Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Trong mỗi chúng ta, ai cũng đều có một người thân yêu chiếm vị trí quan trọng nhất nơi trái tim, là duy nhất, mãi mãi không thể thay thế và đó chính là người mẹ. Người cho ta nhìn thấy ánh sáng mặt trời, người chịu bao đớn đau khó nhọc chín tháng mười ngày bao bọc chúng ta bằng tình yêu thương ấm áp. Và chính vì thứ tình cảm thiêng liêng mẫu tử không thể tách rời mà trong mắt ai mẹ là người vĩ đại nhất. Tình mẫu tử là tình cảm yêu thương, sự nâng niu, quan tâm chăm sóc bằng cả tấm lòng mà mẹ dành cho con đồng thời là tình yêu thương, sự biết ơn, kính trọng mà người con dành cho mẹ mình. Từ tình yêu thương dành cho chúng ta, mẹ dành hết tâm huyết để chăm sóc, dạy dỗ ta nên người, hun đúc cho ta những tình cảm cao quý khác với một mong ước ta trở thành người có ích cho xã hội và có một tấm lòng lương thiện. Từ ý nghĩa cao đẹp đó, mỗi người con cần có trách nhiệm yêu thương mẹ, tích cực trau dồi kiến thức để trở thành một người hiền tài, luôn khắc ghi công lao to lớn của mẹ và đền đáp công ơn ấy bằng hành động thiết thực, xứng đáng.
k nha
Hình ảnh “mặt trời” được diễn tả trong hai câu cuối của đoạn thơ với hai ý nghĩa khác nhau.
Ở câu Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi, hình ảnh “mặt trời” gợi cho ta nghĩ đến nguồn ánh sáng và những tia nắng ấm giúp cho cây bắp lớn lên, hạt bắp thêm chắc mẩy. Vì vậy có thể nói đó là “mặt trời của bắp”.
Ở câu Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng, hình ảnh “mặt trời” gợi cho ta liên tưởng đến em bé (người con) đang nằm trên lưng mẹ.
Em bé được mẹ che chở bằng tình yêu thương. Em bé là niềm hy vọng lớn lao và đẹp đẽ của người mẹ. Vì vậy có thể nói: em là “mặt trời của mẹ''
Câu 1:
Bạn học sinh là một người có tấm lòng vô cùng nhân hậu.Giữa trưa nắng nóng , tan học về , nhìn thấy một bà cụ mù ở đường , bạn cảm thông và chia sẻ nỗi khổ cùng với bà cụ : "Nắng rất nhiều mà bà chẳng thấy / Qua đường lắm xe, bà dò theo cái gậy" .Tấm lòng nhân hậu ấy của bạn nhỏ được thể hiện thông qua hành động cụ thể : "dắt tay bà đi qua đường".Tấm lòng nhân hậu đáng quý ấy còn đẹp đẽ hơn nữa hình ảnh bà cụ mù đã khơi dậy tình yêu thương sâu nặng trong trái tim của bạn nhỏ với những người gặp hoạn nạn.
Câu 3 :
1) Đổi mới
2) sinh sôi
3) cựa mình
4) xòe nở
5) rung động
Câu 4 :
Nhà thơ muốn nói với chúng ta rằng :Con người chúng ta phải sống trong mối quan hệ gắn bó đoàn kết với tập thể, với cộng đồng. Nếu sống mà tách rời khỏi tập thể, cộng đồng, chỉ nghĩ đến và sống cho riêng mình thì cuộc sống đó sẽ trở nên vô vị, chẳng có ý nghĩa gì cả.
câu 4 của bạn nguyễn thái sơn có thể ghi vậy cũng được hoặc là ghi đầy đủ hơn là :Ở đoạn thơ trên, tác giả đã sử dụng cách diễn đạt mang tính chất tương phản giữa các hình ảnh: Một “ngôi sao” với một màn đêm (một ngôi sao thì chỉ có ánh sáng yếu ớt, không làm sáng được cả màn đêm); “Một thân lúa chín” với “mùa vàng” (một bông lúa thì thật nhỏ bé, không thể làm nên cả một vụ mùa bội thu); “Một người” với cả “nhân gian” (một người lẻ loi thì không thể tạo nên cả cõi đời, nơi cả loài người sinh sống, vì vậy, nếu có tồn tại thì cũng chỉ như một đốm lửa nhỏ nhoi sắp tàn lụi).
1. Tìm trong bài Thư gửi các học sinh hoặc Việt Nam thân yêu những từ đồng nghĩa với từ Tổ quốc.
Trả lời:
a. Thư gửi các học sinh: nước nhà, non sông.
b. Việt Nam thân yêu: đất nước, quê hương.
2. Tìm thêm những từ đồng nghĩa với từ Tổ quốc.
Trả lời:
Những từ đồng nghĩa với từ Tổ quốc: đất nước, quốc gia, giang sơn, quê hương.
3. Trong từ Tổ quốc, tiếng quốc có nghĩa là nước. Em hãy tìm thêm những từ chứa tiếng quốc.
Trả lời:
Những từ chứa tiếng quốc: ái quốc, quốc gia, quốc ca, quốc khánh, quốc huy, quốc kì, quốc ngữ, quốc phòng, quốc tế, quốc sử, quốc dân.
4. Đặt câu với một trong những từ dưới đây:
a) Quê hương
b) Quê mẹ
c) Quê cha đất tổ
d) Nơi chôn rau cắt rốn
Trả lời:
a) Quê hương: Quê hương em ở thành phố Hồ Chí Minh – một thành phố sầm uất và náo nhiệt.
b) Quê mẹ: Quê mẹ em ở Bạc Liêu.
c) Quê cha đất tổ: Cho dù đi đâu, về đâu chúng ta cũng phải nhớ về quê cha, đất tổ.
d) Nơi chôn rau cắt rốn: Cha tôi luôn ao ước được thêm một lần về thăm nơi chôn rau cắt rốn của mình.
1. Thư gửi các học sinh: nước nhà, non sông.
Việt Nam thân yêu: đất nước, quê hương.
2. Đất nước, quốc gia, giang sơn, quê hương....
3. Ái quốc, quốc gia, quốc ca, quốc khánh, quốc huy, quốc kì, quốc ngữ, quốc phòng, quốc tế, quốc sử, quốc dân....
4.
a) Quê hương: Quê hương em ở thành phố Hồ Chí Minh – một thành phố sầm uất và náo nhiệt.
b) Quê mẹ: Quê mẹ em ở Bạc Liêu.
c) Quê cha đất tổ: Cho dù đi đâu, về đâu chúng ta cũng phải nhớ về quê cha, đất tổ.
d) Nơi chôn rau cắt rốn: Cha tôi luôn ao ước được thêm một lần về thăm nơi chôn rau cắt rốn của mình.
Từ nào sau đây không đồng nghĩa với từ đương nhiên ?
Tất nhiên
Mặc nhiên
Ngẫu nhiên
Hok tốt
câu 1:
- Là ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ CỘng hòa, ngày khai trường ở nước Việt Nam độc lập sau nhiều năm bị thực dân Pháp đô hộ.
- Từ giờ phút này trở đi, các em bắt đầu được nhận một nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam.
Câu 2 (trang 5 sgk Tiếng Việt lớp 5 tập 1): Sau Cách mạng tháng Tám, nhiệm vụ của toàn dân là gì?
Trả lời:
Toàn dân xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên ta đã để lại, làm cho nước ta theo kịp các nước khác trên toàn cầu.
Câu 3 (trang 5 sgk Tiếng Việt lớp 5 tập 1): Học sinh có trách nhiệm như thế nào trong cuộc kiến thiết đất nước?
Trả lời:
Học sinh phải cố gắng, siêng năng học tập, ngoan ngoãn, nghe thầy, yêu bạn để mai sau khôn lớn xây dựng đất nước, làm cho dân tộc Việt Nam bước tới đài vinh quang, sánh vai với các cường quốc năm châu.