Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Mùng 2 Tết chúc bn học giỏi hơn nha
a) lực : sức lực
bất : không
tòng : theo
tâm : ý muốn
tạm dịch là muốn làm việc j đó nhưng không đủ sức
1. Có đi có về: có đi có lại, chỉ thái độ sòng phẳng, dứt khoát.
2. Gần nhà xa ngõ: Gần mà không thân. Nhà xát nhau, thậm chí hàng xóm của nhau nhưng ít giao du, chơi với nhau. Câu còn hàm ý chỉ bạn bè chơi với nhau nhưng ít quan tâm, không thấu hiểu nhau.
3. Mắt nhắm mắt mở: Chỉ người vừa ngủ dậy, chưa tỉnh táo hoàn toàn, chưa nắm rõ tình hình. Nghĩa bóng chỉ người hồ đồ, nhìn sự vật thiếu sáng suốt, minh bạch.
4. Chạy sấp chạy ngửa: chỉ thái độ, hành động vội vàng, hấp tấp, thiếu bình tĩnh, suy xét.
5. Vô thưởng vô phạt: Chẳng có ích gì, không có thưởng cũng không có phạt. Nghĩa bóng chỉ thái độ thờ ơ hoặc hành động vu vơ không làm hại đến ai cũng không nhằm mục đích gì.
6. Bên trọng bên khinh: không công bằng, thiên vị.
7. Bước thấp bước cao: Chỉ hành động chân này muốn chạy nhưng chân kia muốn dừng, tả dáng đi không vững, ngập ngừng. Diễn tả thái độ vội vàng / do dự / sợ hãi / lo lắng điều gì đó.
8. Chân ướt chân ráo: mới tới,đặt chân tới một nơi nào đó, còn chưa nắm rõ tình hình.
có đi có lại: sòng phẳng.
gần nhà xa ngõ: gần mà không thân.
mắt nhắm mắt mở: chưa nắm rõ tình hình.
chạy sấp chạy ngửa: vội vàng, hấp tấp.
vô thưởng vô phạt: chẳng có ích gì.
bên trọng bên khinh: không công bằng.
bước thấp bước cao: tư thế không chững chạc.
chân ướt chân ráo: mới tới, chưa biết rõ tình hình
mình chúc bn thành công trong hk tập
.
THAM KHẠN NHé BẠN
Ca dao Việt Nam thật vô vàn ý nghĩa, nó thể hiện kinh nghiệm của cha ông trong mọi mặt của đời sống mà còn thể hiện tình cảm giữa cha mẹ và con cái, giữa con cháu với cha ông, giữa vợ với chồng… mà còn dành nhiều lời thơ cho tình cảm anh em. Bài ca dao sau tiêu biểu cho đề tài đó:
"Anh em nào phải người xa
Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân
Yêu nhau như thể tay chân
Rách làm đùm bọc dở hay đỡ đần."
Mở đầu bài ca dao đã đưa ra nhận định: “Anh em nào phải người xa”, bài ca dao ngầm khẳng định: anh em với nhau là một mối quan hệ rất gần gũi, gắn bó. Gần gũi, gắn bó với anh em tuy hai nhưng cũng là một. Điều này thể hiện tình cảm anh em không gì có thể thay thế được. Anh em là những người “Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân”- cùng một cha mẹ sinh ra, đã cùng chung sống “một nhà”, đã cùng chung buồn vui, sướng khổ. Chính bởi đã “cùng”, đã chung nhau những yếu tố thiêng liêng về quan hệ nguồn gốc, môi trường sống, tác giả dân gian đưa ra lời khuyên về cách sống, cách đối xử của anh em trong gia đình:
Yêu nhau như thể tay chân
Rách làm đùm bọc dở hay đỡ đần.
Bài ca dao như một lời khuyên, lời răn dạy của cha ông cho những người làm anh em trên cuộc đời này, cần phải biết yêu thương lẫn nhau, đùm bọc nhau những lúc dở hay bất thường. Quan hệ anh em còn được ví với hình ảnh chân – tay, đó là những bộ phận gắn bó khăng khít trên một cơ thể thống nhất, cùng được nuôi chung bởi một dòng máu huyết thống của gia đình. Hình ảnh đó nói lên tình nghĩa và sự gắn bó thiêng liêng của anh em.
Ngày nay khi xã hội phát triển tình cảm anh em có những ảnh hưởng của xã hội. ngày càng nhiều những vụ án, những vụ xung đột của anh em ruột với nhau. Không ít vụ án anh em vi tranh chấp tài sản mà sát hại nhau, thậm chí chỉ vì mâu thuẫn nhỏ cũng có thể hại cả gia đình người anh em của mình. Phải chăng đạo đức xã hội đã xuống cấp, hay giá trị đạo đức đã thay đổi? Đó chỉ là một bộ phận những người có nhận thức kém trong xã hội, vì lợi ích trước mắt mà hành động nông nổi, để lại hậu quả đáng tiếc cho người thân của mình.
Bài ca dao là lời khuyên lời nhắn nhủ tới thế hệ chúng ta, đã là anh em một nhà, cùng do cha mẹ sinh ra chúng ta phải hòa thuận, phải biết nương tựa lẫn nhau thì gia đình mới ấm êm, cha mẹ mới vui lòng. Có như vậy chúng ta mới báo hiếu được cha mẹ, xã hội mới yên bình và phát triển được.
a, - là từ láy
-td: tăng hiệu quả cho diễn đạt
giúp ng đọc hình dung dc khung cảnh hoang sơ, vắng vẻ của Đèo Ngang
Khác nhau:
- Trong bài Bạn Đến Chơi nhà của Nguyễn Khuyến:
+ ta: tác giả (Nguyễn Khuyến)
+ ta: khách (bạn)
=> quan hệ gắn bó hòa hợp. Chỉ 2 người, nhưng thể hiện sự đồng nhất trọn vẹn giữa chủ và khách.
- Trong bài Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan:
+ ta: đều chỉ tác giả (Bà Huyện Thanh Quan)
=> tâm trạng buồn, cô đơn. Chỉ một người, một tâm trạng.
Cụm từ "ta với ta":
+ Bà Huyện Thanh Quan: một mình đối diện với chính mình biểu lộ sâu sắc và thấm thía sự cô đơn của tác giả trước khung cảnh thiên nhiên trời đất mênh mông hoang vắng nơi xứ lạ.
+ Nguyễn Khuyến: tôi với bác là chúng ta với nhau, thể hiện một tình bạn gắn bó keo sơn vừa kín đáo bộc lộ một chút tự hào chân chính về tình bạn ấy. Ta với ta trong thơ Nguyễn Khuyến là sự gặp gỡ giao lưu của một đôi bạn tri âm tri kỉ.
Giống: Cụm từ "ta với ta" đều được đặt ở vị trí cuối bài.
Khác:
*Qua Đèo Ngang:
- Tuy hai mà một (tác giả đối diện với chính mình).
- Thể hiện sự nhỏ bé, thưa thớt của con người trước thiên nhiên rộng lớn, hoang sơ, heo hút chốn Đèo Ngang.
*Bạn Đến Chơi Nhà:
- Tuy một mà hai (Chủ và khách).
- Thể hiện tình bạn đậm đà thắm thiết. Đó như một tiếng cười xòa và tiếng reo vui khi bạn đến nhà chơi.