K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

4 tháng 3 2020
Huyền Thu | +1đ điểm giá trị
Thứ 5, ngày 17/08/2017 09:17:24
 Chat Online

Xây dựng sự việc nhân vật cho đề bài,Suốt đêm mưa to gió lớn,Sáng ra ở tổ chim chót vót trên cây cao có con chim mẹ đang giũ cánh ướt,bên cạnh là chú chim con lông cánh vẫn khô nguyên,Câu chuyện gì đã xảy ra với 2 chú chim trong hôm qua,Em hãy hình dung lại và kể lại,Tiếng Việt Lớp 5,bài tập Tiếng Việt Lớp 5,giải bài tập Tiếng Việt Lớp 5,Tiếng Việt,Lớp 5

Bn dựa vào dàn ý sau để làm nha:

a,Mở truyện: “Suốt đêm mưa to, gió lớn. Sáng ra, ở tổ chim chót vót trên cây cao, chim mẹ khẽ giũ lông cánh cho khô rồi nhẹ nhàng nhích ra ngoài. Tia nắng ấm áp vừa vặn rơi xuống chỗ chú chim non đang ngái ngủ, lông cánh hầu như vẫn khô nguyên. Chim mẹ mệt mỏi nhưng lòng ngập tràn hạnh phúc. Âu yếm nhìn chim con, chim mẹ nhớ lại...”

b.Thân truyện; 

  • Khi chim con bị đói nên chim mẹ đã để con ở lại trong tổ và đi kiếm ăn
  • Trong khi đi kiếm ăn thì chim mẹ gặp một cơn mưa lớn 
  •  Cảnh mưa to, gió lớn trong đêm: bầu trời đen kịt, mưa như trút nước, gió lớn quật từng cơn, sấm chớp dữ dội....(Tả một chút về quang cảnh lúc này)
  • Chim mẹ mệt lả người ướt nhẹp,nhưng vẫn cố gắng bay đi kiếm ăn để chim con ko bị đói,rồi đến lúc về chim mẹ dù cạn kiệt sức nhưng khi nhớ tới con của mình chim mẹ lại cố gắng nhấc đôi cánh lên để bay về .
  •  Sự mong manh của tổ chim chót vót trên cành cao; nỗi lo lắng của chim mẹ, sự sợ hãi của chim con... (Kể về cảm giác, tâm trạng của chim mẹ trong hoàn cảnh nguy hiểm)
  • Những nguy hiểm xảy ra với tổ chim trong đêm mưa gió...; sự chống đỡ , bảo vệ chim con của chim mẹ...( Kể về hành động, tâm trạng của chim mẹ trong việc bảo vệ chim con)
  • Nguy hiểm qua đi, chim con ngủ yên trong lòng mẹ, lông cánh vẫn khô nguyên. Chim mẹ mệt mỏi nhưng thấy hạnh phúc...

c,Kết truyện
- Nêu cảm nghĩ của về tình mẫu tử thiêng liêng qua câu chuyện trên.(Tình mẹ con)

Nhận xét cấu tạo của bài văn sau: Nắng trưaNắng cứ như từng dòng lửa xối xuống mặt đất.Buổi trưa ngồi trong nhà nhìn ra sân, thấy rất rõ những sợi không khí nhỏ bé, mỏng mảnh, nhẹ tênh, vòng vèo lượn từ mặt đất bốc lên, bốc lên mãi.Tiếng gì xa vắng thế? Tiếng võng kẽo kẹt kêu buồn buồn từ nhà ai vọng lại. Thỉnh thoảng, câu ru em cất lên...
Đọc tiếp

Nhận xét cấu tạo của bài văn sau:

Nắng trưa

Nắng cứ như từng dòng lửa xối xuống mặt đất.

Buổi trưa ngồi trong nhà nhìn ra sân, thấy rất rõ những sợi không khí nhỏ bé, mỏng mảnh, nhẹ tênh, vòng vèo lượn từ mặt đất bốc lên, bốc lên mãi.

Tiếng gì xa vắng thế? Tiếng võng kẽo kẹt kêu buồn buồn từ nhà ai vọng lại. Thỉnh thoảng, câu ru em cất lên từng đoạn ạ ời..... Hình nhưu chị ru em. Em ngủ và chị cũng thiu thiu ngủ theo. Em chợt thức làm chị bừng tỉnh và tiếp tục câu ạ ời. Cho nên câu hát cứ cất lên từng đoạn rồi ngừng lại, rồi cất lên, rồi lại lịm đi trong cái nặng nề của hai mi mắt khép lại.

Con gà nào cất lên một tiếng gáy. Và ở góc vườn, tiếng cục tác làm nắng trưa thêm oi ả, ngột ngạt. Không một tiếng chim, không một sợi gió. Cây chuối cũng ngủ, tàu lá lặng đi như thiếp vào trong nắng. Đường làng vắng ngắt. Bóng tre, bóng duối cũng lặng im.

Ấy thế mà mẹ phải vơ vội cái nón cũ, đội lên đầu, bước vào trong nắng, ra đồng cấy nốt thửa ruộng chưa xong.

Thương mẹ biết bao nhiêu, mẹ ơi!

GIúp mình với bạn nào giúp được cứ giúp. Làm ơn

1
27 tháng 11 2016

Cấu tạo của bài văn " Nắng trưa "

a) Mở bài: từ Nắng cứ.......đến mặt đất.

+ Nội dung: Nhận xét chung về nắng trưa.

b) Thân bài:

- Đoạn 1: Từ buổi trưa.......đến bốc lên mãi.

+ Nội dung: Hơi đất trong nắng trưa dữ dội.

- Đoạn 2: Từ tiếng gì........ đến khép lại.

+ Nội dung: Tiếng võng đưa và câu hát ru em của chị trong nắng trưa

- Đoạn 3: Từ Con gà........đến lặng im.

+ Nội dung: Tả con vật và cây cối trong nắng trưa.

- Đoạn 4: Từ ấy thế mà.......đến chưa xong.

+ Nội dung: Hình ảnh của người mẹ trong nắng trưa.

c) Kết bài: Từ thương mẹ.......đến mẹ ơi!.

+ Nội dung: Cảm nghĩ về mẹ.

Tham khảo

 Trời chớm hè , tôi - một tia nắng ấm áp mềm mại được mặt trời giao nhiệm vụ đi tiếp thêm sức sống cho vạn vật trên mọi nẻo quê hương. Hành rình ấy có biết bao điều thú vị ,hấp dẫn mà tôi đã lần đầu tiên được chứng kiến. Dời khỏi sự bao bọc của mặt trời tôi đã lần đầu tiên tự mình khám phá thế giới xung quanh tươi đẹp này. Tôi thấy những bác phượng già đỏ rực như một mâm xôi gấc với những tán lá rộng đang che mát cho con đường. Dưới ánh nắng của tôi  thì màu đỏ càng trở nên tươi tắn và đẹp hơn. Trên cành cây là những bạn ve nhỏ kêu râm ran tạo nên một bản giao hưởng tuyệt vời.  Rồi tôi nghe thấy mùi hương tuyệt mĩ của những loài hoa quả trong khu vườn. Lần đầu tiên tôi thấy những trái mít căng đầy mà chưa cần bỏ đã nghe thấy mùi thơm ngào ngạt. Rồi những trái na chín ngọt đang căng tràn chờ ngày rụng xuống. Từng hương vị  hòa quyện vào nhau tạo nên những hương vị đặc trưng riêng của mùa hè. Rồi hành trình tiếp theo của tôi được dừng lại ngay trên cánh đồng lúa chín. Cánh đồng mùa này như được khoác trên mình chiếc áo màu vàng óng dưới sự hỗ trợ từ tôi . Mỗi khi cô gió thổi một làn gió nhè nhẹ là những bông lúa ấy lại cong cong hình đuôi gà oằn vì trĩu hạt, chúng lắc lư rồi ghé đầu vào nhau thì thầm to nhỏ. Những bác nông dân thì đang miệt mài thu hoạch thành quả của mình. Tất cả khung cảnh ấy hiện lên thật tuyệt đẹp trong mắt tôi. Đây sẽ là trải nghiệm đáng quý nhất của tôi trong đợt đi hoàn thành nhiệm vụ này.

16 tháng 3 2022

Em vào đây tham khảo nha:

Em hãy tưởng tượng mình là một tia nắng ấm lần đầu tiên được mẹ Mặt Trời giao nhiệm vụ đi tiếp thêm sức sống cho vạn vật, hãy kể lại hành trình trải nghiệm tro

24 tháng 3 2024

Hay ko mn

 

13 tháng 3 2021

Ai khi xa quê hương cũng mang theo một kỷ niệm. Người thì nhớ lũy tre làng, người thì nhớ những đồng lúa vàng ươm sắp thu hoạch, người thì nhớ mái nhà ngói lợp nằm san sát nhau. Đối với tôi hình ảnh mà tôi mang theo là dòng sông Lại Giang yêu dấu.

Con sông này được hình thành từ sự hợp nhất của hai dòng sông là An Lão và Kim Sơn. Nó chảy qua bao nhiêu xóm làng, qua những cánh đồng xanh mướt lúa khoai rồi chảy qua làng em. Con sông như lặng đi trước vẻ đẹp của xóm làng. Nó trầm ngâm phản chiếu những hàng tre đỏ bóng mát rượi xuống đôi bờ.

Dòng sông này vào buổi sáng thường cho ta cảm giác bình yên. Những con sóng nhỏ xô vào bờ ì oạp. Gió thổi dìu dịu trên triền đê khiến cho không gian càng trở nôn trong trẻo và thoáng đãng hơn. Gần trưa, mặt sông trở nên sáng bừng bởi những tia nắng chiếu xuống mặt nước, màu nước sông lúc này trở nên lấp lánh hơn. Hai bên bờ sông những hàng cây đung đưa theo gió. Buổi trưa nắng đã lên cao, mặt sông như trải rộng hơn và yên lặng hơn và có điểu gì gì đó như lao xao hơn. Trên bến, từng chiếc thuyền cần mẫn đưa khách qua sông. Buổi chiều thuyền ghe tấp nập qua lại, vang vang tiếng nói cười.

Đối với lũ trẻ con chúng em, dòng sông còn là nơi để cả bọn gặp gỡ và chơi đùa thoả thích. Vào những chiều hè, khi ông mặt trời chiếu những tia nắng dìu dịu trên mặt sông cũng là lúc chúng em rủ nhau ra sông chơi. Mùa hè, nước ở gần bờ không sâu lắm, tắm lại mát. Bọn em chỉ cần bơi một lát là đến bãi bồi. Đó là khoảng đất trống rất rộng, tha hồ cho cả bọn chơi đùa. Từng tốp trẻ con nô đùa ầm ĩ, át cả tiếng sóng ì oạp vỗ bờ. Cát dưới chân chúng em mịn màng như nhung. Phía tây mặt trời đỏ rực, chiếu những tia nắng cuối cùng xuống dòng sông như một bức tranh lửa. Gió từ sông thổi lên mát rượi. Lũ trẻ con chúng em mang bóng ra đá, tiếng reo hò náo động cả bãi sông. Chán đá bóng chúng em lại rủ nhau tắm. Tất cả thi nhau lặn ngụp. Dòng sông hiền hòa êm ả trôi như bàn tay mẹ nhẹ nhàng vỗ về.

Không chỉ vậy Con sông chính là nơi cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp và nước uống, nước sinh hoạt cho nhân dân ở mỗi vùng quê. Nhớ lắm dòng sông quê với vẻ tĩnh lặng, yên bình. Bên những dòng sông đó, người dân chủ yếu sống bằng nghề nông, nên không khó để tìm ra những mảnh ruộng xanh non màu mạ mới hay tiếng kẽo kẹt của những chiếc xe bò lăn bánh. Có những khúc sông không rộng mà lại ngoằn ngoèo uốn lượn tạo cho dòng chảy trở nên mềm mại hơn. Mặt sông có nơi nổi lên những cồn cát trắng phau lấp lánh dưới ánh nắng ban mai. Hai bên bờ sông cây cối một màu xanh mơn mỡn, phù sa bao mùa bồi đắp để cho lúa tốt, ngô xanh, cho những nương rẫy của người dân quanh năm tay lấm, chân bùn mừng vui khi mùa vàng lúa chín.

Những dòng sông quê ấy đã tạo nên một thắng cảnh hết sức nên thơ. Giờ đây nhìn dòng sông chảy, kí ức trong tôi lại lùa về. Dòng sông quê hương – dòng sông của tuổi thơ, dòng sông ấp ủ tôi trong tình yêu thương, dòng sông đỏ màu phù sa, đỏ màu lúa chín, đỏ màu yêu thương. Phải chăng con sông này không chỉ bồi đắp từ phù sa mà còn bồi đắp lên từ tình yêu thương tha thiết? Văng vẳng bên sông tiếng ru ầu ơ, tiếng hò đò, tiếng mái chèo khua nước, và cũng văng vẳng bên sông tiếng trái tim, tiếng yêu thương nhẹ nhàng mà đằm thắm kì lạ! Còn nói được gì đây khi nghe thấy, cảm nhận thấy câu hát quan họ mượt mà, trữ tình vào một đêm trăng thanh ở bến sông? Đêm trăng thanh, đêm trăng vũ hội của dòng sông. Cùng dòng sông ấy, buổi sáng thì trong trẻo, mát lành, buổi chiều hoàng hôn đã ngự trị thì hồng rực lên, sáng ánh lửa còn khi trăng đã chui ra khỏi cái vỏ ngày thì dòng sông lại lấp lánh trong bộ xiêm áo của nàng lọ lem, sáng và đẹp đến lạ kì! Lắng nghe, bạn còn nghe thấy cả tiếng vĩ cầm du dương, réo rắt, lúc trầm, lúc bổng vang lên từ đáy sông. Đó chính là lúc sông đang hát đấy, sông đang hát lên khúc tình ca, sông đang hát lên, hát về cuộc đời của mình, hát về quê hương.

Đi qua bao nhiêu thăng trầm của lịch sử, dòng sông quê vẫn là nơi gắn bó thân thương với tất cả người dân trong làng. Đó là nơi có dòng nước nhẫn nại mang phù sa về bồi đắp bãi bờ, giúp cho hai bên bờ bãi lúa nương dâu bốn mùa xanh ngắt. Là nơi dân làng giặt giũ, gánh nước tưới rau. Là nơi những chú trâu, chú bò nhẩn nha gặm cỏ với vài đứa trẻ con vắt vẻo trên lưng đang thả hồn theo những cành diều vút tận mây xanh. Và đó cũng là nơi lũ trẻ làng em tập trung nô đùa chạy nhảy bơi lội trong những chiều hè nóng nực.

Bao năm tháng qua đi, dòng sông vẫn cứ hiền hòa êm đềm chảy. Không biết dòng sông đã lưu giữ những kỷ niệm của chúng em ở đâu mà sao em thấy dòng sông thân quen đến thế. Từng bờ tre, từng ngọn cỏ, dòng sông đã trở thành một phần trong cuộc sống tuổi thơ của em. Sau này, dù đi bất cứ đâu em vẫn luôn nhớ về dòng sông thân yêu của mình.Mãi mãi và mãi mãi vẫn là như thế.

20 tháng 12 2016

Tôi đã đi nhiều nơi và hầu hết là đi biển. Nhưng hè năm nay, bố lại có một đề nghị khác. Để mừng lần đầu tiên con gái đạt giải học sinh giỏi, gia đình ta sẽ đi nghỉ mát ở Tam Đảo hai ngày. Không giấu nổi niềm vui, mẹ tôi vỗ tay tán thưởng vui mừng. Còn tôi và thằng Ti thì chạy ào đến quàng lên vai, lên lưng bố mà cảm ơn rối rít.

Ngày hôm trước khi đi đúng là một ngày bận rộn của mẹ. Mẹ chuẩn bị không biết là bao nhiêu thứ nhưng lại còn có thêm cả mấy chiếc áo thu đông. Thấy lạ, tôi liền hỏi mẹ:

Mẹ ơi! Sao đi nghỉ hè mẹ lại chuẩn bị cả áo thu đông như vậy?

Mẹ trả lời bí ẩn:

Cứ lên đó! Con sẽ hiểu tại sao?

Câu trả lời của mẹ dường như làm tăng thêm sự thú vị của Tam Đảo trong tôi.

Sáng hôm sau, mới sáu giờ, chiếc xe bố thuê ở ngoài phố đã sẵn sàng đưa cả gia đình đi suốt cuộc hành trình. Chiếc xe băng nhanh ra khỏi nội thành. Phía sau cửa kính, cả tôi và bé Ti cứ mải miết nhổm lên mà ngắm những cánh đồng lúa mênh mông bát ngát. Loáng cái xe đã đến Nội Bài, Phúc Yên rồi rẽ Vĩnh Yên, xe vào đường Tam Đảo (tên những địa danh tôi đọc được trên những biển chỉ đường). Thấy biển đề Tam Đảo, tôi bỗng reo lên:

A! Đến nơi rồi!

Nhưng bố nói: “Chưa đến đâu con ạ! Còn mấy chục cây nữa cơ! Bây giờ bắt đầu đến đoạn đường đi khó, hai con phải ngồi cho ngoan và cẩn thân”. Bố vừa nói dứt lời thì tôi chợt nhận ra con đường trước mặt ngoằn ngoèo như con rắn và dường như cứ hun hút đi lên. Ngồi trong xe mà cả nhà tôi cứ lắc qua lắc lại đến chóng cả mặt. Để rồi khi bố nói đã đến nơi, bước chân xuống xe mà tôi vẫn không tưởng tượng nổi đó là Tam Đảo. Một vùng đồi núi mờ mờ ẩn hiện khác hẳn với trí tưởng tượng trước đó của tôi.

Về khách sạn nhận phòng rồi ăn xong bữa sáng nhẹ nhàng nhờ sự khéo tay của mẹ, gia đình tối bắt đầu cuộc hành trình "chinh phục tháp truyền hình". Ngọn tháp cao hun hút đến nỗi mẹ và em Ti phải bỏ cuộc giữa chừng còn tôi và bố dù đã lên tới đỉnh nhưng lúc xuống cũng phải ngồi nghỉ không dưới mười lần. Buổi sáng, cả gia đình tôi còn kịp đi thăm thèm vài điểm nữa trước khi về khách sạn vào lúc chân tay ai cùng thấy mệt nhoài.

Đầu giờ chiều mẹ nói, hôm nay gia đình sẽ đi sắm một ít đổ kỷ niệm. Lúc ấy tôi mới chợt nhớ ra lời dặn của Hùng "nghệ sĩ”, cậu bạn thân nhất của tôi. Chả là Hùng thổi sáo rất hay. Biết tôi lên Tam Đảo, nó đã dặn kỹ, thế nào cũng phải mua cho nó một cây sáo trúc.

Ôi! Cơ man nào là đồ kỷ niệm, lại có không biết bao nhiêu đồ làm từ tre trúc. Tôi đi qua một lượt trong tiếng mời chào không ngớt rồi dừng lại trước quán hàng của một cậu bạn xem chừng trạc tuổi tôi.

Bạn mua sáo đi, mang về xuôi tặng bạn bè nào biết thổi để làm kỷ niệm - Cậu bán hàng mời.

Tôi bị ấn tượng ngay vì quán của cậu chỉ bán sáo. Cây nào cũng đề chữ "Hà Vinh - Tam Đảo" chứ không phải "Kỷ niệm Tam Đảo" như những quán tôi đã đi qua. Thấy tôi có vẻ thắc mắc, người bán hàng đón được ý, liền giải thích ngay:

Hà Vinh là tên của mình, ở đây người ta bán sáo chủ yếu để làm kỷ niệm. Còn sáo mình làm vừa để làm kỷ niệm vừa để tặng những ai chơi được, thậm chí chơi sáo hay. Mình nghĩ tặng quà cũng nên như vậy.

Tôi ngớ người, người bán nói trúng ý của mình. Tôi bèn nói:

Mình ở dưới xuôi lên lại chẳng biết gì về sáo, thấy cậu có vẻ cũng trạc tuổi mình nên đánh bạo ra mua.

Thế cậu học lớp mấy? - Hà Vinh hỏi:

Năm nay mình lớp sáu.

Vậy cậu ít tuổi hơn mình nhưng chúng ta cứ gọi nhau là bạn bè thôi. Nhà mình vất vả nên vừa học, mình vừa làm thêm giúp mẹ bằng nghề này.

Em là Minh, người Hà Nội, rất vui được quen anh. Nhờ anh chọn giúp em một cây sáo để tặng một người bạn của em. Bạn ấy chơi sáo được.

Hà Vinh chọn rất nhanh và lại còn thử cho tôi nghe một vài tiểu khúc nữa. Tiếng sáo của Hà Vinh chẳng kém gi Hùng nghệ sĩ - cậu bạn được đào tạo bài bản từ lúc nhỏ. Anh Vinh nói:

Mình tặng Minh một cây làm kỷ niệm, không lấy tiền đâu!

Thế thì không được. Anh còn phải giúp mẹ cơ mà. Em không dám nhận!

Không sao Minh ạ! Thứ nhất mình chưa tặng cho ai bao giờ. Thứ hai, mình muốn có thêm một người bạn mới và rất vui vì biết có người chơi được sáo hay và có sở thích giống mình.

Chiều đã muộn, tôi đành nhận cây sáo rồi ra về trong lòng cảm kích vô cùng. Anh Hà Vinh sâu sắc nhưng thật thà, giản dị và tốt quá.

Hôm sau tôi về mà không gặp anh Vinh (chắc buổi sáng anh đi học). Mấy hôm sau tôi theo địa chỉ gửi cho Hà Vinh mấy cuốn sách hay. Anh thích lắm và rất cảm ơn tôi trong lá thư đáp lại. Chuyến đi Tam Đảo đã cho tôi một tình bạn khó phai từ ngày ấy. Còn Hùng nghệ sĩ thì mỗi lúc gặp tôi lại cảm ơn rối rít vì không biết tôi mua thế nào mà lại được cây sáo trúc vừa đẹp vừa hay.

20 tháng 12 2016

Tôi đã đi nhiều nơi: Đền Hùng, Cửa Lò, Tam Cốc, Phong Nha... Có lẽ cuộc du lịch Đồ Sơn tuy cảnh quan thiên nhiên không đẹp lắm so với các danh lam thắng cảnh tôi từng qua, nhưng nó đã để lại trong tôi một kỷ niệm khó phai.

Nhân dịp chúc mừng tôi đạt giải ba học sinh giỏi cấp tỉnh, bố tôi đã quyết định tổ chức cho cả nhà tôi đi tham quan. Bố nói:

- Mọi năm, nhà ta đã đi rất nhiều thắng cảnh rồi. Năm nay, bố sẽ cho nhà ta đi Đồ Sơn, cả nhà thấy thế nào?

Cả nhà tôi đều đồng ý.

Cái Trang, em gái tôi thắc mắc:

- Thế Đồ Sơn có cái gì hay không, hả bố?

Bố tôi trả lời:

- Tất nhiên là phải có cái hay rồi, con cứ đi rồi sẽ biết, con gái yêu của bố ạ! Còn bây giờ, cả nhà sẽ đi ngủ để mai còn xuất hành sớm.

- Vâng ạ! Hai chị em tôi cùng đáp.

Tối hôm đó, tôi cứ nghĩ mãi về câu hỏi của cái Trang rồi ngủ thiếp đi lúc nào không biết. Bỗng tôi nằm mơ thấy một ông Tiên đến nói với tôi rằng: "Con sẽ có một người bạn mới, con sẽ… " nhiều lần như vậy.

Bỗng tôi giật mình nghe tiếng mẹ gọi:

- Con ơi, dậy đi thôi, sắp đến giờ khởi hành rồi.

Tôi vùng dậy và cứ nghĩ mãi về câu nói của ông Tiên.

Đúng năm giờ sáng, xe ô tô bắt đầu khởi hành đưa gia đình tôi đến Đồ Sơn. Mải nghĩ về câu nói của ông Tiên tôi chẳng để ý gì đến quang cảnh thiên nhiên bên ngoài cho đến khi mẹ gọi tôi xuống xe khi đã tới Đồ Sơn. Một cái biển to tướng đề mấy chữ: "Hoan nghênh quý khách tới Đồ Sơn". Nhìn những bạn nhỏ cùng bố mẹ đang vui đùa giữa dòng nước biển nhấp nhô, tôi phát thèm liền nói với bố:

- Bố ơi, đi tắm thôi.

Thế là cả nhà tôi cùng đi thay đồ, thuê phao rồi nhảy xuống biển. Đang tắm giữa dòng nước mát lạnh, tôi bỗng nhìn thấy một bạn gái xinh xắn chừng bằng tuổi tôi, bạn không tắm mà đi gom những con ốc, con sò dưới biển cạnh bờ cát. Nhớ tới lời ông tiên, Lôi liền xin phép bố mẹ ra chào bạn và mong rằng lời ông Tiên là sự thật. Tôi từ từ tiến đến chỗ bạn gái đó, tuy hơi sợ nhưng tôi lại háo hức khi nghĩ rằng mình sẽ có một người bạn mới ở thắng cảnh này; đó là chuyện mà các chuyến du lịch khác không có. Tôi lại gần bạn và hỏi:

 

- Xin chào bạn, mình tên là Yến, còn hạn tên gì?

Bạn gái không khỏi ngỡ ngàng, nhưng vẫn trả lời tôi:

- Dạ thưa chị, em lên là Mai.

- Thế bạn bao nhiêu tuổi?

Mai đáp lại bằng giọng nhỏ nhẹ:

- Dạ thưa chị, em mười hai tuổi ạ!

Tôi liền nói:

- Thế thì chúng ta bằng tuổi nhau đó, bạn đừng xưng chị chị em em với mình.

- Vâng,... vâng ạ! - Mai thản nhiên đáp như vậy.

- Chúng ta kết bạn nha, có được không Mai?

- Được, được ạ - Mai đáp với giọng vui vẻ.

Thế rồi tôi và Mai nắm tay nhau đi tìm và thu gom các con sò và con ốc. Sau đó, chúng tôi xâu thành một chiếc vòng thật đẹp. Tôi bảo:

- Bạn hãy giữ lấy để làm kỷ niệm, rồi sẽ có ngày chúng ta sẽ gặp nhau tại đấy. Thôi mình phải ra chỗ bố mẹ rồi còn về ăn trưa.

Mai kéo áo tôi lại và bảo:

- Thôi chị cứ cầm lấy mà làm kỷ niệm, đằng nào thì chị cũng nhặt được nhiều hơn

- Không, không, bạn cứ cầm lấy.

- Không, không, chị cứ cầm lấy.

Hai chúng tôi giằng co nhau mãi, cuối cùng tôi đành phải nhận.

Tôi chào Mai rồi ra chỗ bố mẹ. Lúc gia đình tôi sắp ra về, tôi nhìn thấy Mai, trên tay cầm hai chiếc kem và chạy về phía xe, đưa cho hai chị em tôi. Rồi xe bắt đầu chạy, Mai vẫn đứng đó, vẫy tay chào tạm biệt tôi.

 

Đó quả là một ngày chủ nhật thật thú vị. Nó đã giúp tôi có thêm một người bạn mới ở Đồ Sơn. Dù cuộc gặp gỡ đó có ngắn ngủi thật nhưng nó đã để lại trong tôi một kỷ niệm khó phai. Quả là lời nói của ông Tiên thật hiệu nghiệm và đó cũng chính là lý do vì sao tôi nói với các bạn rằng tôi có ấn tượng với Đồ Sơn đến thế dù nó không phải là thắng cảnh đẹp nhất trong những nơi mà tôi đã được đi. Và cho tới bây giờ, tôi vẫn còn giữ chuỗi ốc và sò mà Mai đã tặng.