K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 9 2018

                                         Đề 1:

 Bạn tham khảo bài viết về Lịch sử Lá Quốc kì mà làm nhá ! 
Lá cờ đỏ sao vàng ngày nay đã trở nên quen thuộc, nhưng nhiều người còn chưa biết lần đầu tiên lá cờ ấy xuất hiện cách nay 60 năm; theo website Đảng Cộng Sản Việt Nam, người vẽ lá cờ ấy là một chiến sĩ cách mạng tham gia khởi nghĩa Nam Kỳ 23/11/1940. Đó là Nguyễn Hữu Tiến, nguyên là thầy giáo, sinh ngày 5/3/1901 tại xã Yên Bắc, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam ngày nay. Nǎm 1927, Nguyễn Hữu Tiến tham gia tổ chức Thanh niên cách mạng đồng chí hội. Nǎm 1931 ông bị bắt và bị địch đưa ra nhà tù Côn Đảo. Nǎm 1935, ông cùng một số tù chính trị vượt ngục Côn Đảo, trở về đất liền, ông hoạt động cách mạng tại Cần Thơ, sau đó được phân công phụ trách công tác tuyên truyền, in ấn tài liệu cách mạng. 
Chính trong thời gian này, ông được Xứ uỷ Nam Kỳ trao nhiệm vụ vẽ cờ Tổ quốc để sử dụng trong các cuộc đấu tranh. Ông đã vẽ lá cờ có nền đỏ và ngôi sao vàng nǎm cánh, thể hiện ý tưởng máu đỏ da vàng, tượng trưng cho dân tộc và sự đoàn kết các tầng lớp nhân dân bao gồm sĩ, nông, công, thương, binh trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam. 
Tâm huyết của tác giả khi sáng tạo ra lá cờ Tổ quốc được khắc họa rõ nét trong bài thơ của ông 

Hỡi những ai máu đỏ da vàng 
Hãy chiến đấu dưới cờ thiêng Tổ quốc 
Nền cờ thắm máu đào vì nước 
Sao vàng tươi, da của giống nòi 
Đứng lên mau hồn nước gọi ta rồi 
Hỡi sỹ nông công thương binh 
Đoàn kết lại như sao vàng năm cánh. 

Mẫu cờ do Nguyễn Hữu Tiến vẽ đã được Xứ uỷ Nam Kỳ nhất trí và đã xuất hiện lần đầu tiên trong cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ 23-11-1940, sau đó xuất hiện ở nhiều nơi trong phong trào Việt Minh (1941 - 1945). Nǎm 1945, Hồ Chủ Tịch đã ký sắc lệnh quy định mẫu Quốc kỳ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà là nền đỏ với ngôi sao vàng nǎm cánh như mẫu vẽ của Nguyễn Hữu Tiến. Ngày 2-9-1945, cờ đỏ sao vàng chính thức xuất hiện trong buổi lễ Tuyên bố độc lập. Quốc hội khoá 1 ngày 2-3-1946 quy định cụ thể: ngôi sao vàng nǎm cánh đặt giữa nền đỏ hình chữ nhật, chiều rộng bằng hai phần ba chiều dài. Trong cuộc họp này, Bác Hồ đã nói: "Lá cờ đỏ sao vàng đã thấm máu đồng bào ta trong Nam Kỳ khởi nghĩa 1940. Chính lá cờ này đã cùng phái đoàn Chính phủ đi từ châu á, cờ đã có mặt trên khắp đất nước Việt Nam. Vậy thì trừ 25 triệu đồng bào, còn không ai có quyền thay đổi quốc kỳ và quốc ca". 
Còn ông Nguyễn Hữu Tiến thì sao? Người vẽ cờ Tổ quốc ấy đã bị địch bắt và bị xử bắn ngày 28-8-1941 cùng các chiến sĩ Nam Kỳ khởi nghĩa tại Hóc Môn, trong đó có cả Nguyễn Thị Minh Khai, Võ Vǎn Tần, Hà Huy Tập...

                                      Đề 2:

Tết Trung thu, phải nói đến chiếc bánh nướng, bánh dẻo kì diệu, cũng giống như chiếc bánh chưng trong những ngày Tết Nguyên Đán.

Bánh dẻo có hai phần: Phần áo và phần nhân. Áo bánh phải chọn gạo nếp vàng, vùng Trôi hoặc vùng Bắc Ninh, Bắc Giang. Gạo được rang rồi xay, hoặc giã nhỏ mịn, nhào với nước đường thắng ngan ngát một mùi hương bưởi. Tất cả những công đoạn kể trên đều phải do một bàn tay thợ có “nghề” đã được “hạ sơn” đảm nhiệm. Người thợ không được sai sót một khâu nào. Sai một ly đi một dặm. Lúc ra khuôn, cái bánh hiện rõ những hoa văn chìm nổi của một bông hoa nở 8 cánh hoặc 10 cánh. Khuôn mặt áo bánh dẻo mịn, bánh ngọt đậm, thơm dịu. Phần nhân bánh nhất thiết phải do thợ cả quán xuyến với những khâu quan trọng đầy bí quyết nhà nghề như: rang vừng, ủ vừng, xử lí mứt bí khẩu, mứt sen, hạt dưa, hạnh nhân, ướp nhân, tạo hương cho nhân…

Nhân của bánh dẻo chay tịnh, nặng mùi hương đồng gió nội. Mãi về sau này, người ta mới phá cách cho thêm lạp sường vào. Nhân bánh nướng được cải tiến với nhiều sáng kiến. Mỗi hiệu bánh đều muốn có phần độc đáo của mình. Vả lại bánh nướng là “em” của bánh dẻo. Nó sinh sau đẻ muộn, mới xuất hiện từ năm 1930 nên lắm trò hơn. Ngoài mứt bí, hạt dưa, nhân bánh nướng còn có thêm cả ruột quả trứng ở giữa hoặc thịt lợn quay, gà quay, lạp sường…gọi là nhân thập cẩm… Bánh nướng cũng có loại nhân chay bằng đậu xanh mịn, dừa sợi, hạt sen.

Bánh dẻo trắng trong, bánh nướng có màu vàng sẫm và vàng nhạt do chỗ nướng già, nướng non tạo ra, thường có đường kính chừng 7-8cm, chiều dày 2,5-3cm. Cứ 4 cái bánh được xếp chồng lên nhau là một cân. Ngoài giấy bọc có in nhãn hiệu đẹp và nhiều màu sắc. Đặc biệt là các hiệu người Hoa rất chú ý in nhãn hiệu thật nổi. Nhiều nhà còn đặt làm những chiếc bánh dẻo đặc biệt to bằng chiếc đĩa tây hoặc gần bằng cái mâm, trên có hình mặt trăng tròn, lưỡng long tranh châu, song phượng…

Nghĩa là người thợ làm cả cái việc tạo hình trên chiếc bánh. Bánh dẻo, bánh nướng Trung thu nói lên cái tài hoa của người thợ. Ngay cả ở các hiệu lớn của người Hoa trước đây, thợ Việt Nam cũng chiếm 70-90%. Hằng năm, cứ đến gần Tết Trung thu là các hiệu lại rộn rã cho người về các vùng lân cận, đón các phường thợ làm bánh nổi tiếng ra Hà Nội vào mùa. Các chủ hiệu ưu ái họ lắm, mỗi người được chủ hiệu phát một áo choàng trắng, mũ trắng và một đôi guốc mộc. Các cửa hàng lấy làm hãnh diện đã mời được ông Toán làng Bưởi, các ông Ba Thiện xã Cào ở tỉnh Sờn, ông Quế Xuân Tảo Sở, hoặc ông Lý Bắc Ninh.

Sự thật đã có một thời vẻ vang, các hiệu bánh Tùng Hiên, Tràng Thái, Ngọc Anh, Cự Hương, Việt Hương… đã nổi danh xa gần ai cũng biết tiếng. Bánh của họ đủ sức cạnh tranh với các hiệu người Hoa như Tây Nam, Mỹ Kinh. Từ kẻ chợ đến vùng quê, nhân dân các tinh khác không bao giờ quên, sản phẩm của họ với cái “tạng”, cái “gu” Việt Nam. Có điều, các hiệu của người Hoa chú ý nhiều đến bao bì, quảng cáo hơn. Họ tiếp khách niềm nở với đủ những chi tiết tế nhị và tỉ mỉ.

Tết Trung thu, nhà nào cũng phải có bánh dẻo. Người nghèo cũng cố mua cho con cái một vài cái bánh dẻo. Không có bánh dẻo tức là không có Tết. Người ta làm quà cho ân nhân, khách quý, bạn thân…bằng bánh Trung thu. Chiếc bánh dẻo tròn, gợi hình mặt trăng thể hiện sự tròn đầy, viên mãn.

Vào những năm 1989 – 1990, những chiếc bánh Trung thu từng tham dự các Hội chợ quốc tế ở đức và Bun-ga-ri, gây sự chú ý đặc biệt và được tặng Huy chương độc đáo. Chúng mang mùi vị, thanh sắc Việt Nam, kèm theo cái nghệ thuật thưởng thức miếng ngon tinh tế, thanh nhã. Nó cũng là biểu tượng văn hóa của Việt Nam. Chiếc bánh Trung thu sẽ trường tồn. Chúng ta mong sao có thêm nhiều người thợ tài hoa kế tục nghệ thuật làm bánh Trung thu truyền thống, không những cho mọi người mà còn cho khách nước ngoài thưởng thức mỗi khi đến với mùa Tết Trung thu.

12 tháng 9 2018

Đau tay quá

9 tháng 12 2021

Em tham khảo:

I. Mở bài

Giới thiệu chiếc cặp sách là người bạn đồng hành lâu dài với lứa tuổi học trò trong suốt thời gian cắp sách đến trường.

II. Thân bài

1. Nguồn gốc, xuất xứ:

Xuất xứ: Vào năm 1988, nước Mỹ lần đầu tiên sản xuất ra chiếc cặp sách mang phong cách cổ điển.

Từ sau 1988, cặp sách đã được sử dụng phổ biến nhiều nơi ở Mỹ và sau đó lan rộng ra khắp thế giới.

2. Cấu tạo:

– Chiếc cặp có cấu tạo rất đơn giản.

Phía ngoài: Chỉ có mặt cặp, quai xách, nắp mở, một số cặp có quai đeo,.

Bên trong: Có nhiều ngăn để đựng sách vở, bút viết, một số cặp còn có ngăn để đựng áo mưa hoặc chai nước,.

3. Quy trình làm ra chiếc cặp:

Có nhiều loại cặp sách khác nhau như: Cặp táp, cặp da, balo. Với nhiều nhãn hiệu nổi tiếng như: Của Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc: Tian Ling, Ling Hao, mang những phong cách thiết kế riêng biệt. Tuy nhiên cách làm chúng đều có phần giống nhau.

Lựa chọn chất liệu: Vải nỉ, vải bố, da cá sấu, vải da,.

Xử lý: Tái chế lại chất liệu để sử dụng được lâu dài, bớt mùi nhưng vẫn giữ được nét đặc trưng của chất liệu đó.

Khâu may: Thông thường các xí nghiệp sử dụng máy may để may từng phần của chiếc cặp lại với nhau theo thiết kế.

Ghép nối: Ghép các phần đã được may thành một chiếc cặp hoàn chỉnh rồi được tung ra thị trường với những giá cả khác nhau.

4. Cách sử dụng:

– Tùy theo từng đối tượng mà con người có những cách sử dụng cặp khác nhau:

+ Học sinh nữ: Dùng tay xách cặp hoặc ôm cặp vào người.

=> Thể hiện sự dịu dàng, thùy mị, nữ tính.

+ Học sinh nam: Đeo chéo sang một bên

= > Thể hiện sự khí phách, hiên ngang, nam tính.

 

+ Học sinh tiểu học: Đeo sau lưng để dễ chạy nhảy, chơi đùa cùng đám bạn.

=> Thể hiện sự nhí nhảnh, ngây thơ của lứa tuổi cấp 1.

Các nhà doanh nhân: Sử dụng các loại cặp đắt tiền thường thì họ xách trên tay.

=> Thể hiện họ thật sự là những nhà doanh nhân thành đạt và có được nhiều thành công cũng như sự giúp ích của họ dành cho đất nước.

– Nhìn chung, khi mang cặp cần lưu ý không nên mang cặp quá nặng, thường xuyên thay đổi tay xách và vai đeo.

5. Cách bảo quản:

– Học sinh chúng ta thường khi đi học về thì quăng cặp lên trên cặp một cách vô lương tâm khiến cặp dễ bị rách hay hư hao. Nên bảo quản cặp bằng những phương pháp sau đây để giữ cho cặp bền tốt và sử dụng được lâu:

Thường xuyên lau chùi hoặc giặt cặp để giữ độ mới của cặp.

Không quăng cặp hay mạnh tay để tránh làm rách cặp hay hư hao.

Cứ khoảng 1 – 2 lần mỗi năm, hãy làm mới cặp bằng xi đánh giày không màu.

Để sửa chữa cặp khi bị rách, đừng nên mang đến hàng sửa giày hay giặt khô vì như vậy sẽ có nguy cơ bị hỏng do dùng sai công cụ. Hãy đưa đến thợ sửa cặp chuyên nghiệp.

Đừng bao giờ cất cặp da trong túi nilon, nó có thể làm khô túi hoặc bị chất dẻo dính vào da.

Thường xuyên nhét giấy vụn hoặc áo phông cũ vào cặp để giữ hình dáng.

Đặt cặp trong túi nỉ của cửa hàng hoặc vỏ gối để giữ khả năng đứng thăng bằng của cặp.

6. Công dụng:

Cặp là vật để chúng ta đựng sách vở, bút viết mỗi khi đến trường.

Cặp cũng là vật để che nắng, che mưa cho sách vở. Một số bạn cũng sử dụng cặp để che mưa cho chính bản thân.

Cặp cũng là vật đã để lại không biết bao nhiêu kỷ niệm vui, buồn, đồng thời cũng tô lên nét đẹp của tuổi học trò – cái tuổi đẹp nhất trong cuộc đời của mỗi người chúng ta.

III. Kết bài

Cùng với những vật dụng tiện lợi khác, chiếc cặp sách đã trở thành một người bạn trung thành và luôn đồng hành với mỗi con người, đặc biệt là đối với những học sinh – chủ nhân tương lai của đất nước Việt Nam.

26 tháng 2 2020

Dàn ý:

1. Mở bài
- Mỗi một vùng miền lại có riêng cho mình một vài món đặc sản riêng biệt, với Thanh Hóa ấy là món nem chua với hương vị đặc trưng.
2. Thân bài
* Nguồn gốc:
- Không rõ, nhưng đã trở thành một loại hàng hóa vào những năm 60, 70 của thế kỷ trước.
* Đặc điểm:
- Trông giống một chiếc bánh được gói trong lá chuối xanh.
- Hình dáng: To cỡ ngón tay người lớn, có màu hồng nhạt của thịt, màu đỏ của ớt, màu trắng của tỏi, màu xanh của lá đinh lăng.
- Vị chua thanh, cay tê, ngọt giòn cùng hòa quyện kết hợp với mùi thơm đặc trưng, thoang thoảng hương ớt, hương tỏi, mùi thơm cùng vị chát ngọt của lá đinh lăng, cùng với mùi thịt lên men chua.
* Cách chế biến:
- Nguyên liệu: Thịt lợn tươi xay nhuyễn, bì lợn cạo sạch mỡ thái sợi, ớt, tỏi cắt lát, lá đinh hương rửa sạch, tiêu giã nhỏ, lá chuối bánh tẻ, bì ni lông, dây thun để gói cùng một số gia vị thông dụng.
- Trộn đều thịt với bì lợn cùng muối, bột ngọt, mật mía, tiêu, rồi gói chung với vài lát ớt, tỏi, lá đinh lăng, bọc lại bằng bì ni lông, rồi gói lại bằng lá chuối, dùng dây thun cố định.
- Để lên men 1-2 là có thể ăn được.
3. Kết Bài
- Với mức giá phải chăng tầm 3000- 4000 đồng một chiếc, nem chua đã trở thành thức quà được nhiều người ưa chuộng, không chỉ với người dân Thanh Hóa mà là đối với người dân ở mọi miền Tổ quốc, từ Bắc vô Nam.

Việt Nam đất nước ba miền Bắc, Trung, Nam cứ mỗi một nơi lại có những nét đặc sắc riêng biệt về văn hóa, nếp sống hòa cùng với truyền thống chung của cả dân tộc tạo nên nét đậm đà bản sắc vô cùng thú vị, được nhiều bạn bè trên toàn thế giới yêu thích. Nếu ghé thăm Hà Nội mà thiếu một lần thưởng thức bún đậu, phở Hà Nội hay chỉ đơn giản là cầm trong tay gói cốm làng Vòng vừa thơm, vừa ngọt thì quả thực là thiếu sót, hoặc nếu như đến Huế thăm Cố đô mà quên ăn cơm hến, nếm bún bò thì cũng thật là đáng tiếc. Thanh Hóa vốn là vùng đất cằn cỗi, khí hậu khắc nghiệt từng là vùng đất đầu tiên mà người Việt cổ sinh sống, là nơi chuyển giao giữa miền Bắc và miền Trung cũng có riêng cho mình một đặc sản ấy là món nem chua, mà nếu như nếm một lần sẽ chẳng bao giờ quên.

Nói về các món nem, nước ta cũng rất nhiều nơi có nem, ví như Hà Nội cũng có món nem chua nhưng không cay, rồi còn cả món nem thính cũng với gia vị là da lợn xắt nhỏ, trộn thêm bột ngô, lá ổi, thêm chút gia vị mắm, muối khá lạ miệng, Bình Định cũng có món nem chua mà miếng nem hình vuông, bọc trong một chiếc lá ổi, ăn thấy vị ngòn ngọt. Thế nhưng chỉ riêng món nem chua Thanh Hóa, người ta lại thấy nó cầu kỳ và đặc sắc hơn cả, món ăn này không chỉ đơn thuần là món ăn vặt cho vui miệng mà nó đã trở thành thức ăn chính trong các bữa ăn gia đình, trên các bàn tiệc, và được xem như một món quà quý được khách du lịch mua về để cho biếu người thân. Có lẽ chính người dân Thanh Hóa cũng không biết được món nem chua này ra đời từ khi nào, bởi nó dường như đã ăn sâu vào tiềm thức, vào nếp sống của con người, lịch sử của nem chua cũng chính là lịch của người Thanh Hóa. Một số tài liệu ghi chép lại thì nem chua bắt đầu trở thành một loại hàng hóa lưu thông trên thị trường là vào những năm 60, 70 của thế kỷ trước, như vậy một món ăn vốn dân dã, giản dị bỗng trở thành kế sinh nhai, nuôi sống biết bao nhiêu con người nơi đây.

Nến như ai đó đã một lần được nhận vài cái nem chua làm quà, chắc cũng có phần bỡ ngỡ, tôi cũng là một trong số đó, bởi nếu chẳng được nghe giới thiệu đây là một thứ nem làm từ thịt thì ai ai cũng tưởng đó là một cái bánh thơm ngon, được bọc trong chiếc lá chuối xanh rờn bắt mắt. Mở lớp lá chuối ấy ra bên trong là một chiếc nem to bằng ngón tay người lớn, có màu hồng tươi của thịt, xen lẫn vài miếng ớt đỏ xắt lớn, một vài lá đinh lăng ẩn hiện, cùng hai ba lát tỏi trắng. Nem có mùi thơm đặc trưng, thoang thoảng hương ớt, hương tỏi, mùi thơm cùng vị chát ngọt của lá đinh lăng, cùng với mùi thịt lên men chua khiến người ta khó có thể cưỡng lại mà nếm thử một miếng. Vị đặc trưng của nem chua Thanh Hóa ấy là vị chua thanh, thêm một chút ngọt của thịt heo cùng với vị cay tê của ớt, tỏi kết hợp với cái giòn của bì heo vô cùng kích thích vị giác.

Dĩ nhiên một món ăn ngon kết hợp nhiều thứ hương vị như vậy thì công đoạn chế biến cũng không phải là dễ dàng, phải nói rằng đây không phải là một món ăn mà người chưa thạo nghề có thể làm ngon được, bởi đó là tổng hợp của cách chọn nguyên liệu cùng độ tỉ mẩn và kỹ lưỡng trong quá trình làm. Để làm được một mẻ nem ngon, người ta phải tuyển chọn cho kỳ được những miếng thịt heo còn "nóng", ở đây là thứ thịt từ con lợn mới mổ, áp tay vào còn có cảm giác âm ấm, như thế thịt mới thực sự tươi ngon và lúc lên men mới ra đúng vị. Sau khi đã chọn được thịt người ta bắt đầu xay nhuyễn thay vì giã tay như ngày trước. Bì heo cũng là một thành phần vô cùng quan trọng, bởi nếu thiếu đi món này thì nem sẽ không có độ giòn, kém hấp dẫn hẳn, thông thường người ta sẽ chọn miếng da heo có độ dày vừa phải, đã được làm thật sạch lông, sau đó người ta cố hết sức cạo thật sạch lớp mỡ bám bên trong cho tới khi chỉ còn miếng da bì mỏng trắng tinh, thậm chí là trong suốt, như vậy là đạt, cuối cùng là đem miếng bì đã chế biến đi thái thành sợi ngắn tầm 2-3cm, để chung với thịt heo đã xay nhuyễn. Chuẩn bị gia vị cho vào nem cũng cần cẩn thận, ớt trái phải chín đỏ tươi, lá đinh lăng là lá bánh tẻ, tỏi cũng là thứ tỏi còn mới, tiêu cần được xay nhỏ, cùng với một số gia vị thông thường khác như muối, mắm, bột ngọt, phụ gia,... để nem lên men được chuẩn vị. Lá chuối bọc ngoài cũng phải là loại lá bánh tẻ xanh thẫm và dày không bị rách, bì nilon và dây thun phải đảm bảo sạch sẽ để gói được miếng nem ngon, đảm bảo vệ sinh.

Sau khi đã chuẩn bị đủ nguyên liệu cần thiết người thợ sẽ bắt đầu trộn và gói nem. Thịt xay nhuyễn được trộn thật đều với bì heo thái mỏng, cùng với chút muối, chút tiêu, chút bột ngọt, mật mía, rồi đem gói thành những thỏi nem nhỏ cùng với vài lá định lăng, vài lát tỏi và ớt trong một miếng ni lông trong suốt cho kín, sau đó bọc tiếp bên ngoài hai lớp lá chuối, rồi dùng dây thun cố định lại. Nem mới gói xong chưa dùng được ngay mà phải đợi 1-2 ngày cho nem "chín", nghĩa là nem đã lên men chua, rồi mới lấy ra thưởng thức.

Với mức giá phải chăng tầm 3000-4000 đồng một chiếc, nem chua đã trở thành thức quà được nhiều người ưa chuộng, không chỉ với người dân Thanh Hóa mà là đối với người dân ở mọi miền Tổ quốc, từ Bắc vô Nam. Chiếc nem chua nho nhỏ, xanh rờn màu lá chuối đã mang đi khắp muôn nơi những tình cảm nồng đượm, cùng hương vị đặc trưng của đất Thanh Hóa, để rồi ai đã một lần ghé xứ Thanh cũng chẳng bao giờ quên mang về vài chục chiếc nem chua để làm quà cho người thân, bạn bè, một thứ quà giản dị, thơm ngon.
Bên cạnh bài Thuyết minh về món ăn nem chua Thanh Hoá, các em có thể tham khảo thêm: Thuyết minh về đôi dép lốp, Thuyết minh về một lễ hội truyền thống dân tộc,Thuyết minh về hoa sen, Thuyết minh về một loài hoa ngày Tết để rèn luyện thêm kĩ năng viết bài thuyết minh của mình.

Thuyết minh về món: Nem rán

Việt Nam được biết đến là đất nước có nền văn hóa ẩm thực khá phong phú. Chúng ta có thể kể tên các món ăn đặc sản của dân tộc như bánh chưng, bánh cốm, phở, bún bò,... và đặc biệt là món nem rán. Đây là món ăn vừa cao quý lại vừa dân dã, bình dị để lại một mùi vị khó phai mờ trong mỗi chúng ta.

Nem rán có nguồn gốc từ Trung Quốc, thuộc nhóm các món Dimsum. Món ăn này đã theo chân những người Hoa khi di cư sang nước ta và được biến đổi thành món ăn phù hợp với khẩu vị người Việt. Nem rán không chỉ phổ biến ở Việt Nam, Trung Quốc mà nó còn góp mặt trong ẩm thực của đất nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Pháp, Đức, Ba Lan và nhiều nước Trung, Nam Mĩ,... với các tên gọi khác nhau như Harumaki, Chungwon, Rouleau de printemps, Sajgonki,...Ở Việt Nam, tùy theo vùng miền mà món ăn này có những tên gọi riêng. Nem rán là cách gọi của người dân miền Bắc, người miền Trung gọi là chả cuốn và chả giò là cách gọi của người dân miền Nam.

Nguyên liệu chế biến món nem rán khá đa dạng nhưng cũng hết sức dễ tìm. Để món ăn đầy đủ các thành phần dinh dưỡng chúng ta cần chuẩn bị thịt băm, trứng gà hoặc trứng vịt, hành tây, hành lá, cà rốt, su hào, giá đỗ, rau mùi, rau thơm, mộc nhĩ, mì hoặc miến,...và một số loại gia vị như mì chính, bột canh, hạt tiêu, nước mắm,...Những gia vị này sẽ giúp món ăn thêm phần đậm đà, hấp dẫn. Một thứ không thể thiếu đó chính là bánh đa nem. Bánh đa nem được làm từ gạo và khi chọn ta cần lựa những lá bánh mềm, dẻo để khi gói không bị vỡ.

Để có được món nem rán thơm phức hoàn hảo, trước hết chúng ta cần sơ chế các nguyên liệu đã chuẩn bị. Chúng ta ngâm nấm và mộc nhĩ cho đến khi chúng nở ra rồi rửa sạch, thái nhỏ. Đồng thời các loại rau củ cũng gọt vỏ, rửa sạch và thái. Mì hoặc miến ngâm nước ấm trong khoảng năm phút rồi cũng cắt thành từng đoạn ngắn. Sau đó, cho tất cả các nguyên liệu vào âu hoặc bát to, đập thêm trứng, nêm thêm gia vị rồi trộn đều. 

Số trứng dùng để làm nem không nên quá nhiều vì như thế sẽ khiến nhân nem ướt rất khó cuộn và cũng không nên quá ít vì nem sẽ bị khô. Vì vậy, khi đập trứng ta nên đập lần lượt từng quả để ước lượng lượng trứng phù hợp. Màu cam của những sợi cà rốt, màu trắng của mì, màu xanh của rau, màu vàng của trứng,... tất cả hòa quyện với nhau trông thật hài hòa. Chúng ta sẽ ướp phần nhân nem từ 5 đến 10 phút để các gia vị ngấm đều.

Tiếp theo, chúng ta trải bánh đa nem trên một mặt phẳng rồi cho nhân nem vào cuộn tròn. Bánh đa nem có loại hình tròn, hình vuông, cũng có loại hình chữ nhật, tùy theo sở thích mà mỗi người lại lựa chọn những loại bánh đa nem khác nhau. Nếu muốn bánh đa nem mềm và giòn thì trước khi cuốn nem nên phết lên bánh đa nem một chút nước giấm pha loãng với đường và nước lọc. 

Chúng ta nên gấp hai mép bánh đa nem lại để phần nhân nem không bị chảy ra ngoài. Sau đó, đun sôi dầu ăn rồi cho nem vào rán. Khi rán nên để nhỏ lửa và lật qua lật lại để nem được chín vàng đều rồi vớt ra giấy thấm để nó hút bớt dầu mỡ, tránh cảm giác bị ngấy khi thưởng thức.

Nước chấm là thứ không thể thiếu để món nem trở nên đậm đà. Muốn có nước chấm ngon, chúng ta cần chuẩn bị một chút đường, tỏi, giấm, ớt, chanh và nước mắm. Đầu tiên, ta hòa tan đường bằng nước ấm rồi cho thêm tỏi, ớt đã băm nhỏ. Sau đó đổ từ từ giấm và nước mắm vào rồi khuấy đều cho các gia vị ngấm đều. Ta có thể thay giấm bằng chanh hoặc quất. Tùy khẩu vị của mỗi người mà nước chấm có độ mặn ngọt khác nhau. 

Cuối cùng, bày nem ra đĩa, trang trí thêm rau sống, cà chua hay dưa chuột thái lát để đĩa nem trông thật đẹp mắt. Những bông hồng được làm từ cà chua, những bông hoa được tỉa từ dưa chuột sẽ khiến món ăn vô cùng hấp dẫn. Nem rán chấm với nước chấm tỏi ớt sẽ mang lại cảm giác rất thú vị. Bánh đa nem vàng giòn cùng nhân nem thơm phức quyện hòa với nhau cùng vị cay cay của ớt, chua chua của giấm, ngòn ngọt của đường sẽ khiến những ai thưởng thức nó không bao giờ có thể quên được mùi vị đặc biệt này.

Nem rán đã trở thành một món ăn phổ biến trên khắp đất nước Việt Nam. Nó không chỉ có mặt trong những bữa cơm bình dị thường nhật mà còn xuất hiện trong mâm cơm thờ cúng tổ tiên. Đây là món ăn mang ý nghĩa trang trọng, cao quý. Ngoài ra nem rán còn dùng để ăn kèm với bún đậu và các món ăn khác. Giữa tiết trời se lạnh như thế này còn gì tuyệt vời hơn khi thưởng thức món em rán nóng hổi. Sự kết hợp các nguyên liệu làm nên nhân nem như mang một ý nghĩa biểu tượng về sự đoàn kết, yêu thương, đùm bọc lẫn nhau của người dân đất Việt.

Nem rán không chỉ là món ăn giàu chất dinh dưỡng mà còn là món ăn góp phần tạo nên nền ẩm thực Việt với những đặc trưng và sự độc đáo riêng biệt. Món ăn này tuy dễ thực hiện nhưng lại đòi hỏi sự kì công và khéo léo nên người chế biến cần có sự tập trung nhất định. Đây còn là một trong những món ăn thu hút khách quốc tế khi đến thăm Việt Nam. Có thể nói, món nem rán nói riêng và ẩm thực Việt nói chung đang ngày càng khẳng định được giá trị trên thế giới.

Lập dàn ý

1. Mở bài

- Mỗi vùng quê trên đất nước ta đều có đặc sản của quê mình. Ví dụ: Huế có mè xửng, cơm hến. Quảng Nam có mì Quảng, Hà Nội có phở, có côm gói lá sen,…

- Hiện nay, phở được bán ở cả ba miền Bắc, Trung, Nam.

- Em sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, em xin được giới thiệu về món Phở ngon nổi tiếng trong và ngoài nước của đất Hà Thành.

2. Thân bài

a) Nguồn gốc

- Không ai biết chính xác phở có từ bao giờ? Ai là người đầu tiên làm ra phở?

- Có giả thiết cho rằng, phở có nguồn gốc từ một món ăn của tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc).

- Có giả thiết cho rằng, phở có nguồn gốc từ Nam Định.

- Có một sô’ ý kiến lại cho rằng, phở có nguồn gốc từ miền Bắc nước ta khoảng những năm 1950. Năm 1954, phở theo dòng người di cư từ Bắc vào Nam. Đây là ý kiến được nhiều người đồng ý.

b) Cách chế biến phở

- Cách chế biến nước dùng

- Đây là công đoạn quan trọng nhất.

- Nước dùng của món phở truyền thông được ninh từ xương ống của bò cùng với một sô gia vị.

- Lúc đầu cho lửa thật to. Khi nước sôi bùng lên thì giảm nhỏ lửa, vớt hết bọt ra. Cứ làm như vậy cho đến khi nước trong. Cho vào nồi nước dùng một ít gừng và hành tím nướng để vừa khử hết mùi của xương bò vừa làm nước có mùi thơm dễ chịu.

- Bánh phở: Được làm từ bột gạo tẻ, cán mỏng và cắt thành sợi. ơ miền Bắc sợi bánh phở to hơn hơn ở miền Nam.

Thịt để làm phở

- Chủ yếu là thịt bò và thịt gà.

+ Nếu là phở bò thì thịt bò xắt lát thật mỏng. Khi ăn, người ta nhúng nước sôi cho chín hoặc cho tái (tùy theo ý thích của người ăn), xếp thịt vào tô phở xong, rắc một số rau thơm đã cắt nhỏ sẵn và rắc các gia vị cần thiết. Xong múc nước dùng đổ vào tô, ta được tô phở thơm ngon,…

+ Nêu làm phở gà, người ta luộc sẵn gà, treo trong tủ kính dùng để bán phở. Khi ăn, người ta xé thịt gà ra xếp lên bánh phở đã bỏ sẵn trong tô, bỏ các loại rau thơm và gia vị cần thiết, múc nước dùng đồ vào tô là xong.

Các loại rau thơm và gia vị

- Chủ yếu là rau mùi (ngò gai), rau mùi tàu, hành.

- Tiêu bắc, bột ngọt.

3. Kết bài

- Phở được xem là món ăn truyền thông của Việt Nam, cũng có thể xem là một trong những món ăn đặc trưng nhất cho ẩm thực Việt Nam.

- Phở là món ăn ngon, dỗ làm, giá thành rẻ, có thể ăn vào các thời điểm sáng, trưa, chiều, tối trong ngày.

- Ngày nay, theo bước chân của người Việt Nam, phở có mặt ở nhiều nước trên thế giới.

- Ngày nay, phớ Việt Nam càng được bạn bè trên thế giới công nhận là món ăn ngon.

15 tháng 11 2018

I. Mở bài: giới thiệu về thể thơ lục bát
Chúng ta đã được học rất nhiều thể thơ trong các sách văn học. việt Nam ta có các thể thơ phổ biến như: song thất lục bát, thơ thất ngôn tứ tuyệt, thơ thất ngôn bát cú, thơ thất ngôn bát cú đường luật,… Các bài thơ nổi tiếng như: Việt Bắc của Tố Hữu, khi tu hú của Tố Hữu,…. Thể thơ lục bát là một thể thơ truyền thống và lâu đời của Việt Nam. Thể thơ này dễ làm và dễ hiểu nên nhiều người hướng tới thể thơ này.

II. Thân bài: thuyết minh về thể thơ lục bát
1. Nguồn gốc thể thơ lục bát:

- Thể thơ lục bát có từ rất lâu đời
- Lục bát là một trong hai thể loại thơ chính của Việt Nam
- Thơ lục bát ở Việt Nam được truyền bá qau bao đời và phát triển hàng trăm năm nay.
- Thơ lục bát đã thấm đẫm tâm hồn người Việt chúng ta vì đó là thể thơ trong ca dao, đồng dao và các bài ru con.
- Ngày nay thơ lục bát vẫn được các nhà thơ hiện đại tiếp thu, hoàn chỉnh
- Thơ lục bát rất giản dị về quy luật, dễ làm, thường dùng để diễn tả những cung bậc cảm xúc khác nhau trong tâm hồn con người.
2. Đặc điểm thơ lục bát:
- Thơ lục bát gồm 2 câu trở lên, 2 câu thơ ghép lại thành một cặp câu
- Trong 1 cặp câu, thì câu đầu 6 chữ và câu sau là 8 chữ
- Xen lẫn giữa câu lục là câu bát, giữa câu bát là câu lục
- Số câu trong bài thơ lục bát không giới hạn
- Khi làm thơ phải tuân thủ quy luật của thơ
3. Quy luật làm nên bài thơ lục bát:
- Số câu: tối thiểu là hai câu và không giới hạn
- Sắp xếp các tiếng trong câu:
· các tiếng chẵn 2, 4, 6 ,8 phải đúng luật
+ Câu lục : B – T – B
+ Câu bát : B – T – B – B
· các tiếng lẻ không cần đúng luật
- vần:
· tiếng thứ 6 trong câu lục phảo vần với tiếng thứ 6 trong câu bát
· Tiếng thứ 8 câu bát mở ra một vần mới, vần này vần với tiếng thứ 6 của câu lục và tiếng thứ 6 câu bát tiếp theo. Các vần này thường là thanh bằng.
- Nhịp của thơ lục bát:
· Câu lục : nhịp 2/2/2 ; 2/4 ; 3/3
· Câu bát : 2/2/2 ; 4/4 ; 3/5 ; 2/6.

III. Kết bài: ý nghĩa của thơ lục bát
- Thơ lục bát duyên dáng, kín đáo, mang tính chất phương Đông
- Thơ lục bát đã giữ cho mình luôn có cái vẻ nền nã.
- Ngày nay thể lục bát vẫn là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam.

19 tháng 11 2018

I. Mở bài: giới thiệu về thể thơ lục bát
Chúng ta đã được học rất nhiều thể thơ trong các sách văn học. việt Nam ta có các thể thơ phổ biến như: song thất lục bát, thơ thất ngôn tứ tuyệt, thơ thất ngôn bát cú, thơ thất ngôn bát cú đường luật,… Các bài thơ nổi tiếng như: Việt Bắc của Tố Hữu, khi tu hú của Tố Hữu,…. Thể thơ lục bát là một thể thơ truyền thống và lâu đời của Việt Nam. Thể thơ này dễ làm và dễ hiểu nên nhiều người hướng tới thể thơ này.

II. Thân bài: thuyết minh về thể thơ lục bát
1. Nguồn gốc thể thơ lục bát:

- Thể thơ lục bát có từ rất lâu đời
- Lục bát là một trong hai thể loại thơ chính của Việt Nam
- Thơ lục bát ở Việt Nam được truyền bá qau bao đời và phát triển hàng trăm năm nay.
- Thơ lục bát đã thấm đẫm tâm hồn người Việt chúng ta vì đó là thể thơ trong ca dao, đồng dao và các bài ru con.
- Ngày nay thơ lục bát vẫn được các nhà thơ hiện đại tiếp thu, hoàn chỉnh
- Thơ lục bát rất giản dị về quy luật, dễ làm, thường dùng để diễn tả những cung bậc cảm xúc khác nhau trong tâm hồn con người.
2. Đặc điểm thơ lục bát:
- Thơ lục bát gồm 2 câu trở lên, 2 câu thơ ghép lại thành một cặp câu
- Trong 1 cặp câu, thì câu đầu 6 chữ và câu sau là 8 chữ
- Xen lẫn giữa câu lục là câu bát, giữa câu bát là câu lục
- Số câu trong bài thơ lục bát không giới hạn
- Khi làm thơ phải tuân thủ quy luật của thơ
3. Quy luật làm nên bài thơ lục bát:
- Số câu: tối thiểu là hai câu và không giới hạn
- Sắp xếp các tiếng trong câu:
· các tiếng chẵn 2, 4, 6 ,8 phải đúng luật
+ Câu lục : B – T – B
+ Câu bát : B – T – B – B
· các tiếng lẻ không cần đúng luật
- vần:
· tiếng thứ 6 trong câu lục phảo vần với tiếng thứ 6 trong câu bát
· Tiếng thứ 8 câu bát mở ra một vần mới, vần này vần với tiếng thứ 6 của câu lục và tiếng thứ 6 câu bát tiếp theo. Các vần này thường là thanh bằng.
- Nhịp của thơ lục bát:
· Câu lục : nhịp 2/2/2 ; 2/4 ; 3/3
· Câu bát : 2/2/2 ; 4/4 ; 3/5 ; 2/6.

III. Kết bài: ý nghĩa của thơ lục bát
- Thơ lục bát duyên dáng, kín đáo, mang tính chất phương Đông
- Thơ lục bát đã giữ cho mình luôn có cái vẻ nền nã.
- Ngày nay thể lục bát vẫn là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam.

30 tháng 11 2017

Dù bạn là ai, dù bạn ở nơi đâu, hay dù bạn đã đi xa nhưng kỉ niệm về một thời học sinh duới mái trưòng thân yêu- ngôi nhà thứ hai sẽ không phai nhạt trong kí ức của mỗi đứa học trò.Thật may mắn cho tôi đã đựoc gắn bó với ngôi trường mang tên Trường trung học cơ sở Ngô Gia Tự- ngôi trường mang tên vị anh hùng dân tộcThời thơ ấu,thời cắp sách đến truờng-đó là thời đẹp nhất, ngây thơ, trong sáng nhất với những kỉ niệm về thầy cô và bạn bè. Trải qua nhiềunăm hoạt động dạy học và học tập cố gắng của hơn tám tram học sinh và gần một trăm thầy cô giáo trường tôi đã xuất sắc là ngôi trường đứng đầu huyện.Nằm trên con phố bạch mai.Từ xa xa trên con đuờng đi học, có thể nhìn thấy trường tôi với cái cổng trườn to lớn rộng mở màu xanh.Trưòng tôi có một khuôn viên rộng, thoáng đãng.Từ ngoài bước vào là cánh cổng kéo dài chào đón chúc tôi mỗi ngày, mở ra cho chúng tôi một thế giới kì diệu.Ngày ngày bên cánh cổng thân yêu đó là hình dáng của bác bảo vệ hiền lành, cởi mở đã gắn bó với trường tôi từ khi thành lập đến nay.Hoạt động thường ngày ở cổng trường trong gìơ hành chính là của các bạn đội cờ đỏ.Theo vào,hiện ra trước mắt là ba dãy phòng, mỗi dãy hai lầu.Dãy A là nơi làm việc của ban giám hiệu nhà truờng, của các thầy cô ở từng tổ chuyên môn,phòng truyền thống độivà cũng là nơi có phòng học sạch sẽ cho chúng tôi học.Trường tôi có hai mươi chín lớp.Mỗi phòng học của từng lớp đuợc xây dựng rỗng rãi với đầy đủ các thiết bị quạt và điện sáng.Thư viện,phòng đa chức năng và phòng thực hành tin học đựoc sắp xếp cùng ở dãy A.Nơi để xe của các thầy cô giáo được xếp ở góc trái của ngôi trường, khu để xe của học sinh đựoc sếp dài theo từng lớp ở sau phòng học. Nơi tiếng cười của mỗi đứa học trò chúng tôi vang lên là ở sân trường, nơi chúng tôi được thả mình vào niềm vui của học trò.Có thể là khu vực trung tâm của ngôi trường nên được xây dựng khá rộng láng xi măng.Cột cờ của truờng tôi được đặt ở chính giữa trứoc dãy A-nơi mà mỗi sáng thứ haui chào cờ thầy trò chúng tôi cùng đánh giá nhận xét kết quả hoạt động trong tuần cũng như triển khia kế hoạch tuần tới.Khuôn viên trường trở nên trong lành hơn trong những ngày nắng hè, tươi mát hơn trong những ngày trời thu là nhờ cây xanh.Cây tùng cứg cáp, dẻo dai qua ngày tháng.Cây phượng như là minh chứng cho chúng tôi vè những kỉ niệm trong sáng, thân thương của bao bạn bè.Và nhiều loại cây khác nhau được trồng trong khu vực cảu sân truờng nữa.Sau dãy B là nơi mỗi buổi chiều học tập xong, các bạn thi nhau thể hiện mình ở các cuộc chơi thể thao như bóng đá, bòng chuyền và cả cầu lông.Tiếng reo hò cỗ vũ làm tan cái mệt mỏi của bao học trò sau một ngày học cang thẳng. Với quy mô nhà trường khang trang và rộng lớn, thầy cô giáo nhiệt tình với công việc, thân thiện với học sinh.Dùi dắt mỗi học sinh nên người với cả tâm huyết trường tôi đã đạt đựoc rất nhiều thành tích đựoc huyện và tỉnh công nhận.Trường trung học Ngô Gia Tự  là trường xuất sắc luôn luôn cố gắng, nỗ lực chuẩn bị cho việc nhận bằng đạt trường chuẩn quốc gia sau nhiều năm phấn đấu.Ai nấy đều rất phấn khởi và tự hào về chính ngôi trường mà mình đang lớn lên. Trường tôi là thế đó: rất khiêm nhường, thân thiện, thầy cô và bạn bè hoà đồng với nhau và cùng nhau cố gắng phấn đấu không gừng.Tôi yêu quý ngôi trường này biết bao.Tất cả những kỉ niệm dưới ngôi nhà thứ hai này sẽ mãi theo tôi trên suốt cuộc đời.

dễ thôi bạn ngẫm lại trường mình xem

30 tháng 11 2021

Kiểm tra giữa kì thì bạn phải tự làm

30 tháng 11 2021

Bài giữa kì thì em tự làm đi, không tự làm thì làm sao viết Văn hay lên được

5 tháng 2 2018

a) Mở bài:

Giới thiệu chung: Trong cuộc sống thường ngày, phích nước là đồ vật quen thuộc mà chúng ta hay sử dụng để đựng nước nóng.

b) Thân bài:

1/ Tên gọi và xuất xứ: Ra đời từ rất lâu. Hiện nay có nhiều mẫu mã và nhiều thương hiệu. (Không biết loại vật dụng quen thuộc này đã ra đời tự bao giờ mà trải qua bao năm tháng tên gọi trang trọng bằng từ Hán Việt “bình thủy” đã trở nên thân thiết với mọi tầng lớp người dân.Bình thủy còn có tên gọi là “phích” theo phiên âm bằng tiếng Pháp. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều thương hiệu khác nhau).

Các loại: Hiện nay có rất nhiều loại, nhiều kiểu dáng, không chỉ để giữ nóng mà còn giữ lạnh. Ngày nay trên thị trường có rất nhiều loại phích nước, phong phú về kích cỡ và đa dạng về chủng loại. Có loại to,  loại nhỏ, loại cao, loại thấp. Loại to có thể chứa 2,5 lít nước, loại nhỏ có thể chứa 0,5 lít nước. Ngoài loại giữ nóng thông thường còn có loại giữ lạnh.

2/  Cấu tạo và chất liệu của các bộ phận:

a/ Vỏ: có cấu tạo bằng sắt hoặc bằng nhựa, thường có trang trí nhiều họa tiết trang trí đẹp mắt.

- Thân phích có chiều cao khoảng 50cm.

- Quai phích  thường cùng chất liệu với vỏ.

- Tay cầm: bên hông phích (cũng cùng chất liệu với phích) giúp cho việc sử dụng tiện dụng và an toàn.

- Nút phích (nắp đậy ruột phích): thường làm bằng bấc hay bằng nhựa, nút này giữ rất chặt giúp giữ nhiệt và an toàn trong việc chứa nước sôi.

b/ Ruột phích: bằng thủy tinh có tráng thủy để giữ nhiệt độ trong phích luôn nóng.

3/ Cách chọn:

- Ruột phích là bộ phận quan trọng nhất của phích nước. Để chọn được phích tốt, khi mua phích nên mang phích ra ánh sáng, nhìn từ trên miệng xuống dưới đáy, ta có thể thấy điểm sáng màu tím ở van hút khí, nếu điểm sáng càng nhỏ thì chứng tỏ công nghệ sản xuất van hút khí cao và như vậy sẽ giữ nhiệt độ nước trong phích tốt. Ta cũng có thể áp tai vào miệng phích, nếu nghe thấy tiếng “o...o...” đều đều và quan sát thấy lòng phích có lớp bạc được tráng đều là phích tốt.

- Phích có thể giữ nước 100oC sau 6 giờ còn 70oC .

4/ Cách sử dụng:

- Phích mới mua về ta không nên đổ nước sôi vào ngay vì đang lạnh mà gặp nóng đột ngột như vậy, phích sẽ bị nứt, bể ngay.

- Ta nên cho nước ấm khoảng 500 – 600 vào ½ phích  và để khoảng 30 phút, sau 30 phút ấy hãy đổ nước sôi vào.

5/ Cách bảo quản:“Của bền tại người” – biết cách sử dụng và bảo quản phích sẽ dùng được lâu hơn.

- Sử dụng một thời gian dài, bên trong phích sẽ bị cáu bẩn. Để làm sạch phích, ta có thể đổ vào phích một ít giấm nóng, đậy chặt nắp lại, lắc nhẹ rồi để khoảng 30 phút, sau đó dùng nước lạnh rửa sạch, chất cáu bẩn sẽ được tẩy hết.

- Nếu ta muốn giữ nước trong phích được lâu hơn, khi rót nước sôi vào phích, ta không nên rót đầy. Hãy để một khoảng cách giữa nước sôi và nút vì hệ số truyền nhiệt của nước lớn hơn không khí gấp bốn lần. Cho nên nếu rót nước sôi đầy, nhiệt dễ truyền ra vỏ phích nhờ nước môi giới. Nếu có một khoảng trống, không khí sẽ làm cho nhiệt truyền chậm hơn.

- Nên để phích xa tầm tay trẻ em để tránh gây tai nạn cho trẻ.

- Không làm rơi, để mạnh tay và sẽ làm vỡ ruột phích bằng thủy tinh bên trong.

c) Kết bài:

Chiếc phích nước quả thật rất tiện dụng, có ích và không thể thiếu cho mỗi gia đình.

5 tháng 2 2018

DÀN Ý CHI TIẾT

I. MỞ BÀI

Giới thiệu: Một vật dụng nhỏ gọn, tiện ích cho học sinh, sinh viên ngày nay mà -chúng ta thường nhắc đến đó chính là cây bút bi.

II. THÂN BÀI

1.      Nguồn gốc, xuất xứ

-    Người xin cấp bằng sáng chế bút bi đầu tiên trên thế giới là một người thợ thuộc da người Mĩ tên là John Loud vào năm 1888 nhưng không được khai thác thương mại Mãi cho đến năm 1938, một biên tập viên người Hungari tên là László Biro vì quá chán nản với việc sử dụng bút mực nên ông đã sáng chế ra cây bút bi viết bằng mực in báo khô nhanh và ngày 15 tháng 6, ông được cấp bằng sáng chế tại Anh Quốc.

-    Từ năm 1940, ngày sinh nhật của Biro ngày 29 tháng 9 đã trở thành ngày của những nhà phát minh ra bút bi.

2.     Cấu tạo

-     Bên ngoài bút là thân bút với một ống nhựa cứng, trên thân bút thường in hàng sản xuất, trang trí nhiều màu sắc bắt mắt.

-     Hình dạng rất phong phú, đa dạng.

-     Tháo bút ra, chúng ta sẽ thấy bên trong có một ống ruột.

-     Trong ống ruột có đoạn mực đặc. Phần dưới đầu hút có một viên bi rất nhỏ, chỉ từ không phẩy bảy đến một mi-li-mét. Viên bi này chuyển động lăn giúp mực in lên giấy khô và nhanh. Bút bi có rất nhiều loại khác nhau, có loại làm bằng nhựa cứng, có loại làm bằng kim loại màu,... và nhiều nguyên liệu khác.

-     Loại làm bằng nhựa cứng thường được dùng một lần, đến hết mực rồi bỏ.

-     Nắp bút bi cùng rất đa dạng. Có dạng nắp rời ra, khi dùng tháo nắp gắn lên đầu, dùng xong đậy lại. Còn dạng nắp gắn liền với thân, khi dùng bấm nút để đẩy ngòi bút ra, không dùng bấm nút đẩy ngòi ngược vào trong.

3.     Cách sử dụng và bảo quản

-     Khi viết, chúng ta phải để bút hơi nghiêng từ 40° đến 60°, đặc biệt tránh vừa nằm vừa viết.

-     Khi dùng xong, cần phải đậy nắp lại ngay để tránh bút rớt làm hư đâu bi. Vì đầu bút bi là bộ phần quan trọng nhất của bút nên nếu hư đầu bi thì bút sẽ không dùng được. Phải để bút luôn nằm ngang để mực luôn lưu thông trong ống.

4.     Ý nghĩa

Khi để bút lâu không dùng mực trong ống sẽ bị khô, đừng vội bỏ cây bút mà hãy bỏ bút vào một lượng nước nóng vừa phải ngâm từ mười đèn mười lăm phút. Cây bút của bạn sẽ được phục hồi.

-     Chúng ta có thể thấy nó nằm ở trên bàn, trong túi hay trong xe hơi...Những nơi nào cần viết sẽ có sự hiện diện của bút bi.

-     Nó vừa rẻ tiền lại vừa tiện dụng. Tùy theo hãng sản xuất mà có những giá cả khác nhau, trung bình từ khoảng 3.000đ trở lên. Còn các hãng sản xuất nước ngoài như: Waterman, Paker,...thì giá một cây bút bi dao động hàng trăm USD trở lên.

-     Bút bi còn được dùng tặng miễn phí như một dạng quảng cáo.

III. KẾT BÀI

-     Bút bi luôn giữ vai trò quan trong trong cuộc sống mọi người và đặc biệt đối với học sinh như chúng ta thì nó là một người bạn thân thiết trên con đường học vấn.

-     Vì vậy là một học sinh, chúng ta cần phải biết nâng niu và trân trọng bút để xứng đáng là người chủ “tài hoa” của nó.



 

5 tháng 3 2021

Tham khảo:

Đề 1:

I. Mở bài

- Văn Miếu - Quốc Tử Giám là quần thể di tích đa dạng và phong phú hàng đầu của thành phố Hà Nội.

- Văn Miếu - Quốc Tử Giám là nơi tham quan của du khách trong và ngoài nước đồng thời cũng là nơi khen tặng học sinh xuất sắc và nơi tổ chức hội thơ hằng năm vào ngày rằm tháng giêng.

 

II. Thân bài

1. Nguồn gốc, xuất xứ

- Văn Miếu được xây dựng từ năm (1070) tức năm Thần Vũ thứ hai đời Lý Thánh Tông.

- Năm 1076. Lý Nhân Tông cho lập trường Quốc Tử Giám ở bên cạnh Văn Miếu có thể coi đây là trường đại học đầu tiên ở Việt Nam.

- Năm 1253, vua Trần Thái Tông đổi Quốc Tử Giám thành Quốc Học Viện cho mở rộng và thu nhận cả con cái các nhà thường dân có sức học xuất sắc. Chức năng trường Quốc học ngày càng nổi bật hơn chức năng của một nơi tế lễ..

- Đời Trần Minh Tông, Chu Văn An được cử làm quan Quốc Tử giám Tư nghiệp (hiệu trưởng) và thầy dạy trực tiếp của các hoàng tử. Năm 1370 ông mất được vua Trần Nghệ Tông cho thờ ở Văn Miếu bên cạnh Khổng Tử.

- Sang thời Hậu Lê, Nho giáo rất thịnh hành.

- Vào năm 1484, Lê Thánh Tông cho dựng bia tiến sĩ của những người thi đỗ tiến sĩ từ khoa thi 1442 trở đi (chủ trương đã đề ra năm 1442 nhưng chưa thực hiện được). Mỗi khoa, một tấm bia đặt trên lưng rùa. Tới năm đó, nhà Lê đã tổ chức được 12 khoa thi cao cấp) Lê Thánh Tông (1460 - 1497) đã tổ chức đều đặn cứ ba năm một lần, đúng 12 khoa thi).

- Năm 1762, Lê Hiển Tông cho sửa lại là Quốc Tử Giám - cơ sở đào tạo giáo dục cao cấp của triều đình.

- Đời nhà Nguyễn, Quốc Tử Giám lập tại Huế.

- Năm 1802, vua Gia Long ấn định đây là Văn Miếu - Hà Nội và cho xây dựng Khuê Văn Các, với một chức năng duy nhất là nơi thờ tự Thánh hiền. Trường Giám cũ ở phía sau Văn Miếu lấy làm nhà Khải thánh để thờ cha mẹ Khổng Tử.

- Đầu năm 1947, giặc Pháp nã đạn đại bác làm đổ sập căn nhà, chỉ còn cái nền với hai cột đá và 4 nghiên đá. Ngày nay, ngôi nhà này đã được phục dựng theo kiến trúc cùng thời với quần thể các công trình còn lại.

 

2. Kết cấu

- Nhà Thái học có ba gian, có tường nang, lợp bằng ngói đồng.

- Nhà giảng dạy ở phía đông và tây hai dãy đều 14 gian.

- Phòng học của học sinh tam xá đều ba dãy, mỗi dãy 25 gian, mỗi gian 2 người.

- Khuôn viên được bao bọc bởi bốn bức tường xây bằng gạch Bát Tràng.

- Quần thể kiến trúc Văn Miếu - Quốc Tử Giám được bố cục đăng đối từng Khu, từng lớp theo trục Bắc Nam, mô phỏng tổng thể quy hoạch khu Văn Miếu thờ Khổng Tử ở quê hương ông tại Khúc Phụ, Sơn Đông, Trung Quốc.

- Phía trước Văn Miếu có một hồ lớn gọi là hồ Văn Chương, tên cũ xưa gọi là Thái Hồ. Giữa hồ có gò Kim Châu, trước đây có lầu để ngắm cảnh.

- Ngoài cổng chính có tứ trụ, hai bên tả hữu có bia “Hạ Mã”, xung quanh khu vực xây tường cao bao quanh.

- Cổng Văn Miếu xây kiểu Tam quan, trên có 3 chữ “Văn Miếu Môn” kiểu chữ Hán cổ xưa.

- Trong Văn miếu chia làm 5 khu vực rõ rệt, mỗi khu vực đều có tường ngăn cách và cổng đi lại liên hệ với nhau:

+ Khu thứ nhất: bắt đầu với cổng chính Văn Miếu Môn đi đến cổng Đại Trung Mòn, hai bên có cửa nhỏ là Thành Đức Mòn và Đạt Tài Môn.

+ Khu thứ hai: từ Đại Trung Môn vào đến Khuê Văn Các (do Đức Tiền Quân Tổng trấn Bắc Thành Nguyễn Văn Thành cho xây năm 1805).

+ Khu thứ ba: gồm hồ nước Thiên Quang Tỉnh (nghĩa là giếng soi ánh mặt trời).

+ Khu thứ tư: là khu trung tâm và là kiến trúc chủ yếu của Văn Miếu, gồm hai công trình lớn bố cục song song và nối tiếp nhau. Toà ngoài nhà là Bái đường, toả trong là Thượng cung.

+ Khu thứ năm: là khu Thái Học, trước kia đã có một thời kỳ đây là khu đền Khải thánh, thờ bố mẹ Khổng Tử, nhưng đã bị phá huỷ. Khu nhà Thái Học mới được xây dựng lại năm 2000.

- Trong Văn Miếu có tượng Khổng Tử và Tứ Phối (Nhan Tử, Tăng Tử, Tử Tư, Mạnh Tử).

- Ở điện thờ Khổng Tử có hai cặp hạc cưỡi trên lưng rùa.

- Hình ảnh hạc chầu trên lưng rùa biểu hiện của sự hài hoà giữa trời và đất. giữa hai thái cực âm - dương.

 

3. Ý nghĩa

- Là hình ảnh tiêu biểu của Hà Nội.

- Là nơi tượng trưng cho truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo của dân tộc Việt Nam.

 

III. Kết bài

- Vào tháng 3/2010, 82 tấm bia Tiến sĩ triều Lê - Mạc tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã được tổ chức UNESCO công nhận là Di sản tư liệu thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

- Đến ngày 27/7/2011, 82 bia Tiến sĩ lại tiếp tục được công nhận là Di sản tư liệu thế giới trên phạm vi toàn cầu.

- Di tích làm rạng rỡ văn hóa, lịch sử sâu rộng của dân tộc Việt Nam; tôn vinh nền văn hóa, nền giáo dục, truyền thống hiếu học, hiếu nghĩa, tôn sư trọng đạo, quý đức, quý tài của dân tộc Việt Nam.

5 tháng 3 2021

có lun bài sẵn cậu lấy ko ạ ?