K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 9 2021

Tham khảo:

1.

 Sơ đồ tư duy bài Tôi đi học của Thanh Tịnh, dễ nhớ, dễ học

2. 

Nhận xét về con người và văn chương Nguyên Hồng, giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh đã viết: “Nguyên Hồng đã sống hơn 60 năm, viết hơn 40 năm, ông đã đổ ra bao nhiêu nước mắt cho đời và cho nghệ thuật. Bây giờ nằm dưới ba tấc đất dòng nước mắt ấy có vơi cạn được không?”. Và trong rất nhiều những giọt nước mắt ông đã đỗ ra ấy, có những giọt nước mắt xót xa cho đời mình, cho người mẹ dấu yêu, cho hồi kí “Những ngày thơ ấu” làm lòng người rưng rưng. Đoạn trích “Trong lòng mẹ” thuộc chương IV được coi là đoạn trích hay nhất, nó không chỉ làm “đỗ ra bao nhiêu nước mắt” của chính người viết mà còn là rất nhiều thế hệ độc giả cũng nhòa lệ khi đọc những trang văn viết về tình mẫu tử thiêng liêng ấy.

Đoạn trích có nhiều hình ảnh so sánh gây ấn tượng nhưng xúc động hơn cả là hình ảnh so sánh viết về khát khao gặp mẹ của bé Hồng khi vừa mới tan trường.

Nếu người quay lại ấy là người khác… Và cái lầm đó không những làm cho tôi thẹn mà còn tủi cực nữa, khác gì cái ảo ảnh của một dòng nước trong suốt chảy dưới bóng râm đã hiện ra trước con mắt gần rạn nứt của người bộ hành ngã gục giữa sa mạc.

Lần theo từng dòng hồi kí, với lời văn vừa tự sự, miêu tả lại giàu sắc thái biểu cảm, người đọc như cảm nhận được bé Hồng đang bấm từng đốt ngón tay mong ngày mẹ trở về.

Gần đến ngày giỗ đầu thầy tôi, mẹ tôi ở Thanh Hoá vẫn chưa về… Nhưng đến ngày giỗ đầu thầy tôi, tôi không viết thư gọi mẹ tôi cũng về… Có thể nói ước mong gặp mẹ của bé Hồng thật mãnh liệt. Dường như bao nhiêu cay đắng, tủi cực của một thời thơ ấu xa vắng mẹ đã trào lên đầu ngọn bút để Nguyên Hồng diễn tả thật tinh tế, xúc động những xúc động cực điểm của một linh hồn bé dại được gặp mẹ sau bao ngày trông ngóng.

Người đọc có lẽ khó cầm được nước mắt, cảm thương, xót thương cho nỗi hoài mong đến tội nghiệp của bé. Người mẹ trở về, niềm hạnh phúc đến với bé quá đột ngột, bất ngờ khiến bé không dám tin vào mắt mình nữa và nghĩ rằng:

Nếu người quay lại ấy không phải là mẹ tôi… để khát khao gặp mẹ của bé được ví như người khách bộ hành ngã gục giữa sa mạc với đôi mắt gần rạn nứt còn người mẹ được ví như ảo ảnh của dòng nước trong suốt chảy dưới bóng râm.

Trước hết đây là hình ảnh so sánh vừa chính xác vừa gợi cảm. Bằng lời văn miêu tả giàu sắc thái biểu cảm câu văn như truyền thẳng đến người đọc rung động mãnh liệt về tình mẫu tử thiêng liêng.

Ba sẽ là cánh chim, cho con bay thật xa; Mẹ sẽ là nhành hoa, cho con cài lên ngực. Ba mẹ là lá chắn, che chở suốt đời con. Mồ côi cha, lại phải sống xa mẹ giữa họ hàng giàu có mà băng giá tình thương, luôn reo rắc vào đầu bé những rắp tâm tanh bần về người mẹ nhưng trong trí óc non nớt thơ ngây của bé Hồng, tình thương và lòng yêu mẹ vẫn vẹn nguyên, lúc nào bé cũng tưởng đến khuôn mặt rầu rầu của mẹ, khát khao được gặp mẹ. Sâu thẳm trong tâm hồn bé có một niềm tưởng nhớ không bao giờ hết, đó là mẹ.

Nhà văn đã dùng hình ảnh người khách bộ hành ngã gục giữa sa mạc với đôi mắt gần rạn nứt để so sánh với bé Hồng vừa diễn tả được chính xác hoàn cảnh sống của bé Hồng, vừa diễn tả khát khao gặp mẹ của bé thật cháy bỏng, mãnh liệt. Khát khao ấy giống như ánh nhìn mòn mỏi đau đáu của người khách bộ hành giữa sa mạc mênh mông nóng bỏng mơ về một dòng nước trong mát.

Còn người mẹ nhà văn đã so sánh giống như dòng nước trong suốt chảy dưới bóng râm đã hiện ra trước con mắt gần rạn nứt của người bộ hành gục ngã trước sa mạc. Đây là hình ảnh so sánh đẹp bởi mẹ vốn bao dung, hiền hoà nhân hậu, mẹ vốn dịu dàng như nước suối nguồn trong mát, tắm mát tâm hồn con trước mọi nỗi đắng cay của cuộc đời.

Nhà văn đã đẩy sự vật so sánh và hình ảnh so sánh đến tận cùng của cái chết và sự sống, với lối văn biểu cảm đế nhấn mạnh và làm nồi bật nỗi khát khao gặp mẹ của bé Hồng là mãnh liệt đến vô cùng. Với bé, niềm hạnh phúc, niềm khát khao duy nhất lúc này đó chính là mẹ. Mẹ là tất cả.

Qua hình ảnh so sánh này, ta càng thấu hiểu, cảm thông với nhà văn, với những tuổi thơ bất hạnh. Tuổi thơ có bao điều khao khát ước mơ, nhưng có khát khao, ước mơ nào lớn hơn là khao khát tình mẹ. Có lẽ không chỉ với tuổi thơ, mà với cả cuộc đời mỗi con người, mẹ chính là điều thiêng liêng nhất vì mỗi khi va vấp ưu phiền, mỗi khi hạnh phúc êm đềm, con chỉ tìm về với mẹ thôi.

Cũng qua hình ảnh so sánh này, nhà văn càng diễn tả niềm đau đớn tuyệt vọng, cùng cực của bé Hồng nếu không được gặp mẹ. Ta hãy tưởng tượng giữa sa mạc mênh mông cát trắng nóng bỏng xuất hiện trước mắt người khách bộ hành ngã gục dòng nước trong suốt nhưng chao ôi đó chỉ là ảo ảnh chứ không phải sự thật, ta mới cảm thông với niềm đau vô hạn của bé Hồng nếu người đàn bà ngồi trên xe kéo không phải là mẹ.

Hình ảnh so sánh trên không chỉ chính xác, gợi cảm mà còn rất phù hợp với cách nói truyền thống. Thơ ca biết bao lời hay, ý đẹp viết về tình mẹ, nhưng lời nào cũng gắn liền tình mẹ với dòng nước mát:

Công cha như núi Thái Sơn,

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

Hay là từ lời bài hát ngọt ngào: Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình dạt dào.

Chẳng biết tự bao giờ, trong trái tim mỗi người con, mẹ chính là suối nguồn trong mát không vơi cạn, là đại dương mênh mông, đầy ắp tình thương. Qua trang văn của Nguyên Hồng, một lần nữa, người đọc lại cảm nhận được tình mẫu tử thiêng liêng qua dòng chữ thấm đẫm nước mắt của trái tim người con yêu mẹ, xa vắng mẹ.

Có nhà văn đã từng nói: Khi tôi viết nghĩa là tôi đau ở đâu đó. Có lẽ bao nhiêu kỉ niệm của thời thơ ấu đắng cay, xa vắng mẹ của chính nhà văn đã hoá thành dòng chữ, dòng nước mắt rung động nức nở lòng người đọc.

13 tháng 9 2021

Cảm mơn ah❤️ ( nhưng dài quá ;-;)

7 tháng 11 2017

haha

7 tháng 11 2017

yeu

20 tháng 9 2017

Tóm tắt văn bản Trong lòng mẹ

Hồng là một chú bé mồ côi cha, mẹ thì bỏ nhà đi tha hương câù thực.Nên Hồng phải chịu sự giả dôí của họ hàng nhất là bà cô cuả chú.
Một hôm cô của chú mở lơì kêu chú vào Thanh Hoá chơi với mẹ. Khi biết cô mình đang đóng kịch nên chú 0 đáp lại.Tưởng là đã xong ai ngờ bà cô lại đánh thêm 1 đòn tâm lý nữa là ngân daì chữ em bé làm cho chú nghẹn ứ cổ họng.
gần đến đoạn tang thầy thì từ trên trường chú đã thâý thấp thoáng hình ảnh cuả mợ trên xe kéo thì chú gọi nhưng lại sợ là 0 phải là mợ mình.
khi biết đó là mợ mình thì chú đã nằm lên người mợ chú và quên đi những lơì nói cuả bà cô.

Tóm tắt văn bản Tức nước vỡ bờ

Bài tóm tắt 1

Được bà lão hàng xóm cho vay chút gạo chị Dậu liền nấu cháo cho anh Dậu ăn. Chị vừa múc bát cháo bưng lên cho chồng, anh Dậu còn chưa kịp ăn thì tên cai lệ và người nhà lí trưởng xông vào đòi bắt trói. Ban đầu, chị Dậu vừa lo lắng cho chồng, vừa sợ hãi trước hành động cử chỉ của đám tay sai đã rất thiết tha van nài các "ông" tha cho chồng "cháu". Nhưng lũ đầu trâu mặt ngựa vẫn hung hăng lao vào bắt trói anh Dậu. Nỗi tức tối đã chiến thắng nỗi sợ hãi, chị Dậu cãi lí: chồng tôi đau ốm các ông không được bắt. Những tưởng lí do rất chính đáng đó có thể ngăn cản hành vi mất hết nhân tính của bọn cai lệ và người nhà lí trưởng nhưng vô hiệu. Bị bọn chúng đánh lại, chị Dậu uất ức vùng lên thách thức: "Mày trói chồng bà, bà cho mày xem" và quật ngã cả hai tên tay sai.

Bài tóm tắt 2

Gia đình anh Dậu nghèo khổ không có tiền nộp sưu. Anh Dậu vì thiếu sưu mà bị lôi ra đình đánh đập và khi được trả về chỉ còn là một thân xác rũ rượi. Đươc bà hàng xóm cho bát gạo, chị Dậu nấu cháo cho anh Dậu ăn. Nhưng anh chưa kịp ăn thì tên cai lệ và người nhà lí trưởng đến đòi sưu. Chị Dậu van xin chúng tha cho anh Dậu nhưng chúng không nghe mà còn đánh chị và sấn đến định trói anh Dậu mang đi. Quá phẫn nộ, chị đã liều cự lại và chống trả quyết liệt, quật ngã hai tên tay sai.

Bài tóm tắt 3

Giai đình chị Dậu là một gia đình nghèo khó sống ở thôn Đoài. Đến ngày sưu thuế thì chị phải chạy vạy khắp nơi để đóng thuế sưu cho anh Dậu. Vì đóng sưu chậm nên anh Dậu bị điệu ra đình và bị bọn cai lệ đánh như chết đi sống lại. Ngày sau chúng trả anh về cho chị Dậu, thấy chồng bị đánh đập chị Dậu lo kiếm bát cháo cho anh ăn đỡ đói, anh Dậu chưa kịp ăn thì bọn cai lệ và người nhà lí trưởng lại xông vào nhà. Bọn chúng mặt hầm hè đằng đằng sát khí vào nhà chị đòi thêm tiền sưu của chú Hợi đã chết từ lâu. Túng quá chị Dậu không đủ tiền đóng đành năn nỉ chúng thế mà bọn chúng vẫn không cho khất còn xông tới đòi đánh anh Dậu. Thương chồng và chịu không nổi cái tính của bọn cai lệ chị Dậu liều mạng đánh chúng một trận tả tơi.

Tóm tắt văn bản Lão Hạc

1. Tóm tắt truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao - Bài làm 1

Lão Hạc là một người nông dân nghèo, sống cô độc, chỉ có con chó Vàng làm bạn. Con trai lão vì nghèo không lấy được vợ, đã phẫn chí bỏ làng đi làm ăn xa. Lão Hạc ở nhà chờ con về, làm ăn thuê để kiếm sống. Sau một trận ốm dai dẳng, lão không còn sức đi làm thuê nữa. Không còn đường sinh sống, lão Hạc lặng lẽ đi đến một quyết định quan trọng. Lão bán con chó Vàng mà lão rất mực yêu thương, mang hết số tiền dành dụm được và cả mảnh vườn gửi cho ông Giáo trông coi hộ. Lão chịu đói, chỉ ăn khoai và sau đó "lão chế tạo được món gì, ăn món nấy". Ông Giáo ngấm ngầm giúp đỡ nhưng lão tìm cách từ chối. Một hôm lão xin Binh Tư ít bả chó, nói để đánh bả chó làm thịt và rủ Binh Tư uống rượu. Ông Giáo rất buồn khi nghe Binh Tư kể chuyện ấy. Lão Hạc bỗng nhiên chết - một cái chết thật dữ dội. Cả làng không ai hiểu vì sao lão chết, chỉ có Binh Tư và ông Giáo hiểu lão ăn bả chó để tử tự.

2. Tóm tắt truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao - Bài làm 2

Lão Hạc có một hoàn cảnh gia đình bất hạnh: Vợ lão mất sớm, còn một người con trai thì anh ta vì phẫn chí mà bỏ đi cao su. Lão Hạc còn lại một mình với một mảnh vườn và một con chó vàng. Con chó ấy là của anh con trai để lại, lão cưng chiều nó như con, luôn miệng gọi "cậu Vàng". Nhưng cuộc sống khốn khó, lão bán chó để dành mảnh vườn cho con dù vô cùng đau khổ, dằn vặt. Lão mang tiền dành dụm được gửi ông giáo và nhờ ông trông coi mảnh vườn. Không muốn phiền đến mọi người, lão từ chối hết thảy sự giúp đỡ của ông giáo. Một hôm, lão xin Binh Tư một ít bả chó nói là muốn bẫy một con chó lạc. Ông giáo rất thất vọng khi nghe chuyện ấy. Nhưng rồi lão Hạc bỗng nhiên chết - cái chết thật dữ dội, đau đớn. Ông giáo hiểu ra tất cả, vô cùng đau đớn nghĩ về cái chết của lão Hạc và chiêm nghiệm về cuộc đời.

3. Tóm tắt truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao - Bài làm 3

Lão Hạc là một nông dân nghèo, sống cô độc. Con trai vì không có tiền lấy vợ nên bỏ đi làm ở đồn điền cao su, chỉ để lại cho lão một con chó làm bạn. Sau một lần ốm nặng, lão yếu đi ghê lắm, không đủ sức để đi làm thuê nữa. Cùng đường lão phải quyết định bán con chó vàng mà lão hết lòng yêu thương. Rồi lão mang tiền dành dụm được và cả mảnh vườn của mình đem sang gửi cho ông Giáo. Ít lâu sau lão sang nhà Binh Tư xin bả chó. Khi nghe Binh Tư kể về chuyện lão Hạc sang xin bả chó, ông Giáo đã rất thất vọng. Nhưng ngay sau đó, khi nhìn thấy lão Hạc chết một cách đau đớn và dữ dội thì ông giáo đã hiểu ra mọi chuyện. Còn về cái chết của lão Hạc chỉ có Binh Tư và ông Giáo hiểu rõ.

27 tháng 9 2017

1.

Hồng là một chú bé mồ côi cha, mẹ thì bỏ nhà đi tha hương cầu thực. Nên Hồng phải chịu sự giả dối của họ hàng nhất là bà cô cuả chú

Một hôm cô của chú mở lời kêu chú vào Thanh Hoá chơi với mẹ. Khi biết cô mình đang đóng kịch nên chú không đáp lại. Tưởng là đã xong ai ngờ bà cô lại đánh thêm một đòn tâm lý nữa là ngân dài chữ em bé làm cho chú nghẹn ứ cổ họng.

Gần đến đoạn tang thầy thì từ trên trường chú đã thấy thấp thoáng hình ảnh cuả mợ trên xe kéo thì chú gọi nhưng lại sợ là không phải là mợ mình. Khi biết đó là mợ mình thì chú đã nằm lên người mợ chú và quên đi những lời nói của bà cô.

7 tháng 5 2017

PHẦN I: Trắc nghiệm khách quan (2,0 điểm)

Hãy chọn phương án đúng và viết chữ cái đứng trước phương án đó vào bài làm.

Câu 1. Bài thơ "Tức cảnh Pác Bó" thuộc thể thơ nào?

A. Thất ngôn tứ tuyệt B. Ngũ ngôn tứ tuyệt
C. Thất ngôn bát cú D. Song thất lục bát

Câu 2. Thơ của tác giả nào được coi là gạch nối giữa hai nền thơ cổ điển và hiện đại Việt Nam?

A. Trần Tuấn Khải B. Tản Đà
C. Phan Bội Châu D. Phan Châu Trinh

Câu 3. Tác phẩm nào dưới đây không thuộc thể loại nghị luận trung đại?

A. Chiếu dời đô B. Hịch tướng sĩ.
C. Nhớ rừng D. Bình Ngô đại cáo

Câu 4. Đọc hai câu thơ sau và cho biết: Ngày hôm sau ồn ào trên bến đỗ- Khắp dân làng tấp nập đón ghe về (Tế Hanh), thuộc hành động nói nào?

A. Hỏi B. Trình bày
C. Điều khiển D. Bộc lộ cảm xúc

Câu 5. Tác phẩm "Hịch tướng sĩ" được viết vào thời kì nào?

A. Thời kì nước ta chống quân Tống
B. Thời kì nước ta chống quân Thanh
C. Thời kì nước ta chống quân Minh
D. Thời kì nước ta chống quân Nguyên

Câu 6. Giọng điệu chủ đạo của bài thơ "Nhớ rừng" của (Thế Lữ) là gì?

A. Bay bổng, lãng mạn
B. Thống thiết, bi tráng, uất ức
C. Nhỏ nhẹ, trầm lắng
D. Sôi nổi, hào hùng

Câu 7. Yêu cầu về lời văn của bài giới thiệu một danh lam thắng cảnh là gì?

A. Có tính hình tượng
B. Có nhịp điệu, giàu cảm xúc
C. Có tính hàm xúc
D. Có tính chính xác và biểu cảm

Câu 8. Dòng nào phù hợp với nghĩa của từ "thắng địa" trong câu: "Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa" (Chiếu dời đô)?

A. Đất có phong cảnh đẹp
B. Đất có phong thủy tốt
C. Đất trù phú, giàu có
D. Đất có phong cảnh và địa thế đẹp

PHẦN II: Tự luận (8,0 điểm)

Câu 1 (1,0 điểm)

Em hãy cho biết: Để khẳng định chủ quyền độc lập dân tộc Nước Đại Việt ta, Nguyễn Trãi đã dựa vào các yếu tố nào?

Câu 2 (2,0 điểm): Trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ sau:

"Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ
Màu nước xanh cá bạc, chiếc buồm vôi,
Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi,
Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!"

(Quê hương – Tế Hanh)

Câu 3 (5,0 điểm)

Vẻ đẹp tâm hồn của Bác qua bài thơ Ngắm trăng.

7 tháng 5 2017

Cam ơn bạn nhìu nháhahayeu

5 tháng 10 2017
Phần kết Cái chết của cô bé bán diêm

- Những điều mọi người nhìn thấy: có một cô bé đã chết trong một xó tường với đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười.

- Những điều mọi người không biết: thực ra cô bé đó đã chết vì đói, vì rét trong đêm giao thừa.

(1) Thời gian: vào đêm giao thừa.

Không gian: trời băng, đất giá, gió, tuyết bay đầy đường.

(2) Những hình ảnh tương phản:

+ Trời băng, đất tuyết >< đầu trần, chân đất.

+ Những bữa tiệc no đủ >< Bụng đói cồn cào.

+ Mọi người quây quần, sum họp >< Một mình bơ vơ trên phố.

- Tác giả sử dụng nhiều hình ảnh tương phản như thế nhằm mục đích cho ta thấy được hình ảnh của cô bé bán diêm đáng thương, cho ta biết những khao khát của em về một cuộc sống tốt đẹp. Đó cũng chính là những mong ước chân thành, giản dị và chính đáng của bất cứ đứa trẻ nào trên thế gian này.

(3) Những mộng tưởng của cô bé qua các lần quẹt diêm (lò sưởi, bàn ăn, cây thông Nô-en, người bà, hai bà cháu bay đi) lại diễn ra theo trình tự hợp lí vì do trời rét, cô bé lại vừa quẹt que diêm nên nghĩ ngay đến lò sưởi, tiếp đó cô đói nên mộng tưởng đến bàn ăn với ngỗng quay lúc bấy giờ, sau bức tường nhà nhà đang đón giao thừa nên cây thông Nô-el hiện lên. Lúc đó cô bé nhớ đến mình từng hạnh phúc lúc có bà, nên hình ảnh bà nội em hiện lên.

(4) Những điều gắn với thực tế, những điều gắn với mộng tưởng:

- Lần quẹt diêm thứ nhất: hiện lên lò sưởi -> mộng tưởng gắn với thực tế.
- Lần quẹt diêm thứ hai:
+ thấy bàn ăn có con ngỗng quay -> mộng tưởng gắn với thực tế.
+ con ngỗng nhảy ra khỏi đĩa -> chỉ là mộng tưởng.
- Lần quẹt diêm thứ ba: Cây thông noel hiện lên rực rỡ với rất nhiều nến -> mộng tưởng gắn với thực tế.
- Lần quẹt diêm thứ tư: Hình ảnh bà hiền dịu, nắm tay em bay lên trời ->chỉ là mộng tưởng

c) Nhận xét về giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện Cô bé bán diêm:

- Nghệ thuật: Sự dụng nghệ thuật đối lập, tương phản đan xen với thực tế và mộng ảo, mang đậm yếu tố cổ tích.

- Nội dung: Tác phầm Cô bé bán diêm của An-đéc-xen đã truyền cho chúng ta lòng thương cảm sâu sắc đối với một em bé bất hạnh.

P/s: Đúng tick mk nhoa vui

6 tháng 10 2017

cũng có thể là đúng

10 tháng 11 2017

đúng đóa bạn!

10 tháng 11 2017

tay đau thì liên quan j đến câu hỏi mà đăng lên hả bạn

7 tháng 9 2017

Trong tuổi thơ của mỗi người, ai cũng có những kỉ niệm đáng nhớ về thầy, cô giáo cũ của mình, những kĩ niệm đẹp xen lẫn nỗi buồn đều được khắc sâu trong trí nhớ của chúng ta. Riêng tôi có một kỉ niệm mà tôi không bao giờ quên, kỉ niệm sâu sắc về một người thầy đáng kính của tôi.
Năm ấy, khi tôi còn học lớp một, tôi có những kỉ niệm đẹp về thầy giáo chủ nghiệm của mình. Tôi đã bước sang lớp một, ngưỡng cữa của bậc tiểu học, có nhiều bạn mới, thầy cô mới.
Ngày trọng đại ấy, ngày tôi không bao giờ quên. Sau buổi lễ khai giảng, tất cả các học sinh đều bước vào lớp học của mình để học buổi học đầu tiên và gặp gỡ thầy cô giáo chủ nhiệm của mình và cũng là người sẽ gắn bó với tôi trong suốt thời gian học tiểu học.
Khi thầy bước vào, dáng người thầy thật nhanh nhẹn và thầy chào chúng tôi. Tôi trông thầy cũng đã đứng tuổi, tóc thầy cũng đã điểm bạc, khuôn mặt thầy gầy, bàn tay thầy có nhiều vết nhăn, chắc thầy đã có mấy chục năm lận đận với học sinh. Thầy bước lên bục giảng, thầy ra hiệu cho chúng tôi im lặng và thầy nói:chào các con, thầy tên là Hồ Viết Cảnh, thầy sẽ chủ nhiệm lớp các con trong suốt bậc tiểu học. Giọng thầy thật ấm áp, nhẹ nhàng, làm cho những suy nghĩ trong đầu tôi về một người thầy giáo chủ nhiệm thật dữ dằn và nghiêm khắc đều tan biến.
Sau khi ra mắt chúng tôi, thầy bắt đầu dạy cho chúng tôi những bài học đầu tiên mà cũng là những bài học đầu đời dạy tôi nên người. Thầy viết lên bảng những dòng chữ đầu tiên, tôi trông thấy bàn tay thầy run run khi viết, sau này tôi mới biết, thầy phải chịu đựng những cơn đau do tham gia cuộc chiến tranh kháng chiến chống mĩ để viết nên dòng chữ đẹp đó. Sau khi viết xong đề bài, thầy hỏi chúng tôi có thấy rõ không, một và bạn ngồi phía dưới do mắt kém nên không thấy liền được thầy chỗ khác cho phù hợp. Trong buổi học thầy đến tận chỗ của từng người để chỉ cho chúng tôi những chỗ không hiểu. Cuối giờ, thầy cho chúng tôi xếp hàng ra về, mọi người đi về rất thẳng hàng, tiếng cười đùa của một vài bạn đã làm xôn ao khắp sân trường. Buổi học đầu tiên đã kết thúc như vậy đó, thầy đã để lại cho tôi những suy nghĩ về một người thầy mẫu mực.
Những buổi học sau, thầy nghiêm khắc với những bạn lười học, khen thưởng những bạn ngoan. Giờ ra chơi, thầy đều ra chơi cùng chúng tôi, thầy chơi những rò chơi dân gian cùng với chúng tôi, nhìn khuôn mặt thầy lúc đấy thật đáng yêu, nhìn kĩ thầy, tôi có cảm giác khuôn mặt thầy rất giống khuôn mặt ông nội tôi. Ông tôi đã mất từ khi tôi còn nhỏ, những kỉ niệm đẹp của ôg và tôi đều được tôi khắc ghi. Nhìn thầy, tôi cảm thấy nhớ đến ông, nhớ đến cảnh chơi đùa của hai ông cháu, tôi liền chạy vào phòng học, ngồi trong góc khóc. Lúc đó có một bàn tay đặt lên vai tôi khẽ vỗ về, hình ảnh ông nội vỗ về tôi mỗi khi buồn hiện về, tôi bỗng khóc to lên, không sao có thể kiềm chế được. Thì ra đó chính là thầy, thầy khẽ nói với tôi:" Thành, sao con khóc, nói ra để thầy chia sẽ với con". Rồi thầy ôm tôi vào lòng, nhận được sự an ủi của thầy, tôi càng khóc to hơn. Sau hôm đó tôi cảm thấy được thầy quan tâm nhiều hơn.
Vào một hôm, do tôi không học bài nên bị điễm kém, thầy liền mắng tôi, tôi liền chạy về chỗ ngồi, trong lòng tôi cảm thấy rất tức thầy. Vào giờ ra chơi thầy không ra chơi với các bạn như mọi khi, thầy xuống chỗ tôi. Thầy nói:"thầy xin lỗi em vì đã quá nặng lời, nhưng em là lớp trưởng nên phải gương mẩu cho các bạn noi theo.... thầy giảng lại cho tôi bài tôi chưa hiểu. Tôi nhìn thầy lúc đó mà trong lòng cảm thấy hối hận vô cùng, ân hận vì đã làm thầy buồn. tôi tự hứa sẽ cố gắng phấn đấu tốt hơn.
Vậy đấy, thầy đã để lại cho tôi những kỉ niệm không bao giờ phai mờ về một người thầy giản dị mà thân thương. Tôi hứa sẽ cố gắng học tập để trở thành công dân tốt, có ích cho đất nước và xã hội. Công ơn thầy sẽ mãi được khắc ghi như câu danh ngôn:
"Ngọc không mài không sáng, người không học không tài."

29 tháng 8 2017

giúp mik vs thứ 5 mik phải nộp òi

23 tháng 9 2017
  • Những thay đổi của cảnh vật và tiết trời cuối thu “lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc” đã khiến nhân vật “tôi” nhớ lại những kí ức về buổi tựu trường đầu tiên.
  • Những kỉ niệm được nhà văn diễn tả theo trình tự như sau:
    • Từ hiện tại nhớ về quá khứ: tiết trời cuối thu, hình ảnh các em nhỏ đến trường gợi cho nhân vật "tôi" nhớ lại.
    • Nhân vật "tôi" hồi tưởng được trở về con đường cùng mẹ tới trường.
    • Cảm giác của nhân vật "tôi" khi nhìn thấy ngôi trường ngày khai giảng, khi nhìn các bạn, lúc nghe ông đốc gọi tên mình vào lớp.
    • Tâm trạng hồi hộp của nhân vật "tôi" lúc ngồi vào chỗ của mình trong giờ học đầu tiên.
24 tháng 9 2017

thank you bn mik kết bn nha!!!!!!!!!!!!