Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo ạ! ( Nguồn: H_o_c_24)
- Qua hai bài thơ "Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác " và "Đập đá ở Côn Lôn" em hiểu được Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh đều là những con người có ý chí kiên cường, sức chịu đựng dẻo dai, có thái độ ngang tàng, ngoan cường, khí phách hiên ngang, tinh thần lạc quan, bất khuất, phong thái ung dung, đường hoàng, quyết tâm sắt đá của người tù cách mạng.
- Bài học em rút ra được từ hai bài thơ đó: Sống có lí tưởng sống cao đẹp, có tinh thần yêu nước và xả thân vì đất nước, biết cống hiến hết mình, không sống vì bản thân, có niềm lạc quan và sự tin tưởng vào tương lai tươi sáng...
- Hai bài thơ đều nói về chí làm trai, thể hiện khẩu khí của những bậc anh hùng hào kiệt khi sa cơ, lỡ bước rơi vào vòng tù ngục.
- Họ là những người yêu nước sâu sắc, hi sinh tất cả vì sự nghiệp cứu nước. Hình tượng người chí sĩ hiện lên thật hào hùng, khí phách ngang tàng, lẫm liệt ngay cả trong thử thách, gian nan có thể đe dọa đến tính mạng. Coi thường những thử thách, gian nan trước mắt và lạc quan tin tưởng vào tương lai phía trước.
- Họ là những người yêu nước sâu sắc, hi sinh tất cả vì sự nghiệp cứu nước, không
- Có khí phách hiên ngang, lẫm liệt, có ý chí dời non lấp biển.
=> Họ là những biểu tượng đẹp, là niềm tự hào của các thế hệ của dân tộc. Đó là sự kết tinh vẻ đẹp anh hùng và lãng mạn của các nhà nho đầu thế kỉ XX.
Hai bài thơ đều nói về chí làm trai, thể hiện khẩu khí của những bậc anh hùng hào kiệt khi sa cơ, lỡ bước rơi vào vòng tù ngục.Họ là những người yêu nước sâu sắc, hi sinh tất cả vì sự nghiệp cứu nước. Hình tượng người chí sĩ hiện lên thật hào hùng, khí phách ngang tàng, lẫm liệt ngay cả trong thử thách, gian nan có thể đe dọa đến tính mạng. Coi thường những thử thách, gian nan trước mắt và lạc quan tin tưởng vào tương lai phía trước.Họ là những người yêu nước sâu sắc, hi sinh tất cả vì sự nghiệp cứu nước, khôngCó khí phách hiên ngang, lẫm liệt, có ý chí dời non lấp biển.
=> Họ là những biểu tượng đẹp, là niềm hàoCâu 2
*Phong trào Đông Du ( 1905 - 1909 )
+ Nguyên nhân :
- Nhật Bản là nước duy nhất ở châu Á nhớ đi theo con đường Tư bản chủ nghĩa mà thoát khỏi ách thống trị của tư bản Âu - Mĩ , lại có cùng màu da , cùng nền văn hóa Hán học với VN , có thể nhờ cậy
- Phục Nhật , muốn nương nhờ Nhật là tâm lí phổ biến của các nước ở châu Á cuối TK 19 - đầu TK 20 , trong đó có VN
+ Những nét chính về hoạt động của ptr Đông Du :
- Năm 1904 , Duy Tân hội được thành lập do Phan Bội Châu đứng đầu . Hội chủ trương dùng bạo động vũ trang đánh Pháp , khôi phục độc lập
- Năm 1905 , PBC sang NB vs mục đích cầu viện , rồi từ cầu viện chuyển sang cầu học
- Năm 1905 - 1908 , hội phát động ptr Đông du , đưa khoảng 200 học sinh VN sang Nhật học tập để xây dựng lực lượng chống Pháp
- Tháng 9-1908 Pháp cấu kết vs Chính phủ NB , trục xuất ng VN ra khỏi đất Nhật
Tháng 3-1909 : Ptr tan rã , Duy Tân hội ngừng hoạt động
+ Ý nghĩa : Cách mạng VN đã bắt đầu hướng ra TG , gắn vấn đề dân tộc vs vấn đề thời đại
*Ptr Đông Kinh nghĩa thục ( 1907 )
+ Tháng 3-1907 , Lương Văn Can và Nguyễn Quyền lập trường học lấy tên là Đông Kinh nghĩa thục , trường dạy các môn khoa học thường thức , tổ chức các buổi diễn thuyết và bình văn , sản xuất sách báo tuyên truyền tinh thần yêu nc ,...
+ Phạm vi h đ khá rộng : Hà Nội , Hà Đông , Sơn Tây , Bắc Ninh , ... Tuy nhiên đến tháng 11-1907 , Pháp ra lệnh đóng cửa trường học
+ Thông qua các h đ , Đông Kinh nghĩa thục góp phần thức tỉnh lòng yêu nc , truyền bá tư tưởng dân chủ , dân quyền và 1 nền văn hóa mới ở nước ta .
#Hanie
Xu hướng | Chủ trương | Biện pháp | Khả năng thực hiện | Tác dụng | Hạn chế |
Bạo động của Phan Bội Châu | Đánh Pháp , giành độc lập dân tộc , xây dựng xã hội tiến bộ về kinh tế , chính trị , văn hóa | Tập hợp lực lượng vũ trang đánh Pháp , trước hết là xây dựng về mọi mặt , kết hợp với cầu viện | Phù hợp với nguyện vọng của nhân dân , nhưng chủ trương cầu viện NB khó thực hiện | Khuấy động lòng yêu nc , cổ vũ tinh thần dân tộc | Ý đồ cầu viện NB là sai lầm , nguy hiểm |
Cải cách của Phan Châu Trinh | Vận động cải cách trong nước - khai trí , mở mang công , thương nghiệp tự cường | - Mở trường học - Đề nghị cùng thực dân chấn chỉnh lại chế độ phong kiến , giúp VN tiến bộ | Không thể thực hiện đc vì trái vs đường lối của Pháp | - Cổ vũ tinh thần tự lập , tự cường - Giáo dục tư tưởng chống các hủ tục phong kiến | Biện phái cải lương , xu hướng bắt tay với Pháp , làm phân tán tư tưởng cứu nc vua nhân dân |
Câu 3
C1:Câu hỏi của Hồng Lê - Lịch sử lớp 8 | Học trực tuyến
C2: - Các đề nghị cải cách có những hạn chế:
+ Vẫn mang tính chất lẻ tẻ, rời rạc.
+ Chưa xuất phát từ những vấn đề cơ bản của thời đại: giải quyết hai mâu thuẫn chủ yếu của xã hội Việt Nam là mâu thuẫn giữa nhân dân ta với thực dân Pháp xâm lược và giữa nông dân với địa chủ phong kiến.
- Triều đình phong kiến bảo thủ, cự tuyệt mọi đề nghị cải cách.
Giống nhau:
- Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh đại diện cho phong trào dân tộc dân chủ của tầng lớp sĩ phu yêu nước tiến bộ đầu thế kỷ XX. Xuất phát từ lòng yêu nước để đi tìm con đường giải phóng cho dân tộc.
- Chủ trương cứu nước của các cụ vừa giống nhau vừa thống nhất với nhau ở khái niệm “ Dân nước và nước dân”.
- Ý nghĩa: tạo đà cho những cuộc vận động cách mạng mới
- Được sự ủng hộ nhiệt tình của đông đảo quần chúng nhân dân. Tuy nhiên cả hai xu hướng cách mạng này đều chưa xây dựng được những cơ sở vững chắc cho xã hội. Do hạn chế về tầm nhìn và tư tưởng nên cả hai xu hướng cách mạng này đều bị thất bại.
- Đều có kẻ thù là thực dân Pháp
Khác nhau:
*Phan Bội Châu:
- Nhiệm vụ: Đánh đuổi thực dân Pháp, khôi phục lại chế đội phong kiến ( Thành lập Duy Tân Hội, tổ chức phong trào Đông du..
- Chủ trương:vận động quần chúng tranh thủ sự giúp đỡ của nước ngoài ( Nhật bản), tổ chức bạo động đánh đuổi thực dân Pháp giành độc lập dân tộc. Xây dựng chế độ chính trị Quân chủ lập hiến.
- Con đường cứu nước của Phan Bội Châu là: "Cứu nước để cứu dân"
*Phan Chu Trinh
- Nhiệm vụ: Đánh đổ phong kiến, thực hiện cải cách xã hội “ Khai thông dân trí, mở mang dân quyền”( Lập Hội buôn, mở trường Đông kinh nghĩa thục..)
- Chủ trương:gương cao ngọn cờ dân chủ, cải cách xã hội, chủ trươngư cứu nước bằng phương pháp nâng cao dân trí, dân quyền. Vạch trần chế đđộ vua quan phong kiến thối nát, đòi Pháp sửa đổi chính sách cai trị thuộc địa.
- Con đường cứu nước của Phan Châu Trinh là: "Cứu dân để cứu nước"
So sánh con đường cứu nước của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh
*Giống nhau:
– Xuất phát từ lòng yêu nước thương dân để tìm con đường giải phóng cho dân tộc.
– Đi theo hệ tư tưởng mới: khuynh hướng dân chủ tư sản.
– Được sự ủng hộ nhiệt tình của quần chúng nhân dân.
– Đều thất bại do sự hạn chế về tầm nhìn và tư tưởng.
– Hoạt động ở cả trong và ngoài nước.
*Khác nhau:
Phan Bội Châu
Phan Châu Trinh
Nhiệm vụ
Đánh đuổi thực dân Pháp, khôi phục lại chế đội phong kiến
Đánh đổ phong kiến, thực hiện cải cách xã hội “Khai thông dân trí, mở mang dân quyền”
Xu hướng
Bạo động vũ trang
Cải cách
Con đường cứu nước
"cứu nước để cứu dân"
"cứu dân để cứu nước"
Hoạt động tiêu biểu
Thành lập Duy Tân Hội, tổ chức phong trào Đông Du..
Lập hội buôn, mở trường Đông Kinh Nghĩa Thục..