này ông sống rất trái khoáy, khác đời. Ông đeo đạc ngựa cho bò, tay cầm kiếm, cung mà giảng dạy từ bi hiền lành
- Nhà thơ còn phá tan cái uy nghi, thiêng liêng của nhà chùa khi đi chùa mà còn dắt theo hầu gái. Không biết bao nhiêu người đánh giá việc làm của ông nhưng ông đều bỏ ngoài tai, bỏ mặc lời khen chê
- Nguyễn Công Trứ không phải là người của Phật của tiên, ông chỉ là một con người không vướng tục
- Ông luôn bày ra sự trái ngược với người khác nhưng lý tưởng ông theo đuổi suốt đời là lòng trung quân. Tổng kết lại đời mình, ông tự rút ra kết luận là nam nhi là phải có trách nhiệm kinh bang tế thế
III. Kết thúc vấn đề:
- "Bài ca ngất ngưởng" là những câu ca nói thay quan niệm, suy nghĩ của Nguyễn Công Trứ về một cuộc sống ngất ngưởng coi tiền tài, danh vọng nhẹ tựa lông hồng.
Sự khác biệt:
+ Ngôn ngữ bài ca ngất ngưởng phù hợp với nội dung, phong cách của Nguyễn Công Trứ tự do, có chút ngạo nghễ
+ Ngôn ngữ bài ca phong cảnh Hương Sơn nhẹ nhàng, thấm đẫm ý vị thiền, say mê phong cảnh thiên nhiên đất nước