K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 12 2017
Đầu tiên là quan sát hành vi động vật như chó, mèo, cá, sóc, chuột... xem chúng có những biểu hiện khác thường nào không. Lý do là bởi, sự chuyển động của lớp đá dưới mặt đất trước trận động đất đã tạo ra sóng điện mà một số loài động vật có thể hiểu được. Chúng có thể cảm thấy được những dư chấn yếu trước khi con người kịp cảm nhận.
 
Bí kíp nhận biết động đất và mẹo thoát thân "khẩn cấp" 1
 
Cụ thể, chó có hành vi bất thường như sủa/cắn quá mức. Những loài vật nuôi, thú cưng đột ngột trốn chạy, biến mất hay chim, gà đẻ trứng ít hơn bình thường trong khoảng thời gian trước khi diễn ra một trận động đất.
 
Thứ hai, chú ý đến lớp đất đá và mực nước sông, hồ ở gần khu vực. Nếu thấy mực nước sông, hồ rút bớt bất thường hoặc tràn mà không có trận mưa lớn nào trong thời gian đó, thì đó là dấu hiệu của việc có sự biến động. 
 
Bí kíp nhận biết động đất và mẹo thoát thân "khẩn cấp" 2
 
Thứ ba, quan sát bầu trời, hướng gió. Nếu bạn nhận thấy một sự điềm tĩnh bất thường trong bầu khí quyển, nó sẽ là dấu hiệu của việc biến đổi khí hậu lạ, rất có thể, một trận động đất sắp diễn ra trong khu vực.  
 
Thứ tư, nhìn lên bầu trời, theo dõi luồng sáng bí ẩn, hay còn được biết dưới cái tên “ánh sáng động đất”. Những luồng sáng này có nhiều hình dạng khác nhau và xuất hiện trước hoặc trong các trận động đất. 
9 tháng 12 2017

dat rung chuyen

12 tháng 12 2019

Động đất hay địa chấn là sự rung chuyển trên bề mặt Trái Đất do kết quả của sự giải phóng năng lượng bất ngờ ở lớp vỏ Trái Đất và phát sinh ra Sóng địa chấn. Nó cũng xảy ra ở các hành tinh có cấu tạo với lớp vỏ ngoài rắn như Trái Đất.

Nguồn gốc

Theo nghĩa rộng thì động đất dùng để chỉ các rung chuyển của mặt đất mà tạo ra sóng địa chấn. Chúng được gây ra bởi các nguyên nhân[1]:

  • Nội sinh: Do vận động kiến tạo của các mảng kiến tạo trong vỏ Trái Đất, dẫn đến các hoạt động đứt gãy và/hoặc phun trào núi lửa ở các đới hút chìm. Xem thêm: Cấu trúc Trái Đất.
  • Ngoại sinh: Thiên thạch va chạm vào Trái Đất, các vụ trượt lở đất đá với khối lượng lớn. Xem thêm: Thiên thạch
  • Nhân sinh: Hoạt động của con người gồm cả gây rung động không chủ ý và các kích động có chủ ý trong khảo sát hoặc trong khai thác hay xây dựng, đặc biệt là các vụ thử hạt nhân dưới lòng đất.

Trong quan niệm thông thường, động đất được hiểu là các rung chuyển đủ mạnh trên diện tích đủ lớn, ở mức nhiều người cảm nhận được, có để lại các dấu vết phá hủy hay nứt đất ở vùng đó. Về mặt vật lý, các rung chuyển đó phải có biên độ đủ lớn, có thể vượt giới hạn đàn hồi của môi trường đất đá và gây nứt vỡ. Nó ứng với động đất có nguồn gốc tự nhiên, hoặc mở rộng đến các vụ thử hạt nhân. Chú ý rằng các địa chấn kế tại các trạm quan sát địa chấn được thiết kế để ghi nhận các động đất dạng như vậy, và lọc bỏ các chấn động do nhân sinh gây ra.

Nguyên nhân tự nhiên nội sinh liên quan đến vận động của các lớp và khối của Trái Đất. Tuy rất chậm, các lớp vỏ và trong lòng Trái Đất vẫn luôn chuyển động. Khi ứng suất cao hơn sức chịu đựng của thể chất Trái Đất thì sự đứt gãy xảy ra, giải phóng năng lượng và xảy ra động đất.

Hầu hết mọi sự kiện động đất tự nhiên xảy ra tại các đường ranh giới của các mảng kiến tạo là các phần của thạch quyển của Trái Đất. Các nhà khoa học dùng dữ kiện về vị trí các trận động đất để tìm ra những ranh giới này. Nó dẫn đến phân loại:

  • Những trận động đất xảy ra tại ranh giới được gọi là động đất xuyên đĩa
  • Những trận động đất xảy ra trong một đĩa (hiếm hơn) được gọi là động đất trong đĩa.

Ngoài ra, những nghiên cứu gần đây của các nhà địa chất học cho thấy sự ấm lên toàn cầu là một trong những nguyên nhân dẫn tới sự gia tăng của các hoạt động địa chấn. Theo các nghiên cứu này, băng tan và mực nước biển dâng gây ảnh hưởng đến áp lực tác động lên các mảng kiến tạo của Trái Đất, dẫn đến sự gia tăng về tần suất và cường độ của động đất.

Đặc điểm

Động đất diễn ra hàng ngày trên Trái Đất. Chúng có thể có sự rung động rất nhỏ để có thể cảm nhận cho tới đủ khả năng để phá hủy hoàn toàn các thành phố. Hầu hết các trận động đất đều nhỏ và không gây thiệt hại.

Tác động trực tiếp của trận động đất là rung cuộn mặt đất (Ground roll), thường gây ra nhiều thiệt hại nhất. Các rung động này có biên độ lớn, vượt giới hạn đàn hồi của môi trường đất đá hay công trình và gây nứt vỡ. Tác động thứ cấp của động đất là kích động lở đất, lở tuyết, sóng thần, nước triều giả, vỡ đê. Sau cùng là hỏa hoạn do các hệ thống cung cấp năng lượng (điện, ga) bị phá hủy.

Trong hầu hết trường hợp, động đất tự nhiên là chuỗi các vụ động đất có cường độ khác nhau, kéo dài trong thời gian nhất định, cỡ vài ngày đến vài tháng. Trong chuỗi đó thì trận động đất mạnh nhất gọi là động đất chính (mainshock), còn những lần yếu hơn thì gọi là dư chấn. Dư chấn trước động đất chính gọi là tiền chấn (Foreshock), còn sau động đất chính gọi là "Aftershock" nhưng trong tiếng Việt hiện dùng từ "dư chấn".

Năng lượng của động đất được trải dài trong một diện tích lớn, và trong các trận động đất lớn có thể trải hết toàn cầu. Các nhà khoa học thường có thể định được điểm mà các sóng địa chấn được bắt đầu. Điểm này được gọi là chấn tiêu (hypocentre). Hình chiếu của điểm này lên mặt đất được gọi là chấn tâm (epicenter).

Các trận động đất xảy ra dưới đáy biển có thể gây ra lở đất hay biến dạng đáy biển, làm phát sinh sóng thần.

 
Sóng khối: P, S, và sóng mặt: Love, Rayleigh

Các nhà địa chấn phân chia ra bốn loại sóng địa chấn, được xếp thành 2 nhóm: hai loại gọi là sóng khối (Body waves) và hai loại gọi là sóng bề mặt (Surface waves).

Sóng khối phát xuất từ chấn tiêu và lan truyền ra khắp các lớp của Trái Đất. Tại chấn tâm thì sóng khối lan đến bề mặt sẽ tạo ra sóng mặt. Bốn sóng này có vận tốc lan truyền khác nhau, và tại trạm quan sát địa chấn ghi nhận được theo thứ tự đi đến như sau:

  • Sóng P: Sóng sơ cấp (Primary wave) hay sóng dọc (Longitudinal wave).
  • Sóng S: Sóng thứ cấp (Secondary wave) hay sóng ngang (Shear wave).
  • Sóng Love: Một dạng sóng mặt ngang phân cực ngang.
  • Sóng Rayleigh: còn gọi là rung cuộn mặt đất (Ground roll)

Tùy theo tình trạng ghi nhận sóng của trạm, nhà địa chấn tính ra cường độ, khoảng cách và độ sâu chấn tiêu với mức chính xác thô. Kết hợp số liệu của nhiều trạm quan sát địa chấn sẽ xác định được cường độ và tọa độ vụ động đất chính xác hơn.

Các thang cường độ

Độ Richter

1–2 trên thang Richter
Không nhận biết được
2–4 trên thang Richter
Có thể nhận biết nhưng không gây thiệt hại
4–5 trên thang Richter
Mặt đất rung chuyển, nghe tiếng nổ, thiệt hại không đáng kể
5–6 trên thang Richter
Nhà cửa rung chuyển, một số công trình có hiện tượng bị nứt
6–7 trên thang Richter
 
7–8 trên thang Richter
Mạnh, phá hủy hầu hết các công trình xây dựng thông thường, có vết nứt lớn hoặc hiện tượng sụt lún trên mặt đất.
8–9 trên thang Richter
Rất mạnh, phá hủy gần hết cả thành phố hay đô thị, có vết nứt lớn, vài tòa nhà bị lún
>9 trên thang Richter
Rất hiếm khi xảy ra
>10 trên thang Richter
Cực hiếm khi xảy ra

Các thang đo khác

  • Thang độ lớn mô men (Mw)
  • Thang Rossi-Forel (viết tắt là RF)
  • Thang Medvedev-Sponheuer-Karnik (viết tắt là MSK)
  • Thang Mercalli (viết tắt là MM)
  • Thang Shindo của cơ quan khí tượng học Nhật Bản
  • Thang EMS98 tại châu Âu

Ảnh hưởng của động đất

Rung lắc, vỡ bề mặt

Đây chính là ảnh hưởng chính của động đất. Mức độ nghiêm trọng của nó dựa trên cường độ, khoảng cách tính từ chấn tâm, và các điều kiện về địa chất, địa mạo tại nơi bị ảnh hưởng. Độ rung lắc được đo bằng PGA (peak ground acceleration).

Sạt lở đất, lở tuyết

Động đất cũng giống như bão, hoạt động của núi lửa, v.v. chúng có thể gây ra sự bất ổn ở những nơi dốc, dẫn đến sạt lở đất. Sạt lở đất vẫn có thể diễn ra trong công tác cứu hộ.

Hỏa hoạn

Động đất có thể gây ra hỏa hoạn khi chúng phá hủy các đường dây điện và các đường ống khí. Trong hoàn cảnh mà các đường ống nước bị thiệt hại và các dư chấn vẫn còn tiếp diễn, sẽ rất khó khăn để ứng phó với các đám cháy. Động đất San Francisco 1906 là một ví dụ điển hình khi số người thiệt mạng chủ yếu là vì hỏa hoạn chứ không phải động đất.

Sóng thần

Sóng thần là một hậu quả nghiêm trọng của động đất. Nó có thể di chuyển với vận tốc lên tới 800 km/h, tùy thuộc vào độ sâu. Sóng thần có thể di chuyển hàng ngàn cây số và quét sạch nơi nó đi qua chỉ vài giờ sau động đất. Thông thường thì động đất với cường độ bé hơn 7,5 độ Richter không tạo ra sóng thần cho dù đã có một số trường hợp ngoại lệ được ghi lại. Xem thêm Sóng thần

Con người

Động đất gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới tính mạng, tài sản con người. Nó có thể dẫn tới dịch bệnh, thiếu các nhu cầu cơ bản, ảnh hưởng đến tinh thần...

Dự báo động đất

Dự báo động đất (Earthquake prediction) là nỗ lực được nhiều thế hệ nhà địa chấn học hướng đến thực hiện, nhằm dự báo thời gian, địa điểm, cường độ và các tính trạng khác, kể cả xây dựng ra phương pháp dự báo như phương pháp VAN (VAN method). Song mục tiêu chính cần đạt là đánh giá nguy cơ xảy ra động đật của từng vùng, thể hiện ở bản đồ phân vùng nguy cơ động đất. Hiện vẫn chưa đạt được dự báo cho từng vụ, nghĩa là động đất là một thiên tai chưa thể dự báo trước được.[2] Cho nên những người sống ở vùng có nguy cơ động đất không thể tránh nó được.

Có những thông tin nói về một số loài động vật như voi, chó, chồn, mèo, v.v. có hành vi lánh nạn trước khi xảy ra động đất và sóng thần, bằng chứng là chúng ít bị thiệt mạng trong tai biến này, song chưa được nghiên cứu đầy đủ.

Sự chuẩn bị, ứng phó với động đất

Kỹ thuật động đất (earthquake engineering) là một kỹ thuật với mục tiêu dự báo sự ảnh hưởng của động đất lên các tòa nhà,các công trình, kiến trúc và đồng thời thiết kế các kết cấu mới nhằm có thể hạn chế tối đa các thiệt hại. Các công trình, kiến trúc đã được xây dựng có thể dùng tới phương pháp trang bị địa chấn (seismic retrofitting) để nâng cao khả năng chống chịu động đất. Bảo hiểm động đất (earthquake insurance) có thể giúp cho các chủ tòa nhà, công trình tránh khỏi những thiệt hại về kinh tế do động đất gây ra.

Nên làm gì khi có động đất

 
Một bệnh viện bị phá hủy sau động đất

Động đất không thể dự báo trước, song có một số điều ta có thể làm để trước, trong lúc, và sau động đất để tránh hoặc giảm thương tích và thiệt hại do động đất gây ra.

Trước động đất

  • Những vật dụng trong nhà nên được đứng vững chắc. Những thứ như ti vi, gương, máy tính, v.v. nên được dán chặt vào tường để khi lung lay cũng không rớt xuống đất gây ra thương tích. Tranh, gương, v.v. nên được đặt xa giường ngủ.
  • Đặt các đồ đạc nặng trong nhà như kệ sách, tủ chén, v.v. xa khỏi các cửa và những nơi thường lui tới để khi chúng ngã vẫn không làm chướng ngại lối ra. Chúng cũng nên được dính chặt vào tường.
  • Vật dụng nhà bếp nên được dính chặt vào mặt đất, tường, hay mặt bàn.
  • Những vật nặng hay dễ bể nên để gần mặt đất.
  • Với những nơi dễ ra vào, dự trữ nước uống, đồ ăn đóng hộp, đèn pin, pin, rađiô, băng, thuốc men. Thay đổi chúng thường xuyên khi hết hạn.
  • Chọn một chỗ tụ họp gia đình nếu mọi người không ở cùng nơi khi động đất xảy ra.

Trong lúc động đất

Trong nhà

  • Nếu động đất xảy ra trong lúc trong nhà nên chui xuống gầm bàn.
  • Tìm góc phòng để đứng. Tránh cửa kính.
  • Tránh xa những vật có thể rơi xuống.
  • Che mặt và đầu bằng sách, báo để khỏi bị các mảnh vụn trúng.
  • Nếu mất điện, dùng đèn pin. Đừng dùng nến hay diêm vì chúng có thể gây hỏa hoạn.
  • Mở rađiô để xem có tin tức khẩn cấp không.

Trong các tòa nhà cao tầng

  • Tuyệt đối không được dùng thang máy vì khi có động đất thì hay kèm theo mất điện và nếu dùng thang máy thì sẽ bị kẹt. Cũng không được dùng thang bộ
  • Cũng nên tránh xa các khu vực có cửa kính, đèn điện treo.
  • Khóa gas, mở cửa sổ hoặc cửa ra vào.
  • Nghiên cứu cho thấy có khá nhiều người bị thương là do cố ra khỏi tòa nhà cao tầng ngay lập tức hoặc chạy sang các chỗ khác cùng tòa nhà. Hầu hết thương vong liên quan tới động đất do bị tường đổ, các mảnh kính bị vỡ và văng vào người.

Ngoài đường

  • Tránh xa các tòa nhà và dây điện. Tìm chỗ trống để đứng.
  • Nếu động đất xảy ra trong lúc lái xe, ngừng xe ở lề đường. Tránh các cột điện, dây điện, và đường cầu, không chui xuống gầm xe

Sau khi có động đất

  • Kiểm tra xem có ai bị thương không. Đừng di chuyển người bị thương trừ khi họ ở gần dây điện hay những nơi nguy hiểm khác. Gọi cấp cứu nếu có người tắt thở. Nếu bị nhà sập, gây tiếng động để kêu cứu.
  • Chuẩn bị cho các trận dư chấn, những trận động đất gây ra bởi trận động đất vừa xảy ra. Tuy chúng nhỏ hơn, chúng vẫn có thể gây ra thương tích.
  • Mở ra-đi-ô để xem có tin tức khẩn cấp không.
  • Động đất có thể làm đứt dây điện, gas, hay nước. Nếu ngửi thấy có mùi hôi, mở cửa sổ và tắt đường gas, đừng tắt mở máy nào hết, và ra ngoài. Thông báo các nhà chức trách.
  • Đến nơi đã chọn để tụ họp và tính đầy đủ.

Các trận động đất lớn

Một trong những trận động đất lớn nhất được ghi lại trong lịch sử là động đất Thiểm Tây 1556, xảy ra vào ngày 23 tháng 1. Hơn 830.000 người thiệt mạng trong trận động đất khủng khiếp này. Vào thời gian này, nhà chủ yếu được xây dựng theo kiểu yaodong, tức là được xây dựng trên phần dốc của đồi. Rất nhiều người đã thiệt mạng khi những ngôi nhà này bị phá hủy. Động đất Đường Sơn 1976 là trận động đất khủng khiếp nhất thế kỷ 20, giết chết 240.000 – 650.000 người.

Trận động đất năm 1960 xảy ra tại Chile (1960 Valdivia earthquake) chính là trận động đất lớn nhất từng được ghi lại bằng địa chấn kế với cường độ 9,5 độ Richter. Chấn tâm nằm ở gần Cañete, Chile. Năng lượng mà nó giải phóng mạnh gần gấp đôi so với trận động đất mạnh thứ nhì, động đất Alaska 1964.

Mười trận động đất mạnh nhất được ghi lại đều là siêu động đất, tuy nhiên chỉ có động đất và sóng thần Ấn Độ Dương 2004 là một trong những trận động đất kinh hoàng nhất với con người.

Tại Việt Nam

Do vùng bán đảo Đông Dương nằm trong một mảng kiến tạo và xa với vùng rìa mảng, nên tại Việt Nam rất hiếm những trận động đất mạnh, và gần như không có động đất và sóng thần ở mức hủy diệt. Chỉ một số ít trận động đất được ghi nhận trong lịch sử.

Trận động đất 6,1 độ Richter xảy ra ở ùng ngoài khơi Nam Trung Bộ năm 1923, đi cùng hiện tượng phun trào núi lửa Hòn Tro.[3]

Hai trận trận động đất mạnh ghi nhận là động đất Điện Biên năm 1935 cường độ 6,75 độ Richter, và động đất Tuần Giáo năm 1983 cường độ 6,8 độ Richter. Những động đất này có chấn tiêu nông, nên vùng rung động phá hủy hẹp, không gây thiệt hại đáng kể.

Những động đất ở vùng lân cận gây ra rung lắc ở vùng đất Việt Nam gần đây, thì có động đất cường độ khoảng 7,0 độ Richter xảy ra năm 2011 tại khu vực biên giới Myanmar - Lào - Thái Lan, gây rung động cảm nhận được ở các tỉnh miền bắc Việt Nam.

Những động đất cỡ dưới 6 độ Richter trên vùng đất Việt Nam thì mỗi năm có cỡ chục vụ. Gần đây nhất là vào lúc 08:18:23 ngày 25/11/2019, ở khu vực huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng xảy ra một trận động đất với cường độ 5,4 độ Richter, độ sâu chấn tiêu 17km, khiến cho các tỉnh thành như Hà Nội, Phú Thọ, Lạng Sơn, Bắc Giang, Quảng Ninh, Hải Dương xảy ra hiện tượng rung lắc.

Chúc bạn học tốt.
16 tháng 12 2020

Đây là văn mà đâu phải địa lí đâu 

Trong văn bản "Bài học đường đời đầu tiên" nhân vật Dế Mèn đã để lại cho em nhiều ấn tượng nhất. Trước tiên ta phải nói về những nét đẹp của Dế Mèn. Đó là một chàng dế thanh niên cường tráng, để có được vẻ cường tráng ấy Dế Mèn đã phải sống tự lập từ nhỏ, có ý thức về bản thân, kiên trì trong ăn uống, rèn luyện cơ thể một cách nghiêm túc. Nhưng bên cạnh đó, Dế Mèn cũng đồng thời cho thấy sự chưa hoàn thiện về tính cách, nhận thức và hành động của tuổi mới lớn. Đó là tính kiêu căng, tự phụ về vẻ bề ngoài và sức mạnh của mình, xem thường người khác và hay chọc ghẹo mọi người. Và điều khiến mọi người không hài lòng về Dế Mèn nhất đó là đã gây ra cái chết cho Dế Choắt, đó là điều không thể tha thứ. Nhưng đến cuối văn bản, Dế Mèn đã phần nào lấy lại được cảm tình của người đọc vì ăn năn trước tội lỗi của mình. Tóm lại, con người Dế Mèn vừa có nét đẹp, vừa có nét chưa đẹp, để lại cho chúng ta nhiều bài học quý giá trong cuộc sống.

26 tháng 2 2020

Những từ ngữ miêu tả hành động và thái độ của Dế Mèn đối với Dế Choắt là:

- Hỏi một câu ngớ ngẩn:"Sao? sao?"

- Hốt hoảng quỳ xuống,..than rằng:"Nào tôi đâu biết cơ sự lại ra nông nỗi này! Tôi hối lắm. Tôi hối hận lắm! Anh mà chết là chỉ tại cái tội ngông cuồng dại dột của tôi. Tôi biết làm thế nào bây giờ?

- Tôi thương lắm. Vừa thương vừa ăn năn tội mình. 

- Tôi đem xác Dế Choắt đến chôn vào một vùng cỏ bùm tum. Tôi đắp thành nấm mộ to. Tôi đứng lặng giờ lâu, nghĩ về bài học đường đời đầu tiên.

- Tôi tập suy nghĩ về mọi hành động của mình. Lòng đoan với lòng rằng từ đây phải biết phân biệt hành vi lố lỉnh với những việc làm có suy nghĩ. Như thế, tôi bắt đầu sống bình tĩnh. 

Những hành động của Dế Mèn sau cái chết của Dế Choắt cho thấy thái độ ăn năn, hối lỗi của Dế Mèn. Dế Mèn nhận thức được bài học đường đời đầu tiên là phải bỏ lối sống hung hăng, bậy bạ, kiêu ngạo để rồi sống điềm tĩnh và trưởng thành hơn.

             # Jun

trong sách hết đó lười học và nghe nên thế đó

1

- biết di chuyển

2

-làm cho cây lớn lên và dài ra

3

-cơ quan sinh dưỡng (rễ,thân,lá)

-cơ quan sinh sản (hoa,quả,hạt)

4

-miền sinh trưởng

7

-Vì các rễ củ có chất dinh dưỡng dự trữ nên lúc này các củ này năng suất vẫn còn cao, ta phải thu hoạch còn nếu để khi cây ra hoa thì chất dinh dưỡng trong rễ củ sẽ được chuyển lên phần ngọn để nuôi hoa làm cho năng suất củ giảm

15 tháng 8 2016

Sau khi gây ra cái chết thảm thương cho Dế Choắt tôi ân hận lắm, chỉ ước giá như thời gian quay lại tôi không trêu chị Cốc để bây giờ hậu quả ra nông nỗi này. Tôi tự nói mình là thằng hèn nhát, không dũng cảm nhận tội trước mặt chị Cốc biết đâu chị ấy tha cho. Nhưng khi tôi nhận ra thì đã quá muộn màng. Người bạn ốm yếu của tôi đã nằm sâu trong lòng đất. Tôi tự rút ra bài học đường đời cho mình - Ở đời, sống mà cứ có thói hung hăng, không coi trời đất ra gì, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn gì cũng mang vạ vào thân.

15 tháng 8 2016
** Bắt buộc phải dùng ngôi thứ nhất, nên bạn có thể xưng là tôi - gọi là cậu, hoặc là anh - chú (vì DM lớn hơn so với DC về tuổi tác).
- Hành động đầu tiên: có thể là một ít thời gian đứng nhìn lại của Dế Mèn, nhìn vào nấm mồ đang chôn cất con vật đáng thương, và khiến DM nhớ lại những điều mình đã làm. Đoạn này bạn có thể sử dụng yếu tố miêu tả. 
- Tiếp đến là những lời mà DM đứng trước mộ và nói với DC đang nằm dưới mấy nắm đấy kia.
+ Những lời ân hận.
+ Những suy nghĩ của bản thân DM về hành động của mình.
+ Những dự định trong tương lai của DM.
+ Và lời hứa của nó với Choắt.
- Sau đó là 1 đoạn miêu tả nữa về việc từ giã nấm mộ nhỏ để đi đến tương lai của Mèn. 

Bạn dựa vào đó làm thử 1 đoạn đi, rồi mình nhận xét dùm cho ^^
 
 
1 tháng 11 2019

Trái Đất tự quay về phía Đông và tất nhiên mọi vật trên cũng bị quay theo hướng đó. Nếu Trái Đất đột ngột dừng quay, mọi vật không được gắn cố định vào mặt đất sẽ bị cuốn về phía Đông với tốc độ hơn 1.600km/h.

Do bầu khí quyển cũng bị dừng lại theo Trái Đất, tạo thành những cơn gió có sức tàn phá như một vụ nổ bom nguyên tử, kèm theo đó là những cơn sóng thần cực lớn có thể nhấn chìm hơn 27km đất liền trong chưa đầy một phút.

Nếu Trái Đất ngừng quay, nó sẽ có một hình cầu hoàn hảo do chỗ phình ở xích đạo do lực ly tâm của chuyển động quay của Trái Đất tạo ra sẽ bị dẹt lại. Đại dương sẽ dịch chuyển về phía hai cực do nơi đó có lực hấp dẫn lớn nhất, khi đó trên Trái Đất chỉ có hai siêu đại dương và một đại lục địa ở giữa.

Một ngày trên Trái Đất sẽ không chỉ là 24 giờ như trước đây mà kéo dài đằng đẵng bằng 365 ngày. Trong đó, 6 tháng là nóng như thiêu đốt, 6 tháng còn lại chìm trong lạnh giá. Mặt trời sẽ mọc ở hướng Tây và lặn ở hướng Đông.

Trái Đất không còn được bảo vệ khỏi các tia vũ trụ độc hại do từ trường của nó bị suy yếu dần. Khi đó, sự sống hầu như không còn cơ hội để tồn tại trên Trái Đất.

Viễn cảnh xảy ra khi Trái Đất ngừng quay vô cùng khủng khiếp nhưng theo các nhà khoa học thì khả năng này sẽ không xảy ra trong vài tỉ năm tới.

Trái Đất tự quay về phía Đông và tất nhiên mọi vật trên cũng bị quay theo hướng đó. Nếu Trái Đất đột ngột dừng quay, mọi vật không được gắn cố định vào mặt đất sẽ bị cuốn về phía Đông với tốc độ hơn 1.600km/h.

Do bầu khí quyển cũng bị dừng lại theo Trái Đất, tạo thành những cơn gió có sức tàn phá như một vụ nổ bom nguyên tử, kèm theo đó là những cơn sóng thần cực lớn có thể nhấn chìm hơn 27km đất liền trong chưa đầy một phút.

Thảm họa khi Trái Đất ngừng quay

Nếu Trái Đất ngừng quay, nó sẽ có một hình cầu hoàn hảo do chỗ phình ở xích đạo do lực ly tâm của chuyển động quay của Trái Đất tạo ra sẽ bị dẹt lại. Đại dương sẽ dịch chuyển về phía hai cực do nơi đó có lực hấp dẫn lớn nhất, khi đó trên Trái Đất chỉ có hai siêu đại dương và một đại lục địa ở giữa.

Một ngày trên Trái Đất sẽ không chỉ là 24 giờ như trước đây mà kéo dài đằng đẵng bằng 365 ngày. Trong đó, 6 tháng là nóng như thiêu đốt, 6 tháng còn lại chìm trong lạnh giá. Mặt trời sẽ mọc ở hướng Tây và lặn ở hướng Đông.

Trái Đất không còn được bảo vệ khỏi các tia vũ trụ độc hại do từ trường của nó bị suy yếu dần. Khi đó, sự sống hầu như không còn cơ hội để tồn tại trên Trái Đất.

27 tháng 12 2019

Thì sẽ k có 7 hành tinh còn lại

27 tháng 12 2019

trái đất sẽ ko còn ai sống sót

10 tháng 5 2016

Khi gây ra cái chết thảm thương cho dế Choắt Tôi đã làm gì? Tôi đã làm cái gì thế này! Gây ra cái chết cho 1 người bạn đang nằm ở dưới nắm đất kia, mà đáng ra tôi mới chính là người phải chịu cảnh đó. Tôi quyết định về quê.nhưng trước khi ra đi ,tôi muốn đến thăm mộ Choắt một lúc. 
Tôi thắp cho Choắt vài nhén hương và nhổ sạch cỏ xung quanh nấm mộ. Sau đó, tôi đứng lặng hồi lâu trước mộ DC và suy nghĩ. Tôi rất ân hận về việc làm đã gây ra cái chết oan uổng cho DC. Giá như lúc đó tôi ra kéo DC vào thì đâu đến nỗi...Giá như tôi chấp nhận lời nhờ của C thì bây giờ choắt đâu như vậy.Tôi phải làm gì để trả lại sự sống, cuộc đời cho choắt. Tôi thật hèn nhát vì việc mình gây ra mà không dám nhận lỗi.Tôi đã làm 1 việc xấu xa,chính tôi đã gây ra cái chết đau xót cho người anh em tốt.Cảm ơn choắt nhé! Nếu không có cậu thì người phải ra đi là tôi. Bây giờ tôi sẽ về quê, có lẽ không trở lại đây nữa, tôi sẽ lập gia đình.Tôi xin hứa với choắt sẽ bỏ thói hung hăng hống hách và là người có ích cho xã hội.Tôi chúc bạn "ngủ ngon".Hãy tha thứ cho tôi. Bỗng nhiên tôi thấy ở khoé mắt tui cay cay. THương bạn quá Choắt ơi! Tôi gục xuống hồi lâu trước mộ của choắt rồi ra về. Dù thế nào thì choắt vẵn mãi ở trong tui và là người bạn tốt của tôi

10 tháng 5 2016
Cảnh vật u ám sau trận mưa. Gió thổi từng đợt rét buốt. Màn mây xám xịt hé sang một chút để lộ một phần của mặt trời. Đám tang thầm lặng cứ diễn ra. Dân trong làng đều kéo tới. Mục sư Dế dõng dạc đọc bài kinh cầu nguyện cho linh hồn Dế Choắt. Tiếng đọc vừa dứt, mọi người xúm lại quanh một bà cào cào ngất vì quá xúc động. Mèn cứ đứng đó, nước mắt cứ chảy dài trên má cậu ta. Nom cậu ta có vẻ rất buồn. Cậu ta để bông hoa mà mình đã cầm suốt buổi lên mộ Dế Choắt, cầm thêm nắm đất tơi đắp vào rồi đứng lặng rất lâu. Lúc sau, đã có một số người ra về. Dần dần, mọi người ra về hết, chỉ còn Mèn vẫn đứng đó, vẫn khóc thầm. Cậu ta nghĩ thầm: "Choắt ơi! Cậu chết là tại mình. Tại mình tất cả. Tại sao mình ngốc thế. Tại sao mình lại trêu chị Cốc cơ chứ. Mình là đồ hèn. Đồ hèn Choắt ạ. Chỉ vì mình hèn nhát mà cậu chết oan. Tại sao trêu chị Cốc xong, mình lại chạy trốn nhỉ. Sao mình không ở lại nhận lỗi với chị Cốc hoặc có thể đối đầu với chị ấy. Mình là một chàng Dế khoẻ mạnh cơ mà. Choắt ơi! Mình hối hận lắm nhưng muộn mất rồi, muộn mất rồi Choắt ơi!!!…" Dế Mèn lại khóc, xung quanh vắng vẻ đến rợn người. Gió vẫn thổi hun hút, cỏ cây nghiêng ngả. Nước rỏ xuống người Mèn làm bộ áo của cậu ướt sũng. Người Mèn run lên vì lạnh. Cậu ta chuẩn bị ra về thì phải. Hai tay cậu ta giơ lên trời, nói to: “Choắt ơi! Mình không thể đi theo cậu được, đành phải để cậu nằm đây. Hãy yên nghỉ và tha thứ cho lỗi lầm của mình. Tất nhiên mình không xứng đáng được như vậy. Choắt ơi! Những lời của cậu mình sẽ ghi lòng tạc dạ đến hết đời. Mình đã rút ra được bài học đường đời đầu tiên nhưng đã phải trả giá quá đắt. Hãy yên nghỉ Choắt nhé!!!…" Khuôn mặt Mèn nhạt nhoà nước mắt. Cậu ta quay về để lại người bạn của mình đang yên giấc ngàn thu…