Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Hai câu thơ đầu sử dụng phép so sánh !!!
Tác dụng so sánh còn có thể giúp hình ảnh, hiện tượng hay sự vật đó trở nên sinh động hơn. Việc so sánh thường lấy sự cụ thể để so sánh với cái không cụ thể hoặc trừ tượng. Với cách này sẽ góp phần giúp cho người đọc, người nghe dễ dàng hình dung được rõ hơn về sự vật, sự việc đang nói đến.
1 chỉ ra phép tu từ so sánh kiểu so sánh và tác dụng của phép so sánh trong những câu dưới đay A
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.
các phép tu từ so sánh ở hai câu:
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
-> tác dụng: nêu lên công lao năng nhọc của cha mẹ
4 từ ghép: núi Thái Sơn, chữ hiếu, công cha, nghĩa mẹ
Em tham khảo dàn ý:
A. Mở bài:
- Dẫn dắt vấn đề: Ca dao, tục ngữ răn dạy chúng ta về những tình cảm tốt đẹp, trong sáng, đặc biệt là tình phụ tử, mẫu tử
- Nêu vấn đề, khái quát ý nghĩa câu ca dao: Câu ca dao: “Công cha...” đã nhắc nhở chúng ta về công lao sinh thành, nuỗi dưỡng của cha mẹ.
B. Thân bài
Luận điểm 1: Giải thích câu ca dao
- Công cha, nghĩa mẹ: Công lao, ơn nghĩa to lớn của cha mẹ đối với con cái
- Núi Thái Sơn, nước trong nguồn: những sự vật, hiện tượng thiên nhiên không thể cân đo đong đếm được hết.
- So sánh công cha, nghĩa mẹ với hình ảnh núi Thái Sơn và nước trong nguồn, ông cha ta muốn răn dạy con cháu: công lao nuôi dưỡng, sinh thành của cha mẹ, tình cảm ơn nghĩa của cha mẹ dành cho con là vô cùng to lớn, không thể cân đo đong đếm nổi.
Luận điểm 2: Tại sao lại nói như vậy
- Cha mẹ là những người đã có công sinh thành, nuôi dưỡng, giáo dục, bảo vệ, che chở, đùm bọc cho mỗi người chúng ta.
- Ngay từ khi mang thai, người mẹ đã phải mang nặng đẻ đau suốt 9 tháng 10 ngày để con có thể nhìn thấy được ánh sáng mặt trời.
- Khi lớn lên, cũng chính cha mẹ là người làm việc vất vả không ngại khó khăn để kiếm tiền nuôi ta khôn lớn, ăn học.
- Cha mẹ luôn sẵn sàng dang tay bảo vệ chúng ta khỏi bất kì những mối nguy hiểm nào, đỡ ta dậy khi ta vấp ngã, chấp nhận tha thứ cho mọi sai lầm mà ta mắc phải.
- Con cái như khúc ruột của cha mẹ, con đau bao nhiêu thì cha mẹ cũng đau bấy nhiêu. Tình phụ tử, mẫu tử là vô cùng thiêng liêng và cao cả. Tình cảm ấy không phải thể hiện đơn thuần qua lời nói mà được cảm nhận qua hành động, qua sự hi sinh cao cả của những bậc sinh thành.
Luận điểm 3: Bài học rút ra
- Công lao của cha mẹ là vô cùng to lớn và không thể phủ nhận được.
- Làm thế nào để thể hiện lòng biết ơn, báo đáp công ơn của cha mẹ?
+ Làm tròn bổn phận làm con, đạo làm con
+ Học tập, cố gắng không ngừng để báo hiếu cha mẹ…
Luận điểm 4: Mở rộng vấn đề
- Lên án những người con bất hiếu, có hành động đối xử không tốt với cha mẹ, thậm chí có người còn đánh đuổi, chửi rủa cha mẹ khi họ già yếu, đưa vào viện dưỡng lão để không phải chăm sóc….
- Bên cạnh đó, cũng cần lên án những người cha mẹ thiếu trách nhiệm với con cái, bạo hành hoặc có những hành động vô lương tâm với chính con mình.
C. Kết bài:
- Khẳng định lại giá trị của câu ca dao: Công lao của bậc sinh thành là vô cùng to lớn.
- Liên hệ bản thân: Mỗi chúng ta cần sống thật tót, thật có ích để báo đáp công ơn cha mẹ, làm tròn chữ hiếu.
Mong các bạn giúp mình
bạn nào làm được câu nào thì làm nha
- So sánh , ẩn dụ
- Làm câu văn nổi bật hơn . Và cho ta thấy rằng cha mẹ sẵn sàng hi sinh vì con cái , đức cha mẹ được ví to như núi Thái Sơn thể hiện lòng biết ơn giữa con cái với cha mẹ
( Suy nghĩ z đó muahaha)