Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Là truyện cổ tích kể về nhân vật thông minh, có nhiều tình huống bất ngờ và thú vị.
Dùng câu đố thử tài, tạo tình huống thử thách nhân vật để bộc lộ tài năng, phẩm chất.
Cách dẫn dắt sự việc cùng mức độ tăng dần của những câu đố, và cách giải đố tạo tiếng cười hài hước.
Mã Lương là cậu bé mồ côi thông minh và say mê học vẽ từ nhỏ. Em vẽ khắp nơi trốn núi, ven sông, dưới nước, trên tường... nhưng vì nghèo, cậu ước ao được vẽ tranh nhưng vẫn không mua được bút vẽ.
Một hôm em nằm mơ được cụ già râu tóc bạc phơ cho chiếc bút thần bằng vàng. Mã Lương cảm ơn và vô cùng vui sướng.
Mã Lương vẽ chim, chim bay lên trời, vẽ cá, cá trườn xuống sông. Em vẽ cuốc, vẽ cày, vẽ đèn, vẽ thùng múc nước cho người nghèo trong làng.
Tên địa chủ biết chuyện bèn sai đầy tớ bắt Mã Lương về vẽ cho hắn. Bị từ chối, hắn tức giận, đem giam Mã Lương vào chuồng ngựa và bỏ đói.
Mã Lương vẽ bánh để ăn, vẽ lò để sưởi. Địa chủ tức giận sai đầy tớ giết Mã Lương để cướp bút thần. Mã Lương vẽ thang trốn ra ngoài, vẽ ngựa để chạy trốn, vẽ cung tên bắn chết tên địa chủ đang cầm dao đuổi theo.
Dừng chân ở một thị trấn, Mã Lương vẽ tranh bán để kiếm sống. Vì sơ ý để lộ cây bút thần. Tên vua tham lam, tàn ác bắt Mã Lương vẽ theo ý hắn. Mã Lương cũng không chịu, em thậm chí còn chơi khăm nhà vua. Thay vì vẽ rồng, vẽ phượng, Mã Lương vẽ con cóc ghẻ, con gà trụi lông. Vua tức giận cướp lấy cây bút thần nhưng hắn vẽ núi vàng thì thành ra núi đá, vẽ cả thỏi vàng thì thành ra con mãng xà toan nuốt chửng cả vua.
Thấy không ăn thua, vua bèn xuống nước dỗ dành và hứa gả công chúa cho Mã Lương. Mã Lương vờ đồng ý rồi vẽ biển xanh, vẽ thuyền rồng cho vua cùng cả triều thần đi chơi ngắm cá. Cuối cùng, Mã Lương vẽ cuồng phong dữ dội nhấn chìm thuyền rồng, chôn vùi tên vua tham lam, độc ác.
Sau đó không ai biết Mã Lương đi đâu. Có người nói em đã trở về quê cũ nhưng cũng có người nói em đi khắp nơi, dùng cây bút thần để giúp đỡ những người nghèo.
Hok tốt !
# MissyGirl #
Trong chương trình Ngữ Văn 6 chúng ta đã tiếp cận với rất nhiều truyện cổ tích hay và đặc sắc của văn học dân gian Việt Nam như: Thạch Sanh, Sọ Dừa, … Bên cạnh đó, truyện cổ tích nước ngoài cũng có nội dung hấp dẫn không kém như truyện Cây bút thần. Truyện kể về một nhân vật thông minh, tài giỏi, có tấm lòng lương thiện đã mang tài năng của mình đi giúp đỡ mọi người, trừng phạt kẻ ác.
Nhân vật chính của tác phẩm là cậu bé tên Mã Lương – nhân vật có tài năng kì lạ, đây cũng là kiểu nhân vật phổ biến trong truyện cổ tích. Mã Lương là một cậu bé mồ côi, lấy việc chặt củi, cắt cỏ, … để nuôi sống bản thân. Em có niềm đam mê với bộ môn mĩ thuật, dù không có dụng cụ để vẽ nhưng hàng ngày em vẫn hăng say luyện tập, em vẽ ở bất cứ đâu, bất cứ thời điểm nào, không ngừng trau dồi bản thân. Trước tấm lòng, niềm đam mê của em, thần đã ban tặng cho em một cây bút thần. Cây bút thần chỉ được trao cho Mã Lương mà không phải một ai khác bởi nó là phần thưởng xứng đáng cho cậu bé có niềm đam mê, luôn nhiệt huyết, cần cù và hết lòng vì niềm đam mê ấy.
Có cây bút thần trong tay Mã Lương đã dùng nó để giúp đỡ những người xung quanh. Em quả là một cậu bé có tâm hồn trong sáng và tấm lòng lương thiện. Mã Lương vẽ cho bà con cày, cuốc, đèn,… có một điều kì lạ đó là em không vẽ cho mọi người lương thực thực phẩm, vàng bạc mà chỉ vẽ những công cụ để tạo ra những điều đó. Bởi em hiểu rằng chỉ có chăm chỉ lao động thì thành quả đạt được mới lâu bền, con người mới biết trân trọng những thành quả đó. Chỉ với một chi tiết nhỏ nhưng ta lại càng hiểu rõ hơn sự thông minh, biết nhìn xa trông rộng, tấm lòng nhân hậu của em.
Những tưởng rằng em sẽ có cuộc sống hạnh phúc, thanh bình bên cạnh cây bút thần, nhưng chính vì có cây bút thần mà biết bao sóng gió đã ập đến với em. Đầu tiên đó là tên địa chủ, khi biết em có cây bút thần hắn đã bắt em về, bắt em vẽ theo ý hắn, nhưng là một người khẳng khái, không sợ quyền uy em đã nhất quyết không làm theo nên bị hắn giam lại. Có cây bút thần và bằng trí thông minh của mình em đã vượt khỏi nơi giam giữ không chỉ vậy còn trừng trị được tên địa chủ tham lam, xấu xa. Thử thách vẫn chưa hết với em, trong lần thử thách này em phải đối đầu với một thế lực mạnh hơn, xấu xa và xảo quyệt hơn chính là tên vua tham lam, độc ác. Trước những yêu cầu của hắn, em không những không nghe theo mà còn làm trái ngược hoàn toàn: vua yêu cầu vẽ rồng em vẽ cóc ghẻ, vua yêu cầu vẽ phượng hoàng em vẽ con gà trụi lông. Trước thế lực quyền uy như vậy em cũng không hề tỏ ra nao núng, run sợ. Nhưng chỉ có dũng cảm không thôi liệu đã đủ để em tiêu diệt tên vua xấu xa? Đến lúc này tài trí, sự thông minh của em mới thực sự được phát huy tác dụng. Nhà vua dụ dỗ hứa sẽ gả công chúa và cho em nhiều bạc vàng, Mã Lương đã vờ đồng ý. Và khi nhà vua yêu cầu Mã Lương vẽ biển, em đã vẻ biển mênh mông, xanh biếc, không một gợn sóng, rồi em vẽ thuyền, vẽ cá theo yêu cầu của hắn. Điều này khiến tên vua độc ác vô cùng thích thú vì nghĩ rằng Mã Lương đã bị mình thu phục. Nhưng ngay khi hắn ra yêu cầu em vẽ sóng và gió em đã đậm tô nét vẽ, khiến cả tàu và người đều bị nhấm chìm xuống biển sâu. Mã Lương thật thông minh, nhanh trí, em hoàn toàn chủ động tiêu diệt tên vua độc ác đem lại sự bình yên cho dân nghèo.
Mã Lương đã tiêu diệt được những thế lực xấu xa nhất trong xã hội là vua và địa chủ. Việc em tiêu diệt những thế lực này cũng ngầm thể hiện những quan điểm của nhân dân ta về công lí công bằng xã hội. Đồng thời các tác giả dân gian cũng khẳng định rằng tài năng chỉ thực sự có giá trị khi dùng để tiêu diệt cái xấu, cái ác thực hiện công bằng; nghệ thuật chân chính là nghệ thuật vì nhân dân và phục vụ nhân dân.
Nghệ thuật xây dựng truyện đặc sắc, Mã Lương được đặt vào các cuộc phiêu lưu với trình tự hợp lý. Các chi tiết nghệ thuật đặc sắc, điển hình như chi tiết giọt mực rơi vào bức tranh con cò, nó là nút thắt, giúp đẩy câu chuyện lên cao trào. Ngoài ra nghệ thuật tăng tiến cũng góp phần tạo nên thành công cho tác phẩm.
Cây bút thần là một truyện cổ tích đắc sắc, với cốt truyện hấp dẫn, tình tiết sắp đặt khéo léo theo chiều tăng tiến. Qua tác phẩm đặc biệt là qua nhân vật Mã Lương, truyện đã thể hiện những quan niệm của nhân dân về công lí, công bằng trong xã hội, về mục đích và nhiệm vụ của nghệ thuật đối với đời sống con người, đồng thời còn thể hiện mơ ước của nhân dân về khả năng kì diệu của con người
Mã Lương là cậu bé mồ côi thông minh và say mê học vẽ từ nhỏ. Em vẽ khắp nơi trốn núi, ven sông, dưới nước, trên tường... nhưng vì nghèo, cậu ước ao được vẽ tranh nhưng vẫn không mua được bút vẽ.
Một hôm em nằm mơ được cụ già râu tóc bạc phơ cho chiếc bút thần bằng vàng. Mã Lương cảm ơn và vô cùng vui sướng.
Mã Lương vẽ chim, chim bay lên trời, vẽ cá, cá trườn xuống sông. Em vẽ cuốc, vẽ cày, vẽ đèn, vẽ thùng múc nước cho người nghèo trong làng.
Tên địa chủ biết chuyện bèn sai đầy tớ bắt Mã Lương về vẽ cho hắn. Bị từ chối, hắn tức giận, đem giam Mã Lương vào chuồng ngựa và bỏ đói.
Mã Lương vẽ bánh để ăn, vẽ lò để sưởi. Địa chủ tức giận sai đầy tớ giết Mã Lương để cướp bút thần. Mã Lương vẽ thang trốn ra ngoài, vẽ ngựa để chạy trốn, vẽ cung tên bắn chết tên địa chủ đang cầm dao đuổi theo.
Dừng chân ở một thị trấn, Mã Lương vẽ tranh bán để kiếm sống. Vì sơ ý để lộ cây bút thần. Tên vua tham lam, tàn ác bắt Mã Lương vẽ theo ý hắn. Mã Lương cũng không chịu, em thậm chí còn chơi khăm nhà vua. Thay vì vẽ rồng, vẽ phượng, Mã Lương vẽ con cóc ghẻ, con gà trụi lông. Vua tức giận cướp lấy cây bút thần nhưng hắn vẽ núi vàng thì thành ra núi đá, vẽ cả thỏi vàng thì thành ra con mãng xà toan nuốt chửng cả vua.
Thấy không ăn thua, vua bèn xuống nước dỗ dành và hứa gả công chúa cho Mã Lương. Mã Lương vờ đồng ý rồi vẽ biển xanh, vẽ thuyền rồng cho vua cùng cả triều thần đi chơi ngắm cá. Cuối cùng, Mã Lương vẽ cuồng phong dữ dội nhấn chìm thuyền rồng, chôn vùi tên vua tham lam, độc ác.
Sau đó không ai biết Mã Lương đi đâu. Có người nói em đã trở về quê cũ nhưng cũng có người nói em đi khắp nơi, dùng cây bút thần để giúp đỡ những người nghèo.
- “Cây bút thần” được kể theo ngôi thứ ba, gọi tên sự vật cần kể.
- Dùng ngôi kể thứ ba giúp truyện:
+ Thuật chân thực khách quan sự việc diễn ra
+ Bộc lộ thái độ của mình một cách cụ thể rõ ràng với từng nhân vật, từng sự việc nêu ra trong truyện kể.
Bài thơ Trái Đất của Ra-xun Gam-da-tốp vẫn có được sự độc đáo, sức hấp dẫn riêng:
- Sự độc đáo, hấp dẫn riêng đấy đến từ việc chọn hình thức thơ làm phương tiện bày tỏ cảm xúc.
- Bên cạnh đó, nhà thơ còn tạo ra hệ thống hình ảnh rất độc đáo trong bài. Những hình ảnh như máu, nước mắt, quả dưa, khuôn mặt... đều giàu sức tạo hình để khơi mở thế giới tưởng tượng trong bạn đọc.
1) Sự việc chính:
-Mã Lương có tài vẽ giỏi
-Mã Lương vẽ cho người nghèo
-- Với kẻ tham lam: kiên quyết không vẽ, hoặc vẽ sai lệch so với yêu cầu
2)Mã Lương là cậu bé mồ côi thông minh và say mê học vẽ từ nhỏ. Em vẽ khắp nơi trên núi, ven sông, dưới nước, trên tường… nhưng vì nghèo, dẫu ước ao em vẫn không mua được bút vẽ.
3)Một hôm nằm mơ em được cụ già râu tóc bạc phơ cho chiếc bút thần bằng vàng. Mã Lương cảm ơn và vô cùng vui sướng.
4)
Mã Lương vẽ cho người nghèo:
- Vẽ cho người nghèo: những vật dụng cần thiết, là công cụ lao động chứ không phải là vàng bạc, đồ ăn
- Với kẻ tham lam: kiên quyết không vẽ, hoặc vẽ sai lệch so với yêu cầu
+ Mã Lương vẽ các phương tiện trốn thoát khỏi nhà địa chủ và trừng phạt hắn
+ Em giả vờ nghe theo lời của nhà vua rồi vẽ bão tố nhấn chìm tên vua độc ác
→ Mã Lương vẽ cho người nghèo, em cự tuyệt vẽ cho những kẻ tham lam, độc ác. Mã Lương cũng thực hiện sứ mệnh của mình khi vẽ cung tên, báo tố nhấn chìm kẻ độc ác như tên địa chủ và vua.
I. VỀ THỂ LOẠI
III. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG
a. Mã Lương thích học vẽ từ nhỏ
b. Mã Lương vẽ cho người nghèo đồ dùng và công cụ lao động
c. Khi bị nhốt chuồng ngựa, Mã Lương vẽ thang để trèo ra ngoài
d. Sau khi trốn khỏi nhà tên địa chủ, Mã Lương dừng lại ở một thị trấn nhỏ, vẽ tranh bán trên phố để kiếm sống
e. Vua sai triều thần đón Mã Lương về kinh đô.
g. Vua chết vì sự tham lam tàn ác của chính mình.
h. Ý nghĩa của cây bút thần: là phần thưởng, là công cụ để trừng phạt cái ác, thể hiện quan niệm thiện ác.
Khúc ông bụt tặng bút thần
chàng bị vua bắt về