Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Nhắc đến Bác Hồ là nhắc đến người lãnh đạo thiên tài của Cách mạng Việt Nam, danh nhân văn hóa thế giới. Nhưng nhắc đến Bác, còn là nhắc đến một lối sống thanh bạch, khiêm nhường, suốt đời chỉ chăm lo đến sự nghiệp cách mạng của đất nước. Điều đó được thể hiện rất rõ qua bài thơ “Tức cảnh Pác Bó”:
“Sáng ra bờ suối tối vào hang
Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng
Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng
Cuộc đời cách mạng thật là sang".
Bài thơ ra đời năm 1942, một thời gian ngắn sau khi Bác Hồ về nước. Trở lại Tổ quốc sau hơn ba mươi năm bôn ba, lặn lội, Bác Hồ ở trong một hang nhỏ tại Pác Bó, Cao Bằng. Khung cảnh thiên nhiên và đời sống sinh hoạt nơi đây đã khiến Người “tức cảnh sinh tình” và viết nên bài thơ này.
“Sáng ra bờ suối tối vào hang
Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng
Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng”
Trong ba câu đầu của bài thơ, Bác nhắc đến điều kiện ở - ăn - làm việc của mình, ở và ăn là hai nhu cầu tất yếu của con người. Và riêng với Hồ Chí Minh, khi nói đến đời sống sinh hoạt của mình, Người luôn đề cập thêm vấn đề công việc. Ấy bởi Bác là người luôn luôn làm việc, suốt đời làm việc, suốt đời lo cho dân, cho nước. Với Hồ Chí Minh, làm việc như một nhu cầu tất yếu, một bản năng. Điều đó cho thấy tấm lòng dành cho dân, cho nước của Bác vĩ đại nhường nào!
Nơi thâm sơn cùng cốc ấy, Người ở - ăn - làm việc như thế nào?
“Sáng ra bờ suối tối vào hang”, câu thơ cho biết không gian sống của Bác là không gian núi rừng hoang sơ, dân dã: suối, hang. Không phải là tòa biệt thự đồ sộ, không phải là giường ấm, đệm êm dù Bác đang là một yếu nhân của cuộc cách mạng giải phóng dân tộc. Trong hoàn cảnh khắc nghiệt, gian lao của đất nước, Người sẵn sàng sẻ chia thiếu thốn. Câu thơ có sự đối xứng nhịp nhàng: “sáng” - “tối”, “suối” - "hang”, “ra” - “vào”. Không gian và thời gian khép lại câu thơ đầy bóng tối: “tối”, “vào”, “hang”. Điều đó đã nhấn mạnh những gian khổ trong điều kiện ở của Bác. Chẳng nhừng vậy, điều kiện ăn uống của Bác cũng rất hạn chế: “Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng”. “Cháo bẹ” là cháo ngô, loại thức ăn đạm bạc thường ngày của đồng bào dân tộc Việt Bắc. “Rau măng” cũng vậy. Nhà thơ Phạm Tiến Duật từng viết “Hết rau rồi em có lấy măng không?”, nghĩa là măng còn đạm bạc hơn cả rau rừng (vốn đã bị coi là đạm bạc rồi!). Nhưng dẫu thiếu thôn, gian khổ đến vậy, Người “vẫn sẵn sàng” cho công việc cách mạng, phục vụ cho lợi ích của nước, của dân.
Và điều kiện làm việc của Người cũng không tránh khỏi những thiếu thốn “bàn đá chông chênh dịch sử Đảng”. Từ “chông chênh” là từ láy chỉ tư thế không vững chãi, ở vị trí bấp bênh. Hình ảnh “bàn đá chông chênh’ vừa gợi sự gian khổ của điều kiện làm việc vừa gợi tình thế gian nan của sự nghiệp cách mạng nước nhà. Hình ảnh Bác Hồ đăm chiêu làm việc bên một 'bàn đá chông chênh” gợi bao niềm cảm động trong lòng độc giả. Nhưng Bác không để cảm hứng bài thơ xuôi theo cảm xúc ủy mị, yếu ớt của sự thiếu thốn, gian khổ. Câu thơ hợp của bài tứ tuyệt thật độc đáo:
“Cuộc đời cách mạng thật là sang!”
“Cuộc đời cách mạng” chính là cuộc sống với cái ở, cái ăn và sự làm việc như ba câu thơ trên. Bác dùng từ “thật là” mượn của khẩu ngữ rất tự nhiên, nó thể hiện sự cảm thán của người viết. Và chữ kết lại bài thơ thật bất ngờ: “thật là sang!”. Chữ “sang” mang ý nghĩa là sang trọng, đầy đủ. Chữ "sang” làm bật lên tiếng cười vui vẻ, niềm lạc quan trước cuộc sống gian khổ, thiếu thốn. Chính tinh thần ấy đã trở thành động lực để Bác cùng những người đồng chí vượt qua sự ngặt nghèo của đời sống và tình thế cách mạng để làm việc và chiến đấu. Chỉ một chữ mà khắc họa chân dung tinh thần của một con người. Chữ “sang” xứng đáng là “nhãn tự” của bài thơ tứ tuyệt “Tức cảnh Pắc Bó”.
“Tức cảnh Pác Bó” của Hồ Chí Minh thể hiện tinh thần lạc quan của Bác Hồ trong những năm tháng khó khăn của đời sống cách mạng. Dù những điều kiện sinh hoạt vô cùng hạn chế song bằng tinh thần làm việc hăng say và niềm tin vào sự nghiệp cách mạng của dân lộc, Bác vẫn lạc quan mỉm cười để lấy đó làm động lực hoạt đông. Bài thơ sử dụng một thể thơ cổ (thất ngôn tứ tuyệt) song ngôn ngữ rất giản dị, gần gũi, thậm chí có cả khẩu ngữ. Điều đó thể hiện tinh thần dân tộc trong ngòi bút thơ ca Hồ Chí Minh. Bài thơ cũng rất tinh tế trong việc lựa chọn trật tự từ, sử dụng từ ngữ... điều đó góp phần không nhỏ trong việc thể hiện chủ đề tác phẩm.
Cùng với “Vọng nguyệt”, “Nguyên tiêu”, “Cảnh khuya”...,“Tức cảnh Pác Bó” xứng đáng là một trong những bức chân dung tinh thần xinh xắn của con người vĩ đại Hồ Chí Minh.
Phân tích diễn biến tâm lí chị Dậu:
Khi bọn tay sai sầm sập tiến vào, anh Dậu ốm yếu vì quá khiếp đã lăn đùng ra, hoảng quá, không nói được câu gì. Chỉ còn chị Dậu một mình đối phó với lũ ác nhân.
Ban đầu chị cố « van xin tha thiết » rất lễ phép nhằm khơi gợi từ tâm và lương tri của ông cai.
Nhưng đến khi hắn không đếm xỉa, lại đáp lời chị bằng những quả « bịch » vào ngực và cứ xông tới trói anh Dậu, chị Dạu mới « hình như tức quá không thể chịu được », đã « liều mạng cự lại ».
Thoạt đầu chị dùng lí lẽ : « Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ ! ». Chị đã xưng tôi không còn xưng cháu nghĩa là đã đứng thẳng lên ngang hàng với đối thủ, nhìn thẳng vào mặt hắn.
Đến khi cai lệ vẫn không trả lời mà « tát vào mặt chị dậu một cái đấm bốp » rồi cứ nhảy vào cạnh anh Dậu thì chị Dậu vụt đứng dậy, chị nghiến hai hàm răng : « Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem ! ». Lần này, chi xưng bà, gọi tên cai lệ bằng mày. Thế là chị túm lấy cổ tên cai lệ ấn dúi ra cửa làm hắn « ngã chỏng quèo trên mặt đố ». Tiếp đó, chị Dậu túm tóc tên người nhà lí trưởng lẳng cho một cái, làm hắn « ngã nhào ra thềm ». Lúc mới xông vào, hai tên này hùng hùng hổ hổ dữ tợn bao nhiêu thì giờ đây chúng thảm hại xấu xí và hài hước bấy nhiêu.
Đủ thấy chị Dậu là người phụ nữ nông dân tuy mộc mạc, hiền dịu, vị tha, khiêm ngường, nhẫn nhục nhưng hoàn toàn không yếu đuối mà trái lại vẫn ẩn chứa một sức sống mạnh mẽ, một tinh thần phản kháng tiềm tàng. « Con giun xéo lắm cùng quằn », « Tức nước vỡ bờ », « khi bị đẩy tới đường cùng chị đã phải vùng lên chống lại để cứu mình. Đó cũng là ý nghĩa khách quan toát ra từ tác phẩm Tắt đèn và cũng chính là của nhan đề Tức nước vỡ bờ đặt cho đoạn trích.
Phân tích nhan đề: Nghĩa đen: Nước lớn ắt bờ đê sẽ vỡ.
Nghĩa bóng: Con người khi áp bức tột cùng ko đủ sức chịu đựng =>Phải đấu tranh (Có áp bức có đấu tranh).
Trang phục và văn hóa của dân tộc ta đã trở thành một trong những nét đẹp cổ truyền của Việt Nam. Với tà sáo dài thướt tha hay là áo bà ba...Đã góp phần nào đó tô lên nét đẹp của dân tộc. Hay là những văn hóa có từ lâu đời nay, mỗi một tỉnh, miền sẽ có những văn hóa riêng, những nét đẹp riêng tượng trưng cho vùng đất quê hương và con người. Như chúng ta đã biết, trang phục không chỉ là một vẻ đẹp tượng trưng cho vùng đất mà còn nói lên vẻ đẹp của con người như tà áo dài như nói lên vẻ đẹp trong trắng, thiếu nữ mới lớn của người con gái. Nhất là ở Huế chúng ta có thể người con gái mặc áo dài thướt tha đi trên những con phố nhỏ, đi dưới hàng phượng màu hoa đỏ thắm. Hay là những văn hóa về dân ca,về sinh hoạt , về những lễ hội,...Mỗi một nơi trên đất quê hương này, sẽ mang những màu sắc khác nhau về nét đẹp trong trang phục, những cái hay và thú vị với nền văn hóa lâu đời. Trang phục và văn hóa là hai yếu tố quan trong hình thành nên vẻ đẹp của quê hương của mình. Vẻ đẹp ấy sẽ quyến rũ những vị khác nước ngoài, bởi nó mang những hình sắc nét riêng biệt với nhau, khiến khách du lịch đến đây như muốn ở lại không thể rời đi.
Đặt câu với thán từ:
- Này! Nhìn đi.
- Ê! Ra đây tớ bảo.
- A! Cái váy đẹp quá!
+ Truyện cô bé bán diêm của nhà văn An-đéc-sen như dấy lên hồi chuông cảnh tỉnh cho loài người về thái độ sống thờ ơ, lạnh nhạt. Qua phần cuối chuyện, ta càng thấy rõ điều đó. Sáng mồng một đầu năm, tuyết trắng vẫn phủ dày lên thị trấn ấy, nhưng mặt trời đã lên, trong trẻo, chói lòa trên nền trời u ám, đượm buồn. Và đó cũng là lúc người người ta phát hiện thi thể một em bé đã chết trong đêm với đôi má hồng, nụ cười vẫn còn chưa tắt trên môi.
Bài làm
Kế hoạch hoá gia đình là việc lập kế hoạch khi nào có trẻ em, và việc sử dụng kiểm soát sinh sản và các kỹ thuật khác để thực hiện các kế hoạch đó. Các kỹ thuật khác thường được sử dụng gồm giáo dục giới tính, ngăn chặn và quản lý các bệnh lây truyền qua đường tình dục, tư vấn trước khi mang thai và quản lý mang thai, và quản lý vô sinh.
~ Nguồn: Mạng ~
a. - Phép nhân hoá: Thời gian chạy qua tóc mẹ
> Thời gian trôi qua vô cùng nhanh.
- Phép ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: màu trắng đến nôn nao
-> Diễn tả chân thực cảm giác nônnao của niềm kính trọng, biết ơn và lẫn cả nỗi thương yêu, xót xa của con khi nhìn mái tóc của mẹđã in hằn dấu vết tháng năm. Mái tóc ấy không còn xanh mướt, đen óng như xưa...
b. Chính lời ru của mẹ đã chắp cho con đôi cánh, đã cho con ước mơ, niềm tin và nghị lức để con bay cao, bay xa. Mẹ chính là động lực, là cuộc sống của con.
lam on tra loi nhanh ho minh voi
minh can phai nop ngay bay h
Em tham khảo (Lần sau em viết rõ đề ra nhé!)
Hôm đấy là một ngày lặng gió, dòng xe qua lại tấp nập trên đường,tôi vừa tạm biệt bạn để quay về ngôi nhà thân thuộc. khi rẽ qua đường lớn chuẩn bị sang đường ánh mắt tôi dừng lại trước dáng người gầy gò của bà cụ. Ôi!(Thán từ) Trông bà đã già , làn da nhăn nheo chai sần của bà trông quen thuộc làm sao, hai tay bà cầm hai giỏ đồ trông rất nặng. Ánh mắt lo sợ của bà nhìn dòng xe qua lại , khi tôi bước lại gần những sợi tóc bạc chủa bà lại dần hiện rõ hơn , khi đèn chuyển màu đỏ đôi mắt bà dáo dát tìm người giúp đỡ. Lúc ấy chân tôi như vô thức bước đến bên bà nở nụ cười thân thiện và nói " Cháu giúp bà sang đường nhé!(TT từ)". Bà gật đầu nhìn tôi với một ánh mắt hoài nghi . Khi tôi giúp bà sang đường gương mặt bà nhẹ nhõm hơn như trút được sự băn khoăn trong lòng . Bà cười và cảm ơn tôi tay bà đưa tôi một quả táo tôi nhận lấy và cuối đầu tạm biệt bà . Khi bóng bà dần khuất sau những hàng cây lòng tôi chợt vui sướng vô cùng. Tôi còn rút ra 1 cảm nhận xã hội thực tại bây giờ thật vô tâm và lạnh nhạt , nó đã phần nào thúc đẩy tôi giúp đỡ nhiều người hơn.
mb: hiện nay, Một số bạn đang đua đòi theo những lối ăn mặc không lành mạnh, không hợp với lứa tuổi học sinh, với truyền thống văn hoá của dân tộc và hoàn cảnh gia đình.
TB: - trang phục là gì?
- truyền thống dân tộc là gì?
- mốt là gì? chạy đua theo mốt là gì?
- vấn đề chính của người học sinh là gì?
KB: khuyên các bn dừng việc nầy lại
Dàn bài văn mẫu Trang phục và văn hóaMở bàiNgười xưa có câu:” Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân”.Trang phục là một người bạn đồng hành gắn bó với chúng ta. Chúng không chỉ để che chở sưởi ấm mà còn thể hiện nhu cầu thẩm mĩ của mỗi cá nhân.Do đó việc lựa chọn trang phục sao cho phù hợp với hoàn cảnh, thời tiết. là quan trọng hơn hết.Thân bàiÝ nghĩa việc lựa chọn trang phục- Có thể nhận biết được nghề nghiệp, thị hiếu thẩm mĩ của mỗi người.- Góp phần thể hiện nhân cách con người.- Giúp ta tự tin và thành công hơn trong các cuộc giao tiếp.Nhận định về trang phục đẹp-Việc lựa chọn trang phục hết sức quan trọng.- Trang phục đẹp là trang phục không cầu kì, tuy đơn giản nhưng màu sắc hài hoà, phù hợp với đối tượng, khung cảnh và tuỳ trường hợp giao tiếp .- Trang phục thể hiện tính cách:+ Trang phục đơn giản ? Người giản dị, không cầu kì.+ Trang phục hợp thời trang, có sự chăm chút ? Người thích làm đẹp, quan tâm đến hình thức bên ngoài.Quan điểm về đồng phục học sinh- Tôn thêm nét đẹp tuổi học trò, đảm bảo tính nghiêm túc, tránh được kiểu ăn mặc kệch cỡm, lố lăng không phù hợp với lứa tuổi ở trường học.- Xoá bỏ sự ngăn cách và mặc cảm về giàu nghèo giữa các học sinh trong cùng trường, cùng lớp .- Học sinh xây dựng ý thức giữ gìn truyền thống, lòng tự hào về truyền thống nhà trgVề đồng phục áo dài của nữ sinh-Thể hiện nét duyên dáng của nữ sinh- Không gì đẹp mắt choa bằng khi mỗi sáng từng nhóm nữ sinh tung tăng với chiếc áo dài thước tha đến trường- Đem lại nét đẹp cho nữ sinh nhưng cũng tạo nên một số khó khăn trong các sinh hoạt tập thể.Khẳng định về trang phục đẹp-Trang phục đẹp không phải là trang phục đắt tiền, mà là phù hợp với lứa tuổi, tính cách của mỗi người.- Tránh ăn mặc hở hang, chưng diện không phù hợp.- Chọn trang phục hài hòa, lịch sự, thể hiện tính cách riêng của mỗi người