Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Cách phòng bệnh giun đũa tốt nhất là không ăn rau sống, không uống nước lã. Không nên dùng phân tươi bón ruộng hay bón cho cây trồng, nhất là rau xanh. Xử lý tốt phân, nước rác. Thực hiện rửa tay xà phòng trước khi ăn uống. Không để móng tay dài dễ dính, bám đất cát và lây nhiễm trứng giun.
Trả lời:
- Khi dùng kim đâm nhẹ vào đầu giun: Giun co lại rất nhanh.
- Khi dùng kim đâm nhẹ vào thân giữ giun: Giun co lại chậm hơn.
- Khi dùng kim đâm nhẹ vào đuôi giun: Giun co lại chậm hơn nữa.
Kết luận: Giun có thể cảm nhận và phản ứng lại khi bị kim châm là do có sự điều khiển của hệ thần kinh (hệ chuỗi hạch).
Chúc bạn học tốt!
Chúng đều xuất phát từ thú rừng ( heo rừng, bò rừng) nhưng lại bị thuần hóa thành vật nuôi. Ngoài ra, đối với đời sống con người, chúng còn là nguồn cung cấp lương thực, thực phẩm và thu nhập kinh tế cho gia đình,...
Nếu động vật bị tuyệt chủng thì:
- Mất cân bằng hệ sinh thái
-Không còn thực phẩm để ăn thì sẽ không có dinh dưỡng để đi nuôi cơ thể gây ra mệt mỏi và có thể chết đói
Mình chỉ nghĩ ra thui
Đặc điểm cấu tạo khiến Chân khớp đa dạng về tập tính và về môi trường sống:
- Hệ thần kinh và giác quan phát triển. Đó là trung tâm diều khiển mọi hoạt động phức tạp và đa dạng của Chân khớp.
- Cấu tạo phân hóa phù hợp với các chức năng khác nhau, giúp chân khớp thích nghi được nhiều môi trường khác nhau.
- Ví dụ, chân bơi, chân bò, chán đào bới... phần phụ miệng thích nghi với kiểu nghiền, kiểu hút,... thức ăn.
Đặc điểm cấu tạo khiến Chân khớp đa dạng về tập tính và về môi trường sống:
- Hệ thần kinh và giác quan phát triển. Đó là trung tâm diều khiển mọi hoạt động phức tạp và đa dạng của Chân khớp.
- Cấu tạo phân hóa phù hợp với các chức năng khác nhau, giúp chân khớp thích nghi được nhiều môi trường khác nhau.
- Ví dụ, chân bơi, chân bò, chán đào bới... phần phụ miệng thích nghi với kiểu nghiền, kiểu hút,... thức ăn.
Câu 1 (2 điểm) Triệu chứng của bệnh sốt rét. Nêu các con đường truyền bệnh và cách phòng chống. Vì sao bệnh sôt rét hay xảy ra ở miền núi. Câu 2 (2điểm) Điểm khác nhau trong đời sống và hoạt động của thằn lằn so với ếch đồng Câu 3 (2 điểm) Vai trò của chim đối với nông nghiệp Câu 4: (1 điểm) Nguyên nhân làm giảm sút độ đa dạng sinh học và biện pháp duy trì độ đa dạng sinh học. Câu 5: (3 điểm) Trình bày hướng tiến hoá của hệ thần kinh và cơ quan di chuyển của động vật ---Hết --- Đáp án Câu 1 (2điểm) * Triệu trứng của bệnh sốt rét: Khi trùng sốt rét xâm nhập vào cơ thể, chỉ 1 đến 2 tuần sau thì người bệnh lên cơn sốt. Có khi sốt liên miên, hoặc từng cơn kèm theo rét run. Mỗi cơn sốt bắt đầu bằng cảm giác mệt nhọc rũ rượi, nhức đầu, ớn lạnh, buồn ngủ. Cảm giác lạnh ngày càng tăng, người bệnh run cầm cập, nổi gai ốc, đắp bao nhiêu chăn không thấy lạnh lúc đó nhiệt độ tăng lên 38,50c, sau cơn rét nhiệt độ tiếp tục tăng lên 400c - 410c, mặt đỏ bừng, mình mẩy đau nhừ, mồ hôi đầm đìa, khô họng, khát nước. Sở dĩ có hiện tượng trên là do trùng sốt rét phá vỡ hàng loạt hồng cầu và tiết vào máu nhiều chất độc làm người bệnh lên cơ sốt rét. * Con đường truyền bệnh sốt rét từ người nấyng người khác do bị muỗi Anôphen đốt. * Muốn phòng chống bệnh sốt rét phải diệt muỗi Anôphen, phá nơi ẩn nấp của muỗi Anôphen, khai thông cống rãnh không để nước đọng, nuôi cá vào ao, hồ, chum, vại để tiêu diệt bọ gậy. Ngủ phải mắc màn, hun khói, đốt hương muỗi để tiêu diệt chúng. * Bệnh sốt rét hay xảy ra ở miền núi: + Là nơi rừng núi âm u, nhiều cây cối thích nghi cho chỗ trú ngụ và sinh sản của muỗi. + Người dân miền núi lạc hậu, điều kiện chữa và phòng bệnh kém nên dễ lây lan, khó phòng tránh. Câu 2: (2điểm) Đời sống và hoạt động của thằn lằn so với ếch đồng có điểm khác nhau: - Nơi sống và bắt mồi: ếch đồng ưa sống và bắt mồi trong nước hoặc các bờ vực nước ngọt, còn thằn lằn ưa sống và bắt mồi ở nơi khô ráo. - Thời gian hoạt động: ếch đồng hoạt động lúc chập tối hoặc ban đêm, còn thằn lằn hoạt động vào ban ngày. - Tập tính cũng khác nhau nếu ếch đồng trú đông trong các hốc đất ẩm ướt bên bờ vực nước hoặc trong bùn thì thằn lằn trú đông trong các hốc đất khô ráo. - Sinh sản: ếch đồng thụ tinh ngoài môi trường nước, đẻ nhiều trứng, trứng có màng mỏng, ít noãn hoàng, trứng nở thành nòng nọc phát triển có biến thái. Còn thằn lằn thụ tinh trong, đẻ ít trứng, trứng có vỏ dai, nhiều noãn hoàng, trứng nở thành con non phát triển trực tiếp. Câu 3 (2 điểm) Vai trò của chim đối với nông nghiệp * Chim có lợi cho nông nghiệp: Nhiều loại động vật hoạt động nhiều và tiêu hoá nhanh nên số lượng thức ăn chúng tiêu thụ hàng ngày rất lớn, có thể bằng 1/2 đến 3 lần khối lượng cơ thể chúng (Một con nhạn nặng 30g mỗi ngày ăn hết 48 g sâu bọ), do đó chúng góp một phần rất lớn vào việc hạn chế sự phát triển của những loài sâu bọ phá hoại nông, lâm nghiệp (Đặc biệt trong giai đoạn chim bố, mẹ nuôi con) Nhiều loài chim ăn thịt săn bắt các loài gặm nhấm có hại (Một con chim lợn có thể tiêu diệt trong 1 năm 300 - 400 con chuột). Một số loà săn bắt cả những động vật có ích, song thường chỉ bắt được những con yếu hay bị bệnh nên đã trở thành một nhân tố có ích trong việc chọn lọc tự nhiên. Chim ăn quả rừng (vẹt) giúp cho việc phát tán cây rừng. Chim hút mật ăn mật hoa nên giúp cho sự thụ phấn cho cây. * Chim có hại cho nông nghiệp: Những loài chim có hại cho nông nghiệp như: Cốc, bồ nông, bói cá ăn cá, diều hâu ăn chim, gà con và cá; cắt, chim ưng ăn các loài chim ăn sâu bọ, cu gáy, gà rừng bới ăn lúa ngô, đậu trên nương; chim sẻ, chim dẽ ăn lúa. Câu 4: (1 điểm) Những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự giảm sút độ đa dạng sinh học là: -Nạn phá rừng, khai thác gỗ và lâm sản khác, du canh, di dân khai hoang, nuôi trồng thuỷ sản, xây dựng đô thị , làm mất môi trường sống của động vật. - Sự săn bắt buôn bán động vật hoang dã cộng với việc sử dụng tràn lan thuốc trừ sâu, việc thải các chất thải của các nhà máy, đặc biệt là khai thác dầu khí hoặc giao thông trên biển. Do vậy, để bảo vệ đa dạng sinh học cần có biện pháp: Cấm đốt, phá, khai thác rừng bừa bãi, săn bắt buôn bán động vật, đẩy mạnh các biện pháp chống ô nhiễm môi trường. Câu 5: (3 điểm) Hướng tiến hoá của hệ thần kinh - Động vật nguyên sinh: Chưa phân hoá - Ruột khoang: Hình mạng lưới -Giun đốt: Hình chuỗi hạch ( Hạch não, hạch dưới hầu, chuỗi hạch bụng) -Chân khớp: Hình chuỗi hạch (Hạch não lớn, hạch dưới hầu, chuỗi hạch ngực bụng) - Động vật có xương sống: Hình ống (Bộ não, tuỷ sống) Từ chỗ hệ thần kinh chưa phân hoá đến hệ thần kinh hình mạng lưới (Ruột khoang), tới chỗ hình chuỗi hạch với hạch não, hạch dưới hầu, chuỗi hạch bụng (Giun đốt), đến hình chuỗi hạch với hạch não lớn, hạch dưới hầu, chuỗi hạch ngực và bụng (Chân khớp) hoặc hệ thần kinh hình ống với bộ não và tuỷ sống. Hướng tiến hoá của cơ quan di chuyển: - Chưa có cơ quan di chuyển, có đời sống bám, sống cố định: Hải quỳ, san hô. - Chưa có cơ quan di chuyển, di chuyển chậm kiểu sâu đo: Thuỷ tức. - Cơ quan di chuyển còn rất đơn giản, mấu lồi và tơ bơi: Rươi -Cơ quan di chuyển đã phân hoá thành chi phân đốt: Rết. - Bộ phận di chuyển phân hoá thành 5 đôi chân bò, 5 đôi chân bơi: Tôm sông. - Bộ phận di chuyển phân hoá thành 2 đôi chân bò, 1 đôi chân nhảy: Châu chấu. - Bộ phận di chuyển phân hoá thành vây bơi với các tia vây: Cá chép, cá trích. - Bộ phận di chuyển phân hoá thành chi năm ngón có màng bơi: ếch, cá sấu. - Bộ phận di chuyển phân hoá thành cánh được cấu tạo bằng lông vũ: Hải Âu. - Bộ phận di chuyển phân hoá thành cánh được cấu tạo bằng màng da: Dơi. - Bộ phận di chuyển phân hoá thành bàn tay bàn chân cầm nắm: Vượn. Sự tiến hoá của cơ quan di chuyển ở động vật từ chỗ chưa có cơ quan di chuyển ở động vật sống bám vào một nơi (Hải quỳ, san hô); hoặc di chuyển bằng hình thức đơn giản kém hiệu quả, di chuyển chậm kiểu sâu đo (thuỷ tức); đếm có cơ quan di chuyển còn rất đơn giản như mấu lồi cơ, tơ bơi (rươi); phân hoá thành chi phân đốt (Rết); cuối cùng bộ phận di chuyển đã phân hoá thành các chi có cấu tạo và chức năng rất khác nhau, thích nghi với nhiều hình thức di chuyển trên các môi trường khác nhau.
HƠI LỘN XỘN BẠN THÔNG CẢM
Câu 1: Đặc điểm chung của ngành động vật nguyên sinh
- Cơ thể có kích thước hiển vi, chỉ là một tế bào nhưng đảm nhiệm mọi chức năng sống
- Phần lớn dị dưỡng
- Di chuyển bằng chân giả, lông bơi, roi bơi hay tiêu giảm
- Sinh sản vô tính theo kiểu phân đôi
2. Các bước xử lí và mổ giun đất
- Xử lí mẫu
+ Rửa sạch đất ở cơ thể giun
+ Làm giun chết trong hơi ete hay cồn loãng
+ Để giun lên khay mổ và quan sát
- Mổ giun: em xem trong SGK trang 57
Câu 3:
Thủy tức | Sứa | |
Cấu tạo ngoài |
- Cơ thể hình trụ dài - Phần dưới là đế, bám vào giá thể - Phần trên có lỗ miệng có tua miệng tỏa ra, trên tua miệng có tế bào gai để tự vệ và tấn công |
- Cơ thể hình dù - Có miệng nằm ở dưới trên có tua miệng chứa tế bào gai
|
Di chuyển | - Di chuyển nhờ tua miệng theo kiểu sâu đo hoặc lộn đầu | - Di chuyển bằng cách co bóp dù |
Câu 4: Giun tròn có đặc điểm tiến hóa hơn giun dẹp là
- Bắt đầu có khoang cơ thể chưa chính thức
- Ống tiêu hóa bắt đầu phân hóa thành các bộ phân khác nhau như: miệng, hầu, hậu môn
Câu 5: Trùng roi di chuyển nhờ roi bằng cách xoáy roi vào nước giúp cơ thể di chuyển về phía trước
Câu 6: Đặc điểm của sán lá gan thích nghi với đời sống kí sinh
- Giác bám phát triển: bám chặt được vào nơi kí sinh ở cơ thể vật chủ
- Cơ dọc, cơ vòng phát triển: chun dãn, phồng dẹp chui rúc, luồn lách trong cơ thể kí sinh
- Hầu có cơ khỏe: hút được nhiều chất dinh dưỡng ở nơi kí sinh
- Ruột phân nhiều nhánh nhỏ: hấp thụ được nhiều chất dinh dưỡng
- Đẻ nhiều trứng và trải qua nhiều vật chủ trung gian: phát tán ấu trùng và đảm bảo được số lượng ấu trùng kí sinh trong cơ thể vật chủ
Câu 7:
Trùng sốt rét | Trùng kiết lị | |
Dinh dưỡng | Kí sinh trong hồng cầu, hấp thụ chất dinh dưỡng có trong hồng cầu qua bề mặt cơ thể | Nuốt hồng cầu |
Di chuyển | Ko có cơ quan di chuyển, di chuyển nhờ hồng cầu | Di chuyển bằng chân giả |
Cấu tạo | Kích thước nhỏ, ko có bộ phận di chuyển và các ko bào | Giống trùng biến hình, có chân giả ngắn |
Sinh sản | Vô tính bẳng cách phân đôi | Vô tính bằng cách phân đôi |
Câu 8:
- Tác hại của giun đũa: Kí sinh ở ruột non người, nhất là trẻ em
+ Gây đau bụng
+ Đôi khi tắc ruột và tắc ống mật
- Biện pháp:
+ Ăn chín uống sôi
+ Rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh
+ Vệ sinh cơ thể, môi trường, nhà cửa ... sạch sẽ
+ Uống thuốc tẩy giun định kì 2 lần / năm
bạn tham khảo nha!
B1: Đặt giun nằm sấp giữa khau mổ. Cố định đầu và đuôi bằng 2 đinh ghim
B2: Dùng kẹp kéo da, dùng kéo cắt 1 đường dọc chính giữa lưng về phía đuôi
B3: Đổ nước ngập cơ thể giun. Dùng kẹp phanh thành cơ thể , dùng dao tách ruột khỏi thành cơ thể
B4: Phanh thành cơ thể đến đâu , cắm ghim tới đó . Dùng kéo cắt dọc cơ thể tiếp tục như vậy về phía đầu của giun
CHÚC BẠN HỌC TỐT NHÉ!!!
Chúng kí sinh trong ruột non người, đẻ trứng vào ban đêm, gây ngứa ngáy cho con người
giun kí sinh ở ruột già gây ra ngứa cho con người .
Mk chắc là mk trả lời Đ nhớ tick mk nhe !
Con giun ( tên gọi khác: trùng, trùn ) là khái niệm dùng để chỉ các động vật không xương sống có cơ thể điển hình là thân hình trụ dài và không có chân. Các ngành giun bao gồm:
-Giun dẹp.
-Giun tròn.
-Giun đốt.
Giun còn có thể chỉ các loài giun biển, cũng như các loài thuộc Bộ không chân của lớp Lưỡng cư. Trong nhiều ngôn ngữ, vì giun và sâu có hình dạng khá giống nhau nên chúng được gọi bằng một tên chung.
Nhìn chung giun là các loài vật kí sinh, ở người có các loại giun kí sinh là giun lươn, giun tóc, giun kim,.....