Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu 5 :
Biện pháp chống nhiễm trùng : rữa kỉ thực phẩm , nấu chín thực phẩm , đậy kĩ thực phẩm
Biện pháp phòng chống nhiễm độc : không đung thực phẩm có chứa chất độc , không dùng thức ăn bị biến chất , không đung đồ hợp quá hạn sử dụng
Câu 1 :
_ Một số phương pháp chế biến thức phẩm k sử dụng nhiệt :
- Trộn dầu dấm ( Cách làm SGK - T89 )
- Trộn hỗn hợp ( SGK - T90 )
- Muối chua ( SGK - T90 - 91 )
Trần Huy Hoang Nguyễn Trần Thành Đạt Phạm Thị Trâm Anh Tú Linh Đỗ Hương Giang Phan Thùy Linh Huỳnh Nguyễn Minh Quân Nguyen Quang Trung Trâm Như Nguyễn Ngọc Linh Toi Khong Co Gia Dinh Đặng Thị Cẩm Tú Mai Nguyễn Nguyễn Huy Tú Mai Thị Kim Liên Linh Phương Đặng Quỳnh Ngân TRINH MINH ANH... Cả các bạn khác nữa giúp với help me please
Các phương pháp để chế biến thực phẩm dùng nhiệt là:
- Luộc
- Nấu
- kho
- hấp
- Nướng
- Rán
- Rang
- Xào
Các cách chế biến không dùng nhiệt là:
- Trộn dầu giấm
- Trộn hỗn hợp
- Muối chua
Có hai phương pháp chế biến thực phẩm:
-Chế biến thực phẩm sử dụng nhiệt.
-Chế biến thực phẩm không sử dụng nhiệt.
Câu 1:
Bốn nhóm thực phẩm chính:
- Nhóm chất bột đường.
- Nhóm chất đạm.
- Nhóm chất béo.
- Nhóm cung Vitamin và khoáng chất.
Tác dụng: Cân bằng sức khỏe
Câu 2:Biện pháp chống nhiễm trùng : rữa kỉ thực phẩm , nấu chín thực phẩm , đậy kĩ thực phẩm
Biện pháp phòng chống nhiễm độc : không đung thực phẩm có chứa chất độc , không dùng thức ăn bị biến chất , không đung đồ hợp quá hạn sử dụng
Câu 3:Vì nấu lâu sẽ mất rất nhiều sinh tố, nhất là các sinh tố tan trong nước như sinh tố C, B và PP
Câu 4:a) Bạn đọc trong SGK
b) Để tăng thu nhập gia đình, em đã thực hiện: học tập chăm chỉ, làm những việc làm vừa sức,...
Tick cho mình nhé bạn.
Chúc bạn học tốt!
Câu 1:Có 4 nhóm thức ăn -Nhóm giàu chất béo - Nhóm giàu vitamin ,chất khoáng . - Nhóm giàu chất đạm. - Nhóm giàu chất đường bột . Tác dụng : giúp cho người tổ chức bữa ăn mua đủ các loại thực phẩm cần thiết . Câu 2: cách phòng tránh nhiễm trùng là : rửa tay trước khi ăn, nấu chín thực phẩm,. . .
Cách phòng tránh nhiễm độc là : ko dùng thức ăn bị biến chất ,....
Câu 3: vì đun nấu lâu sẽ mất nhiều sinh tố nhất là sinh tố tan trong nước .
Điều lưu ý là: khi nấu tránh khuấy nhiều, ....
Câu 4:
- Là Tổng các khoản thu bằng tiền hoặc hiệu vật do lao động của các thành Viên trong gia đình .
- Em làm bài tập ,làm những việc tùy vào khả năng .
Tick giúp mk nha!😊😄😉😅😘😃
_ Ngộ độc do thức ăn nhiễm vi sinh vật và độc tố của vi sinh vật.
VD:Do chưa nấu chín thức ăn, để ruồi muỗi bâu và thức ăn,..
_ Ngộ độc do thức ăn bị biến chất.
VD:Thịt cá để lâu ngày, bảo quản đồ ăn ở nơi không phù hợp, đồ hộp để quá hạn sử dụng,..
_ Ngộ độc do bản thân thức ăn có sẵn chất độc.
VD: cá nóc, khoai tây mọc mầm, nấm lạ, thịt cóc,...
_ Ngộ độc do thức ăn bị ô nhiễm các chất độc hóa học , hóa chất bảo vệ thực phẩm , hóa chất phụ gia thực phẩm,...
VD: Rau bị phun quá liều thuốc trừ sâu, thịt bị bơm hóa chất, các cơ sở sản xuất sử dụng các chất phụ gia thực phẩm không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng,..
- Ngộ độc da thức ăn nhiễm vi sinh vật và độc tố của vi sinh vật : ăn thịt không bảo quản chu đáo , không nấu chín sẽ bị đau bụng .
- Ngộ độc do thức ăn bị biến chất : ăn thức ăn ôi thiu sẽ bị tiêu chảy , ói mửa .
- Ngộ độc do bản thân thức ăn có sẵn chất độc : ăn cá nóc , mầm khoai tây sẽ nguy hiểm tới tính mạng .
- Ngộ độc do thức ăn bị ô nhiễm các chất độc hoá học , hoá chất bảo vệ thực phẩm , hoá chất phụ gia thực phẩm : ăn rau bị phun thuốc kích thích , thuốc trừ sâu sẽ bị trúng độc , gây hiện tượng nôn ói , đau bụng .
k bik có đúng k nx ....
cân bằng dinh dưỡng trong mỗi bữa ăn là bữa ăn có đử 4 nhóm chất:
+chất đạm
+chất béo
+chất đường bột
+vitamin và chất khoáng
và bữa ăn nên có đủ rau, thịt, canh để cân bằng chất ding dưỡng.
2. các chất ding dưỡng cần thiết cho cơ thể nhưng không nên ăn quá nhiều sẽ gây béo phì và dẫn đến accs bệnh về đường tiêu hóa, tim mạc.
có những phương pháp chế biến thức ăn nào ?
I. Phương pháp chế biến thực phẩm có sử dụng nhiệt
1. Phương pháp làm chín thực phẩm trong nước
2. Phương pháp làm chín thực phẩm bằng hơi nước
3. Phương pháp làm chín thực phẩm bằng sức nóng trực tiếp của lửa
4. Phương pháp làm chín thực phẩm trong chất béo
II. Phương pháp chế biến thực phẩm không sử dụng nhiệt1. Trộn dầu giấm
2. Trộn hỗn hợp
3. Muối chua
Đặc điểm của các phương pháp chế biến món ăn ?
1. Phương pháp làm chín thực phẩm trong nước
a. Luộc
Luộc là làm chín thực phẩm trong môi trường nhiều nước với thời gian đủ để thực phẩm chín mềm
Tuỳ loại thực phẩm mà cho vào luộc từ nước lạnh hay nước sôi
Quy trình thực hiện
Làm sạch nguyên liệu thực phẩm (sơ chế thực phẩm)
Luộc chín thực phẩm
Bày món ăn vào đĩa, kèm nước chấm hoặc gia vị thích hợp, có thể sử dụng nước luộc
Yêu cầu kĩ thuật
Nước luộc trong
Thực phẩm động vật chín mềm, không dai, không nhừ
Thực phẩm thực vật: rau lá chín tới, xanh màu, rau củ chín bở
b. Nấu
Là phương pháp làm chín thực phẩm bằng cách phối hợp nguyên liệu động vật và thực vật, có thêm gia vị trong môi trường nước
Quy trình thực hiện
Làm sạch thực phẩm, cắt, thái phù hợp, tẩm ướp gia vị (có thể rán qua cho ngấm và giữ độ ngọt)
Nấu nguyên liệu động vật trước, sau đó cho nguyên liệu thực vật vào nấu tiếp, nêm vừa miệng
Trình bày theo đặc trưng của món ăn
Yêu cầu kĩ thuật
Thực phẩm chín mềm, không dai, không nát
Hương vị thơm ngon, đạm đà
Màu sắc hấp dẫn
c. Kho
Là phương pháp làm chín thực phẩm trong lượng nước vừa phải với vị mặn đậm đà
Quy trình thực hiện
Làm sạch nguyên liệu thực phẩm, cắt, thái phù hợp, tẩm ướp gia vị cho ngấm
Đun thực phẩm với lượng nước vừa đủ (có thể thêm nước hàng, nước dừa, nước chè xanh);
Cho thêm các gia vị như gừng, tỏi, ớt, giềng; Có thể kho lẫn nguyên liệu động vật và thực vật nhưng phải kho nguyên liệu động vật trước
Trình bày món ăn theo đặc trưng từng món
Yêu cầu kĩ thuật
Thực phẩm mềm, nhừ, không nát, ít nước, hơi sánh
Thơm ngon, vị mặn
Màu vàng nâu, đỏ, đẹp mắt
2. Phương pháp làm chín thực phẩm bằng hơi nước
Hấp (đồ):
Là phương pháp làm chín thực phẩm bằng sức nóng của hơi nước. Lửa cần to để hơi nước bốc nhiều mới đủ làm chín thực phẩm
Quy trình thực hiện:
Làm sạch nguyên liệu thực phẩm
Sơ chế tuỳ yêu cầu của món, tẩm ướp gia vị thích hợp
Hấp chín thực phẩm
Trình bày đẹp, sáng tạo
Yêu cầu kĩ thuật:
Thực phẩm chín mềm, ráo nước
Hương vị thơm ngon
Màu sắc đặc trưng của món ăn
3. Phương pháp làm chín thực phẩm bằng sức nóng trực tiếp của lửa:
Nướng:
Là làm chín thực phẩm bằng sức nóng trực tiếp của lửa
Quy trình thực hiện:
Làm sạch nguyên liệu
Để nguyên hoặc cắt thái thực phẩm phù hợp, tẩm ướp gia vị, đặt lên vỉ hoặc xiên vào que tre vót nhọn
Nướng vàng đều 2 mặt
Trình bày đẹp, sáng tạo.
Yêu cầu kĩ thuật:
Thực phẩm chín đều,không dai
Hương vị thơm ngon đậm đà
Màu vàng nâu
4. Phương pháp làm chín thực phẩm trong chất béo:
a. Rán:
Là làm chín thực phẩm trong một lượng chất béo rất nhiều, đun với lửa vừa, trong khoảng thời gian đủ làm chín thực phẩm
Quy trình thực hiện:
Làm sạch nguyên liệu, cắt thái phù hợp, tẩm ướp gia vị.
Cho vào chất béo đang nóng già, rán vàng đều, chín kỹ
Trình bày đẹp, sáng tạo.
Yêu cầu kĩ thuật:
Giòn xốp, ráo mở, chín kĩ, không cháy xém hay vàng non, chín đều ,không dai
Hương vị thơm ngon vừa miệng
Có lớp ngoài màu vàng nâu bao quanh thực phẩm
b. Rang:
Là đảo đều thực phẩm trong chảo với một lượng rất ít chất béo hoặc không có chất béo, lửa vừa đủ để thực phẩm chín từ ngoài vào trong.
Quy trình thực hiện:
Làm sạch nguyên liệu
Cho vào chảo một lượng rất ít chất béo, đảo đều liên tục cho đến khi thực phẩm chín vàng
Trình bày đẹp, sáng tạo.
Yêu cầu kĩ thuật:
Món rang phải khô, săn chắc
Mùi thơm, màu sắc hấp dẫn
c. Xào:
Là đảo qua đảo lại thực phẩm trong chảo với lượng mỡ hoặc dầu vừa phải
Quy trình thực hiện:
Làm sạch nguyên liệu, cắt thái phù hợp, tẩm ướp gia vị.
Cho vào chảo một lượng ít chất béo.
Xào nguyên liệu động vật trước, sau đó cho nguyên liệu thực vật vào, sử dụng lửa to, xào nhanh, có thể cho thêm ít nước để tăng độ chín, nêm vừa ăn
Trình bày đẹp, sáng tạo.
Yêu cầu kĩ thuật:
Thực phẩm động vật chín mềm không dai, thực vật chín tới, giữ được màu tươi của thực vật, không mềm nhũn
Còn lại ít nước, hơi sệt, vị vừa ăn
II. Phương pháp chế biến thực phẩm không sử dụng nhiệt1. Trộn dầu giấm:
Là cách làm cho thực phẩm giảm mùi vị chính và ngấm các gia vị khác tạo nên món ăn ngon miệng
Quy trình thực hiện:
Làm sạch nguyên liệu
Trộn với hỗn hợp dầu giấm
Để 5 phút cho ngấm
Đem trình bày
Yêu cầu kĩ thuật:
Rau còn tươi, giòn, không nát
Vừa ăn,có kèm theo chút béo
2. Trộn hỗn hợp:
Là pha trộn các thực phẩm đã được làm chín bằng các phương pháp khác, kết hợp các gia vị tạo thành món ăn có giá trị dinh dưỡng cao, được nhiều người ưa thích.
Quy trình thực hiện:
Rửa sạch nguyên liệu thực vật, ngâm qua nước muối pha loãng 25%, sơ chế nguyên liệu động vật
Trộn hỗn hợp
Trình bày bắt mắt
Yêu cầu kĩ thuật:
Giòn, ráo nước
Đủ vị chua, cay, mặn
Màu sắc hấp dẫn
3. Muối chua:
Là thực phẩm lên men vi sinh trong một thời gian cần thiết, tạo thành món ăn có vị khác hẳn vị ban đầu của thực phẩm.
Có hai hình thức muối: muối xổi và muối nén
a. Muối chua:
Là muối trong thời gian ngắn
Ngâm nguyên liệu vào nước muối 20-25%, đun sôi để nguội, thêm ít đường
b. Muối nén:
Là muối trong thời gian dài
Rải xen kẻ nguyên liệu và muối, có thể thêm đường
Yêu cầu trong muối chua:
Giòn thơm, mùi đặc trưng
Chua vừa ăn, màu hấp dẫn