Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Bối cảnh Cam-pu-chia giữa thế kỉ XIX
+ Trước khi bị Pháp xâm lược triều đình phong kiến Nô-rô-đôm suy yếu phải thần phục Thái Lan.
+ Năm 1863 Cam-pu-chia chấp nhận sự bảo hộ của Pháp. Năm 1884 Pháp gạt Xiêm, biến Cam-pu-chia thành thuộc địa của Pháp.
+ Ách thống trị của Pháp làm cho nhân dân Cam-pu-chia bất bình vùng dậy đấu tranh.
- Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Cam–pu–chia được thể hiện ở ba cuộc khởi nghĩa sau:
Tên phong trào khởi nghĩa | Thời gian | Địa bàn hoạt động | Kết quả |
Khởi nghĩa Si-vô-tha | 1861-1892 | Tấn công U-đong và Phnôm Pênh | Thất bại |
Khởi nghĩa A-cha-xoa | 1863-1866 | Các tỉnh giáp biên giới Việt Nam, nhân dân. Châu đốc (Hà Tiên) ủng hộ A-cha-xoa chống Pháp | Thất bại |
Khởi nghĩa Pu-côm-bô | 1866-1867 | Lập căn cứ ở Tây Ninh (Việt Nam) sau đó tấn công về Cam-pu-chia kiểm soát Pa-man tấn công U-đong | Thất bại |
Giữa thế kỉ XIX chế độ phong kiến suy yếu Lào phải thuần phục Thái Lan.
Năm 1893 bị thực dân Pháp xâm lược.
Nhân dân Lào đứng lên đấu tranh với các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu:
Tên khởi nghĩa | Thời gian | Địa bàn hoạt động | Kết quả |
Khởi nghĩa Pha-ca-đuốc | 1901-1903 | Xa-va-na-khet, Đường 9, Biên giới Việt - Lào | Thất bại |
Khởi nghĩa Ong Kẹo và Com-ma-đam | 1901-1937 | Cao nguyên Bô-lô-ven | Thất bại |
Khởi nghĩa Châu Pa-chay | 1918-1922 | Bắc Lào, Tây Bắc Việt Nam | Thất bại |
- Cuộc khởi nghĩa của A-cha-xoa (1863-1866):
+ Diễn ra ở các tỉnh giáp với biên giới Việt Nam, đã gây cho thực dân Pháp nhiều tổn thất to lớn.
+ Nhân dân Việt Nam giúp đỡ A-cha-xoa chống Pháp.
+ Từ vùng núi Thất Sơn, A–cha-xoa lấy Châu Đốc, Hà Tiên làm bàn đạp tấn công quân Pháp ở Cam-pu-chia.
+ Biên giới Việt Nam-Cam-pu-chia trở thành vùng căn cứ cho cuộc khởi nghĩa của A-cha Xoa.
- Cuộc khởi nghĩa của Phu-côm-bô (1866-1867):
+ Năm 1866, Pu-côm-bô phát động cuộc khởi nghĩa chống Pháp và lập căn cứ ở Tây Ninh. Nghĩa quân gồm người Khơ-me, người Chăm, người X tiêng, người Kinh, Trương Quyền (con Trương Định) và Võ Duy Dương (Thiên hộ Dương) đã liên kết với nghĩa quân Pu-côm-bô đánh Pháp.
+ Khi lực lượng lớn mạnh, Pu-côm-bô tiến quân về nước, kiểm soát Pa-man, tấn công U-đông (17-12-1866). Nhân dân Việt Nam ở ba tỉnh miền Tây Nam Kì thường xuyên cung cấp lương thực, vũ khí cho nghĩa quân.
Ngày 3-12-1867, Pu-côm-bô hi sinh trong chiến đấu.