Câu 5. Phát biểu nào dưới đây không đúng đối với đoạn mạch gồm các điện trở mắc nối tiếp?
A. Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch bằng hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở mắc trong đoạn mạch.
B. Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch bằng tổng các hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở mắc trong đoạn mạch.
C. Cường độ dòng điện là như nhau tại mọi vị trí của đoạn mạch.
D. Hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở mắc trong đoạn mạch tỉ lệ thuận với điện trở đó. Câu 6. Cường độ dòng điện chạy qua một dây dẫn phụ thuộc như thế nào vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn đó?
A. Tỉ lệ thuận với hiệu điện thế. B. Không thay đổi khi thay đổi hiệu điện thế.
C. Tỉ lệ nghịch với hiệu điện thế. D. Giảm khi hiệu điện thế tăng.
Câu 7. Phát biểu nào sau đây là đúng với nội dung quy tắc nắm tay phải?
A.Nắm bàn tay phải, rồi đặt sao cho bốn ngón tay hướng theo chiều dòng điện chạy qua các vòng dây thì ngón tay cái choãi ra chỉ chiều của đường sức từ bên ngoài ống dây
B.Nắm bàn tay phải, rồi đặt sao cho bốn ngón tay hướng theo chiều dòng điện chạy qua các vòng dây thì ngón tay cái choãi ra chỉ chiều của đường sức từ trong lòng ống dây
C.Nắm bàn tay phải, rồi đặt sao cho bốn ngón tay hướng theo của đường sức trong lòng ống dây
D.Nắm bàn tay phải, rồi đặt sao cho ngón tay cái choãi ra chỉ chiều của đường sức từ trong lòng ống dây
Câu 8. Quan sát thí nghiệm như hình vẽ, hãy cho biết cực Nam của kim nam châm sẽ như thế nào khi đóng khóa K ?
A. Đứng yên so với đầu B. B. Bị hút về phía đầu B.
C. Bị đẩy ra xa đầu B. D. Vuông góc với phương AB.
Câu 9. Nếu tăng hiệu điện thế giữa hai đầu một dây dẫn lên 4 lần thì cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn này thay đổi như thế nào?
A. Tăng 4 lần. B. Giảm 4 lần. C. Tăng 2 lần. D. Giảm 2 lần.
a) Rtđ=R1+R2=50\(\Omega\)
b) U=I.Rtđ=3,2.50=160V
c) R1ntR2=>I1=I2=I=3,2A
=>U1=I1.R1=20.3,2=64V
=>U2=I2.R2=30.3,2=96V