K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

KÍNH VIỄN VỌNG BỨC XẠ VÔ TUYẾN LÀ GÌ ? Màu sắc và ánh sáng chỉ là một bộ phận trong nội dung mà chúng ta cần giới thiệu. Ánh sáng mà chúng ta có thể nhìn thấy chỉ là một bộ phận trong toàn bộ phổ bức xạ, nó xuất hiện ở giữa và có màu sắc cầu vồng. Toàn bộ phổ bức xạ được bắt đầu từ tia gamma có bước sóng ngắn nhất và kéo dài đến sóng điện bức xạ có bước sóng dài...
Đọc tiếp

KÍNH VIỄN VỌNG BỨC XẠ VÔ TUYẾN LÀ GÌ ?

Màu sắc và ánh sáng chỉ là một bộ phận trong nội dung mà chúng ta cần giới thiệu. Ánh sáng mà chúng ta có thể nhìn thấy chỉ là một bộ phận trong toàn bộ phổ bức xạ, nó xuất hiện ở giữa và có màu sắc cầu vồng. Toàn bộ phổ bức xạ được bắt đầu từ tia gamma có bước sóng ngắn nhất và kéo dài đến sóng điện bức xạ có bước sóng dài nhất. Ánh sáng nhìn thấy được chỉ là một sóng rất hẹp trong đó, còn hầu như các bức xạ đều không nhìn thấy được. Sở dĩ chúng ta nhìn thấy được ánh sáng là do nó đã bị các hạt trong bầu khí quyển phản xạ. Giống như Mặt Trời chụp được chỉ bằng ánh sáng nhìn thấy thì ảnh thu được chỉ là một bộ phận trong trong toàn bộ phận bức xạ của nó. Tuy nhiên chúng ta vẫn có thể tìm ra được manh mối. Cơ thể của chúng ta khi gặp tia hồng ngoại thì sẽ cảm thấy nóng rát, còn khi gặp tia tử ngoại sẽ bị rám đen. Kính viễn vọng quang học chỉ thăm dò được ánh sáng nhìn thấy do đó đã thiếu hụt một lượng thông tin lớn. Để có thể nắm bắt được toàn bộ diện mạo của vũ trụ, con người phải tiến hành quan trắc trên các sóng khác. Điều này rất khó. Vũ trụ giống như một đội nhạc đang diễn tấu trong khi con người thì chỉ có thể nghe được một phần âm nhạc rất nhỏ, do đó chúng ta phải có một cơ sở quang phổ hoàn thiện, nó bao gồm tất cả các bức xạ để chúng ta có thể nghe được toàn bộ bản nhạc vũ trụ.

Trong phổ bức xạ thì bước sóng của bức xạ vô tuyến là dài nhất. Kính viễn vọng bức xạ vô tuyến có thể thăm dò được chúng. Kính viễn vọng bức xạ vô tuyến có thể phát hiện được những dạng thiên thể ở cách chúng ta hàng trăm triệu năm ánh sáng đồng thời còn có thể nhìn được về quá khứ rất xa. Điều này có nghĩa là nó có thể nhìn thấy được tận ngoài rìa của vũ trụ và cũng có thể nhìn thấy được cảnh tượng của thời khắc xảy ra vụ nổ. Dùng kính viễn vọng bức xạ vô tuyến con người có thể khám phá được bức xạ của nền vũ trụ, đó là phần nhiệt còn rơi rớt lại trong đám khói của vụ nổ, nhiệt độ rất thấp và có sự dịch chuyển về phía đỏ rất lớn giống như dư âm còn vang trong hành lang.

Tại New Mêhicô (Mỹ), người ta đã cho lắp đặt 27 kính viễn vọng bức xạ vô tuyến tạo nên một hệ thống. Kính viễn vọng mới này có độ nhạy rất cao, các dạng thiên thể trong thực tế đều ở rất xa nên công suất thu nhận được bức xạ của các thiên thể này cũng chỉ có 1/1000W. Trong thực tế, năng lượng mà tất cả các kính viễn vọng trên Trái Đất thu nhận được đều không bằng năng lượng của một bông hoa tuyết. Bất luận là thám trắc bức xạ nền của vũ trụ hay thống kê số lượng thiên thể hoặc tìm kiếm tín hiệu mà người ngoài hành tinh gửi đến thì năng lượng mà các nhà thiên văn học bức xạ vô tuyến xử lý đều rất nhỏ.

Những kính viễn vọng bức xạ vô tuyến này giống như những bông hoa trắng giữa sa mạc của bang New Mêhicô, chúng là những cái bia đánh dấu cho sự thông minh tài trí của loài người. Những sóng điện vô tuyến nhỏ yếu qua thu thập, tích tụ, hội nhập rồi phóng to được biến thành hình ảnh của những tinh vân, những hệ sao và những dạng thiên thể. Nếu như loài người có một đôi mắt có thể nhìn thấy sóng vô tuyến thì đôi mắt ấy phải to hơn cả một ô tô tải. Sóng điện vô tuyến tiết lộ cho chúng ta biết có vô vàn các dạng thiên thể trong vũ trụ và cả hàng loạt các hệ sao đang không ngừng tác động lẫn nhau và không ngừng phát nổ. Mỗi khi chúng ta quan sát vũ trụ trong một bước sóng mới thì chúng ta lại cảm nhận thấy một thế giới mới đang diễn ra. Những tin tức nhỏ nhặt đến từ tận đầu của vũ trụ được tích lũy lại, từ đó lý giải của con người về chúng cũng từng bước thêm sâu hơn; đây chính là sự thăm dò đối với những vật thể của vũ trụ mà mắt không nhìn thấy được.

0
~ TIN SỐC ~Khoa học chứng minh: THƯỜNG XUYÊN NGẮM TRAI ĐẸP mang lại 5 điều ‘thần kỳ’ cho chị em, đặc biệt là TRÍ NHỚNgắm trai đẹp giúp phụ nữ cải thiện trí nhớCác nhà khoa học đã tiến hành một nghiên cứu thú vị để tìm ra mối liên quan giữa việc ngắm trai đẹp và khả năng ghi nhớ của não bộ. Kết quả cuối cùng đã khiến mọi người rất bất ngờ, bởi việc ngắm trai đẹp...
Đọc tiếp

~ TIN SỐC ~

Khoa học chứng minh: THƯỜNG XUYÊN NGẮM TRAI ĐẸP mang lại 5 điều ‘thần kỳ’ cho chị em, đặc biệt là TRÍ NHỚ

Ngắm trai đẹp giúp phụ nữ cải thiện trí nhớ

Các nhà khoa học đã tiến hành một nghiên cứu thú vị để tìm ra mối liên quan giữa việc ngắm trai đẹp và khả năng ghi nhớ của não bộ. Kết quả cuối cùng đã khiến mọi người rất bất ngờ, bởi việc ngắm trai đẹp thực sự có thể gia tăng đáng kể trí nhớ của các chị em.

Các nhà nghiên cứu đã công bố kết quả thí nghiệm trên tờ Evolutionary Psychology.

Cụ thể, các nhà khoa học đã tiến hành thử nghiệm trên 58 sinh viên nữ. Những cô gái này sẽ được nhìn vào 10 chàng trai đẹp trước mặt trong vòng 10 giây. Tuy nhiên, chỉ một nửa trong số các cô gái được chọn làm thử nghiệm được nhìn các anh chàng điển trai, nửa còn lại sẽ được sắp xếp đứng trước mặt những anh chàng với nhan sắc kém hơn một chút.

Người ta sẽ kể cho 58 cô gái này nghe một câu chuyện trong khi họ đang chăm chú nhìn ngắm các anh chàng điển trai. Câu chuyện đó có nội dung mang nhiều chi tiết mà người nghe cần chú ý tỉ mỉ mới có thể nhớ được. Sau khi kết thúc thử nghiệm, kết quả rất đáng ngạc nhiên.

Những cô gái trong nhóm được ngắm “mỹ nam” sẽ nhớ được câu chuyện tốt hơn, thậm chí thuật lại được một vài chi tiết cực nhỏ nhặt của câu chuyện đó. Tuy nhiên, kết quả có vẻ như không mấy khả quan với nhóm người còn lại, bởi họ thậm chí còn không kể ra được nội dung chính của câu chuyện mà mình vừa được nghe.

Những lợi ích tuyệt vời khác khi ngắm trai đẹp

Xả stress hiệu quả

Phản ứng của hầu hết các các bạn nữ khi nhìn thấy một bạn trai bảnh bao, ưa nhìn thường là sự thích thú, vui sướng… Những cảm xúc này xuất hiện một cách bất ngờ sẽ giúp làm gia tăng lượng hormone serotonin trong cơ thể.

Thông qua đó, nó có thể giúp chúng ta giảm đi sự căng thẳng, lo âu và xả stress một cách rất hiệu quả.. Nó có thể giúp tâm trạng của phái nữ trở nên vui vẻ hơn, làm gia tăng nụ cười.

Nhờ đó, chúng ta có thể giải phóng nỗi buồn một cách nhanh chóng hơn, có được hệ miễn dịch tốt hơn, thậm chí còn giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể nữa đấy!

Có lợi cho tiêu hóa

Những cảm xúc tích cực cùng sự vui vẻ và nụ cười có tác động rất lớn đến hệ tiêu hóa. Nó giúp cho lượng máu trong cơ thể di chuyển nhanh hơn, thúc đẩy quá trình thải độc, làm sạch cơ thể và giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.

Cùng với đó, những phản ứng của cơ thể sẽ tiếp thêm sinh lực cho các hoạt động trao đổi chất, làm gia tăng quá trình đốt cháy năng lượng.

Tốt cho tim mạch

Sự thích thú, hào hứng mỗi khi nhìn thấy những anh chàng đẹp trai chính là “liều thuốc” rất tốt cho hệ tim mạch của nữ giới.

Nó có khả năng làm hạn chế những ảnh hưởng xấu từ các hoạt chất gây tăng huyết áp và làm mạch máu giãn nở chậm như adrenaline và noradrenaline. Đồng thời, nó còn có tác dụng ngăn ngừa các nguy cơ về đột quỵ hay trụy tim.

Kéo dài tuổi thọ

Theo một thống kê của các chuyên gia, việc ngắm nhìn cái đẹp cũng tương tự như việc tập thể dục nhịp điệu, giúp tăng lưu lượng máu trong cơ thể, giúp thư giãn, giải tỏa sự căng thẳng, lo âu… Nhờ vậy mà cơ thể được kéo dài thêm tuổi thọ.

~ xin lỗi nha! tuy mình ko thích ngắm trai lắm nhưng ko thể tin đc~

0
~ TIN SỐC ~Khoa học chứng minh: THƯỜNG XUYÊN NGẮM TRAI ĐẸP mang lại 5 điều ‘thần kỳ’ cho chị em, đặc biệt là TRÍ NHỚ Ngắm trai đẹp giúp phụ nữ cải thiện trí nhớCác nhà khoa học đã tiến hành một nghiên cứu thú vị để tìm ra mối liên quan giữa việc ngắm trai đẹp và khả năng ghi nhớ của não bộ. Kết quả cuối cùng đã khiến mọi người rất bất ngờ, bởi...
Đọc tiếp

~ TIN SỐC ~

Khoa học chứng minh: THƯỜNG XUYÊN NGẮM TRAI ĐẸP mang lại 5 điều ‘thần kỳ’ cho chị em, đặc biệt là TRÍ NHỚ

Ngắm trai đẹp giúp phụ nữ cải thiện trí nhớ

Các nhà khoa học đã tiến hành một nghiên cứu thú vị để tìm ra mối liên quan giữa việc ngắm trai đẹp và khả năng ghi nhớ của não bộ. Kết quả cuối cùng đã khiến mọi người rất bất ngờ, bởi việc ngắm trai đẹp thực sự có thể gia tăng đáng kể trí nhớ của các chị em.

Các nhà nghiên cứu đã công bố kết quả thí nghiệm trên tờ Evolutionary Psychology.

Cụ thể, các nhà khoa học đã tiến hành thử nghiệm trên 58 sinh viên nữ. Những cô gái này sẽ được nhìn vào 10 chàng trai đẹp trước mặt trong vòng 10 giây. Tuy nhiên, chỉ một nửa trong số các cô gái được chọn làm thử nghiệm được nhìn các anh chàng điển trai, nửa còn lại sẽ được sắp xếp đứng trước mặt những anh chàng với nhan sắc kém hơn một chút.

Người ta sẽ kể cho 58 cô gái này nghe một câu chuyện trong khi họ đang chăm chú nhìn ngắm các anh chàng điển trai. Câu chuyện đó có nội dung mang nhiều chi tiết mà người nghe cần chú ý tỉ mỉ mới có thể nhớ được. Sau khi kết thúc thử nghiệm, kết quả rất đáng ngạc nhiên.

Những cô gái trong nhóm được ngắm “mỹ nam” sẽ nhớ được câu chuyện tốt hơn, thậm chí thuật lại được một vài chi tiết cực nhỏ nhặt của câu chuyện đó. Tuy nhiên, kết quả có vẻ như không mấy khả quan với nhóm người còn lại, bởi họ thậm chí còn không kể ra được nội dung chính của câu chuyện mà mình vừa được nghe.

Những lợi ích tuyệt vời khác khi ngắm trai đẹp

Xả stress hiệu quả

Phản ứng của hầu hết các các bạn nữ khi nhìn thấy một bạn trai bảnh bao, ưa nhìn thường là sự thích thú, vui sướng… Những cảm xúc này xuất hiện một cách bất ngờ sẽ giúp làm gia tăng lượng hormone serotonin trong cơ thể.

Thông qua đó, nó có thể giúp chúng ta giảm đi sự căng thẳng, lo âu và xả stress một cách rất hiệu quả.. Nó có thể giúp tâm trạng của phái nữ trở nên vui vẻ hơn, làm gia tăng nụ cười.

Nhờ đó, chúng ta có thể giải phóng nỗi buồn một cách nhanh chóng hơn, có được hệ miễn dịch tốt hơn, thậm chí còn giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể nữa đấy!

Có lợi cho tiêu hóa

Những cảm xúc tích cực cùng sự vui vẻ và nụ cười có tác động rất lớn đến hệ tiêu hóa. Nó giúp cho lượng máu trong cơ thể di chuyển nhanh hơn, thúc đẩy quá trình thải độc, làm sạch cơ thể và giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.

Cùng với đó, những phản ứng của cơ thể sẽ tiếp thêm sinh lực cho các hoạt động trao đổi chất, làm gia tăng quá trình đốt cháy năng lượng.

Tốt cho tim mạch

Sự thích thú, hào hứng mỗi khi nhìn thấy những anh chàng đẹp trai chính là “liều thuốc” rất tốt cho hệ tim mạch của nữ giới.

Nó có khả năng làm hạn chế những ảnh hưởng xấu từ các hoạt chất gây tăng huyết áp và làm mạch máu giãn nở chậm như adrenaline và noradrenaline. Đồng thời, nó còn có tác dụng ngăn ngừa các nguy cơ về đột quỵ hay trụy tim.

Kéo dài tuổi thọ

Theo một thống kê của các chuyên gia, việc ngắm nhìn cái đẹp cũng tương tự như việc tập thể dục nhịp điệu, giúp tăng lưu lượng máu trong cơ thể, giúp thư giãn, giải tỏa sự căng thẳng, lo âu… Nhờ vậy mà cơ thể được kéo dài thêm tuổi thọ.

~ xin lỗi nha! tuy mình ko thích ngắm trai lắm nhưng ko thể tin đc~

1
24 tháng 6 2019

holi

Một trận động đất đã hé lộ sự thật bất ngờ về thế giới trong lòng Trái đất của chúng taJ.D, THEO HELINO 14:39 18/02/2019Chia sẻ2 BÌNHLUẬNDưới đại dương có những ngọn núi lửa khổng lồ. Còn trong lòng đất thì sao?Động vật dưới lòng đất: hoặc xinh như thần tiên, hoặc kinh hoàng muốn gục ngã Trận động đất ở Mexico vô tình để lộ "vật thể nghìn năm tuổi" dưới lòng đất Bạn...
Đọc tiếp

Một trận động đất đã hé lộ sự thật bất ngờ về thế giới trong lòng Trái đất của chúng ta

J.D, THEO HELINO 14:39 18/02/2019Chia sẻ2 BÌNH
LUẬN

Dưới đại dương có những ngọn núi lửa khổng lồ. Còn trong lòng đất thì sao?

Động vật dưới lòng đất: hoặc xinh như thần tiên, hoặc kinh hoàng muốn gục ngã

Trận động đất ở Mexico vô tình để lộ "vật thể nghìn năm tuổi" dưới lòng đất

Bạn sẽ phải ngạc nhiên nếu biết dưới lòng đất có cả một "vương quốc động vật" như thế này

Dưới đáy biển có những ngọn núi lửa khổng lồ - điều này thì ai cũng biết rồi. Nhưng còn trong lòng đất thì có gì?

Câu trả lời là các lớp phủ manti (mantle), nằm giữa vỏ và lõi của Trái đất, được cấu tạo gồm nhiều lớp chồng lên nhau. Có điều, cụ thể cấu tạo của chúng như thế nào thì giới khoa học không thể nghiên cứu trực tiếp được, mà phải nhờ đến các máy đo rung động địa chấn.

Và mới đây nhờ vào một trận động đất, các nhà khoa học đã xác định được thứ gì ở giữa các lớp manti trong lòng đất. Đáp án là những ngon núi khổng lồ.

📷

Các dãy núi khổng lồ tại vùng chuyển tiếp gồ ghề

Nói chính xác hơn, các lớp manti này không hề bằng phẳng mà mấp mô, với biên độ lớn tựa như những ngọn núi trên bề mặt Trái đất.

Như đã nêu, việc nghiên cứu thế giới trong lòng đất phải dựa vào các rung động địa chất. Giới khoa học sẽ sử dụng những cỗ máy để thu nhận những tín hiệu phản xạ trong lòng đất, và rồi định hình được thứ gì đang ở bên dưới - giống như cách các nhà thiên văn dùng sóng radio và sóng ánh sáng để quan sát các thiên thể cách Trái đất hàng ngàn năm ánh sáng.

"Để có được kết quả, bạn cần một trận động đất khổng lồ bên dưới, đủ để khiến cả địa cầu rung chuyển," - tác giả nghiên cứu - tiến sĩ Jessica Irving từ ĐH Princeton cho biết.

Năm 1994, một cơn địa chấn mạnh 8,2 độ đã xảy ra trong lòng đất tại Bolivia đã khiến giới chuyên gia nảy ra ý tưởng nêu trên. Trận động đất xuất hiện ở độ sâu 647km, và xảy ra tại một khu vực thưa dân cư nên thương vong gần như không có. Đổi lại, giới khoa học thu được rất nhiều thông tin thú vị.

25 năm sau, Irving đã phân tích biểu đồ địa chấn thế giới và nhận ra có sự tương phản rõ rệt khi sóng động đất cắt ngang các lớp phủ trong lòng Trái đất. Chẳng hạn như ở độ sâu 410km có một vùng chuyển tiếp, cho thấy khu vực này có bề mặt bằng phẳng như những cao nguyên trên mặt đất.

📷

Giống như dãy Andes trong lòng đất vậy

Nhưng ở độ sâu 660km lại có một vòng chuyển tiếp khác. Tại đây, bề mặt của lớp phủ lồi lõm và gồ ghề với biên độ lớn, giống như những ngọn núi khổng lồ vậy. Nói dễ hiểu hơn, hãy tưởng tượng trong lòng đất ở độ sâu ấy có những dãy núi cỡ Andes mọc ngược vào trong lõi Trái đất.

Về thành phần của các lớp vỏ, các chuyên gia không có sự thống nhất. Theo Irving, lớp vỏ gồ ghề và lớp bằng phẳng sẽ có thành phần hóa học khác nhau, với nhiều độ nóng chảy cũng khác biệt.

Và nói tóm lại thì đây là một nghiên cứu quan trọng, vì nó giúp giới khoa học xác định được tung tích của những lục địa cổ đã bị Trái đất nuốt chửng trong quá khứ.

Tham khảo: IFL Science

5
19 tháng 2 2019

Gì vậy em!

19 tháng 2 2019

gì mà nỏ biết, nhìn vào là biết nội dung. hay hề!!! 😉

Mặt Trời là ngôi sao ở trung tâm Hệ Mặt Trời, chiếm khoảng 99,86% khối lượng của Hệ Mặt Trời.Trái Đất và các thiên thể khác như các hành tinh, tiểu hành tinh, thiên thạch, sao chổi, và bụi quay quanh Mặt Trời. Khoảng cách trung bình giữa Mặt Trời và Trái Đất xấp xỉ 149,6 triệu kilômét (1 Đơn vị thiên văn AU) nên ánh sáng Mặt Trời cần 8 phút 19 giây mới đến được Trái Đất. Trong một...
Đọc tiếp

Mặt Trời là ngôi sao ở trung tâm Hệ Mặt Trời, chiếm khoảng 99,86% khối lượng của Hệ Mặt Trời.Trái Đất và các thiên thể khác như các hành tinh, tiểu hành tinh, thiên thạch, sao chổi, và bụi quay quanh Mặt Trời. Khoảng cách trung bình giữa Mặt Trời và Trái Đất xấp xỉ 149,6 triệu kilômét (1 Đơn vị thiên văn AU) nên ánh sáng Mặt Trời cần 8 phút 19 giây mới đến được Trái Đất. Trong một năm, khoảng cách này thay đổi từ 147,1 triệu kilômét (0,9833 AU) ở điểm cận nhật (khoảng ngày 3 tháng 1), tới xa nhất là 152,1 triệu kilômét (1,017 AU) ở điểm viễn nhật (khoảng ngày 4 tháng 7). Năng lượng Mặt Trời ở dạng ánh sáng hỗ trợ cho hầu hết sự sống trên Trái Đất thông qua quá trình quang hợp,[8] và điều khiển khí hậu cũng như thời tiết trên Trái Đất. Thành phần của Mặt Trời gồm hydro (khoảng 74% khối lượng, hay 92% thể tích), heli (khoảng 24% khối lượng, 7% thể tích), và một lượng nhỏ các nguyên tố khác, gồm sắt, nickel, oxy, silic, lưu huỳnh, magiê, carbon, neon, canxi, và crom. Mặt Trời có hạng quang phổ G2V. G2 có nghĩa nó có nhiệt độ bề mặt xấp xỉ 5.778 K (5.505 °C) khiến nó có màu trắng, và thường có màu vàng khi nhìn từ bề mặt Trái Đất bởi sự tán xạ khí quyển. Chính sự tán xạ này của ánh sáng ở giới hạn cuối màu xanh của quang phổ khiến bầu trời có màu xanh.[10] Quang phổ Mặt Trời có chứa các vạch ion hoá và kim loại trung tính cũng như các đường hydro rất yếu. V (số 5 La Mã) trong lớp quang phổ thể hiện rằng Mặt Trời, như hầu hết các ngôi sao khác, là một ngôi sao thuộc dãy chính. Điều này có nghĩa nó tạo ra năng lượng bằng tổng hợp hạt nhân của hạt nhân hydro thành heli. Có hơn 100 triệu ngôi sao lớp G2 trong Ngân Hà của chúng ta. Từng bị coi là một ngôi sao nhỏ và khá tầm thường nhưng thực tế theo hiểu biết hiện tại, Mặt Trời sáng hơn 85% các ngôi sao trong Ngân Hà với đa số là các sao lùn đỏ.

*Thông tin thêm :

Mặt Trời thực ra có màu trắng, nhưng do sự tán xạ của khí quyển Trái Đất nên nó màu vàng. Nếu ai bảo Mặt Trời là sao dải chính màu vàng là sai đấy nhé. Mặt Trời nhìn từ sao Hỏa lại có màu xanh, cũng không thể khẳng định rằng :"Mặt Trời là sao dải chính màu xanh"được. Đấy là sự tán xạ của khí quyển, lên các lớp 11, 12 ta sẽ học về khúc xạ - tán xạ.

0
CÓ NHỮNG LOẠI LỊCH NÀO ? Thời gian là một khái niệm luôn thường trực với mỗi người. Bất kì một ai, dù học vấn cao hay không biết chữ, quan tâm đến thiên văn học hay không, cũng đều không thể tránh khỏi phải biết và biết rõ về một lĩnh vực của thiên văn học: đó là Lịch. Có rất nhiều loại Lịch, Lịch Mặt Trời, Lịch Mặt trăng, Đế Lịch, Lịch theo nước sông, Lịch thời châm,...
Đọc tiếp

CÓ NHỮNG LOẠI LỊCH NÀO ?

Thời gian là một khái niệm luôn thường trực với mỗi người. Bất kì một ai, dù học vấn cao hay không biết chữ, quan tâm đến thiên văn học hay không, cũng đều không thể tránh khỏi phải biết và biết rõ về một lĩnh vực của thiên văn học: đó là Lịch.

Có rất nhiều loại Lịch, Lịch Mặt Trời, Lịch Mặt trăng, Đế Lịch, Lịch theo nước sông, Lịch thời châm, Lịch với từng con người... Mỗi loại Lịch đều có một lịch sử, đặc trưng riêng của nó. Và Lịch Pháp trở thành một môn khoa học rất quan trọng trong thiên văn học.

Lịch thông dụng nhất trên thế giới ngày nay là Lịch La Mã, người ta quen gọi là Dương lịch, dựa trên cơ sở Mặt Trời, được điều chỉnh nhiều lần cả trước và sau công nguyên, và tương đối đồng nhất trong các nền văn minh. Bên cạnh đó là Lịch Mặt Trăng của các nền văn minh Trung Hoa, Hồi giáo, các Lịch Mặt Trăng không giống như Dương lịch.

Loại Âm lịch ta đang dùng thực ra là kết hợp cả Âm Dương lịch, cả Mặt Trăng và Mặt Trời tháng theo Mặt Trăng nhưng tiết lại theo Mặt Trời, hay chính xác hơn là vị trí của Trái Đất trên quỹ đạo.

Có thể nói các loại lịch đều lấy việc Trái Đất quay quanh mình và quay quanh Mặt Trời làm cơ sở cho khái niệm Năm.

0
BẠN BIẾT GÌ VỀ ÂM LỊCH ? Nếu Dương lịch được xây dựng dựa vào chuyển động nhìn thấy hàng năm của Mặt Trời thì Âm lịch được xây dựng dựa vào tuần trăng. Loài người sớm nhận ra rằng tuần trăng diễn ra theo những chu kỳ nhất định nên lấy nó làm đơn vị đo thời gian gọi là tháng. Đầu tháng là ngày không trăng còn giữa tháng là trăng tròn. Từ đó ta có thể nhìn dạng của trăng...
Đọc tiếp

BẠN BIẾT GÌ VỀ ÂM LỊCH ?

Nếu Dương lịch được xây dựng dựa vào chuyển động nhìn thấy hàng năm của Mặt Trời thì Âm lịch được xây dựng dựa vào tuần trăng. Loài người sớm nhận ra rằng tuần trăng diễn ra theo những chu kỳ nhất định nên lấy nó làm đơn vị đo thời gian gọi là tháng. Đầu tháng là ngày không trăng còn giữa tháng là trăng tròn. Từ đó ta có thể nhìn dạng của trăng mà biết được ngày trong tháng Âm lịch.

Vì độ dài của tuần trăng là 29,53 ngày nên tháng Âm lịch có tháng 29 ngày và có tháng 30 ngày (thông thường một năm có 5 tháng 29 ngày). Một năm Âm lịch cũng có 12 tháng nên độ dài của năm Âm lịch do đó dài hơn 354 ngày (29,53 x 12 = 354,36 ngày).

Do độ dài năm Âm lịch ngắn hơn độ dài thời tiết khoảng 11 ngày và như vậy cứ 3 năm sẽ sai lệch mất hơn một tháng và cứ 9 năm sẽ sai lệch mất một mùa. Nhược điểm này khiến người thời xưa phải ăn tết Nguyên đán trong đủ mọi loại thời tiết khác nhau. Nói cách khác, Âm lịch chỉ có tác dụng đếm thời gian mà không có tác dụng chỉ ra được thời tiết ứng với thời gian đó.

Để khắc phục nhược điểm trên của Âm lịch, cách đây 2.500 năm người Trung Quốc đã đưa năm nhuận vào cho khớp với thời tiết, nghĩa là phải tìm nguyên tắc để tăng thêm số ngày cho năm Âm lịch. Ở thời kì đó Trung Quốc đã xác định được độ dài thời tiết là 365 ngày. Qui luật nhuận được xác lập là thập cửu niên thất nhuận, nghĩa là cứ 19 năm thì 7 năm nhuận. Năm nhuận có 13 tháng. Đưa năm nhuận vào thì độ dài của 19 năm Âm Lịch vừa đúng bằng độ dài 19 chu kỳ thời tiết.

Năm Âm lịch có độ dài bình quân đúng bằng chu kỳ thời tiết, tức là căn cứ vào chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời. Rõ ràng Âm lịch khi đưa nhuận vào đã có một phần tính chất của Dương lịch. Và như vậy, loại Âm lịch mà chúng ta vẫn dùng ngày nay là Âm - Dương lịch.

0
24 tháng 8 2019

like Bạn nhoa

CÓ HY VỌNG TÌM RA SỰ SỐNG NGOÀI TRÁI ĐẤT KHÔNG ? Nơi có khả năng tìm thấy nhiều sự sống nhất trong hệ Mặt Trời chính là vệ tinh số 2 của sao Mộc. Vệ tinh này nhỏ hơn Mặt Trăng một chút và bị một lớp băng dày hàng chục km che phủ, phía dưới lớp băng là đại dương. Nếu thực sự như vậy thì đại dương có thể được ''hâm nóng'' bởi núi lửa, sự ấm áp có thể duy trì được sự...
Đọc tiếp

CÓ HY VỌNG TÌM RA SỰ SỐNG NGOÀI TRÁI ĐẤT KHÔNG ?

Nơi có khả năng tìm thấy nhiều sự sống nhất trong hệ Mặt Trời chính là vệ tinh số 2 của sao Mộc. Vệ tinh này nhỏ hơn Mặt Trăng một chút và bị một lớp băng dày hàng chục km che phủ, phía dưới lớp băng là đại dương. Nếu thực sự như vậy thì đại dương có thể được ''hâm nóng'' bởi núi lửa, sự ấm áp có thể duy trì được sự sống nguyên thủy, loài sinh vật này sinh sống không dựa vào năng lượng Mặt Trời mà dựa vào các vật chất hóa học. Cho đến nay chúng ta vẫn chưa phát hiện được bất kì dấu vết nào của sự sống ngoài Trái Đất. Nếu tiếp tục đi ra phía ngoài chúng ta sẽ đến sao Thổ và mục tiêu thăm dò của loài người là vệ tinh lớn nhất của nó - vệ tinh số 6. Vệ tinh này là phòng thực nghiệm cho khởi nguồn của sự sống. Do nhiệt độ ở đó lạnh đến âm 200 độ C nên nó không thể là nơi sinh ra sự sống nhưng dưới bầu khí quyển đặc vẫn còn có nhiều hydro, cacbon, thông qua tia tử ngoại của Mặt Trời có thể xảy ra phản ứng hóa học và phản ứng quan hóa học này sẽ sinh ra phân tử hữu cơ - đây chính là bước đầu tiên tạo ra sự sống. Có điều trên vệ tinh này nhiệt độ quá thấp nên không thể đi tiếp đến bước thứ hai trong quá trình tạo ra sự sống. Vệ tinh số 6 của sao Thổ giống như một Trái Đất bị đóng băng. Trong tầng khí quyển của vệ tinh này có lượng khí nitơ phong phú và còn chứa các phân tử nước nữa. Nước là do các sao chổi mang đến nhưng để sinh ra sự sống thì cần phải có năng lượng. Và muốn có năng lượng thì chúng (những hợp chất hữu cơ này) phải đợi 5 tỉ năm nữa khi Mặt Trời biến thành một hồng cự tinh thì ánh sáng mạnh mẽ đó mới đủ cung cấp năng lượng cho chúng.

Kể từ năm 1983 con người bắt đầu dùng máy vô tuyến để thu nhận những tín hiệu phát đến từ bên ngoài hành tinh nhưng chúng ta vẫn chưa nhận được bất cứ một tín hiệu nào cả. Tuy nhiên có rất nhiều chứng cớ chứng minh rằng các hằng tinh khác cũng có hành tinh và trong những hành tinh đó rất có thể có một thế giới giống như ở Trái Đất. Những hằng tinh này được hình thành do vật chất trong không -gian và được sinh ra trong những đám mây khí và bụi trong khắp hệ Ngân Hà. Điều làm cho các nhà thiên văn học hứng thú là những đám tinh vân này bao hàm những vật chất cơ bản sinh ra sự sống đó là nước và các phân tử hữu cơ.

3
27 tháng 1 2019

và gì bn

27 tháng 1 2019

mai mk đăng tiếp nha, mong bn thông cảm😰 😰