Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
2. Ba sự việc đầu cho thấy: việc lựa chọn môi trường sống có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc hình thành nhân cách trẻ thơ. Người Việt Nam có câu: "Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng" phần nào thể hiện ý nghĩa tương tự. Hai sự việc sau, bà mẹ cũng thể hiện những quan điểm dứt khoát trong cách dạy con: Thứ nhất, không được nói dối trẻ; thứ hai, kiên quyết hướng trẻ vào việc học tập – kể cả phải chấp nhận tốn kém về của cải vật chất. Mạnh Tử học tập chuyên cần, sau trở thành một bậc đại hiền, nổi tiếng về đạo đức và hiểu biết rộng chính là nhờ cách dạy con như thế của người mẹ.
3. Vì thương con rất mực, Mạnh mẫu sẵn sàng chuyển nhà để chọn cho con môi trường học tập thuận lợi, cũng như sẵn sàng sửa chữa sai lầm của chính mình; nhưng cũng kiên quyết rèn luyện ý thức học tập cho con.
4. Bà mẹ thầy Mạnh Tử đang ngồi dêt vải trông thấy con bỏ học về nhà chơi, liền cầm dao cắt đứt tấm vải đang dệt trên khung. Cử chỉ của bà mẹ thể hiện thái độ rất giận trước ý thức kém cỏi của con. Tấm vải đang dệt là công sức lao động bao ngày nhưng bà mẹ sẵn sàng huỷ nó đi để biến thành một lời dạy rất nghiêm và sâu sắc. Nhờ bài học đầy ý nghĩa đó, Mạnh Tử đã trở nên nghiêm túc và chăm chỉ hơn trong học tập. Hành động của Mạnh mẫu vừa thể hiện sự thương yêu, vừa thể hiện trí tuệ và sự kiên quyết trong việc dạy con của người mẹ. Đúng là nếu không có một bà mẹ vĩ đại, thầy Mạnh Tử sẽ không bao giờ có thể trở thành một nhà hiến triết vĩ đại được.
5. Chuyện mẹ con thầy Mạnh Tử khiến chúng ta phải suy nghĩ về đạo làm con. Làm con, thiết nghĩ trước hết phải lấy việc tôn kính cha mẹ làm đầu. Không những thế, để làm vui lòng cha mẹ, mỗi chúng ta cần phải ra sức học hành. Con cái học hành chăm chỉ, giỏi giang, đó cũng là ước nguyện, là niềm hi vọng trọn đời của cha mẹ. Học hành chăm chỉ, giỏi giang, thiết nghĩ đó cũng là cách đền đáp công ơn có ý nghĩa nhất của con cái đối với cha mẹ của mình.
6. Có hai yếu tố Hán Việt đồng âm:
- Tử: chết
- Tử: con
Cho biết các kết hợp sau được sử dụng với nghĩa nào?
Công tử, tử trận, bất tử, hoàng tử, đệ tử, cảm tử.
Gợi ý: Trong các từ: tử trận, bất tử, cảm tử (từ tử được dùng với nghĩa chết). Các từ còn lại, từ tử được dùng với nghĩa là con.
- Ngoại hình:
+ Nhỏ bé.
+ Mặt mày, quần áo luôn bị bôi bẩn bởi nhọ nồi và các vật màu.
- Lời nói:
+ Rất hồn nhiên, trong sáng, ngây thơ.
+ Không hề tỏ ra bực bội với người khác.
- Hành động:
+ Hoạt bát, vui vẻ.
+ Chăm chỉ, say mê vẽ tranh.
+ Vừa làm, vừa hát.
- Tính cách:
+ Hồn nhiên, trong sáng, nhân hậu, độ lượng.
1.Từ truyện Bức tranh của em gái tôi, hãy lập dàn ý để trình bày ý kiến của mình trước lớp theo hai câu hỏi sau:
a) Theo em, Kiều Phương là người ntn? Từ các chi tiết về nhân vật này trong truyện, hãy miêu tả lại hình ảnh của Kiều Phương theo tưởng tượng của em.
b) Anh của Kiều Phương là người ntn? Hình ảnh người anh trong bức tranh với người anh thực của Kiều Phương có khác nhau không?
2. Hãy kể cho các bạn nghe về anh, chị hoặc em của mình. (Trong khi nói, chú ý làm nổi bật đặc điểm của người mình đang miêu tả bằng các hình ảnh, bằng cách so sánh và nhận xét của bạn thân)
a, Tôn trọng kỷ luật là biết chấp hành quy định chung của tập thể, của các tổ chức xã hội ở mọi nơi mọi lúc
Biểu hiện của việc tôn trọng kỷ luật là tự giác chấp hành sự phân công
Hành vi: Đi học đúng giờ , học bài và làm bài đầy đủ, .....
b, Không vì kỉ luật là điều kiện đảm bảo cho mọi người có tự do và được phát triển. Nếu 1 tập thể làm việc ko có tổ chức, kỉ luật,ai muốn làm gì thì làm sẽ trở thành hỗn loạn. Khi đó, mọi người khó có thể làm việc được. Nếu tg 1 tổ chức mọi người biết tôn trọng kỷ luật thì sẽ yên tâm và có tự do khi làm việc
Ý nghĩa của hình ảnh những cánh buồm trên biển buổi sớm mai sau trận mưa đêm. - Trong bài thơ, hình ảnh cánh buồm chứa đựng nhiều ý nghĩa: + Cánh buồm tượng trưng cho những ước mơ, khát vọng, hoài bão, … ... Đó là cánh buồm của con thuyền chở ước mơ của tuổi thơ đi đến những chân trời mới, cuộc sống mới, khát vọng mới.
"Cha gặp lại mình trong tiếng ước mơ con”
Câu thơ cho ta thấy người cha vô cùng hạnh phúc khi tìm lại được bản thân của ngày nào qua hình ảnh con với bao khao khát, bao hoài bão và ước mơ. Những khát vọng của con bây giờ cũng là khát vọng của cha. Lòng cha vui mừng, tràn ngập niềm tin, hi vọng. Hi vọng con sẽ mang theo cánh buồm với những ước mơ vươn xa, vươn cao.
Tình cảm cha dành cho con có những biểu hiện rất riêng. Nếu tình yêu của mẹ dành cho con chủ yếu thể hiện ở sự chăm sóc tỉ mỉ trong cuộc sống hằng ngày thì tình cảm của cha dành cho con thể hiện ở sự truyền thụ tri thức; nuôi dưỡng ý chí, khát vọng, phấn đấu biến ước mơ thành hiện thực; bản lĩnh sống mạnh mẽ, kiên cường.
Bạn tham khảo nha
Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt đang là vấn đề thu hút sự quan tâm của toàn xã hội. Hiện nay, trong xu thế hội nhập quốc tế, bên cạnh tiếp thu và Việt hóa được nhiều cái hay, cái đẹp của tiếng nói, chữ viết nước ngoài, thì sự trong sáng của tiếng Việt đang bị ảnh hưởng tiêu cực. Biểu hiện rõ ràng nhất là sự lai căng tiếng nói, chữ viết của nước ngoài ngày một tăng. Dường như ngày càng có nhiều người, nhất là lớp trẻ, khi nói và viết tiếng Việt thường chen tiếng nước ngoài. Biểu hiện dễ thấy nhất là việc sử dụng thường xuyên những từ như: show (biểu diễn), live-show (biểu diễn trực tiếp), nhạc classic (nhạc cổ điển), nhạc country (nhạc đồng quê), nhạc dance (nhạc nhảy), các fan (người hâm mộ)… thay cho chữ Việt vốn đã có sẵn, đủ nghĩa, dễ hiểu, trong sáng. Cách diễn đạt này đôi khi sẽ gây nên sự khó hiểu, làm mất đi tính mạch lạc của đoạn hội thoại. Đồng thời, do ngôn ngữ còn tác động đến quá trình hình thành nhân cách, sử dụng tràn lan các từ ngữ nước ngoài không tránh được việc tạo ra tâm lí sính ngoại, coi nhẹ văn hóa cũng như đồ dùng Việt Nam. Sinh thời, Bác Hồ và Thủ tướng Phạm Văn Đồng thường tự mình nêu gương sáng và thường nhắc nhở mọi người tránh bệnh nói chữ, sính dùng từ gốc Hán khi có thể diễn đạt bằng tiếng Việt. Thiết nghĩ, học theo những tấm gương ấy, Nhà nước nên có quy định chặt chẽ, xây dựng quy định chuẩn về việc dùng từ tiếng nước ngoài trong các văn bản, nhất là văn bản chính thức của Nhà nước. Các trường học cũng phải chú trọng, đẩy mạnh giáo dục học sinh giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Tất cả chúng ta cần ý thức được vẻ đẹp, giá trị của tiếng mẹ đẻ, nâng niu, giữ gìn nó trong từng lời nói hàng ngày. Bởi, đúng như nhà văn hóa Phạm Quỳnh từng nói: “Tiếng ta còn, nước ta còn”. Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt cũng là một cách để ta thể hiện tinh thần dân tộc, tình yêu quê hương đất nước.
tớ thấy người ta nói thế là cũng có phần đúngnhưng cũng có phần sai và phần đúng là làm mất đi sự trong sáng của Tiếng Việt thì cũng có lý và việc học tiếng anh từ nhỏ cũng làm trẻ em theo tớ thường gặp thì trẻ học tiếng anh từ nhỏ thì sẽ bị bắt ép và ko được sự tự do vui chơi như những bạn khác và còn phần sai thì tớ nghĩ là vẫn cần cho trẻ và đặc biệt là trẻ vùng cao vì lơi đó sẽ có đông khác du lịch nước ngoài lên vẫn cần phải học và cũng phải học từ nhỏ mới biết chứ nếu ko học từ nhỏ thì khi lớn lên một số bạn học yếu tiếng anh thì sẽ có nguy cơ ko giao tiếp được vậy lên phải học từ nhỏ
theo tớ thì là thế đó :))))
thì nó ccfycdry