K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Mục a

a) Lãnh địa

- Lãnh địa là đơn vị chính trị và kinh tế cơ bản trong thời kì phong kiến phân quyền.

- Trong lãnh địa:

+ Nông nô tự sản xuất ra mọi vật dụng và tiêu dùng những thứ do mình làm ra.

+ Nông nô chỉ phải mua hai thứ là muối và sắt.

+ Không có sự trao đổi, buôn bán với bên ngoài.

+ Mỗi nông nô vừa làm ruộng, vừa làm thêm 1 nghề thủ công nào đó.

Mục b

b) Thành thị

* Nguyên nhân

- Cuối XI, sản xuất phát triển hàng hóa đem đi trao đổi ở nơi đông người để bán và lập xưởng sản xuất => thị trấn được thành lập => phát triển thành các thành phố lớn (thành thị).

Thành thị trung đại Tây Âu

* Tổ chức của thành thị

- Bộ mặt: Phố xá nhà cửa … là trung tâm trao đổi buôn bán

- Các tầng lớp: Thợ thủ công và thương nhân

+ Lập ra các phường hội, thương hội để cùng nhau sản xuất và buôn bán.

+ Tổ chức hội chợ triển lãm hàng năm, trao đổi và buôn bán sản phẩm.

- Đặc điểm kinh tế: nền kinh tế hàng hoá

* Vai trò của thành thị: Thúc đẩy xã hội phát triển.

ND chính

Những đặc điểm kinh tế của lãnh địa và sự ra đời của thành thị trung đại Tây Âu.

1 like nhaleuleu

16 tháng 9 2016

1. Nguyên nhân dẫn đến sự xuất hiện của thành thị thời trung đại là: Từ khoảng cuối thế kỉ XI, do hàng thủ công sản xuất ra ngày càng nhiều, một số thợ thủ công đã đưa hàng hóa của mình đến những nơi có đông người qua lại để bán và lập xưởng sản xuất. Từ đó họ lập ra các thị trấn, sau trở thành những thành phố lớn, gọi là các thành thị trung đại.

2. - Khung cảnh thành thị châu Âu thời trung đại:

Trong thành thị có rất nhiều xưởng sản xuất, lúc nào cũng tấp nập người qua lại để mua bán, trao đỏi hàng hóa. Các thợ thủ công và thương nhân lập ra các phường hội và thương hội để cùng nhau sản xuất và buôn bán. Hằng năm, họ còn tổ chức những hội chợ lớn để triển lãm, trao đổi và buôn bán sản phẩm.

- Những đặc điểm khác nhau:

+ Về kinh tế:

* Lãnh địa: nông nghiệp

* Thành thị: thương nghiệp và thủ công nghiệp

+ Về thành phần cư dân:

* Lãnh địa: lãnh chúa và nông nô

* Thành thị: chủ yếu là thợ thủ công và thương nhân

3. Sự xuất hiện của các thành thị trung đại có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của xã hội phong kiến ở châu Âu.

26 tháng 9 2017

bn học vnen ak

*Trắc nghiệm:Câu 1: Vì sao dẫn đến sự xuất hiện thành thị ở châu Âu thời trung đại?A. Nghề thủ công phát triển cần phải trao đổi, mua bán.B. Sự ngăn cản giao lưu của các lãnh địa.C. Sản xuất bị đình đốn.D. Các lãnh chúa cho thành lập các thành thị.Câu 2:  Các cuộc phát kiến địa lí đã mang lại sự giàu có cho các tầng lớp nào ở châu Âu?A.Thương nhân, quí...
Đọc tiếp

*Trắc nghiệm:

Câu 1: Vì sao dẫn đến sự xuất hiện thành thị ở châu Âu thời trung đại?

A. Nghề thủ công phát triển cần phải trao đổi, mua bán.

B. Sự ngăn cản giao lưu của các lãnh địa.

C. Sản xuất bị đình đốn.

D. Các lãnh chúa cho thành lập các thành thị.

Câu 2:  Các cuộc phát kiến địa lí đã mang lại sự giàu có cho các tầng lớp nào ở châu Âu?

A.Thương nhân, quí tộc.                            B. Công nhân, quí tộc.

C.Tướng lĩnh quân sự, quí tộc.                  D. Tăng lữ, quí tộc.

Câu 3:  Những nước nào đi đầu trong các cuộc phát kiến địa lí?

A.Anh, Pháp.                                   B. Đức, I-ta-li-a.

C.Tây ban-nha, Bồ-đào-nha.            D. Pháp, Bồ-đào-nha.

Câu 4. Đến thời Tống, người Trung Quốc đã có nhiều phát minh quan trọng, đó là gì?

A. Kĩ thuật luyện đồ kim loại.          B. La bàn, thuốc súng, nghề in, giấy viết.

C.Thuốc nhuộm thuốc in.                D. Đóng tàu, chế tạo súng.

Câu 5. Trong lịch sử trung đại Ấn Độ, Vương triều nào được xem là giai đoạn thống nhất và thịnh vượng nhất?

A.Vương triều Ấn Độ Mô- gôn.                B. Vương triều Hồi giáo Đê-li.

C. Vương triều Gúp-ta.                              D. Vương triều Hác-sa.

Câu 6. Điều nào chứng tỏ trình độ phát triển cao của nghề luyện kim dưới Vương triều Gúp-ta?

A. Đúc được cột sắt, đúc tượng Phật bằng sắt cao 2m.

B. Đúc được cột sắt không rỉ, tượng Phật bằng đồng cao 2m

C. Nghề khai mỏ phát triển , khai thác sắt, đồng, vàng.

D. Đúc một cột sắt cao 7, 25 m, nặng 6500 kg.

Câu 7. Từ thế kỉ XIII, người Thái di cư từ phía bắc xuống phía nam đã dẫn tới sự hình thành hai quốc gia mới nào?

A. Đại Việt và Chăm-pa.                           B. Pa-gan và Chăm-pa.

C.Su-khô-thay và Lan Xang                      D. Mô-giô-pa-hít và Gia-va.

Câu 8. Giữa thế kỉ XIX, nước nào giữ được độc lập trước sự xâm lược của chủ nghĩa thực dân phương Tây?

A. Cam-pu-chia.                              B. Lào.

C.Việt Nam.                                              D. Thái Lan.

Câu 9. Nét đặc sắc trong kiến trúc của các quốc gia phong kiến ở Đông Nam Á ?

A.Các đền, chùa với kiến trúc độc đáo.      B. Ảnh hưởng kiến trúc Ấn Độ.

C. Có nhiều đền, chùa đẹp.                        D. Có nhiều đền, tháp nổi tiếng.

Câu 10:  Dựa vào yếu tố tự nhiên nào, cư dân Đông Nam Á từ xa xưa đã biết trồng lúa và nhiều loại cây ăn quả, ăn củ khác?

A. Mùa khô tương đối lạnh, mát.

B. Mùa mưa tương đối nóng.

C.Gió mùa kèm theo mưa

 D. Khí hậu mát, ẩm.

helpp  gấp lắm ạaa

2
22 tháng 10 2021

k hiểu gì luôn <3

29 tháng 10 2021

Câu 1: Vì sao dẫn đến sự xuất hiện thành thị ở châu Âu thời trung đại?

A. Nghề thủ công phát triển cần phải trao đổi, mua bán.

B. Sự ngăn cản giao lưu của các lãnh địa.

C. Sản xuất bị đình đốn.

D. Các lãnh chúa cho thành lập các thành thị.

Câu 2:  Các cuộc phát kiến địa lí đã mang lại sự giàu có cho các tầng lớp nào ở châu Âu?

A.Thương nhân, quí tộc.                            B. Công nhân, quí tộc.

C.Tướng lĩnh quân sự, quí tộc.                  D. Tăng lữ, quí tộc.

24 tháng 9 2016

- Nguyên nhân dẫn đến sự xuất hiện của thành thị thời trung đại : 

+ Từ khoảng cuối thế kỉ XI, hàng thủ công sản xuất ra ngày càng nhiều.

+ Lập các thị trấn, tp trao đổi buôn bán, lập xưởng sản xuất.

+ Thợ thủ công, thương nhân lập phường hội và thương hội để sản xuất và buôn bán. Thành thị trung đại ra đời.

- Miêu tả khung cảnh thành thị ở châu Âu thời trung đại. Chỉ ra những điểm khác nhau về kinh tế và thành phần dân cư trong các thành thị với các lãnh địa. (ngu)

- Sự xuất hiện các thành thị trung đại có vai trò rất quan trọng đới với sự phát triển của xã hội phong kiến ở châu Âu.

23 tháng 8 2017

- Nguyên nhân cơ bản dẫn tới sự ra đời của thành thị : do nhu cầu của sản xuất và trao đổi, buôn bán các sản phẩm thủ công.

- Miêu tả khung cảnh thành thị ở châu Âu thời trung đại. Chỉ ra những điểm khác nhau về kinh tế và thành phần dân cư trong các thành thị với lãnh địa.

→ Tổ chức: 2 tầng lớp cơ bản: (Thợ thủ công Thương nhân.)

- Vai trò: Thành thị trung đại ra đời thúc đẩy sản xuất, làm cho xã hội phong kiến châu Âu phát triển.

1 tháng 9 2016

Do các mặt hàng thủ công sản xuất ra ngày một nhiều nên một số thợ công phải đến những nơi đông người qua lại để bán và lập xưởng sản xuất . Từ đó , tạo nên các thành thị , thành phố lớn. 

Vai trò: có vai trò rất quan trọng trong kinh tế và sự phát triển xã hội phong kiến ở châu Âu

 

25 tháng 9 2016

Vai trò: 

+ Phá vỡ nền kinh tế tự cấp tự túc, thúc đẩy kinh tế hàng hoá đơn giản phát triển, hình thành thị trường thống nhất.

+ Tạo ra không khí dân chủ tự do trong các thành thị, mở mang tri thức, tạo tiền đề để cho việc hình thành các trường đại học.

+ Góp phần tích cực vào việc xoá bỏ chế độ phong kiến phân quyền, xây dựng chế độ phong kiến tập quyền thống nhất quốc gia.

2 tháng 5 2018

Lời giải:

Sự ra đời của thành thị trung đại thúc đẩy nền kinh tế hàng hóa, tiền tệ phát triển, đặt ra yêu cầu phải xóa bỏ các lãnh địa phong kiến, thống nhất trị trường dân tộc để tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất, buôn bán => thúc đẩy sự xác lập chế độ phong kiến tập quyền ở châu Âu

Đáp án cần chọn là: A

22 tháng 9 2016

Nguyên nhân xuất hiện các thành thị :

+ Sản xuất phát triển, xuất hiện tiền đề của kinh tế hàng hoá, sản phẩm xã hội ngày càng nhiều, không bị đóng kín trong lãnh địa.

+ Thủ CN diễn ra quá trình chuyên môn hoá mạnh mẽ, nhiều người bỏ ruộng đất, thoát khỏi lãnh địa.

Sự ra đời của thành thị :

+ Những người thợ thủ công tập trung ở nơi thuận tiện (ngã ba, ngã tư đường, bến sông,...) để sản xuất và mua bán ở bên ngoài lãnh địa.

+ Tại những nơi này cư dân ngày càng đông lên, rồi trở thành thị trấn nhỏ, sau này phát triển thành thành thị.

Hoạt động của thành thị:

+ Cư dân thành thị chủ yếu là những thợ thủ công và thương nhân.

+ Phường hội, thương hội: là một tổ chức của những người lao động thủ công cùng làm một nghề, nhằm giữ độc quyền sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, chống sự áp bức, sách nhiễu của các lãnh chúa; phát triển sản xuất và bảo vệ quyền lợi của thợ thủ công. Người ta đặt ra quy chế riêng gọi là Phường quy.

+ Vai trò của thương nhân: thu mua hàng hoá của nơi sản xuất, bán cho người tiêu thụ và tổ chức các hội chợ để thúc đẩy thương mại.

Vai trò của thành thị :

+ Phá vỡ nền kinh tế tự cấp tự túc, tạo điều kiện cho kinh tế hàng hoá giản đơn phát triển.

+ Tạo ra không khí dân chủ tự do trong các thành thị, hình thành các trường đại học lớn.

+ Góp phần xoá bỏ chế độ phong kiến phân quyền, thống nhất quốc gia.

Nguồn gốc và vai trò của thành thị trung đại Tây Âu :

- Nguồn gốc :

+ Thủ công nghiệp diễn ra quá trình chuyên môn hoá mạnh mẽ, nhiều người bỏ ruộng đất làm nghề thủ công. Những người thợ thủ công tìm cách tách khỏi lãnh địa bằng cách chuộc thân phận hoặc bỏ trốn tập trung ở những nơi thuận tiện để sản xuất và mua bán ớ bên ngoài lãnh địa, dẫn tới thành thị đã ra đời.

+ Lãnh chúa lập nên các thành thị.

+ Thành thị cổ đại được phục hồi.

- Vai trò:

+ Phá vỡ nền kinh tế tự cấp tự túc, thúc đẩy kinh tế hàng hoá đơn giản phát triển, hình thành thị trường thống nhất.

+ Tạo ra không khí dân chủ tự do trong các thành thị, mở mang tri thức, tạo tiền đề để cho việc hình thành các trường đại học.

+ Góp phần tích cực vào việc xoá bỏ chế độ phong kiến phân quyền, xây dựng chế độ phong kiến tập quyền thống nhất quốc gia.

16 tháng 9 2016

Tấp nập, nhộn nhịp đông vui nhiều mặt hàng.

Kinh tế: LĐ chủ yếu là nông nghiệp tự cung tự cấp chỉ mua muối sắt không buôn bán trao đổi

TT chủ yếu là thủ công nghiệp, thương nghiệp cùng nhau sản xuất buôn bán hằng năm tổ chức hội chợ triển lãm để trao đổi buôn bán sản phẩm

thành phần dân cư LĐ lãnh chúa nông nô

TT thợ thủ công và thương nhân  vui