K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 12 2016

bạn Kha là chủ ngữ

cụm ...: bạn Kha vi phạm kỉ luật

cụm động từ: bạn Kha đánh bạn Bảo

Cũng danh từ và cụm tính từ mk hổng có biết

2 tháng 12 2016

CN:Bạn Kha

VN:Còn lại(trừ Trong giờ ra chơi,)

25 tháng 10 2016

Thánh Gióng là một nhân vật đã để lại cho tôi nhiều ấn tượng sâu sắc. Khi lên ba, Gióng vẫn không biết nói, biết cười. Cho đến khi gặp được sứ giả thì câu nói đầu tiên của Gióng là đòi đi đánh giặc.Tuy Gióng chỉ là một đứa trẻ thôi, nhưng trong thời loạn lạc, Gióng đã phải đứng lên chống lại quân thù, bảo vệ quê hương, đất nước. Gióng là biểu tượng của lòng tuổi trẻ yêu nước, biểu tượng của người anh hùng chống giặc ngoại xâm. Tôi rất ngưỡng mộ Gióng.

Mình chỉ làm được như vậy thôi nhé!leuleu Nếu bạn thấy không vừa ý thì thôi.

1 tháng 12 2016

ở hiên gặp lành

góp gió thành bão

1 tháng 12 2016

DỄ QUÁ :

Ở HIỀN GẶP LÀNH

GIEO GIÓ GẶT BÃO

GIEO NHÂN NÀO GẶP QUẢ ĐẤY

SỐNG CÓ ĐỨC MẶC SỨC MÀ ĂN

ĂN CÂY NÀO RÀO CÂY NẤY

vui HÔM NAY MIK MỚI HỌC ! ( HÃY KẾT BẠN VỚI MIK NHÉ )

 

28 tháng 2 2018

Lợn cưới, áo mới là một trong những chuyện cười hay của nước ta, mang nhiều nét đặc trưng tiêu biểu cho thể loại này. Câu chuyện ngắn gọn giống như màn kịch nhỏ kể lại một cuộc “chạm trán” thật bất ngờ và thú vị của hai anh hay khoe của: Một anh khoe con lợn cưới bị sổng và một anh khoe chiếc áo mới may. Từ đó mà bật ra tiếng cười khoái trá trước cái cảnh hai con người “trổ tài khoe của”.

Tính khoe của cũng là tính khoe khoang nói chung của con người nhưng lại mang một sắc thái riêng khá đặc biệt. Đây không phải là khoe trí tuệ, tài năng, học vấn, hay công lao, đóng góp, địa vị trong xã hội... mà là khoe của. Đành rằng khoe cái gì cũng là xấu, là không nên cần phải tránh nhưng khoe của thì thật là tầm thường, lố bịch, đáng cười, đáng phê phán chứng tỏ một nhân cách thấp hèn của loại người chỉ chú mục vào cuộc sống vật chất, tìm nguồn vui vào cuộc sống vật chất. Người có tính khoe của là người thích phô trương, huênh hoang những gì mình có với mọi người cho dù đó chỉ là “một chiếc áo mới” hay “một con lợn cưới”.

Thói phô trương, huênh hoang đã trở thành một nhu cầu, một thói quen trong cuộc sống của họ đến mức không khoe của thì không thể nào chịu được. Khi khoe của, họ hãnh diện, họ sung sướng vì thấy mình giàu có hơn người, có những cái mà người khác không có và lấy đó làm hạnh phúc trong cuộc sống. Nhưng thật nực cười, lố bịch, tầm thường là những thứ mà họ khoe nào có lớn lao, nào có làm cho họ cao siêu, nào có phải là mthước do giá trị con người, mà trái lại chỉ làm cho họ nhỏ bé và thấp kém.

Anh đi tìm lợn khoe của trong một hoàn cảnh đặc biệt: đang tất tưởi chạy đi tìm con lợn sổng, vậy mà vẫn không quên việc khoe của, bởi nó đã thành một nhu cầu, thành thói quen trong cuộc sống của anh. Trên thực tế, ta thấy rằng những người hay khoe bao giô cũng tìm cơ hội đế’ khoe của. Và cơ hội đã đến khi đi tìm lợn sổng lại gặp người đứng đó. Đi tìm lợn lẽ ra phải hỏi: Bác có thấy con lợn của tôi chạy qua đây không? thì anh lại hỏi to: Bác có thấy con lợn cưới của tôi chạy qua đây không?. Trong câu hỏi đã thừa từ cưới với người được hỏi nhưng lại cần đối với anh chàng khoe của. Thành ra câu hỏi của anh vừa có mục đích tìm lợn, vừa có thêm mục đích khoe của và dường như mục đích thứ hai “khoe của” quan trọng hơn, cần hơn. Từ cưới hoàn toàn lạc lòng trong câu hỏi tìm lợn, được chú ý hơn, ý thức hơn, nên hỏi to, nhấn mạnh, xoáy sâu vào đó và như vậy khiến người được hỏi phải chú ý vào điều mà anh ta muốn “khoe” của.

Như vậy ta thấy rằng tính khoe khoang, phô trương của anh chàng trên đây đã rõ. Nó đã trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu được trong cuộc sống. Anh ta lợi dụng việc tìm lợn để khoe của, và dĩ nhiên khoe khoang là hành động lố bịch, gây cười, nhưng khoe như anh ta lại càng đáng chê trách nhiều hơn. Anh ta nhấn mạnh “con lợn cưới” để cho anh chàng đứng đó tập trung chú ý và đâu biết rằng “anh áo mới” đang tìm cơ hội.

Các cụ xưa vẫn nói già bát cơm canh, trễ manh áo mới nhưng thích thú đến như anh chàng trong truyện thì thật là điển hình cho sự lố bịch đáng chê cười và phê phán. Có áo mới, anh ta diện ngay rồi đứng hóng ở cửa, đợi mọi người đi qua khen. Chi tiết “đứng hóng ở cửa” thật buồn cười, đành rằng áo mới nhưng trê con cũng không đến mức như vậy. Nhưng đối với anh chàng trong truyện đó lại là điều bình thường, thói quen. Đứng suốt từ sáng đến chiều chỉ để khoe một cái áo thì quá buồn cười. Nó hoàn toàn trái với lẽ tự nhiên, thật lố bịch, ngớ ngẩn đến khó tin. Ấy thế mà hoàn toàn thật.

Rồi chờ mãi cũng có người đi qua, khi trả lời anh lợn cưới thì cái tính khoe của ấy lại càng bộc lộ một cách hài hước và tức cười hơn nữa trong cả điệu bộ và lời nói của nhân vật. Anh ta liền giơ ngay vạt áo ra, bảo: Từ lúc tôi mặc cái áo này, tôi chẳng thấy con lợn nào chạy qua đây cả!. Rõ ràng trong câu trả lời bộc lộ niềm vui sướng khi được cởi mở lòng mình, được “khoe” mà từ sáng đến giờ mới được bộc lộ, và như vậy cho nên phần đầu câu trả lời là thừa, không liên quan gì đến việc tìm lợn, thấy lợn cả. Người ta hỏi về con lợn song sao lại trả lời về cái áo mới? Anh ta lợi dụng câu trả lời để khoe chiếc áo mới, và để cho anh kia biết rõ hơn, anh ta giơ vạt áo lên cái áo có mặt trong câu trả lời về việc tìm con lợn thật lạc lõng. Nhưng có cụm từ từ lúc tôi mặc cái áo này có nghĩa là từ sáng đến chiều chẵng thấy con lợn nào chạy qua cả có phần hóm hỉnh làm cho phần thông tin thừa bỗng biến thành phần chỉ ý thời gian. Song nó càng lố bịch, nực cười của hai kẻ thích khoe của gặp nhau.

Câu chuyện ngắn gọn nhưng ý nghĩa sâu sắc bao nhiêu. Truyện phê phán tính khoe khoang khoác lác của con người. Đây là một tính xấu khá phổ biến ở mỗi người mà vẫn thường mắc phải.

Tính xấu ấy thể hiện trong cách nói năng, dáng điệu, cử chỉ và nó đã biến nhân vật thành trò cười cho thiên hạ. Trong cuộc sống ta vẫn thấy những sự việc như vậy. Người ta nhiều khi muốn người khác hiểu hơn về những khả năng của bản thân lại hoá ra lố bịch, nực cười. Do vậy trong cuộc sống cần tránh mắc phải những tính xấu này, đôi khi bản thân không kiểm soát được hành vi của mình để dẫn đến thành kẻ khoác lác, trò cười cho tính khoe của. Đã có bao câu chuyện phê phán những kẻ khoác lác khoe khoang trong cuộc sống. Tất cả, dân gian đã nhằm phê phán đả kích những thói hư tật xấu và khuyên mọi người hãy sống thật giản dị, khiêm tốn chân thành chớ đừng như hai anh khoe của như câu chuyện trên đây.

Hai anh khoe của chạm trán nhau, họ rất tự nhiên bộc lộ bản tính của mình nhưng dẫu thế nào cũng không giấu được thói khoe của, khoác lác đến nực cười, đến lố bịch. Câu chuyện là một bài học đầy ý nghĩa cho chúng ta trong cuộc sống.

28 tháng 9 2016

bài j hả bn

28 tháng 9 2016

II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG

1. Xác định chủ đề của các đoạn văn sau (tìm và gạch dưới câu chủ đề):
a) Thế là Sọ Dừa đến ở nhà phú ông. Cậu chăn bò rất giỏi. Hằng ngày, Sọ Dừa lăn sau đàn bò ra đồng, tối đến lại lăn sau đàn bò về chuồng. Ngày nắng cũng như ngày mưa, bò con nào con nấy bụng no căng. Phú ông mừng lắm.
b) Ngày mùa, tôi tớ ra đồng làm cả, phú ông có ba cô con gái thay phiên nhau đưa cơm cho Sọ Dừa. Hai cô chị ác nghiệt, kiêu kì, thường hắt hủi Sọ Dừa; còn cô em út hiền lành, tính hay thương người, đối đãi với Sọ Dừa rất tử tế.
(Sọ Dừa)
c) Cô không đẹp, chỉ xinh thôi. Và tính cô cũng như tuổi cô còn trẻ con lắm. Thấy khách hàng nói một câu bông đùa, cô đã tưởng người ta chòng ghẹo mình, díu đôi lông mày lại và ngoe nguẩy cái mình. Khách trông thấy chỉ cười. Nhưng cô cũng không giận ai lâu, chỉ một lát cô lại vui tính ngay!
(Thạch Lam, Hàng nước cô Dần)
Gợi ý:
- Chủ đề của đoạn (a): Sọ Dừa chăn bò rất giỏi.
- Chủ đề của đoạn (b): Hai cô con lớn của phú ông đối xử không tốt còn cô út thì đối xử rất tốt với Sọ Dừa.
- Chủ đề của đoạn (c): Tính khí "trẻ con" của cô chủ quán.
2. Trong đoạn văn, cái gì xảy ra trước kể trước, cái gì xảy ra sau kể sau. Nếu câu trước nêu ra ý chung, khái quát thì câu sau giải thích, cụ thể hoá, làm cho người nghe (người đọc) hiểu được, cảm nhận được. Em hãy chỉ ra đặc điểm này trong các đoạn văn trên.
Gợi ý:
- Đoạn văn (a): Để kể về chuyện Sọ Dừa chăn bò cho nhà phú ông thì trước đó (câu đầu) phải kể chuyện Sọ Dừa đến ở nhà phú ông. Ý chính của đoạn biểu đạt trong câu thứ hai (Cậu chăn bò rất giỏi) được cụ thể hoá trong các câu tiếp theo với các ý: chăm chỉ, đàn bò lúc nào cũng "no căng" bụng, phú ông hài lòng.
3. Hai câu văn sau đây, theo em, câu nào đúng câu nào sai? Vì sao?
a) Người gác rừng cưỡi ngựa, lao vào bóng chiều, nhảy lên lưng ngựa, đóng chắc chiếc yên ngựa.
b) Người gác rừng đóng chắc chiếc yên ngựa, nhảy lên lưng ngựa, rồi lao vào bóng chiều.
Gợi ý: Trong lời kể, các sự việc được kể phải diễn ra theo đúng lôgic của diễn biến sự việc trong thực tế: sự việc nào xảy ra trước phải được kể đến trước, xảy ra sau phải được kể đến sau, không được đảo lộn. Câu (a) sai vì không phản ánh đúng diễn biến trên thực tế của sự việc; phải đóng yên ngựa trước, rồi mới nhảy lên lưng ngựa, rồi mới "lao vào bóng chiều".
4. Xem lại cách viết câu giới thiệu nhân vật, hãy viết lời kể giới thiệu các nhân vật: Thánh Gióng, Lạc Long Quân, Âu Cơ, Tuệ Tĩnh.
Gợi ý:
- Giới thiệu về nhân vật Thánh Gióng: đọc lại phần mở bài truyện Thánh Gióng, từ đầu cho đến "... cứ đặt đâu thì nằm đấy."
- Giới thiệu về hai nhân vật Lạc Long Quân và Âu Cơ: đọc lại phần giới thiệu nhân vật ở phần đầu truyện Con Rồng cháu Tiên, từ đầu cho đến "... ở cung điện Long Trang."
- Giới thiệu về nhân vật Tuệ Tĩnh: đọc lại Phần mở bài của bài văn về Tuệ Tĩnh ở bài 4.
5. Viết đoạn văn kể chuyện Thánh Gióng cưỡi ngựa sắt xông trận, ngựa phun lửa giết giặc Ân và đoạn kể chuyện Thánh Gióng khi roi sắt gãy, nhổ tre đằng ngà tiếp tục đánh đuổi quân giặc.
Gợi ý: Có thể viết một hoặc hai đoạn văn. Nếu viết một đoạn thì kể diễn biến câu chuyện từ sự việc sứ giả đem ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt đến, cho đến sự việc Thánh Gióng nhổ tre quật vào quân giặc. Nếu viết hai đoạn thì đoạn 2 - kể về chuyện Gióng nhổ tre đánh giặc - nên có câu dẫn dắt mở đầu để thể hiện được diễn biến liền mạch, ví dụ: Dưới roi sắt của tráng sĩ, giặc chết như rạ. Bỗng roi sắt gãy. Tráng sĩ bèn nhổ những cụm tre bên đường quật vào quân giặc tơi bời. Giặc tháo chạy.
 
1 tháng 11 2016

Tớ cũng có ai chơi đâugianroi

1 tháng 11 2016

ngay truoc mik cung ko co bn,nhung mik len lop 5 thi co nguoi choi voi mik. do la niem hp nhat doi voi mik.

 

30 tháng 11 2016

Nghĩa đen của câu tục ngữ là một lời nói giản dị, chân thật, đầy tình cảm. là chị em trong gia đình, nếu không may mắn người chị bị vấp ngã thất bại, gặp khó khăn thì người em phải giúp đỡ người chị đứng dậy. Nói rộng hơn, chị em chỉ đồng bào, người trong một xóm, địa phương….Như vậy câu tục ngữ nhằm nhắc nhở ta phải biết thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau khi gặp hoạn nạn,khó khăn.

30 tháng 11 2016

Trong nghĩa đen “ngã” là sự chuyển đột ngột, ngoài ý muốn sang vị trí thân sát mặt nền do mất thăng bằng. Rõ ràng người bị ngã và người chứng kiến không ngờ được việc này có thể xảy ra cho nên ngạc nhiên, sửng sốt là đương nhiên. Từ “nâng” nghĩa là đỡ dậy nhẹ nhàng cẩn thận “Nâng như nâng trứng, hứng như hứng hoa” là vì vậy.

Em ngã chị nâng là thường tình, em ngã anh nâng cũng không gây ngạc nhiên bao nhiêu (đối với các bậc tu mi nam tử thì chuyện “ngã” ở đây thường là sự làm ăn thua 15, sự trượt té trên đường công danh… Vì thế, nếu em có khả năng thì rất sẵn lòng hào hiệp…).

 


 

6 tháng 10 2016

Đề gì em?

6 tháng 10 2016

Bài viết số 2 lớp 6 đề 1: Kể về một việc tốt em đã làm.

Chẳng bao giờ em làm được một việc tốt đáng kể hay chỉ ít là làm người khác thấy vui, chỉ trừ có một lần khi em còn học lớp 2. Lần đó em đã nhặt được của rơi và trả lại cho người mất.Chiều hôm ấy, em trực nhật nên phải ở lại lớp một lúc để đổ rác. Lúc em đang đi trên sân trường thì bỗng em giẫm phải một vật gì cưng cứng. Em cúi xuống nhặt lên thì thấy: ồ! hoá ra là một cuốn tiểu thuyết khổ 18x7cm của nhà sách Trí Tuệ cuốn đầu giáo sư Powel của tác giả A.R Belger. Cuốn sách này được bọc ngoài bằng nilon trong nên có lẽ người mất mới mua về chưa đọc. Em cũng chưa đọc nó nhưng đã biết ít nhiều về nó qua lời nói của bố mẹ. Hình như nó là một cuốn tiểu thuyết rất hay. Em lật xem bìa sau của cuốn sách thì thấy một đoạn văn ngắn kể lại tóm tắt nội dung cuốn sách. Nó càng làm em chắc chắc về suy nghĩ của mình. Trong đầu em hiện lên ý nghĩ lấy luôn cuốn sách này. Thế là, em ngó xung quanh xem có ai không. Thôi chết! Còn bác bảo vệ. Em chờ bác bảo vệ để ý đi chỗ khác rồi nhanh tay đút luôn cuốn sách vào cặp tung tăng chạy ra khỏi cổng trường. Trên đường, em không thôi nghĩ về nhưng tình tiết hấp dẫn, li kì của cuốn sách. Ôi! thú vị biết bao! Nhưng cái đầu em không chỉ nghĩ đến một chuyện nó lái sang một chuyện khác. Chuyện về người bị mất. Vì có cái đầu ham nghĩ nên em không biết phải phân xử ra sao, mang về đọc và giữ của riêng hay trả lại cho người bị mất đây! Hai phương án cứ đánh nhau, xáo trộn trong đầu em. Vừa lúc đó, em về dến nhà. Em chào bố mẹ rồi đặt mình lên chiếc giường ở phòng riêng. Em lại tiếp tục suy nghĩ. Mà phải rồi! Mẹ là người có kinh nghiệm trong cuộc sống, mình nên hỏi mẹ xem sao! Em nghĩ, thế là em chạy xuống tầng 1, đưa cuốn sách cho mẹ và kể đầu đuôi câu chuyện cho mẹ nghe. Nghe xong, mẹ cười và bảo:

– Bây giờ, con hãy đặt mình vào tình huống như người mất mà xem. Chắc chắn con sẽ rất buồn và lo lắng vì bố mẹ sẽ mắng khi làm mất cuốn sách khá đắt: 25.000đ cơ mà! Đấy, con hãy tự nghĩ và quyết định đi.
– Quả thật nếu em là người mất thì cũng sẽ có những cảm giác như mẹ nói. Mà nếu các bạn biết thì lòng tin của các bạn đối với em sẽ chẳng ra gì nữa! Em quyết định sẽ trả lại. Sáng hôm sau, em mang cuốn sách đưa cho cô Tổng phụ trách. Vừa lúc đó, có một chị lớp Năm hớt hơ hớt hải chạy đến. Khi cô Tổng phụ trách đưa chị cuốn sách và giới thiệu em với chị thì chị ấy cảm ơn em rối rít. Lúc em về lớp, các bạn xô đến quanh em và khen em.
Khi đó em thực sự là rất vui. Bây giờ em mới biết giá trị của những việc làm tốt. Nó vô hình nhưng nó lại có thể mang niềm vui cho tất cả mọi người.
28 tháng 11 2016

Thấm thoát đã mười năm trôi qua , giờ đây tôi đã là một sinh viên theo ngành báo chí và đã có nhiều bài viết được đăng báo. Tuy sống tại một thành phố khác nhưng tôi vẫn không bao giờ quên mái trường cấp hai. Tuần vừa rồi tôi đã gửi cho nhà xuất bản quyển tiểu thuyết đầu tay của mình nhưng buồn thay tôi đã bị từ chối. Thất vọng và chán nản, tôi đành tìm về tuổi thơ của mình mà tuổi thơ của tôi gắn liền với mái trường trung học cơ sở-nơi mà tôi xem là ngôi nhà thứ hai của mình.

Buổi chiều trên chiếc xe đạp, loanh quanh mấy con đường, thị trấn của tôi sao thay đổi quá. Đây rồi con đường vào trường nhưng sao quán nước khi xưa không còn nữa mà chỉ là hai hàng cây tỏa bóng mát rượi. Bánh xe lăn trên con đường còn tôi thì dường như trở lại tuổi thơ của mình. Cổng trường bây giờ cao và rộng quá, hai khung cửa sắt được điều khiển bằng điện tử đóng mở nhẹ nhàng đâu còn cái cánh cửa tuột bản lề, một đầu nghiêng chạm đất mở ra đóng vô quẹt thành hình bán nguyệt dưới đất. Hàng rào bằng lưới B40 khi xưa giờ đã là bức tường quét vôi trắng xóa. Lòng tôi bỗng trở nên xao xuyến. Bước vào cổng trường, một anh bảo vệ độ lớn hơn tôi vài tuổi ngăn lại. Thấy tôi không phải là giáo viên và cũng không tin lời tôi nên anh không cho tôi vào. Bỗng nhiên một cô giáo trẻ bước ra, tuổi cô cũng độ bằng tuổi tôi, dáng mảnh khảnh thật duyên dáng. Trên mặt cô phảng phất một nét gì đó rất quen thuộc. Tiếng anh bảo vệ rõ to:”Cô Minh Trang vể hả ? Để tôi dắt xe cho!” Tôi chợt nhận ra người bạn cũ và kêu to:”Minh Trang hả? Tao là Bảo Trân nè ! Mình học chung lớp 6A 4 đó nhớ không?” Cô bạn cũng đã nhận ra tôi, Minh Trang bước tới, ôm chầm lấy tôi và miệng tíu tít:” Tao nhớ mày quá!”

Minh Trang dắt tôi đi khắp các dãy phòng. Trang giờ đã là cô giáo như ước mơ thuở nhỏ, còn tôi thì …Chúng tôi vừa đi vừa ôn lại kỷ niệm cũ. Cô nàng không quên xin lỗi tôi vì một lần lỡ miệng làm tôi khóc. Tôi hỏi Thùy Trang, Mỹ Phụng, Kim Phụng, Hồng Vân…giờ đây thế nào? Công việc ra sao? Minh Trang đều trả lời rõ từng người một. Khi xưa chúng tôi là một nhóm bạn thân, thân hơn cả chị em. Nhìn lại ngôi trường, dãy phòng thiếc tạm bợ khi xưa tôi học đã không còn nữa mà là những dãy phòng cao tầng khang trang. Sân trường giờ đây đã được trải một lớp thảm cỏ xanh mướt. Những cây phượng không biết được trồng lúc nào mà to lớn vươn tán cây tỏa bóng mát khắp sân trường. Căn tin giờ cũng được ây cất khang trang sạch sẽ. Rồi còn đâu những trò chơi ở khoảng sân đầy cát chúng tôi nghịch vui bụi tung mịt mù bị thầy phạt, còn đâu cái sàn của trường như một tầng ngầm vốn được dành làm nơi để xe đạp mà chúng tôi rất thích tụm năm tụm ba trò chuyện. Ôi, sao tôi nhớ biết bao những ngày tháng tươi đẹp ấy! Bước vào thư viện trường, tôi gặp lại một số thầy cô cũ, trong đó có cô Khánh Hòa, chủ nhiệm tôi năm lớp sáu. Cô bây giờ trông chững chạc nhiều quá, trên gương mặt vẫn phảng phất nụ cười hiền từ khi xưa. Nhận ra tôi, cô xúc động nói : “ Trân đó à ? Em lớn nhanh quá! Em làm cô nhớ lớp 6A 4 khi xưa quá !” Tôi bồi hồi nhớ lại những kỷ niệm cũ, cô rất thương tôi, những buổi thu chương trình phát thanh học đường mà tôi là người biên soạn và là “phát thanh viên chính” cô phải đến tận nhà chỡ tôi đến trường và đưa tôi về tận nhà. Tôi nghe nói, thầy hiệu trưởng bây giờ đã thay người mới, thầy hiệu trưởng Kỉnh ngày ấy bây giờ đã về hưu và sống vui cùng con cháu.

Trong góc phòng, tôi bỗng thấy vài cái trống cũ. Tiến lại gần, tôi thấy một mặt trống in đầy những chữ viết. Lúc trước, mỗi học sinh khi trực cờ đỏ hầu như đều lén ghi tên mình lên mặt trống. Cố tìm trong những hàng chữ nguệch ngoạc, tôi bỗng tìm thấy dòng chữ “Mai Hoàng Bảo Trân”. Tên tôi đây rồi! Tuổi thơ của tôi đây rồi! Bạn bè ơi! Thầy cô ơi! Kỷ niệm ơi! Em nhớ mọi người biết bao. Giá như có cô tiên, ông bụt nào đó cho em quay ngược lại thời gian để sống trong những ngày hạnh phúc ấy.

Chiều tối, tôi trở về nhà người bà con mà trong lòng còn biết bao xao xuyến. Mái trường vẫn còn đó nhưng đã thay đổi nhiều, chúng tôi cũng đã lớn lên và thay đổi. Tôi sẽ ngừng buồn bã, ngừng thất vọng và tôi sẽ viết lại một quyển tiểu thuyết khác nói về những năm tháng học trò. Tôi sẽ lạc quan, yêu đời vì tôi biết cho dù tôi thành công hay thất bại thì bên cạnh tôi lúc nào cũng có thầy cô, bạn bè. Tôi thật tự hào khi gọi mái trường và những người thân thương ấy là gia đình thứ hai của mình…

Bài kia mk rất xl vì mấy tấm hình nhá khocroigianroi

28 tháng 11 2016

Bài 2 :

 

Thời gian trôi thật nhanh thấm thoắt đã mười năm kể từ ngày em rời xa mái trường “Trung học cơ sở Tân Khánh” để bước vào một môi trường học tập mới và theo đuổi ước mơ của mình. Hôm nay nhân kỉ niệm năm mươi năm thành lập trường, em quay trở lại mái trường xưa với bao cảm xúc trào dâng.

Sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở, em thi vào một trường chuyên cấp ba trên tỉnh, khá xa nhà và ít khi có dịp về nhà và càng không có cơ hội quay lại thăm mái trường xưa nơi đã em đã gắn bó suốt bốn năm học cấp hai của mình. Học xong cấp ba, em thi và đỗ vào một trường đại học ở Hà Nội. Nhờ sự kiên trì, chịu khó và sự ham học hỏi của mình em nhận được một suất học bổng du học nước ngoài trong vòng bốn năm, bốn năm sinh hoạt và học tập ở nước ngoài, nỗi nhớ quê hương da diết luôn thường trực trong tâm trí em. Hoàn thành khóa học bốn năm, em tiếp tục nghiên cứu và hoàn thành xuất sắc bảo vệ luận án thạc sĩ của mình. Và giờ đây em trở về quê hương, trở thành giảng viên một trường đại học danh tiếng ở Việt Nam như đúng ước mơ của mình.

Ke lai ngoi truong cua em sau 10 nam

 

Hôm nay em mới có cơ hội trở lại thăm ngôi trường trung học cơ sở Tân Khánh nhân kỉ niệm năm mươi năm thành lập trường. Ngôi trường giờ đã khác xưa rất nhiều, ấn tượng đầu tiên của em đó là dòng chữ “Trường trung học cơ sở Tân Khánh” được đúc bằng đồng, thay cho dòng chữ đó mười năm trước được in màu trắng chìm trong tấm biển bằng sắt, nằm trang trọng trong tấm biển hiệu nhà trường, bên trên là rất nhiều lá cờ nhỏ bay phấp phới trong gió. Mười năm trước và giờ đây, đã có một sự thay đổi lớn lao tại nơi đây. Lúc em học, ngôi trường chỉ có một dãy nhà ba tầng duy nhất dành cho học sinh, một dãy nhà hai tầng dành cho ban giám hiệu hiệu nhà trường, và rất nhiều những dãy nhà cấp bốn khác.

0b6daca9f763a7fc4fc2639dbc9120ae.gif

Làm như thế nào để tóc dài được? Chỉ cần...
1b9c18486ece615963097b676a780d23.gif
Vòng 1 của mình đã tăng lên 2 cỡ trong vòng 1 tuần như thế nào!
96fbebc1651ec61903579014334cf997.gif
Bụng sẽ trở nên bằng phẳng sau 7 ngày , nếu sau khi ăn làm...
960b9f226de684902e94722b48df3f9a.gif
Bí quyết giảm từ 85 kg xuống còn 54 kg chỉ trong vòng 2 tháng!
9bd9ec04b7003e67248123efcc6c3af2.jpg
Nếu bạn bị yếu sinh lý thì bạn phải dùng!
30f3ec943c604d027d63f315af5fd71d.jpg
Điều trị nứt gót chân

Nhưng giờ đã có một dãy nhà năm tầng mới mọc lên nằm bên cạnh dãy nhà ba tầng, những lớp học nhà cấp bốn tuy vẫn còn nhưng chỉ còn rất ít. Các dãy nhà cũ đều đã được sửa sang khang trang và quét sơn trông rất đẹp. Cơ sở vật chất trong các lớp học cũng được hiện đại hơn rất nhiều, ngày trước cả trường chỉ có từ một đến hai chiếc máy chiếc phục vụ những buổi thi giáo viên dạy giỏi cấp trường, hoặc những lớp có tiết học có giáo viên dự giờ hay thao giảng thì mới được lên phòng máy chiếu nhưng nay tất cả các lớp đều có máy chiếu và mọi bài giảng của giáo viên đều được trình chiếu trên máy chiếu để những tiết học thêm sinh động, tránh gây sự nhàm chán. Mọi thứ thay đổi chỉ có hàng cây xà cừ và phượng vĩ vẫn còn đó, nhưng đã to hơn rất nhiều.

Em gặp lại rất nhiều bạn cũ cũng về tham dự buổi lễ quan trọng này, mặc dù đã mười năm nhưng vẫn còn nhớ nhau lắm. Em gặp lại bạn Nga – một cô gái yêu thích nghệ thuật, vẽ tranh thì giờ đã là một nhà thiết kế thời trang, bạn Nam với ước mơ thi đỗ vào trường “Học viện cảnh sát nhân dân”, giờ đây bạn đã thực hiện được ước mơ của mình và hoạt động trong ngành công an, còn nhiều bạn nữa nói chung bạn nào cũng có nghề nghiệp ổn định và thành công với ước mơ của mình. Em gặp lại các thầy cô, thầy Duy hiệu trưởng nhà trường, giờ đây cũng đã nghỉ hưu và hôm nay cũng có mặt với sự kiện to lớn của trường. Em gặp lại cô giáo chủ nhiệm hồi lớp Chín, cô vẫn nhận ra chúng em. Cả cô cả trò đều rất vui, cô hỏi chúng em về tình hình học tập và rất mừng khi thấy học trò của mình ai cũng thành đạt, sau đó cô và trò cùng nhau ôn lại những kỉ niêm cũ. Hết buổi kỉ niệm cô mời chúng em vào nhà chơi, nhưng chúng em xin phép vì còn bận một số công việc và hứa với cô sẽ vào thăm cô vào một dịp khác.

Trở về trường cũ với bao sự đổi khác, chỉ có tình thầy trò là vẫn như xưa. Em thực sự xúc động và tự hứa sẽ không bao giờ quên những kỉ niệm nơi đây, nơi có những thầy cô luôn hết mình, tận tụy với sự nghiệp trồng người.

chúc bn hc tốt !