K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

“Công cha như núi ngất trời Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông

Núi cao biển rộng mênh mông Cù lao chín chữ ghi lòng, con ơi!”

* Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người BT1: Về hình thức, bài 1 gồm mấy phần? Ai đang nói với ai? Nội dung cơ bản của bài này là gì? Theo em, hệ thống địa danh mà bài ca dao nói đến thể hiện tình cảm gì của người nói? BT2: Hai câu đầu của bài ca dao số 4 miêu tả vẻ đẹp của cánh đồng. Vẻ đẹp ấy được thể hiện bằng những biện pháp nghệ thuật nào? Phân tích vẻ đẹp của cô gái trong hai câu thơ sau.

* Từ láy BT1: Sắp xếp các từ sau thành hai nhóm từ láy và từ ghép: xanh xanh, xanh xao, xấu xa, xấu xí, máu me, máu mủ, hoàng hôn, tôn tốt, tốt tươi, học hỏi, học hành, đo đỏ, mơ màng, mơ mộng.

BT2: Đặt câu với mỗi từ sau:

- Trơ tráo, trơ trẽn, trơ trọi.

- nhanh nhảu, nhanh nhẹn.

BT3: Điền các từ sau vào chỗ trống cho hợp nghĩa:

a. dõng dạc, dong dỏng

- Người nhảy xuống đất đầu tiên là một người trai trẻ,………….cao.

- Thư kí…….cắt nghĩa.

b. hùng hổ, hùng hồn, hùng hục

- Lí trưởng………..chĩa bàn tay vào mặt chị Dậu.

- Minh có đôi mắt sáng, khuôn mặt cương nghị và giọng nói…..

- Làm…..

BT4: Tìm 5 từ láy theo mẫu sau: Học hiếc.

BT5: Viết một đoạn văn khoảng 8 câu trình bày cảm nhận của em về một bài ca dao mà em đã học. Trong đoạn văn có sử dụng ít nhất một từ ghép đẳng lập và một từ láy bộ phận. Gạch chân và chú thích.

0
BT3: Sắp xếp các từ sau thành hai nhóm từ láy và từ ghép: xanh xanh, xanh xao, xấu xa, xấu xí, máu me, máu mủ, hoàng hôn, tôn tốt, tốt tươi, học hỏi, học hành, đo đỏ, mơ màng, mơ mộng.Bài tập 4. Điền vào chỗ trống trong đoạn trích sau các quan hệ từ thích hợp   a) Vòm trời hàng ngàn ngôi sao ganh nhau lấp lánh, lẫn ….vệt sáng….những con đom đóm bay là là trên mặt đất…len vào những...
Đọc tiếp

BT3: Sắp xếp các từ sau thành hai nhóm từ láy và từ ghép: xanh xanh, xanh xao, xấu xa, xấu xí, máu me, máu mủ, hoàng hôn, tôn tốt, tốt tươi, học hỏi, học hành, đo đỏ, mơ màng, mơ mộng.

Bài tập 4. Điền vào chỗ trống trong đoạn trích sau các quan hệ từ thích hợp
   a) Vòm trời hàng ngàn ngôi sao ganh nhau lấp lánh, lẫn ….vệt sáng….những con đom đóm bay là là trên mặt đất…len vào những cành cây. An…Liên lặng lẽ ngước mắt lên nhìn các vì sao ….tìm dòng sông Ngân Hà…con vịt theo sau ông Thần Nông. Vũ trụ thăm thẳm  bao la…tâm hồn hai đứa trẻ như dầy bí mật…xa lạ…làm mỏi trí nghĩ,…. Chỉ một lát hai chị em lại chúi nhìn về mặt đất, về quầng sáng thân mật xung quanh ngọn đèn lay động trên chõng…chị Tí

       b) Đỗ Phủ là nhà thơ hiện thực vĩ đại. Ông đã phanh phui những mặt xấu xa…xã hội đương thời…, trong nhiều bài thơ hiện thực rất nổi tiếng , ông cũng thổ lộ những ước mơ cao cả…ngày nay nhân loại…nhân dân trên đất nước ông cũng mới làm cho nó trở thành một phần hiện thực…, có người cho rằng Đỗ Phủ … là nhà thơ…thời đại….là một nhà tiên tri.

0
19 tháng 9 2016

a, bài ca dao là do cha mẹ nói với con cái. " Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!"

b, Qua cách sử dụng hình ảnh so sánh, em cảm thấy công lao của cha mẹ cao như núi ngất trời, tình yêu của mẹ rộng như nước ở ngoài biển Đông. Tình cảm và công lao của cha mẹ lớn lao bao nhiêu vì những đứa con không thể nào mà đem so sánh hay kể hết vì nó nhiều lắm. Cha mẹ làm cho con tất cả hi sinh bản thân mình vì con. Con biết ơn cha mẹ nhiều lắm vì cha mẹ đã làm tất cả cho con, ở bên con. 

19 tháng 9 2016

trong mấy câu hỏi tương tự có mà bạn

Bài 1: Đọc đoạn văn sau đây và trả lời câu hỏi:“Chúng tôi cứ ngồi im như vậy. Đằng đông, trời hửng dần. Những bông hoa thược dược trong vườn đã thoáng hiện trong màn sương sớm và bắt đầu khoe bộ cánh rực rỡ của mình. Lũ chim sâu, chim chiền chiện nhảy nhót trên cành và chiêm chiếp hót. Ngoài đường, tiếng xe máy, tiếng ô tô và tiếng nói chuyện của những người đi chợ mỗi...
Đọc tiếp

Bài 1: Đọc đoạn văn sau đây và trả lời câu hỏi:

“Chúng tôi cứ ngồi im như vậy. Đằng đông, trời hửng dần. Những bông hoa thược dược trong vườn đã thoáng hiện trong màn sương sớm và bắt đầu khoe bộ cánh rực rỡ của mình. Lũ chim sâu, chim chiền chiện nhảy nhót trên cành và chiêm chiếp hót. Ngoài đường, tiếng xe máy, tiếng ô tô và tiếng nói chuyện của những người đi chợ mỗi lúc một ríu ran. Cảnh vật vẫn cứ như hôm qua, hôm kia thôi mà sao tai hoạ giáng xuống đầu anh em tôi nặng nề thế này ”.

(Trích Ngữ văn 7- Tập I)

Câu 1: Những câu văn trên trích trong văn bản nào? Ai là tác giả? Văn bản đó thuộc thể loại gì ? Câu 2: Hãy chỉ ra một từ láy có trong những câu văn trên. Xét về cấu tạo, từ láy đó thuộc kiểu từ láy nào ?

Câu 3: Tại sao người anh lại nói “tai họa giáng xuống đầu anh em tôi nặng nề thế này.” ?

Câu 4. Qua văn bản mà em vừa xác định, theo em, tác giả muốn nhắn gửi đến mọi người điều gì ?

Bài 2: . Đọc kỹ bài ca dao sau:

“Công cha như núi ngất trời

Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông

Núi cao biển rộng mênh mông

Cù lao chín chữ ghi lòng, con ơi!”

Câu 1: Bài ca dao trên thuộc chủ đề nào? Xác định thể loại và phương thức biểu đạt chính được tác giả sử dụng trong bài ca dao là gì?

Câu 2: Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng chủ yếu trong bài ca dao? Em hãy phân tích tác dụng của biện pháp nghệ thuật ấy. Tìm các từ láy trong bài ca dao và phân loại.

Câu 3: Em có biết bài ca dao nào khác cũng có nội dung tương tự như bài ca dao trên? Hãy chép lại bài ca dao đó.

Câu 4: Từ nội dung bài ca dao trên, kết hợp với hiểu biết xã hội, em hãy viết 1 đoạn văn ngắn ( 8- 10 câu )nêu cảm nhận của em về vai trò của gia đình đối với mỗi con người. Trong đoạn văn có sử dụng từ láy, từ ghép – chỉ rõ 1 từ láy và từ ghép.

1

1. Nội dung: nỗi đau đớn cua hai anh em Thành và Thủy trước khi chia tay.

2. 

Quan hệ từ: và, mà, như, của.

Đại từ: chúng tôi, tôi

11 tháng 11 2021
Từ ghép tổng hợp có tiếng ăn
1. Tìm hiểu chung: tập trung vào các nôi dung sau :  a. Khái niệm ca dao, dân ca   b. Phân biệt ca dao – dân cac. Những chủ đề thường gặp trong ca dao, dân ca  d. Thể loại, PTBĐ( tự suy nghĩ )  2. Đọc, hiểu văn bản :  a. Chủ đề “Những câu hát về tình cảm gia đình” , chỉ soạn duy nhất bài ca dao số 1 trong Công cha như núi…ghi lòng con ơi !”  - Bài ca dao là lời của ai? Nói với ai? Nói về...
Đọc tiếp

1. Tìm hiểu chung: tập trung vào các nôi dung sau :  a. Khái niệm ca dao, dân ca   b. Phân biệt ca dao – dân cac. Những chủ đề thường gặp trong ca dao, dân ca  d. Thể loại, PTBĐ( tự suy nghĩ )  2. Đọc, hiểu văn bản :  a. Chủ đề “Những câu hát về tình cảm gia đình” , chỉ soạn duy nhất bài ca dao số 1 trong Công cha như núi…ghi lòng con ơi !”  - Bài ca dao là lời của ai? Nói với ai? Nói về điều gì?  - Tác giả dân gian đã sử dụng phép tu từ đặc sắc nào khi nói về công lao của cha mẹ trong lời hát ru ?  - Em hiểu như thế nào về những hình ảnh so sánh đặc sắc và ẩn dụ trong bài ca dao này ?( diễn giải cách hiểu của mình về những hình ảnh so sánh…)  - Qua những hình ảnh so sánh đó, tác giả dân gian muốn khẳng định điều gì ?  - Em hiểu như thế nào về nghĩa của cụm từ Cù lao chín chữ trong câu cuối bài ca dao?  - Như vậy qua lời hát ru của tác giả dân gian, cha mẹ muốn nhắn nhủ tới con cái điều gì ?  - Em hãy tìm đọc những bài ca dao khác có nội dung tương tự với bài ca cao này   - Em có suy nghĩ gì về chữ “hiếu” của đạo làm con trong xã hội ngày nay?  (  trình bày suy nghĩ của mình bằng đoạn văn ngắn. Chú ý trình bày cả những hiểu biết về mặt tích cực và thậm chí cả những mặt tiêu cực của vấn đề này tùy theo hiểu biết của các MN.)  b. Chủ đề “ Nhưng câu hát về tình yêu quê hương, đát nước, con người” , chỉ soạn duy nhất bài ca dao số 4 “ Đứng bên ni đồng , ngó bên tê đồng …nắng hồng ban mai !”  - Hai dòng thơ đầu bài ca dao số 4 có những gì đặc biệt về từ ngữ? Tác dụng của việc sử dụng các từ ngữ đó trong việc miêu tả như thế nào ( gợi ra được vẻ đẹp gì của cánh đồng )  - Hai dòng cuối bài ca dao, tác giả dân gian đã sử dụng biện pháp tu từ nào ? Nêu tác dụng của phép tu từ ấy?  - Em có nhận xét gì về cách sử dụng từ láy trong câu ca cuối bài ?  - Bài ca dao này là lời của ai ? Người ấy muốn thể hiện tình cảm gì với quê hương, đất nước ?

7

Mình giỏi văn nhưng mình ko biết bài này

Sorry 

Nhưng mình sẽ cố gắng

20 tháng 9 2021

SAO THẤY TRẢ LỜI MÀ CHẲNG THẤY GÌ

GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
10 tháng 9 2018

a. Câu ca dao là lời của cha mẹ nói với con cái. Dựa vào từ "con ơi" ta nhận biết được điều đó.

b. Tình cảm nổi bật được thể hiện qua bài ca dao:

Thông qua hình thức lời ru ngọt ngào tha thiết, người mẹ muốn gửi gắm tìm cảm và dặn dò con. Người mẹ muốn con hiểu thấu được những vất vả, cực nhọc, lo toan của cha mẹ dành cho con. Đồng thời cha mẹ cũng muốn con hãy biết trân trọng, biết ơn tình cảm ấy mà "ghi lòng tạc dạ".

13 tháng 9 2018

cảm ơn bạn nhìu nha

14 tháng 11 2016

Câu 1:Yêu nhất là tình cảm của mẹ, mạnh mẽ là tình cảm của cha, thân thiết là tình cảm anh em và thiêng liêng, bền chặt, lâu dài nhất vẫn là tình bạn. Trong bài thơ “Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến đã thể hiện khá rõ nét về điều đó.
Nguyễn Khuyến sinh năm 1835, mất năm 1909, lúc còn nhỏ tên Thắng, quê ở thôn Vị Hạ, làng Và, xã Yên Đổ, nay thuộc Trung Lương, Bình Lục, Hà Nam, thuở nhỏ nhà nghèo, thông minh, học giỏi, sau đi thi đỗ đầu cả ba kì thi: Hương, Hội, Đình, do đó có tên là Tam Nguyên Yên Đổ. Ông làm quan khoảng mười năm, nhưng đến khi thực dân Pháp xâm chiếm xong Bắc bộ, ông cáo quan về quê ở ẩn.
Bài thơ này là bài thơ thành công, tiêu biểu nhất của ông, và cũng là bài thơ nổi bật, đại điện cho thơ Nôm Đường luật Việt Nam nói chung.
Bài thơ này ông viết là một kỉ niệm của ông ở tuổi mà xưa nay hiếm. Nó bày bày tỏ về cảm xúc của ông và một người bạn quen nhau chốn quan trường, nay gặp lại nơi thôn quê thanh bình – nơi chôn rau cắt rốn của ông. Từng câu từ trong bài mượt mà mà thanh cao, tình cảm thắm thiết, gắn bó, mặn mà, đầy chất nhân văn. Nó thể hiện một con người chất phác, sống bằng tình cảm nơi ông. Câu thơ mở đầu như một tiếng reo vui, nó là khởi nguồn cho tất cả tình huống, cảm xúc trong bài. Gặp lai một người bạn cũ thật khôn xiết biết bao, đặc biệt là khi lại gặp nhau nơi chân quê. Tình nghĩa đó thật quý báu. Tuy sau bao vinh hoa chốn kinh thành nhưng vẫn nhớ về nhau, vẫn tìm thăm trò chuyện. Tuy mặn mà những tình cảm nồng hậu nhưng trong bài vẫn có những tình tiết vui vẻ. Hôm nay bác tới chơi nhà thật quý và hơn nữa là sau bao năm xa cách, nhưng ngặt nỗi hoàn cảnh điều kiện và đó là một tình huống khó xử đối với tác giả: trẻ thì đi vắng, chợ thị xa, ao sâu khó chài cá … một loạt tình huống được liệt kê. Thật trớ trêu và cũng đầy hài hước. Lời thơ tự nhiên, vui vẻ, trong sáng tạo nên thanh điệu hoạt bát, toát lên được sự hiếu khách của chủ nhà trước một vị khách quý. Tuy tất cả đều thiếu vắng, ngay đến cả cái tối thiểu để tiếp khách như miếng trầu cũng không có thì câu cuối cùng lại là sự bất ngờ, đầy lý thú và cũng chất chứa những cảm xúc dạt dào, khó tả. Tình bạn ấy vượt lên trên cả nhưng lễ nghi tầm thường. Ba từ: “ta với ta” là tâm điểm, trọng tâm của bài. Âm điệu bỗng dưng thay đổi, thân mật, ngọt ngào. Nó không giống với ba từ “ ta với ta” trong bài Qua đèo ngang của Bà Huyện Thanh Quan. Trong bài Qua đèo ngang thì 3 từ đó là nỗi trống vắng, hiu quạnh nơi đất khách, quê người, còn ba từ này trong bài bạn đến chơi nhà là nồng thắm tình cảm bạn bè chân thành, thanh tao, trong sáng. Nói cho cùng thì nhà thơ đã rất khéo léo lột tả sự nhiệt tình, nóng hổi, mến khác trước hoàn cảnh bất ngờ, thiếu thốn, nghèo khổ của tác giả. Và đằng sau nhưng câu từ dân dã kia là hai tình cảm chân chất, nhỏ nhẹ mà hóm hỉnh đang hướng về nhau. Tình cảm chính là điều mà tác giả mong đợi, khao khát nhất, và chỉ mình nó cũng là đủ để sưởi ấm một buổi trò chuyện, gặp mặt.
Nói chung bài thơ này được tạo nên trên một hình ảnh không có gì về vật chất, tất nhiên không phải là thiếu thốn mà là chưa đủ độ, để rồi đúc kết một câu rằng:”Bác đến chơi đây, ta với ta” thật đậm đà, sâu sắc. Bài thơ này không chỉ là một lời bày tỏ chân tình của tác giả mà còn là một triết lý, một bài học, một định hướng về sự chuẩn mực rằng: tình bạn cao hơn mọi của cải, vật chất.

Câu 2:Chữ Hiếu là một trong những nét đạo đức của nền phong hóa Việt, Hiếu có nghĩa là đức hạnh của một người biết thờ kính, chăm sóc mẹ cha. Khi còn bé thì phải biết tuân theo lời dạy bảo của cha mẹ, khi cha mẹ còn sinh tiền thì phải biết chăm sóc, hầu hạ, phụng dưỡng cho trọn đạo làm con; đến khi cha mẹ mãn phần thì phải để tang, thờ cúng và nguyện cầu cho cha mẹ được vãng sanh; siêu thoát.
Trong đạo Phật, đạo Hiếu đã được đức Phật dạy cho hàng đệ tử phải lấy chữ hiếu làm trọng. Ân cha mẹ là một trong tứ ân cần phải luôn luôn giữ gìn và tu tập. Trong kinh Vu Lan, Đức Phật đã dạy cho chúng ta gương hiếu hạnh của Đức Mục Kiền Liên và từ đó đã khai nguồn cho mùa Vu Lan thắng hội vào dịp rằm tháng bảy âm lịch. Mùa Vu Lan còn được gọi là mùa báo hiếu, lễ tiết Vu Lan rằm tháng bảy là một trong những ngày lễ vía quan trọng của sinh hoạt Phật giáo. Nương theo tinh thần báo hiếu của ngày lễ Vu Lan, căn cứ theo sự tích Đức Mục Kiền Liên cầu xin Đức Phật dạy cho phương cách cúng dường trai tăng và nhờ vào nguyện lực của chư tăng mà đã cứu được mẹ thoát khỏi ngục hình. Do đó ngày Vu Lan còn được xem như là "Ngày của Mẹ". Vì thế trong lãnh vực Đạo Hiếu đã có sự gần gũi, gắn bó giữa sinh hoạt của đạo Phật và nền văn hóa Việt tộc.
Một trong những nét thể hiện cho nền văn hóa phong phú của dân tộc Việt, đó là những nét giáo huấn thuần túy trong dân gian được chất chứa trong những vần điệu ca dao. Trong bài này, chúng tôi xin được đề cập và trích dẫn một số câu ca dao Việt Nam đã được truyền tụng nói về lòng hiếu thảo của con cái đối với mẹ cha, cũng như đề cao đến công ơn sanh thành dưỡng dục của cha mẹ đã hiếu trọn đời mình cho cuộc sống và hạnh phúc của đàn con.
Nói đến ca dao trong đạo hiếu của dân tộc Việt, hầu hết người Việt chúng ta đều thuộc và thường dạy con cái những câu ca dao sau đây để khuyên dạy chúng ta làm người phải biết nghĩ đến công ơn cao dày của cha mẹ. Hình ảnh để sánh ví với công cha nghĩa mẹ thường được nêu ra như :

"Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con"
14 tháng 11 2016

thanks nhìu nhéhihi

23 tháng 11 2021

nhanh đi mn :(

 

23 tháng 11 2021

a) chủ đề gia đình 

b) công lao sinh thành như trời bể của cha mẹ và nhắc nhớ con cái phải biết hiếu thảo, biết ơn cha mẹ.