K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 6 2022

Nếu là bạn anh ta,mik sẽ khuyên ko nên tham gia vì vòng 100 người có khả năng  người ra mặt 12 rất ,và cả 100 người đều sẽ C.H.Ế.T 😈😈😈

9 tháng 6 2022

cái gì mà đe dọa đến tính mạng thì phương án tốt nhất là ko đi

5 tháng 10 2021

trả lời :
mk cũng đoán là 4 ko bt nhưng nghĩ thì cx 

hợp lý

^HT^

2 tháng 7 2016

11          6             3              2            1         

5           3              1             1              0

A          B             A                 B          A

=> AN THUA !!!!!!!!!

6 tháng 7 2016

mỗi lần bốc tối thiểu 1 viên và tối đa không vượt quá một nửa số bi còn lại.” và “Ai đến lượt mình đi không còn bi để bốc thì thua.” có nghĩa là người nào cuối cùng còn lại 1 viên bi là thua cuộc. Vì không thực hiện được cách bốc bi của mình.

 

An  luôn thắng cuộc, thực hiện qua các bước như sau:

-An  bốc 4 viên để còn lại 7 viên cho Bình.    

-Bình có thể bốc 1 ; 2 ; 3 viên để cho An có thể còn lại là 6 ; 5 ; 4 viên.

-An  bốc số viên bi để còn lại cho Bình  3 viên.

-Bình chỉ có quyền bốc 1 viên để lại cho An 2 viên.

-An bốc 1 viên chừa lại cho Bình 1 viên

-Bình thua cuộc !!!

1. BA NHÀ THÔNG THÁICó ba nhà triết gia Hy-Lạp cổ, sau một cuộc tranh luận căng thẳng và cũng vì trời hè nóng nực nên đã nằm ngủ dưới gốc cây trong vườn của Viện Hàn lâm. Có mấy thợ thông lò đi qua tinh nghịch đã bôi nhọ lên trán cả ba triết gia.Khi ba nhà thông thái tỉnh dậy, họ nhìn nhau và cùng phá lên cười. Ai cũng yên chí rằng chỉ có hai người kia bị nhọ và họ cười nhau, còn mình...
Đọc tiếp


1. BA NHÀ THÔNG THÁI
Có ba nhà triết gia Hy-Lạp cổ, sau một cuộc tranh luận căng thẳng và cũng vì trời hè nóng nực nên đã nằm ngủ dưới gốc cây trong vườn của Viện Hàn lâm. Có mấy thợ thông lò đi qua tinh nghịch đã bôi nhọ lên trán cả ba triết gia.
Khi ba nhà thông thái tỉnh dậy, họ nhìn nhau và cùng phá lên cười. Ai cũng yên chí rằng chỉ có hai người kia bị nhọ và họ cười nhau, còn mình thì cười họ. Thế nhưng, trong khoảnh khắc, một triết gia không cười nữa vì ông ta suy đoán ra trên trán ông ta cũng bị nhọ.
Vậy nhà thông thái đó suy luận như thế nào?

2. HAI CHỊ EM SINH ĐÔI
Ở thành phố T có một cặp sinh đôi khá đặc biệt. Tên hai cô là Nhất và Nhị. Những điều ly kỳ về hai cô lan truyền đi khắp nơi. Cô Nhất không có khả năng nói đúng vào những ngày thứ hai, thứ ba và thứ tư, còn những ngày khác nói đúng. Cô Nhị nói sai vào những ngày thứ ba, thứ năm và thứ bảy, còn những ngày khác nói đúng.
Một lần tôi gặp hai cô và hỏi một trong hai người:
- Cô hãy cho biết, trong hai người cô là ai?
- Tôi là Nhất.
- Cô hãy nói thêm, hôm nay là thứ mấy?
- Hôm qua chủ nhật.
Cô kia bỗng xem vào:
- Ngày mai là thứ sáu.
Tôi sững sờ ngạc nhiên-Sao lại thế được?-và quay sang hỏi cô đó:
- Cô cam đoan là cô nói thật chứ?
- Ngày thứ tư tôi luôn luôn nói thật – cô đó trả lời.
Hai cô làm tôi lúng túng thực sự, nhưng sau một hồi suy nghĩ tôi đã xác định được cô nào là cô Nhất, cô nào là cô Nhị, thậm chí còn xác định được ngày hôm đó là thứ mấy.
Mời bạn hãy thử làm xem.

3. CỤ GIÀ NÓI THẦM ĐIỀU GÌ?
Có hai chàng trai Kozak là Grisko và Oponos đều là những kỵ sỹ tài ba. Trong các cuộc thi khi người này, khi thì người kia thắng, nhưng ai phi ngựa nhanh hơn, các cuộc tranh luận đều không phân giải được. Cuối cùng Grisko đề nghị một cuộc thi: Ngựa của ai về sau thì người đó thắng. Oponos chấp thuận.
Cuộc thi như vậy được tổ chức, người xem khá đông. Khi trọng tài nổ súng phát hiệu lệnh thì lạ thay: cả hai kỵ sỹ đều chỉ đứng nguyên ở vị trí xuất phát. Khán giả chờ đợi, hò hét huyên náo. Xem ra cuộc thi không bao giờ chấm dứt.
Vừa lúc đó có một cụ già tóc bạc đi tới. Thấy chuyện lạ, cụ hỏi, người ta nói cho cụ hiểu thì cụ lớn tiếng nói:
- Xin quý khán giả hãy bình tĩnh, tôi sẽ nói thầm một điều với cả hai kỵ sỹ thì họ sẽ phi như bay về đích cho mà xem.
Quả vậy, cụ già gọi hai chàng trai đến bên cụ, cầm lấy tay họ và nói thầm vào tai từng người. Khi cụ bỏ tay họ ra thì cả hai kỵ sỹ đều chạy như bay tới ngựa, nhảy lên và phóng như bay về đích.
Cuối cùng, người thắng vẫn là người có ngựa về sau.
Vậy cụ già đã nói thầm điều gì với cả hai kỵ sỹ?

4. DU KHÁCH ĐANG Ở ĐÂU?
Có một du khách đến một trong hai thành phố A, B của một đất nước tuyệt đẹp. Người thành phố A luôn luôn nói thật, người thành phố B luôn luôn nói dối. Trong thành phố A có một số dân của thành phố B và ngược lại.
Bạn hãy suy nghĩ xem người khách cần phải đặt câu hỏi như thế nào khi gặp người đầu tiên để từ câu trả lời có thể biết được mình đang ở đâu?

5. QUÂN XANH, QUÂN ĐỎ
Tiến hành một trò chơi, các em thiếu niên chia làm hai đội: quân xanh và quân đỏ. Đội quân đỏ bao giờ cũng nói đúng, còn đội quân xanh bao giờ cũng nói sai.
Có ba thiếu niên đi tới là An, Dũng và Cường. Người phụ trách hỏi An: “Em là quân gì?”. An trả lời không rõ, người phụ trách hỏi lại Dũng và Cường: “An đã trả lời thế nào?”. Dũng nói “An trả lời bạn ấy là quân đỏ”, còn Cường nói: “An trả lời bạn ấy là quân xanh”.
Hỏi Dũng và Cường thuộc quân nào?
6. ĐẠO LUẬT TÀN ÁC
Ở một vương quốc nọ có ông vua tàn ác. Ông ta không muốn người lạ vào lãnh thổ của mình nên ra lệnh cho tất cả các lính biên phòng phải thi hành một đạo luật sau:
Bất kỳ một người nước khác lọt tới đều phải trả lời câu hỏi: “Vì sao anh tới đây?”. Nếu người đó trả lời đúng thì đem dìm xuống nước, nếu trả lời sai thì đem treo cổ.
Một lần, có một người nông dân nước láng giềng vô tình đến một trạm biên phòng. Người lính ra câu hỏi: “Vì sao anh tới đây?” và chuẩn bị hành tội anh ta.
Thế nhưng người nông dân thông minh đó đã trả lời một câu mà người lính biên phòng không thể xác định được đúng hay sai để hành tội anh ta theo đạo luật của nhà vua.
Vậy người nông dân đó đã trả lời như thế nào?

7. BỨC CHÂN DUNG AI?
Người ta hỏi Trung: “Bức ảnh trên tường là chân dung ai?”. Trung trả lời: “Bố của người đó là người con trai duy nhất của ông bố người đang trả lời các bạn”.
Hỏi người trong ảnh là chân dung ai?
8. ANH THỢ CẠO TRONG THÔN
Người ta đưa ra một định nghĩa về anh thợ cạo trong thôn như sau:
“Gọi người đàn ông trong thôn là thợ cạo nếu anh ta cắt tóc cho tất cả những người trong thôn không tự cắt lấy”.
Hỏi: Với định nghĩa như vậy anh thợ cạo có tự cắt tóc cho mình hay không?
Trả lời:
- Nếu anh thợ cạo tự cắt cho mình thì mâu thuẫn với định nghĩa là anh ta chỉ cắt cho những ai không tự cắt lấy.
- Nếu anh thợ cạo không tự cắt cho bản thân anh ta thì cũng theo định nghĩa anh ta phải cắt cho anh ta, vẫn mâu thuẫn.
Bạn hãy xác định xem mâu thuẫn nảy sinh từ đâu?

9. THÀNH CÔNG CỦA TUỔI TRẺ
Tôi chơi cờ cũng khá nhưng hai người bạn thân của tôi là những tay cờ tuyệt diệu. Tôi chơi với mỗi người một ván và cả hai thắng tôi một cách dễ dàng. Có một người bạn nhỏ của tôi – mới 10 tuổi – chỉ mới biết các quy tắc chơi cờ nhưng lại cả quyết rằng sẽ chơi tốt hơn tôi. Để chứng tỏ điều đó cậu ta ra điều kiện:
“Tôi sẽ chơi cùng một lúc với cả hai người bạn của anh trên hai bàn cờ và chắc chắn tôi sẽ đạt kết quả tốt hơn anh là không thua cả hai người”.
Ta có thể giải thích sự thành công của người bạn nhỏ như thế nào?

10. NÓI TIÊN TRI
Trước đây ở một nước Á đông có một ngôi đền thiêng do ba thần ngự trị: Thần Sự Thật (luôn luôn nói thật), thần Lừa Dối (luôn luôn nói dối) và thần Mưu Mẹo (lúc nói thật, lúc nói dối). Các thần ngự trên bệ thờ sẵn sàng trả lời khi có người tới thỉnh cầu. Nhưng vì hình dạng của các thần hoàn toàn giống nhau nên người ta không biết thần nào trả lời để mà tin hay không tin.
Một triết gia từ xa đến, để xác định các thần, ông ta hỏi thần bên trái:
- Ai ngồi cạnh ngài?
- Đó là thần Sự Thật – thần bên trái trả lời.
Tiếp theo ông ta hỏi thần ngồi giữa:
- Ngài là thần gì?
- Ta là thần Mưu Mẹo.
Sau cùng, ông ta hỏi thần bên phải:
- Ai ngồi cạnh ngài?
- Đó là thần Lừa Dối – thần bên phải trả lời.
Người triết gia kêu lên:
- Tất cả đã rõ ràng, các thần đều đã được xác định.
Vậy nhà triết gia đó đã xác định các thần như thế nào?

11
31 tháng 12 2016

dài dử

cs mệt ko bn

nhìn đã choáng joi

3 tháng 3 2017

ko hieu 

28 tháng 6 2023

Để tìm chiến thuật chơi để An là người thắng cuộc, ta cần xem xét các trường hợp có thể xảy ra.

Trong trường hợp này, số viên kẹo trong hai túi là 18 và 21. Ta có thể tạo bảng để phân tích các trường hợp:

| Lượt chơi | Túi 1 (18 viên) | Túi 2 (21 viên) |
|-----------|----------------|----------------|
| 1         | 17             | 20             |
| 2         | 16             | 19             |
| 3         | 15             | 18             |
| 4         | 14             | 17             |
| 5         | 13             | 16             |
| 6         | 12             | 15             |
| 7         | 11             | 14             |
| 8         | 10             | 13             |
| 9         | 9              | 12             |
| 10        | 8              | 11             |
| 11        | 7              | 10             |
| 12        | 6              | 9              |
| 13        | 5              | 8              |
| 14        | 4              | 7              |
| 15        | 3              | 6              |
| 16        | 2              | 5              |
| 17        | 1              | 4              |
| 18        | 0              | 3              |

Dựa vào bảng trên, ta nhận thấy rằng nếu An chơi một cách thông minh, an sẽ luôn giữ số viên kẹo trong hai túi ở cùng một mức. Điều này đảm bảo rằng Bình sẽ không thể lấy hết kẹo từ một túi nào đó và An sẽ luôn có cơ hội lấy kẹo từ túi còn lại.

Vì vậy, chiến thuật chơi của An là giữ số viên kẹo trong hai túi ở cùng mức. Khi Bình lấy đi một viên kẹo từ một túi, An sẽ lấy đi một viên kẹo từ túi còn lại để duy trì số viên kẹo ở cùng mức.

Với chiến thuật này, An sẽ luôn là người thắng cuộc vì An có thể điều khiển trò chơi sao cho Bình không thể lấy hết kẹo từ một túi nào đó.

30 tháng 12 2024

Bạn đầu tiên không thể thực hiện lượt chơi của mình nghĩa là sao ạ

 

Một nhà sử học, một học giả Do Thái có tên Flavius Josephus và 40 người lính Do Thái khác bị quân La Mã bao vây trong cuộc vây hãm tại thị trấn Yodfat vào năm 67 Sau Công nguyên.Nhóm người tại đây thà chết chứ không chịu đầu hàng và vì thế, họ quyết định đứng thành vòng tròn, người thứ nhất giết người bên cạnh của mình và cứ như vậy, người còn sống tiếp theo sẽ phải giết người...
Đọc tiếp

Một nhà sử học, một học giả Do Thái có tên Flavius Josephus và 40 người lính Do Thái khác bị quân La Mã bao vây trong cuộc vây hãm tại thị trấn Yodfat vào năm 67 Sau Công nguyên.

Nhóm người tại đây thà chết chứ không chịu đầu hàng và vì thế, họ quyết định đứng thành vòng tròn, người thứ nhất giết người bên cạnh của mình và cứ như vậy, người còn sống tiếp theo sẽ phải giết người kế tiếp. Người sống sót cuối cùng sẽ phải tự sát.

Josephus không muốn tự sát nhưng cũng không dám nói ra kế hoạch này bởi lẽ ông sợ sẽ bị các những người khác giết ngay lập tức.

Josephus là một trong hai người còn lại sống sót và ông nói rằng “hoặc ta phải nói rằng sự việc này xảy ra bằng sự ngẫu nhiên, hoặc đây là bằng chứng về sự tồn tại của Đấng tối cao”.

Vậy học giả Josephus làm thế nào để sống sót trong “bài toán” trên?

6
28 tháng 12 2016

Link đây nhé bạn: http://genk.vn/cau-do-toan-hoc-nay-lam-ban-dau-dau-nhung-no-cung-se-cuu-song-ban-neu-gap-phai-truong-hop-tuong-tu-20161121153323422.chn

28 tháng 12 2016

chịu,mới lớp 4 thui ak

8 tháng 7 2021

Chúc mừng Anh có lần đầu tiên vào vòng chung kết 1 kì Euro...

Chúc mừng Ý sắp có lần thứ 2 vô địch :v

8 tháng 7 2021

Chúc cuộc thi thành công <3

NV
16 tháng 3 2022

Ta kiểm tra 1 vài giá trị nhỏ. Gọi A là người đi trước và B là người đi sau. Vị trí người đi trước luôn thắng ta gọi là W, vị trí người đi trước luôn thua gọi là L (viết tắt là thắng thua thì T-T ko phân biệt được, viết tắt là T-B thắng bại thì chữ B lại trùng với người B)

1 viên bi: A hiển nhiên thắng (W)

2 viên bi: A buộc phải lấy 1 viên. B lấy nốt viên còn lại nên A thua (L)

3 viên: A hiển nhiên lấy hết cả 3 viên nên thắng (W)

4 viên: tương tự, A thắng (W)

5 viên: A lấy 3 viên, đặt B vào trường hợp 2, do đó A thắng (W)

6 viên: A lấy 4 viên và thắng (W)

7 viên: nếu A lấy 1 viên, B sẽ lấy 4 viên và đặt A vào trường hợp 2 nên A thua, nếu A lấy 3 hoặc 4 viên, B sẽ lấy hết số còn lại, A vẫn thua. Do đó, trong trường hợp này A luôn thua (L)

8 viên: A hiển nhiên sẽ lấy 1 viên và đặt B vào trường hợp 7, A thắng (W)

9 viên: dù A lấy 1, 3 hay 4 viên thì B sẽ đều rơi vào các trường hợp thắng 8, 6, 5. Do đó A luôn thua (L)

10 viên: A chắc chắn lấy 1 hoặc 3 viên để đẩy B vào trường hợp thua 9 hoặc 7. A luôn thắng (W)

Nhận thấy từ trường hợp 7 trở đi, nếu số bi là lẻ thì người đi trước sẽ luôn thua cuộc và số bi là chẵn thì người đi trước luôn thắng cuộc (do trong 2 lượt đi liên tiếp, người đi sau luôn chắc chắn có cách bốc để tổng số bi qua 2 lượt là 1 số chẵn, qua đó đảm bảo tính chẵn lẻ của số bi còn dư trên bàn) (1)

Vậy Phước sẽ luôn là người thắng trong trò chơi này. Cách chơi như sau: giả sử tổng số bi là chẵn và đủ lớn (\(\ge14\) , là tổng của trường hợp L=7 và tổng 2 số bi khác tính chẵn lẻ lớn nhất là 3+4)

- Nếu lượt đầu, Cẩn lấy 1 hoặc 3 viên \(\Rightarrow\) số bi còn lại là lẻ. Đến lượt Phước, Phước lấy 4 viên. Khi đó Cẩn phái khởi đầu lượt chơi tiếp theo với tổng số bi trên bàn là lẻ. Như vậy Phước chỉ cần tuân thủ chiến thuật ở (1) là chắc thắng

- Nếu lượt đầu, Cẩn lấy 4 viên => Phước sẽ lấy 1 hoặc 3 viên. Cẩn tiếp tục bị đẩy vào thế chắc chắn thua.

Ở một doanh nghiệp nọ người ta cần chọn 4 người vào hội động quản trị (HĐQT) với các chức vụ: chủ tịch, phó chủ tịch, kế toán và thủ quỹ. Sáu người được đề cử vào các chức vụ trên là: Đốc, Sửu, Hùng, Vinh, Mạnh và Đức. Khi tìm hiểu, các đề cử viên có những nguyện vọng sau:(1)Đốc không muốn vào HĐQT nếu không có Sửu. Nhưng dù có Sửu anh cũng không muốn làm phó chủ...
Đọc tiếp

Ở một doanh nghiệp nọ người ta cần chọn 4 người vào hội động quản trị (HĐQT) với các chức vụ: chủ tịch, phó chủ tịch, kế toán và thủ quỹ. Sáu người được đề cử vào các chức vụ trên là: Đốc, Sửu, Hùng, Vinh, Mạnh và Đức. Khi tìm hiểu, các đề cử viên có những nguyện vọng sau:

(1)Đốc không muốn vào HĐQT nếu không có Sửu. Nhưng dù có Sửu anh cũng không muốn làm phó chủ tịch.

(2) Sửu không muốn nhận chức phó chủ tịch và thư kí

(3) Hùng không muốn cộng tác với Sửu nếu Đức không tham gia.

(4) Nếu trong HĐQT có Vinh hoặc Đức thì Mạnh kiên quyết không tham gia HĐQT.

(5) Vinh cũng từ chối tham gia nếu HĐQT có mặt cả Đốc và Đức

(6) Chỉ có Đức đồng ý làm chủ tịch với điều kiện Hùng không làm phó chủ tịch

Hỏi người ta phải chọn 4 người nào trong số 6 đề cử viên để thỏa mãn nguyện vọng riêng của các đề cử viên?

2
5 tháng 10 2018

4 người đó là: Sửu, Hùng, Vinh, Đức

5 tháng 6 2020

tại sao

Câu 1:Simba, AS, AP và ERP cùng đi trên 1 chuyến xe. Tất cả đều biết trong số họ có ít nhất 1 người bị nhọ mặt. Trong lúc xe chạy không ai nói chuyện với ai và không có gương để soi. Xe chạy và dừng lại tại mỗi trạm dừng chân. Xe chạy đến trạm dừng chân thứ 3 thì tất cả những người bị nhọ mặt đều xuống đi rửa mặt, còn người không bị nhọ thì ngồi yên tại chỗ. Hỏi tại sao...
Đọc tiếp

Câu 1:Simba, AS, AP và ERP cùng đi trên 1 chuyến xe. Tất cả đều biết trong số họ có ít nhất 1 người bị nhọ mặt. Trong lúc xe chạy không ai nói chuyện với ai và không có gương để soi. Xe chạy và dừng lại tại mỗi trạm dừng chân. Xe chạy đến trạm dừng chân thứ 3 thì tất cả những người bị nhọ mặt đều xuống đi rửa mặt, còn người không bị nhọ thì ngồi yên tại chỗ. Hỏi tại sao họ biết mình bị nhọ mặt và có bao nhiêu người bị nhọ???

Câu 2:Có 5 cái mũ, trong đó 2 đen 3 trắng. Có 3 người đứng thành hàng dọc ( chỉ có người sau thấy người đứng trước mình).
Lấy ngẫu nhiên 3 cái mũ đội lên đầu mỗi người và lần lượt hỏi từng người họ đội mũ màu gì.
Người đứng cuối người này ko trả lời đc
Hỏi người thứ 2 cũng ko trả lời được.
Lập tức ngươi đứng đầu tiên suy luận và trả lời mình đang đội nón màu gì.
Vậy anh ta suy luận như thế nào? (Nhớ giải thik)

Câu 3:Có 1 lớp học trong đó có 1/2 học sinh nói dối, và 1/2 học sinh nói thật. Ông thầy zô dạy cho tụi này nhưng chẳng biết ai nói dối nói thật. Các bạn giúp ổng zới, chỉ với 1 câu hỏi để có thể biết được đứa học sinh nào nói dối, đứa nào nói thật. Không thui ổng chít mất.

1
13 tháng 2 2017

giúp tôi

TRÒ CHƠI TOÁN HỌCTrên bảng ghi 20 số từ 1 đến 20 như sau:[_] 1 [_] 2 [_] 3 [_] 4 ... [_] 18 [_] 19 [_] 20Hai bạn chơi trò luân phiên điền dấu "+" hoặc "-" vào một ô trống [_] bất kì cho đến khi không còn ô trống nào. Nếu giá trị tuyệt đối của tổng cuối cùng nhỏ hơn 30 thì bạn thứ nhất (đi trước) thắng. Ngược lại, nếu giá trị tuyệt đối của tổng cuối cùng lớn hơn hoặc bằng 30 thì bạn...
Đọc tiếp

TRÒ CHƠI TOÁN HỌC

Trên bảng ghi 20 số từ 1 đến 20 như sau:

[_] 1 [_] 2 [_] 3 [_] 4 ... [_] 18 [_] 19 [_] 20

Hai bạn chơi trò luân phiên điền dấu "+" hoặc "-" vào một ô trống [_] bất kì cho đến khi không còn ô trống nào. Nếu giá trị tuyệt đối của tổng cuối cùng nhỏ hơn 30 thì bạn thứ nhất (đi trước) thắng. Ngược lại, nếu giá trị tuyệt đối của tổng cuối cùng lớn hơn hoặc bằng 30 thì bạn thứ hai (đi sau) thắng.

Bạn thứ hai lập luận cho cách đi của mình như sau: Chia 20 số trên thành mười cặp (1; 2), (3; 4), ..., (19; 20). Nếu bạn thứ nhất điền dấu vào một số trong mỗi cặp thì bạn thứ hai sẽ điền dấu vào số còn lại của cặp đó theo quy tắc sau: Với cặp (19; 20) bạn ấy sẽ ghi cùng dấu với bạn thứ nhất. Với các cặp còn lại, bạn ấy sẽ ghi dấu khác với dấu của bạn đi trước. Hỏi: Với cách đi như vậy bạn thứ hai có luôn thắng hay không? Giải thích vì sao?

4
29 tháng 7 2015

người thứ 2 thắng vì nó giỏi hơn 

29 tháng 7 2015

người thứ 2 thắng vì nó giỏi hơn