K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 tháng 7 2016

Một lần, em thấy mẹ mệt. Em hỏi mẹ : "Mẹ làm sao thế ?". Mẹ nói là mẹ ốm rồi. Khi thế, em phải làm việc nhà tần tật để giúp mẹ. Bố thì đi công tác ở Vũng Tàu. Em bé thì ở nhà trẻ. Em thấy vậy nên lấy nước,lấy khăn chườm trán, lấy thuốc cho mẹ uống. Sau đó em quét nhà, lau nhà, rửa chén,... Em thấy chưa bao giờ làm việc mệt thấy này. Cuối cùng mẹ cũng giảm sốt, em pha nước cam cho mẹ uống. Mẹ dậy thấy nhà sạch sẽ, mẹ nói : " Con hôm nay giỏi lắm". Em nghe mẹ nói thì rất là mừng. Em rút ra một bài học : Em phải giúp mẹ nhiều hơn nữa khi bố vắng nhà.

Mình làm xong rồi, có gì bạn tham khảo nha !!! leuvuihihiok

11 tháng 7 2016

Khổ thân em!!! Em yêu mẹ em, em phải Hi sinh, em làm tất tật việc trong nhà. Sau đó cho em uống thuốc rồi em lên facebook.

 

14 tháng 11 2016
Có lẽ trong cuộc đời mỗi con người chắc hẳn cũng sẽ có những kỉ niệm khó phai mờ ề mái trường - ngôi nhà thứ hai thân thương đã nuôi dạy chúng ta nên người, đã vun đắp những ước mơ hoài bão của quãng đời học sinh.
Và tôi giờ đây đã trở thành một nhà doanh nghiệp bước sang tuổi 34 nhưng những kỉ niệm đẹp dưới mái trường cấp hai Hồng Quang vẫn sẽ đọng lại trong tôi không thể nào quên.
Và các bạn biết không, tôi đang trên đường về thăm lại ngôi trường cũ sau 15 năm xa cách với một tâm trạng bồi hồi đến khó tả.
Cái năm tôi học xong đại học thì phải bay sang mỹ để học nốt trường trình mà trường đại học yêu cầu để lấy bằng tiến sĩ. Thời gian trôi đi thật nhanh, vậy mà đã 15 năm rồi đấy nhỉ? đúng như người ta vẫn thường nói:'thời gian không chờ đợi ai cả'. Tôi vẫn chưa có dịp về thăm lại ngôi trường THCS Hồng Quang yêu dấu. Tối hôm qua, nhận được một cuộc điện thoại của lớp trưởng lớp 9 ngày hôm nay họp lớp tôi vui mừng khôn xiết.
Bây giờ đây trên xe, tôi đang trên đường tìm về chốn xưa, tìm về cái nơi mà chôn giấu biết bao kỉ niệm ngọt ngào thời cắp sách đến trường. Cái hương vị mát mẻ trong lành của buổi sáng sớm phả vào mặt khiếm tâm hồn tôi lâng lâng dễ chịu. Thật hóa hức, rộn ràng biết mấy!
Tôi phóng xe thật nhanh không biết giờ này ngôi trường đã thay đổi thế nào rồi nhỉ? Tôi cố gắng hình dung ra xem hình ảnh ngôi trường thật đẹp với tâm trạng náo nức, mong chờ.
Cuối cùng cũng đã đến nơi rồi, con đường độc đạo dẫn vào trường với hai hàng cây ợp bóng mát ngày ấy được lát bê tông phẳng lì bây giờ được lát bê tông ánh lên màu bạc lấp lánh. Đầm sen tỏa ngát hương thơm xung quanh trường bây giờ vẫn còn đá - cáo nơi chúng tôi vẫn thường nghỉ ngơi trong những buổi trưa hè nóng nực. Những cánh sen hồng thắm nở bung thật to vươn lên đón ánh nắng mặt trời như muốn chào mừng tôi trở về.
Bác cổng trường với hai cánh tay màu xanh mở to đã đón biết bao thế hệ học sinh bước vào trường, tấm biển màu xanh với viền đỏ nơi bật lên dòng chữ 'trường THCS Hồng Quang trường đạt chuẩn quốc tế khiến tôi không khỏi bồi hồi xúc động. Khi bước vào trường tôi nhớ lại cái cảm giác lầ đầu tiên là môt cô học sinh cấp 2 bước vào một thế giới mới với bao điều kì diệu, lí thú vậy mà sau 15 năm xa cách tôi trở lại, cái cảm giác ấy chợt ùa về thật xao xuyến bâng khuâng.
Bước vào trường tôi thật sự choáng ngợp trước vẻ đẹp uy nghi, đồ sộ, nguy nga của nó. Ngôi trường ngày ấy khoác lên mình bộ áo màu vàng tươi cổ kính giờ đây đã được lột xác bởi bộ áo choàng màu trắng nổi bật thật lung linh rực rỡ.
Mái trường ngày ấy được xếp thành hình chữ U như những toa tàu nối đuôi nhau thì bây giờ chữ U ấy biến thành chữ Z hiện đại, khang trang xứng đáng là một ngôi trường đạt chuẩn quốc tế. Tòa nhà chữ Z sáu tầng cao ngất thật sự khiến tôi bất ngờ, lễ đài nơi tổ chức hoạt động chào cờ, các hoạt động tập thể được xây rộng rãi với ba bậc tam cấp, cột cờ sao vàng năm cánh đứng uy nghiêm bên cạnh. Những cái cây gầy gộc, bó nhỏ là công trình măng non ngày ấy tự tay chúng tôi trồng giờ đây cao lớn, tỏa rợp bóng mát sân trường.
Khuôn viên trồng hoa được xếp khéo léo từ những chậu cây nhỏ thành một hàng chữ dài 'thi đua tốt học tập tốt' rực rỡ dưới ánh nắng mặt trời thể hiện sự quết tâm của thầy và trò nhà trường. Chao ôi! cảnh vật đã thay đổi nhiều rồi nhưng cái không khí trong lành thoáng đãng trong trường vẫn còn đó.
Bước chân đưa tôi đến với khu vực sau của trường đó là vườn sinh vật hiện đại với mô hình nhà kính, bên trong trống đủ các loại cây, rau, hoa phục vụ các bạn học sinh. Hàng cây xanh bên cạnh vwofi sinh vật rì rào trong gió, là nơi chúng tôi ôn bài trong những giờ ra chơi, là nơi gửi gắm tâm tình tuổi học sinh vẫn còn đấy. Lòng tôi chợt bồi hồi xao xuyến nhớ về kỉ niệm trong sáng thời cắp sách đến trường.
Sau khi tham quan một vòng, tôi bước lên dãy nhà của các phòng học, phong học bây giờ hiện đại lắm, phòng nào cũng trong bị máy chiếu, học sinh không học bảng nữa mà hoàn toàn bằng máy chiếu, mỗi học sinh đều có một bàn riêng. Ngoài ra còn có các lớp chắc năng: sinh văn, toán, anh, hóa... để đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi.
Bước chân tôi chợt dừng lại trước cửa lớp 9B. Chao ôi! sao mà hồi hộp, xao xuyến đến lạ, cái ngôi nhà 9B thân thương ngày ấy giờ đã thay đổi hoàn toàn, trong tôi lại hiện về kí ức ngọt ngào khi ngồi trên ghế nhà trường, đâu đó lại hiện ra hình ảnh tôi cùng cái Trang ngồi ăn quà trong lớp, hiện ra hình ảnh giờ kiểm tra cả lớp ngồi im ắng làm bài, có đứa ngồi cắn bút lo sốt sắng vã cả mồ hôi, chợt có một giọng nói cắt ngang dòng tâm trạng của tôi:' Lan đấy phải không? vào đây cùng chung vui với lớp đi'
Tôi liền nhanh chân bước vào lớp. Bây giờ trong lớp rất đông vui nhộn nhịp mọi người đã bày ra nào là thức ăn, hoa quả, đồ uống. Những gương mặt thân yêu của đại gia đình 9B nhìn tôi bằng ánh mắt trìu mến, gần gũi trong ánh mắt của mỗi người đều ánh lên niềm vui của đoàn tụ, của sự sum họp hân hoan tràn ngập khắp căn phòng. Bạn lớp trưởng đứng lên dõng dạc :
'Xin chào mừng cả lớp đến với cuộc họp mặt của đại gia đình 9B. Xin cảm ơn tất cả các bạn đã dành thời gian đến đây chung vui cũng như để ôn lại kỉ niệm ngày xưa'.
Cả lớp vỗ tay rầm rầm tán thưởng, tôi quay sang cái hỏi thăm các bạn về gia đình công việc và những điều trong cuộc sống.
Họp lớp xong, tôi ra về với niềm vui hạnh phúc đến khó tả. Các bạn của tôi ngày trước bây giờ đều thành đạt trong sự nghiệp, thành công trong công việc của mình. Tôi tự nhủ mình phải là một công dân có ích cho đất nước để xứng đáng là học sinh trường THCS Hồng Quang.
Đây chỉ là bài văn để tham khảo thôi nha !!! Đừng hiểu nhầm nha !!!
 
 
14 tháng 11 2016

Mình ko có thời gian để làm thông cảm nhaKim Ngân Võ

 

11 tháng 2 2019

Đọc bài văn:

Bác sĩ Clyde Ralph ở Nha Trang nhớ lại cảnh vật vào cuối một ngày làm việc, khi ông rời bệnh viện Nha Trang về nhà. Ông thấy một nông dân đang cày trên đồng với chiếc cày bằng gỗ do bò kéo. Gần đó, hai chú bé đang tát nước vào ruộng với một dụng cụ thô sơ “gàu dai”.

“Thật khó diễn tả được cảm xúc của tôi lúc đó, ngoại trừ sự thán phục và ngạc nhiên”, Ralph nói. “Thán phục những nụ cười tươi sáng, hạnh phúc của trẻ em Việt Nam”, John McBratney, một bác sĩ tình nguyện ở Quy Nhơn và Phan Rang chia sẻ. “Những người trẻ tuổi xuất hiện mỗi ngày từ những nơi có thể nói là điều kiện thô sơ nhất nhưng lại với nụ cười rất tươi”.

Bài văn 9 điểm của Đào Hoàng Anh.

Bên cạnh những nhận xét vẻ đẹp người Việt Nam thì có ý kiến cho rằng người Việt Nam có tuổi thơ kéo dài nhất thế giới, đó là một ý kiến gợi bao suy nghĩ, trăn trở trong mỗi chúng ta.

Không ai lớn lên mà không có tuổi thơ, dù là ngọt ngào hay cay đắng. Dù là xuất phát từ nhung lụa vương giả hay từ những thiệt thòi thiếu thốn thì nó vẫn là những kỷ niệm chẳng bao giờ có lại lần thứ hai trong cái vòng quay đầy ngắn ngủi của cuộc đời con người. Nên ta vẫn thường hay thảng thốt khi đã đi qua, khi biết rằng mọi thứ đã là quá khứ.


 
Vậy thì “tuổi thơ” là gì nhỉ? Phải chăng nó đã quá quen thuộc, quen thuộc đến nỗi khiến ta không thể đưa ra cái khái niệm rõ ràng? Chỉ biết nghĩ tới những kỷ niệm quá đỗi ngọt ngào và thân thương thuộc về khoảng thời gian đó?

Cô giáo Lê Thị Thanh Loan nhận xét: "Cách viết và suy nghĩ tiến bộ rất nhiều. Bài viết đã đúng hướng, đúng vấn đề và khá sắc sảo. Nhưng chú ý lấy ví dụ đặc sắc hơn"
Tuổi thơ là một khoảng thời gian khi ta còn nhỏ, còn non dại, chưa trưởng thành. Như vậy, nhận xét “Người Việt Nam có tuổi thơ dài nhất thế giới" là cách nói chỉ ra hạn chế của người Việt Nam sống vẫn còn quá hồn nhiên, vô tư, hay thích lệ thuộc quá nhiều vào gia đình và xã hội, cộng đồng. Họ không tự chủ trong việc trưởng thành và quyết định hướng đi cho cuộc đời mình.

Trong xã hội ngày nay, ta vẫn còn thấy người Việt Nam có tuổi thơ dài nhất thế giới. Họ không chịu trưởng thành, non nớt và lệ thuộc quá nhiều vào gia đình, xã hội, cộng đồng. Họ luôn cho mình cái quyền được hưởng thụ, được sống một cuộc sống “trải đầy hoa hồng”. Họ luôn muốn người khác làm theo ý mình, ích kỷ, lười biếng, không phấn đấu nỗ lực hết mình.


 
Tuổi thơ có lẽ là quãng thời gian hạnh phúc nhất trong cuộc đời của con người, ta sẽ chẳng phải suy nghĩ về những lo âu, phiền muộn về cuộc đời, ta sẽ luôn được nhận những phần việc “nhẹ nhàng”, được ưu tiên, được nhường nhịn.

Nhưng câu hỏi khiến ta băn khoăn ở đây là: “Ai cũng chọn việc nhẹ nhàng, gian khổ sẽ dành phần ai?”. Người Việt mình vẫn còn phụ thuộc quá nhiều vào gia đình, xã hội, cộng đồng và thực tế đã cho ta thấy rõ điều đó.

Trong kỳ thi trung học quốc gia vừa qua, có quá nhiều phụ huynh đã lo hộ con mình việc xét tuyển, trong khi việc đó đáng lẽ các thí sinh cũng có thể tự làm được.

Có những người con ở nhà phó mặc mọi việc cho ông bà, bố mẹ. Họ hồn nhiên hưởng thụ và không chịu tự lập, trưởng thành. Quần áo, cơm nước đều có bố mẹ lo toan. Khi ra ngoài xã hội, họ thụ động trước những công việc được giao phó. Họ không năng động và phát huy tính tự chủ của bản thân.

Vậy nguyên nhân nào khiến “tuổi thơ người Việt kéo dài nhất thế giới?”. Sự bao bọc quá mức của gia đình, xã hội và cộng đồng khiến những đứa trẻ “mãi không chịu lớn”. Họ vẫn muốn được che chở hoàn toàn, họ ngại phải va chạm với cuộc sống khó khăn ngoài kia. Có những bậc cha mẹ bao bọc con “quá đà”, không để con tự lập, không có những phương pháp dạy dỗ đúng đắn khiến suy nghĩ của con trẻ mãi mãi trở nên thụ động và bị lệ thuộc vào bố mẹ.

Các nước phương Đông nói chung và Việt Nam nói riêng vẫn còn giữ suy nghĩ “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”. Những đứa con ngay từ khi sinh ra cứ thế mà nghe theo lời của bố mẹ. Bố mẹ bảo gì cũng nghe, cũng đồng ý, không một chút mảy may suy nghĩ, không có chí tiến thủ, cha mẹ bảo gì mình làm nấy, không bao giờ dám nói lên suy nghĩ hay ý kiến của mình vì sợ cha mẹ “mắng”, không có đến nổi một hoài bão, một ước mơ cho riêng mình.


 
Nhưng không phải người Việt Nam nào cũng “có tuổi thơ dài nhất thế giới”. Chủ tịch Hồ Chí Minh ngay từ khi còn trẻ tuổi đã ra đi tìm đường cứu nước. Bác sĩ trẻ Đặng Thùy Trâm đã hy sinh khi mới hai mươi tám tuổi trên chiến trường. Chị Võ Thị Sáu dù còn rất trẻ tuổi nhưng đã vô cùng dũng cảm, quyết hy sinh thân mình để thể hiện tình yêu với Tổ quốc, không hề sợ hãi hay nao núng trước mũi súng của quân thù: “Người con gái trẻ măng/ Giặc đem ra bãi bắn/ Đi giữa hai hàng lính/ Vẫn ung dung mỉm cười” (Võ Thị Sáu – Phan Thị Thanh Nhàn).

Bên cạnh những người Việt mãi không chịu lớn, vẫn còn những con người thậm chí đã “lớn trước tuổi”. Họ dũng cảm và gan dạ, có những hoài bão và ước mơ vô cùng khát khao và cháy bỏng, dám nghĩ dám làm, không hề nhụt chí trước gian khổ của cuộc đời. Và chính vì vậy, câu nói “người Việt Nam có tuổi thơ dài nhất thế giới” không phải là lời nhận xét đúng hoàn toàn. Là một học sinh, tôi cảm thấy mình phải hoàn thiện bản thân mỗi ngày, trau dồi kiến thức và sống đúng với lứa tuổi của mình.

“Người Việt Nam có tuổi thơ dài nhất thế giới” không phải là câu nói toàn diện nhưng đã nói lên được một phần xã hội có những đứa trẻ “mãi không chịu lớn”, sống thụ động, lười nhác và chỉ biết lệ thuộc vào người khác.
~=~HỌC TỐT ~=~

11 tháng 2 2019

 Chiều hôm qua, đi học về trời đổ cơn mưa, mẹ em không chú kịp nên ướt cả người. Tối mẹ lên cơn sốt cao, bố mời bác sĩ đến khám cho mẹ. Bác sĩ kê đơn, bố liền đi mua thuốc. Trên giường nhìn mẹ mệt, em rất thương. Em lấy nước ấm rồi vò khăn đắp lên trán mẹ. Một lú, thấy mẹ đỡ sốt hơn, em đi pha cho mẹ một cốc nước cam, cầm vào cho mẹ uống. Mẹ nhìn em âu yếm và nói :" Con gái mẹ ngoan quá ". Tuy công việc đơn giản nhưng cũng giúp mẹ bớt mệt, nên em cảm thấy rất vui. Em mong cho mẹ sẽ mau khỏi bệnh.

16 tháng 3 2016

de ma ! cu nhap vao ma ke thoi , dau tien ta luom 1 chut , sau thi ke lai cuoc gap go giua luom va to huu, phai noi chuyen nua nha.sau do ke lai lan cuoi lam nhiem vu cua luom , them cam xuc buon , 1 chut niu keo voi cuoc song . cuoi cung ket thuc la du luom da ra di nhung tam hon luom se song mai cuong tgian , ddat nc

17 tháng 3 2016

bạn nói zễ quá ha bạn tuyet mai dang

 

20 tháng 1 2017

Sông Cầu, còn gọi là sông Như Nguyệt, sông Thị Cầu, sông Nguyệt Đức (xưa kia còn có tên là sông Vũ Bình), là con sông quan trọng nhất trong hệ thống sông Thái Bình.

Lưu vực sông Cầu là một trong 5 con sông dài nhất ở miền Bắc Việt Nam (Hồng, Đà, Lô, Cầu, Đáy) và cũng là một trong những lưu vực sông lớn ở Việt Nam, có vị trí địa lý đặc biệt, đa dạng và phong phú về tài nguyên cũng như về lịch sử phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh nằm trong lưu vực của nó.

Sông Cầu bắt nguồn từ phía Nam đỉnh Phia Bioóc (cao 1.578 m) của dãy Văn Ôn trong địa phận tỉnh Bắc Kạn, chảy ngoằn ngoèo giữa hai dãy núi Ngân Sơn và Sông Gâm theo hướng bắc tây bắc-nam đông nam tới địa phận xã Dương Phong, huyện Bạch Thông rồi đổi hướng để chảy theo hướng tây tây nam-đông đông bắc qua thành phố Bắc Kạn tới huyện Bạch Thông. Tại đây nó đổi hướng để chảy theo hướng đông bắc-tây nam. Tại huyện Chợ Mới nó nhận một chi lưu phía hữu ngạn, chảy về từ xã Mai Lạp cùng huyện theo hướng tây bắc-đông nam. Tới địa phận thị trấn Chợ Mới, nó nhận một chi lưu nữa phía hữu ngạn rồi đổi hướng sang tây bắc-đông nam. Tới địa phận xã Vân Lăng, Cao Ngạn (huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên), nhận một chi lưu phía tả ngạn rồi đổi hướng sang bắc đông bắc-nam tây nam. Tới huyện Phú Lương nhận tiếp một chi lưu phía hữu ngạn là sông Đu rồi chảy qua phía đông thành phố Thái Nguyên. Chảy tới xã Nga My huyện Phú Bình thì đổi sang hướng đông bắc-tây nam tới xã Thuận Thành, huyện Phổ Yên nhận tiếp một chi lưu là sông Công. Tới ranh giới xã Mai Đình huyện Hiệp Hòa và xã Việt Long huyện Sóc Sơn (Hà Nội) nó nhận một chi lưu nhỏ phía hữu ngạn là sông Cà Lồ rồi chảy tiếp về phía đông qua ranh giới của hai huyện Việt Yên-Bắc Giang và Yên Phong-Bắc Ninh rồi hợp lưu với sông Thương tại ngã ba Lác ở ranh giới của xã Đồng Phúc (huyện Yên Dũng) với thị trấn Phả Lại (huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương) để tạo thành sông Thái Bình.

20 tháng 1 2017

thanks bạn nha, mai mình có cái để nộp rùi, ko lo bị cô giáo bới, ahihi hihivuihaha

28 tháng 11 2017

Bn ơi , cái ji cx phải từ từ. 😗😗

3 tháng 11 2016

Mở bài: Sinh nhật lần thứ bao nhiêu ?

Nó được diễn ra ở đâu? ( trường, lớp,.....)

Thân bài:

+) Trước 2 hôm em đã hào hứng thế nào ( tâm trạng,........)

+) diễn ra vào( buổi tối, sáng,.......)

+) Sau đó ngày hôm ấy e đã cùng mẹ đi mua sắm các thứ ( bánh,..............)

+) E đến từng nhà bạn mời bạn đến dự sinh nhật ( có thể là có bạn đến được hoặc không đến được vì lí do nào đó.........................)

+) Đến giờ thì các bạn đến có đông không?

Cảm xúc bản thân khj bắt đầu bữa tiệc ? (Đúng giờ như trong thiệp mời các bạn, các bạn trong lớp đến, có vẻ như mọi người tập trung đông đủ rồi mới đến nhà em, các cô bác hàng xóm cũng mang các bé trẻ con sang, mọi người cùng vào trong nhà mặc dù hơi chật nhưng vẫn. Chiếc bánh sinh nhật đã chuẩn bị sẵn sàng với mười một chiếc nến sáng lung linh và dòng chữ trên mặt bánh: “Happy birthday”. Mọi người cùng hát vang bài hát “chúc mừng sinh nhật”. Em chắp tay ước và thổi nến, mọi người cùng vỗ tay thật to và gửi đến em những món quà sinh nhật cùng những lời chúc thật ý nghĩa. Em cắt bánh và chia cho mọi người, mẹ biết có nhiều người nên đã đặt một chiếc bánh rất to, em thầm cảm ơn mẹ. Mọi người cùng ăn cùng trò chuyện rất vui vẻ, các bạn còn quệt bánh ga tô lên mặt nhau, chúng em tổ chức văn nghệ và một số trò chơi cho không khí của buổi sinh nhật thêm sôi động, các bạn tham gia rất nhiệt tình. Đến chiều buổi tiệc kết thúc, mọi người ra về, em không quên gửi đến mọi người lời cảm ơn.)

+) Có thể bôi bánh kem lên nhau, cười đùa,................

+) sau bữa tiệc thì có vài bạn ở lại dọn dẹp và cùng nhau nói chuyện?

+) Những món quà đủ sắc màu,................

+) Bản thân e cảm thấy bữa tiệc đó vui không có đáng nhớ không?

Kết bài: Cảm nghĩ suy nghĩ chung.

( Bữa tiệc sinh nhật thật ý nghĩa, mới vào lớp nên mọi người chưa quen nhau nhiều, buổi sinh nhật như chiếc cầu nối để các bạn trong lớp thêm thân quen hơn. Em sẽ nhớ mãi buổi sinh nhật đặc biệt này với rất nhiều kỉ niệm sâu sắc. )

Chúc e hc tốt!

3 tháng 11 2016
 


1. Mở bài:

* Giới thiệu chung:

– Năm nay em 11 tuổi. Ngày 20 tháng 4 vừa qua là sinh nhật của em.

– Ba mẹ và các bạn đã tổ chức tiệc mừng sinh nhật em thật vui tươi và nhiều ý nghĩa.
2. Thân bài:

* Kể lại buổi sinh nhật:

a/ Công việc chuẩn bị:

– Em viết thiệp mời những bạn thân.

– Em dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, sắp xếp bàn ghế, cắm hoa,…

– Mẹ đặt làm một ổ bánh kem có dòng chữ Chúc mừng sinh nhật…

b/ Diễn biến buổi tiệc:

– Bạn bè đến chia vui.

– Em mặc bộ đồ mới ra đón các bạn.

– Ba mẹ dặn dò, tặng quà…

– Mọi người ngồi vào bàn tiệc, cùng hát bài mừng sinh nhật và chuyện trò vui vẻ.

– Em nói lời cảm ơn chân tình với ba mẹ và các bạn.

3. Kết bài:

* Cảm nghĩ của em:

– Em rất vui và cảm động vì được sống trong tình yêu thương của mọi người.

– Em thấy rằng mình đã lớn.

– Em hứa sẽ chăm ngoan hơn nữa.
28 tháng 11 2016

Thấm thoát đã mười năm trôi qua , giờ đây tôi đã là một sinh viên theo ngành báo chí và đã có nhiều bài viết được đăng báo. Tuy sống tại một thành phố khác nhưng tôi vẫn không bao giờ quên mái trường cấp hai. Tuần vừa rồi tôi đã gửi cho nhà xuất bản quyển tiểu thuyết đầu tay của mình nhưng buồn thay tôi đã bị từ chối. Thất vọng và chán nản, tôi đành tìm về tuổi thơ của mình mà tuổi thơ của tôi gắn liền với mái trường trung học cơ sở-nơi mà tôi xem là ngôi nhà thứ hai của mình.

Buổi chiều trên chiếc xe đạp, loanh quanh mấy con đường, thị trấn của tôi sao thay đổi quá. Đây rồi con đường vào trường nhưng sao quán nước khi xưa không còn nữa mà chỉ là hai hàng cây tỏa bóng mát rượi. Bánh xe lăn trên con đường còn tôi thì dường như trở lại tuổi thơ của mình. Cổng trường bây giờ cao và rộng quá, hai khung cửa sắt được điều khiển bằng điện tử đóng mở nhẹ nhàng đâu còn cái cánh cửa tuột bản lề, một đầu nghiêng chạm đất mở ra đóng vô quẹt thành hình bán nguyệt dưới đất. Hàng rào bằng lưới B40 khi xưa giờ đã là bức tường quét vôi trắng xóa. Lòng tôi bỗng trở nên xao xuyến. Bước vào cổng trường, một anh bảo vệ độ lớn hơn tôi vài tuổi ngăn lại. Thấy tôi không phải là giáo viên và cũng không tin lời tôi nên anh không cho tôi vào. Bỗng nhiên một cô giáo trẻ bước ra, tuổi cô cũng độ bằng tuổi tôi, dáng mảnh khảnh thật duyên dáng. Trên mặt cô phảng phất một nét gì đó rất quen thuộc. Tiếng anh bảo vệ rõ to:”Cô Minh Trang vể hả ? Để tôi dắt xe cho!” Tôi chợt nhận ra người bạn cũ và kêu to:”Minh Trang hả? Tao là Bảo Trân nè ! Mình học chung lớp 6A 4 đó nhớ không?” Cô bạn cũng đã nhận ra tôi, Minh Trang bước tới, ôm chầm lấy tôi và miệng tíu tít:” Tao nhớ mày quá!”

Minh Trang dắt tôi đi khắp các dãy phòng. Trang giờ đã là cô giáo như ước mơ thuở nhỏ, còn tôi thì …Chúng tôi vừa đi vừa ôn lại kỷ niệm cũ. Cô nàng không quên xin lỗi tôi vì một lần lỡ miệng làm tôi khóc. Tôi hỏi Thùy Trang, Mỹ Phụng, Kim Phụng, Hồng Vân…giờ đây thế nào? Công việc ra sao? Minh Trang đều trả lời rõ từng người một. Khi xưa chúng tôi là một nhóm bạn thân, thân hơn cả chị em. Nhìn lại ngôi trường, dãy phòng thiếc tạm bợ khi xưa tôi học đã không còn nữa mà là những dãy phòng cao tầng khang trang. Sân trường giờ đây đã được trải một lớp thảm cỏ xanh mướt. Những cây phượng không biết được trồng lúc nào mà to lớn vươn tán cây tỏa bóng mát khắp sân trường. Căn tin giờ cũng được ây cất khang trang sạch sẽ. Rồi còn đâu những trò chơi ở khoảng sân đầy cát chúng tôi nghịch vui bụi tung mịt mù bị thầy phạt, còn đâu cái sàn của trường như một tầng ngầm vốn được dành làm nơi để xe đạp mà chúng tôi rất thích tụm năm tụm ba trò chuyện. Ôi, sao tôi nhớ biết bao những ngày tháng tươi đẹp ấy! Bước vào thư viện trường, tôi gặp lại một số thầy cô cũ, trong đó có cô Khánh Hòa, chủ nhiệm tôi năm lớp sáu. Cô bây giờ trông chững chạc nhiều quá, trên gương mặt vẫn phảng phất nụ cười hiền từ khi xưa. Nhận ra tôi, cô xúc động nói : “ Trân đó à ? Em lớn nhanh quá! Em làm cô nhớ lớp 6A 4 khi xưa quá !” Tôi bồi hồi nhớ lại những kỷ niệm cũ, cô rất thương tôi, những buổi thu chương trình phát thanh học đường mà tôi là người biên soạn và là “phát thanh viên chính” cô phải đến tận nhà chỡ tôi đến trường và đưa tôi về tận nhà. Tôi nghe nói, thầy hiệu trưởng bây giờ đã thay người mới, thầy hiệu trưởng Kỉnh ngày ấy bây giờ đã về hưu và sống vui cùng con cháu.

Trong góc phòng, tôi bỗng thấy vài cái trống cũ. Tiến lại gần, tôi thấy một mặt trống in đầy những chữ viết. Lúc trước, mỗi học sinh khi trực cờ đỏ hầu như đều lén ghi tên mình lên mặt trống. Cố tìm trong những hàng chữ nguệch ngoạc, tôi bỗng tìm thấy dòng chữ “Mai Hoàng Bảo Trân”. Tên tôi đây rồi! Tuổi thơ của tôi đây rồi! Bạn bè ơi! Thầy cô ơi! Kỷ niệm ơi! Em nhớ mọi người biết bao. Giá như có cô tiên, ông bụt nào đó cho em quay ngược lại thời gian để sống trong những ngày hạnh phúc ấy.

Chiều tối, tôi trở về nhà người bà con mà trong lòng còn biết bao xao xuyến. Mái trường vẫn còn đó nhưng đã thay đổi nhiều, chúng tôi cũng đã lớn lên và thay đổi. Tôi sẽ ngừng buồn bã, ngừng thất vọng và tôi sẽ viết lại một quyển tiểu thuyết khác nói về những năm tháng học trò. Tôi sẽ lạc quan, yêu đời vì tôi biết cho dù tôi thành công hay thất bại thì bên cạnh tôi lúc nào cũng có thầy cô, bạn bè. Tôi thật tự hào khi gọi mái trường và những người thân thương ấy là gia đình thứ hai của mình…

Bài kia mk rất xl vì mấy tấm hình nhá khocroigianroi

28 tháng 11 2016

Bài 2 :

 

Thời gian trôi thật nhanh thấm thoắt đã mười năm kể từ ngày em rời xa mái trường “Trung học cơ sở Tân Khánh” để bước vào một môi trường học tập mới và theo đuổi ước mơ của mình. Hôm nay nhân kỉ niệm năm mươi năm thành lập trường, em quay trở lại mái trường xưa với bao cảm xúc trào dâng.

Sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở, em thi vào một trường chuyên cấp ba trên tỉnh, khá xa nhà và ít khi có dịp về nhà và càng không có cơ hội quay lại thăm mái trường xưa nơi đã em đã gắn bó suốt bốn năm học cấp hai của mình. Học xong cấp ba, em thi và đỗ vào một trường đại học ở Hà Nội. Nhờ sự kiên trì, chịu khó và sự ham học hỏi của mình em nhận được một suất học bổng du học nước ngoài trong vòng bốn năm, bốn năm sinh hoạt và học tập ở nước ngoài, nỗi nhớ quê hương da diết luôn thường trực trong tâm trí em. Hoàn thành khóa học bốn năm, em tiếp tục nghiên cứu và hoàn thành xuất sắc bảo vệ luận án thạc sĩ của mình. Và giờ đây em trở về quê hương, trở thành giảng viên một trường đại học danh tiếng ở Việt Nam như đúng ước mơ của mình.

Ke lai ngoi truong cua em sau 10 nam

 

Hôm nay em mới có cơ hội trở lại thăm ngôi trường trung học cơ sở Tân Khánh nhân kỉ niệm năm mươi năm thành lập trường. Ngôi trường giờ đã khác xưa rất nhiều, ấn tượng đầu tiên của em đó là dòng chữ “Trường trung học cơ sở Tân Khánh” được đúc bằng đồng, thay cho dòng chữ đó mười năm trước được in màu trắng chìm trong tấm biển bằng sắt, nằm trang trọng trong tấm biển hiệu nhà trường, bên trên là rất nhiều lá cờ nhỏ bay phấp phới trong gió. Mười năm trước và giờ đây, đã có một sự thay đổi lớn lao tại nơi đây. Lúc em học, ngôi trường chỉ có một dãy nhà ba tầng duy nhất dành cho học sinh, một dãy nhà hai tầng dành cho ban giám hiệu hiệu nhà trường, và rất nhiều những dãy nhà cấp bốn khác.

0b6daca9f763a7fc4fc2639dbc9120ae.gif

Làm như thế nào để tóc dài được? Chỉ cần...
1b9c18486ece615963097b676a780d23.gif
Vòng 1 của mình đã tăng lên 2 cỡ trong vòng 1 tuần như thế nào!
96fbebc1651ec61903579014334cf997.gif
Bụng sẽ trở nên bằng phẳng sau 7 ngày , nếu sau khi ăn làm...
960b9f226de684902e94722b48df3f9a.gif
Bí quyết giảm từ 85 kg xuống còn 54 kg chỉ trong vòng 2 tháng!
9bd9ec04b7003e67248123efcc6c3af2.jpg
Nếu bạn bị yếu sinh lý thì bạn phải dùng!
30f3ec943c604d027d63f315af5fd71d.jpg
Điều trị nứt gót chân

Nhưng giờ đã có một dãy nhà năm tầng mới mọc lên nằm bên cạnh dãy nhà ba tầng, những lớp học nhà cấp bốn tuy vẫn còn nhưng chỉ còn rất ít. Các dãy nhà cũ đều đã được sửa sang khang trang và quét sơn trông rất đẹp. Cơ sở vật chất trong các lớp học cũng được hiện đại hơn rất nhiều, ngày trước cả trường chỉ có từ một đến hai chiếc máy chiếc phục vụ những buổi thi giáo viên dạy giỏi cấp trường, hoặc những lớp có tiết học có giáo viên dự giờ hay thao giảng thì mới được lên phòng máy chiếu nhưng nay tất cả các lớp đều có máy chiếu và mọi bài giảng của giáo viên đều được trình chiếu trên máy chiếu để những tiết học thêm sinh động, tránh gây sự nhàm chán. Mọi thứ thay đổi chỉ có hàng cây xà cừ và phượng vĩ vẫn còn đó, nhưng đã to hơn rất nhiều.

Em gặp lại rất nhiều bạn cũ cũng về tham dự buổi lễ quan trọng này, mặc dù đã mười năm nhưng vẫn còn nhớ nhau lắm. Em gặp lại bạn Nga – một cô gái yêu thích nghệ thuật, vẽ tranh thì giờ đã là một nhà thiết kế thời trang, bạn Nam với ước mơ thi đỗ vào trường “Học viện cảnh sát nhân dân”, giờ đây bạn đã thực hiện được ước mơ của mình và hoạt động trong ngành công an, còn nhiều bạn nữa nói chung bạn nào cũng có nghề nghiệp ổn định và thành công với ước mơ của mình. Em gặp lại các thầy cô, thầy Duy hiệu trưởng nhà trường, giờ đây cũng đã nghỉ hưu và hôm nay cũng có mặt với sự kiện to lớn của trường. Em gặp lại cô giáo chủ nhiệm hồi lớp Chín, cô vẫn nhận ra chúng em. Cả cô cả trò đều rất vui, cô hỏi chúng em về tình hình học tập và rất mừng khi thấy học trò của mình ai cũng thành đạt, sau đó cô và trò cùng nhau ôn lại những kỉ niêm cũ. Hết buổi kỉ niệm cô mời chúng em vào nhà chơi, nhưng chúng em xin phép vì còn bận một số công việc và hứa với cô sẽ vào thăm cô vào một dịp khác.

Trở về trường cũ với bao sự đổi khác, chỉ có tình thầy trò là vẫn như xưa. Em thực sự xúc động và tự hứa sẽ không bao giờ quên những kỉ niệm nơi đây, nơi có những thầy cô luôn hết mình, tận tụy với sự nghiệp trồng người.

chúc bn hc tốt !

29 tháng 11 2016
Ngày xửa ngày xưa ở một vùng nọ có năm ông thầy bói mù hành nghề trước cửa chợ. Buổi sáng hôm ấy ế khách quá, năm thầy ngồi buồn đành tán gẫu với nhau. Ai cũng phàn nàn rằng mình chưa được biết hình thù con voi ra sao. Bỗng nhiên, nghe người ta nói có voi đi qua, các thầy bèn chung tiền biếu quản tượng, xin cho voi dừng lại để xem.
 

Các thầy xem vòi bằng.., tay. Thầy thứ nhất sờ đúng cái vòi. Thầy thứ hai sờ vào cặp ngà. Thầy thứ ba sờ vào tai. Thầy thứ tư sờ vào chân. Còn thầy thứ năm sờ vào đuôi.

Người quản tượng dẫn voi đi rồi, năm thầy ngồi bàn tán sôi nổi về voi. Thầy sờ vòi bảo: Tưởng gì, hoá ra voi sun sun như con đỉa!Thầy sờ ngà gân cổ cãi:Ai dám bảo voi giống như con đỉa ? Nó chần chẫn giống cái đòn càn! Thầy sờ tai Khẳng định: Nó bè bè như cái quạt thóc! Thầy sờ chân không chịu: Sao lại giống cái quạt thóc được ? Nó sừng sững như cái cột đình! Thầy, sờ đuôi cứ hếch mặt ngồi nghe, bấy giờ mới ung dung lên tiếng:

 
 
–Các thầy nói sai cả rồi! Đích thị là nó tun tủn giống cái chổi sể cùn!
 
Năm thầy cãi nhau mỗi lúc một hăng, chẳng ai chịu ai, người nào cũng cho rằng lời phán của mình là đúng nhất. Cuối cùng, các thầy xô xát, đánh nhau đến toác đầu, chảy máu. Mọi người chứng kiến cảnh ấy được một trận cười vỡ bụng.
Bạn tham khảo nhé! Chúc bạn học tốt!
 
28 tháng 10 2016

chj Nguyễn Phương Linh

chj Mai Phương aNH

Phạm Thị Trâm Anh

chj Nguyễn Thị Mai

Vương Hàn

Silver bullet

Dạ Nguyệt

 

  • Võ Đông Anh Tuấn
28 tháng 10 2016

Trong đời này, ai chẳng có một người bà. Và tôi cũng vậy, ngoài tình yêu thương mà bố mẹ dành cho, tôi còn được sống trong tình thương yêu trìu mến của bà. Vì điều kiện gia đình, tôi phải chuyển nhà, không được ở bên bà nhưng hình ảnh bà luôn khắc sâu trong trái tim tôi. Bà tôi năm nay đã ngoài bảy mươi tuổi. Tóc bà trắng như những bà tiên trong các câu chuyên cổ tích. Lưng bà còng lắm rồi. Làn da nhăn nheo với nhiều chỗ có chấm đồi mồi. Bà đã hi sinh cả tuổi xuân, tần tảo, bươn chải, thức khuya dậy sớm nuôi nấng mẹ và các dì tôi. Đôi mắt bà không còn tinh tường như trước nhưng cái nhìn thì vẫn như ngày nào: trìu mến và nhân hậu. Đôi bàn tay thô ráp, chai sần bởi suốt đời lặn lội, vất vả kiếm cơm áo cho các con. Ngày còn thơ bé, tôi được sống trong vòng tay yêu thương vô bờ bến của bà. Đêm nào tôi cũng chìm trong giấc ngủ êm đềm nhờ những câu chuyện cổ tích bà kể. Sáng sớm, bà gọi tôi dậy đi học. Lời gọi: "Cháu ơi, dậy đi nào, đã đến giờ đi học rồi" luôn làm tôi tỉnh táo sau giấc ngủ dài. Bà dắt tay, đưa tôi đến trường. Chờ cho cánh cổng trường khép hẳn, bà mới an tâm ra về. Chiều chiều, vẫn cái dáng đi lặng lẽ ấy, bà đưa tôi trở về nhà. Mỗi khi ở cạnh bà, tôi cảm thấy ấm áp vô cùng. Có lần bị ngã, tôi đã nằm ăn vạ rất lâu. Bà ẩy con lật đật và bảo: "Con lật đật luôn biết đứng dậy sau mỗi lần vấp ngã. Cháu của bà cũng vậy, đúng không nào? Cháu được như con lật đật là bà rất vui". Nghe lời bà, tôi nín khóc và tự đứng dậy. Bà cười móm mém "Cháu ngoan lắm, lại đây bà phủi đất cho nào". Những hôm học khuya, buồn ngủ quá, tôi gục luôn xuống bàn thiếp đi. Sáng hôm sau, khi tỉnh dậy, tôi thấy mình đang đắp chăn, nằm trên giường. Trên bàn học, đèn đã tắt từ lúc nào, sách vở được sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp. Bà đã bế tôi lên giường, xếp lại sách vở cho tôi. Bà luôn chăm lo việc nhà. Mẹ tôi không muốn bà làm, sợ bà mệt nhưng bà không nghe. Tôi mong mình lớn thật nhanh để đỡ đần cho bà nhưng nhiều khi, tôi lại ước ao thời gian trôi thật chậm để tôi mãi mãi nằm trong vòng tay yêu thương của bà Bà rất vui tính, thường kể cho cả nhà nghe những chuyện hài hước. Bà cũng luôn sẵn sàng giúp đỡ hàng xóm, vì vậy, ai cũng yêu quý bà. Bà yêu thương tôi nhưng không nuông chiều. Có lần, tôi không nghe lời bà. Cả tuần, bà không nói với tôi một câu nào. Sang tuần sau, bà gọi tôi vào phòng, giảng giải cho tôi biết đâu là điều hay lẽ phải. Tôi cảm thấy ăn năn, xấu hổ vì để bà buồn. Sau chuyện đó, tôi tự hứa với mình, không bao giờ được phụ công lao tình cảm của bà. Hãy kể về người bà kính yêu của em Bà là người bà tuyệt vời nhất Bà thích chăm sóc cây cảnh, Sáng sáng, bà dậy sớm tưới cây trên sân thượng. Những chồi non, nụ hoa không phụ công chăm sóc của bà, luôn tưng bừng khoe sắc thắm. Những lúc rảnh rỗi, bà ngồi ngắm không biết chán những cái cây đang dần dần lớn lên. Tối tối, khi đi ngủ, bà thường kể chuyện cho tôi. Nghe các câu chuyện của bà, tôi như được hoá thân vào các nhân vật, khi thì là cô Tấm dịu hiền, khi lại là cô tiên tốt bụng. Bà mua cho tôi rất nhiều sách, nhờ đó kiến thức của tôi được rộng mở hơn. Giờ đây, khi Hà Nội vào đông lạnh giá, ở nơi xa, tôi luôn lo bà có mặc đủ ấm không, bà ngủ có ngon giấc không… Tôi mong bà sống mãi bên tôi. Bà ơi, cháu yêu bà nhất trên thế gian này. Bà là người bà tuyệt vời nhất.
Không có nhìu thời gian nên mình copy trên mạng cho bạn tham khảo thôi !!!