Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Khôn ngoan đối đáp người ngoài
Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau:
Anh em nào phải người xa
Cùng chung bác mẹ, một nhà thương nhau
Anh em như thể tay chân
Anh em hoà thuận, hai thân vui vầy
Câu 1 : - Gọi dạ bảo vâng.
- kính già, già để tuổi cho
- Tiên học lễ, hậu học văn
- Đi hỏi về chào
- Lời chào cao hơn mâm cỗ
Câu 2 : - Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau
- Ăn trông nồi , ngồi trông hướng.
- Chim khôn kêu tiếng dễ nghe
Người khôn kêu tiếng dịu dàng dễ nghe
- Rượu nhạt uống mấy cũng say
Người khôn nói mấy dẫu hay cũng nhàm
- Một sự nhịn, chín sự lành
Câu 1 :
- Đi hỏi về chào.
- Đi thưa về trình.
- Đi thưa cho biết về trình cho hay.
- Đi thưa về gửi.
- Gọi dạ bảo vâng.
- Lời chào cao hơn mâm cổ.
- Tiếng mời thơm hơn mùi rượu.
- Tiên học lễ hậu học học văn.
- Muốn sang thì bắc cầu Kiều.
Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy.
- Ăn coi nồi, ngồi coi hướng.
- Yêu trẻ, trẻ đến nhà
Kính già, già để tuổi cho
Câu 2 :
- Một sự nhịn, chín sự lành
- Chim khôn kêu tiếng rảnh rang
Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe.
- Đất xấu trồng cây khẳng khiu
Những người thô tục nói điều phàm phu.
- Rượu nhạt uống mấy cũng say
Người khôn nói mấy dẫu hay cũng nhàm.
- Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau
Thói đời, người ta dễ nảy sinh thói ghen tị, đố kị hay mặc cảm tự tì khi chứng kiến tài năng và sự thành đạt của người khác. Ngược lại, kẻ có tài năng khi được đề cao cũng dễ sinh ra kiêu ngạo, tự mãn, coi thường những người xung quanh. Vì thế, tài năng dần dần thui chột, bởi không có điều kiện, môi trường tốt Đềphát triển.Bài học có thể rút ra từ truyện ngắn này là: Trước thành công hay tài năng của người khác, mỗi người cần vượt qua những thói xấu như ganh ghét, đố kị hay mặc cảm tự ti Đềhoà chung niềm vui với mọi người. Lòng nhân hậu và sự độ lượng, vị tha giúp con người tự vượt lên bản thân Đềsống thanh thản, tốt đẹp hơn.Qua câu chuyện của hai anh em, tác giả đã gợi lên trong người đọc sự suy ngẫm Đềđi tới nhận thức và hành động đúng đắn trước những tình huống tương tự. Tác phẩm có ý nghĩa giáo dục nhân cách nhưng không rơi vào giáo huấn khô khan, vì bài học được thể hiện một cách tự nhiên mà sâu sắc qua sự nhận thức của nhân vật chính.
1.
Anh em nào phải người xa
Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân
Yêu nhau như thể tay chân
Anh em hoà thuận, hai thân vui vầy
2.
Anh em trong nhà đóng cửa bảo nhau.
~~~ Học tốt
Bác Hồ là vị Cha chung
Là sao Bắc Đẩu, là vầng Thái dương.
Tự hào biết mấy Bác ơi
Bác cho con cả cuộc đời tự do
Đố ai đếm hết vì sao
Đố ai đếm được công lao Bác Hồ.
háp Mười đẹp nhứt bông sen
Nước Nam đẹp nhứt có tên Cụ Hồ
Bông sen thì để lễ chùa
Cụ Hồ thì để tôn thờ trong tâm.
Thằng Tây có trăm máy bay
Cũng không bằng cái móng tay Cụ Hồ.,....
Tháp Mười đẹp nhất bông sen
Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ
Dù ai nói ngã nói nghiêng
Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân
Dù ai rào giậu ngăn sân
Lòng ta vẫn giữ là dân Cụ Hồ
Miền Nam là của Việt Nam
Miền Nam là của giang sơn Lạc Hồng
Miền Nam chỉ có một lòng
Miền Nam chỉ viết một dòng chữ thôi
Một dòng chữ sáng muôn đời
Một dòng chữ có vạn người mến thương
Một dòng chữ sáng muôn phương
Cần, kiệm, liêm, chính tấm gương chói lòa
Tay để lòng nở trăm hoa
Đây là dòng chữ: Cha Hồ Chí Minh.
Chiều chiều lại nhớ chiều chiều
Nhớ câu Bác dặn, nhớ điều Bác khuyên.
Những lời vàng ngọc không quên
Con đường thống nhất càng bền đấu tranh.
Cắt tấm lụa đào em đề ba chữ
Chữ trung với Bác, chữ hiếu với mẹ, chữ nghĩa với anh.
Dù xa xôi em vẫn giữ lòng thành
Có Bác chỉ đường dẫn lối thì hai đứa mình sẽ gặp nhau.
Hình ảnh nước non và hình ảnh của Bác trong tâm trí người dân miền Nam hòa quyện lẫn nhau trong vần ca dao Quảng Ngãi- Bình Định:
- Đồng nào cao bằng đồng Thi Phổ
Thổ nào cao bằng thổ Ba Tơ
Ơn nào sâu bằng ơn Cụ Hồ
Nguồn bao nhiêu nước ơn Cụ Hồ bấy nhiêu
Nước sông Trà in hình núi Ấn
Dừa Trung Lương soi bóng Lại Giang
Nhìn lên cờ đỏ sao vàng
Lòng dân ơn Bác muôn vàn Bác ơi.
Hình ảnh nước non và hình ảnh của Bác trong tâm trí người dân miền Nam hòa quyện lẫn nhau trong vần ca dao Quảng Ngãi- Bình Định:
- Đồng nào cao bằng đồng Thi Phổ
Thổ nào cao bằng thổ Ba Tơ
Ơn nào sâu bằng ơn Cụ Hồ
Nguồn bao nhiêu nước ơn Cụ Hồ bấy nhiêu
Nước sông Trà in hình núi Ấn
Dừa Trung Lương soi bóng Lại Giang
Nhìn lên cờ đỏ sao vàng
Lòng dân ơn Bác muôn vàn Bác ơi.
Hình ảnh nước non và hình ảnh của Bác trong tâm trí người dân miền Nam hòa quyện lẫn nhau trong vần ca dao Quảng Ngãi- Bình Định:
- Đồng nào cao bằng đồng Thi Phổ
Thổ nào cao bằng thổ Ba Tơ
Ơn nào sâu bằng ơn Cụ Hồ
Nguồn bao nhiêu nước ơn Cụ Hồ bấy nhiêu
Nước sông Trà in hình núi Ấn
Dừa Trung Lương soi bóng Lại Giang
Nhìn lên cờ đỏ sao vàng
Lòng dân ơn Bác muôn vàn Bác ơi.
P/s : tham khảo nha
Thực ra ở đây không có chuyện mua bán gì cả. Câu này có ý khuyên răn người ta nên ăn ở có tình có nghĩa, vui vẻ với hàng xóm láng giềng kề bên. Bởi anh em họ hàng dù là thân tình, máu mủ nhưng ở xa thì nếu có việc khẩn cấp, nghiêm trọng không thể có mặt nhanh chóng để giúp đỡ bằng người ngoài nhưng ở gần mình. Nước xa thì không cứu được lửa gần mà.
Giải nghĩa: Thực ra ở đây không có chuyện mua bán gì cả. Câu này có ý khuyên răn người ta nên ăn ở có tình có nghĩa, vui vẻ với hàng xóm láng giềng kề bên. Bởi anh em họ hàng dù là thân tình, máu mủ nhưng ở xa thì nếu có việc khẩn cấp, nghiêm trọng không thể có mặt nhanh chóng để giúp đỡ bằng người ngoài nhưng ở gần mình. Nước xa thì không cứu được lửa gần mà.
- Luyện mãi thành tài, miệt mài tất giỏi.
- Học ăn học nói, học gói học mở.
- Học hay cày biết.
- Học một biết mười.
- Học thầy chẳng tầy học bạn.
- Học thầy học bạn, vô vạn phong lưu.
- Ăn vóc học hay.
- Bảy mươi còn học bảy mươi mốt.
- Có cày có thóc, có học có chữ.
- Có học, có khôn.
- Dao có mài mới sắc, người có học mới nên.
- Dẫu rằng thông hoạt, chẳng học cũng hư đời, tài chí bằng trời, chẳng học cũng là phải khổ.
- Dốt đặc còn hơn hay chữ lỏng.
- Dốt đến đâu học lâu cũng biết.
- Đi một ngày đàng học một sàng khôn.
- Hay học thì sang, hay làm thì có.
- Học để làm người.
- Học hành vất vả kết quả ngọt bùi.
- Học khôn đến chết, học nết đến già.
CA DAO:
- Học là học biết giữ giàng
Biết điều nhân nghĩa biết đàng hiếu trung.
- Làm người mà được khôn ngoan
Cũng nhờ học tập mọi đường mọi hay
Nghề gì đã có trong tay
Mai sau rồi cũng có ngày ích to.
- Học là học để làm người
Biết điều hơn thiệt biết lời thị phi.
- Học trò học hiếu học trung
Học cho đến mực anh hùng mới thôi.
- Học là học để mà hành
Vừa hành vừa học mới thành người khôn.
- Ngọc kia chẳng giũa chẳng mài
Cũng thành vô dụng cũng hoài ngọc đi.
+Khéo co thì ấm
+Tốt gỗ hơn tốt nước sơn
+Hữu xạ tự nhiên hương
+Nhà sạch thì mát, bát sạch ngon cơm
+...
Trung thực:
+Cọp chết để da, người ta chết để tiếng
+Giấy rách phải giữ lấy lề
+Chồng em áo rách em thương
Chồng người áo gấm xông hương mặc người
+Trời cho sao hưởng vậy
+Nói gần nói xa chẳng qua nói thật
+...
TỤC NGỮ :
- Tre già khó uốn.
- Tre già là bà lim.
- Có tre mới cho vay hom tranh.
- Tre già măng mọc.
- Tre non dễ uốn.
- Tre già nhiều người chuộng, người già ai chuộng làm chi.
- Tre lướt cò đỗ.
CA DAO :
- Đóng tre căng bạc giữa đồng
Các anh pháo thủ xoay nòng súng lên
Súng anh canh cả trời đêm
Để cho trăng đẹp toả lên xóm làng.
- Chặt tre cài bẫy vót chông
Tre bao nhiêu lá thương chồng bấy nhiêu.
- Em về cắt rạ đánh tranh
Chặt tre chẻ lạt cho anh lợp nhà
Sớm khuya hoà thuận đôi ta
Hơn ai gác tía lầu hoa một mình.
- Một cành tre, năm bảy cành tre
Đẹp duyên thì lấy chớ nghe họ hàng.
- Làng tôi có luỹ tre xanh
Có sông Tô Lịch uốn quanh xóm làng.
Bên bờ vải, nhãn, hai hàng
Dưới sông cá lội từng đàn tung tăng.
- Trăng lên tắm luỹ tre làng
Trăng nhòm qua cửa, trăng tràn vô nôi
Trăng thơm bên má em tôi
Xanh hàng mi nhỏ, bé cười xinh xinh.
Ru em, em ngủ cho lành
Cho chị ra điểm tập tành kẻo khuya
Ngủ ngon, ngoan nhé, em nghe !
Dù cho địch đến đồng quê quê mình.
Đừng hòng phá luỹ tre xanh
Cướp con chim nhỏ trên cành của em
Súng trường tay chị ngày đêm
Bắn cho chúng nó một phen tơi bời.
Có rất nhiều câu ca dao, tục ngữ, bài hát dân ca và truyện, tùy bút v.v về cây tre Việt Nam.
Về thể loại văn xuôi em nên tìm đọc cuốn "Cây tre Việt Nam" của cố nhà báo Thép Mới-Nhà xuất bản Chính trị quốc gia-2001, về thơ có bài thơ rất hay của nhà thơ Nguyễn Duy (vào khoáng 1973-1975) anh còn nhớ vài câu:
Tre xanh xanh tự bao giờ
Truyện ngàn xưa đã có bờ tre xanh
Thân gầy guộc lá mong manh
Mà sao nên lũy nên thành tre ơi?
Có gì đâu có có gì đâu
Đói nghèo ít chắt dồn lâu hóa nhiều
Ở đâu tre cũng xanh tươi
Cho dù đất sỏi đá vôi bạc màu
Bão bùng thân bọc lấy thân
Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm
Thương nhau tre không ở riêng
Lũy thành từ đó mà nên hỡi người
Yêu nhiều nắng nỏ trời xanh
Tre xanh không đứng nép mình bóng râm
......
Chẳng may thân gãy cành rơi
Còn nguyên cái gốc truyền đời cho con
Măng non là búp măng non
Đã mang dáng thẳng thân tròn của tre
......
Về ca dao có nhiều câu rất ý nhị tình quê như:
Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng
Tre xanh đủ lá đan sàng hay chưa?
Chàng hỏi thì em xin thưa
Tre vừa đủ lá đan sàng nên chăng?
Hay:
Lạt này gói bánh chưng xanh
Cho mai lấy trúc, cho anh lấy nàng.
Chúc em sưu tầm và thuộc nhiều thơ văn về cây tre việt nam
anh em như thể tay chân
rách lành đùm bọc vui hay đỡ đần
em nào phải người xa
Cùng chung bác mẹ một nhà cùng thân
Yêu nhau như thể tay chân
Anh em hòa thuận hai thân vui vầy.
Anh em như thể tay chân
Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần