Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Khổ đầu: điệp từ "không có kính", "bom"
=> Tác dụng: tạo nhịp điệu cho bài thơ đồng thời nhấn mạnh sự khốc liệt của chiến tranh, đi cạnh những động từ mạnh khiến khổ thơ tăng gấp bội sự dữ dội của cuộc chiến đấu.
khổ 1:
BPTT: Điệp từ , liệt kê , gợi tả , giọng thơ mang tính khẩu ngữ .
Tác dụng: Điệp từ “bom” kết hợp với động từ rất mạnh “giật ,rung,vỡ” nhấn mạnh sự hủy hoại của chiến tranh với cuộc sống con người .Điệp từ "Nhìn" nghĩa là nguwoif lính đã nhìn thẳng vào khó khăn ,gian khổ.Từ láy “ung dung” thể hiện sự lạc quan , yêu đời của những người lính lái xe.Họ vẫn tiếp tục công việc của mình cho dù xung quanh có xảy ra những điều dữ dội,đau thương mất mát. Không gian mở rộng cả chiệu sâu ,rộng ,cao qua phép liệt kê “đất ,trời , thẳng”
=> Nổi bật tư thế ung dung,hiên ngang,ttinh thần dũng cảm và lạc quan yêu đời.
Bài thơ tương đối dài nên chị sẽ chia nhỏ ra thành nhiều đoạn nhé:
Không có kính không phải vì xe không có kính
Bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi
Ung dung buồng lái ta ngồi
Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng.
=> BPTT: Điệp ngữ
Tác dụng: Giúp câu thơ giàu sức gợi
Cho thấy sự tàn phá ác liệt của bom đạn với chiếc xe
Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng
Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim
Thấy sao trời và đột ngột cánh chim
Như sa, như ùa vào buồng lái.
=>BPTT: Điệp ngữ, So sánh
Tác dụng: Giúp câu thơ giàu hình ảnh
Cho thấy những khó khăn trên đường hành quân của người lính
Không có kính, ừ thì có bụi
Bụi phun tóc trắng như người già
Chưa cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc
Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha.
=> BPTT: Điệp ngữ, So sánh
Không có kính, ừ thì ướt áo
Mưa tuôn mưa xối như ngoài trời
Chưa cần thay, lái trăm cây số nữa
Mưa ngừng, gió lùa mau khô thôi.
Cả 2 đoạn:
Tác dụng: Giúp câu thơ giàu hình ảnh
Cho thấy tinh thần lạc quan của người lính dù bên ngoài là muôn vàn khó khăn
Bốn câu thơ:
" Không có kính, rồi xe không có đèn
Không có mui xe, thùng xe có xước
Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước
Chỉ cần trong xe có 1 trái tim. "
Được trích trong bài thơ " Bài thơ về tiểu đội xe không kính" của tác giả Phạm Tiến Duật. Trong 4 câu thơ trên tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ điệp ngữ và hoán dụ. Trước hết tác giả đã sử dụng biện pháp điệp ngữ: điệp từ không có 3 lần để nhấn mạnh thêm tính chất khốc liệt của chiến tranh làm cho chiếc xe biến dạng đến trần trụi tưởng chừng như chiếc xe không thể chạy được nữa. Ngoài ra tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ hoán dụ :Lấy bộ phận để gọi toàn thể: "trái tim" chỉ người lính lái xe ở tuyến đường Trường Sơn những năm đánh Mỹ.Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng: "trái tim" chỉ tình yêu Tổ quốc lớn lao, như máu thịt, như mẹ cha, như vợ, như chồng...chỉ khát khao giải phóng miền Nam thống nhất đất nước của người lính.Qua đó cũng là lí tưởng của thế hệ trẻ Việt Nam thời chống Mĩ cứu nước.
Không có kính rồi xe không có đèn
Không có mui xe, thùng xe có xước
Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước:
Chỉ cần trong xe có một trái tim.
Khổ thơ cuối cùng vẫn giọng thơ mộc mạc, mà nhạc điệu hình ảnh rất đẹp, rất thơ, cảm hứng và suy tưởng vừa bay bổng vừa sâu sắc để hoàn thiện bức chân dung tuyệt vời của những chiến sĩ vận tải Trường Sơn. Bốn dòng thơ dựng hai hình ảnh đối lập đầy kịch tính, bất ngờ thú vị. Hai câu đầu dồn dập những mất mát khó khăn do quân thù gieo xuống, do đường trường gây ra : xe không kính, không đèn, không mui, thùng xe bị xước …
Điệp ngữ “không có” nhắc lại ba lần như nhân lên những thử thách khốc liệt. Hai dòng thơ ngắt làm bốn khúc “không có kính/ rồi xe không có đèn / Không có mui xe / thùng xe có xước” như bốn chặng gập ghềnh, khúc khuỷu, đầy chông gai bom đạn. Hai câu cuối âm điệu đối chọi lại, trôi chảy, hình ảnh đậm nét. Đoàn xe đã chiến thắng, vượt lên bom đạn, hăm hở hướng ra tiền tuyến lớn với tình cảm thiêng liêng “vì miền Nam”, vì cuộc chiến đấu giành độc lập, thống nhất cho cả nước. Chói ngời, toả sáng khổ thơ, cả bài thơ là hình ảnh “trong xe có một trái tim” .
Hình tượng người lính tư thế ung dung"ung dung buồng lái ta ngồi",câu thơ đặt chúng ta vào hành trình của người lính mặc cho kính vỡ,họ vẫn ngồi nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng. Tầm nhìn như được mở rộng và cả đất trời như ùa vào trong buồng lái.Những người lính lái xe trên những chiếc xe ko bình thường xe ko có kính,ko có đèn,ko có mui xe và thungf xe thì có xước nhưng những người lính lái xe vẫn kiên định bất chấp mọi khó khăn hiểm nguy và gian khổ ở phía trước để hướng về miền nam.Ta ko cảm thấy sự nguy hiểm mà chỉ thấy yêu sao những người lính họ thật lãng mạn và yêu đời.Họ ko chịu lùi bước trước mọi khó khăn thử thách nào,vì vậy chúng ta càng thêm yêu quý,nể phục những người lính đã giúp cho chúng ta có đc hoà bình như ngày nay.
Trách nhiệm của thế hệ trẻ ngày nay là cố gắng hok tập thật giỏi.Làm sao phát huy tốt truyền thống của ngươi đi trước.Truyền thống"Đạo lí uống nước nhớ nguồn".
#chuccacbanlambaitotnhe#
1:
-Ý nghĩa nhan đề : Lặng lẽ Sa Pa, đó chỉ là cái vẻ lặng lẽ bên ngoài của một nơi ít người đến, nhưng thực ra nó lại không lặng lẽ chút nào, bởi đằng sau cái vẻ lặng lẽ của Sa Pa là cuộc sống sôi nổi của những con người đầy trách nhiệm đối với công việc, đối với đất nước, với mọi người mà tiêu biểu là anh thanh niên làm công tác khí tượng một mình trên đỉnh núi cao. Trong cái không khí lặng im của Sa Pa. Sa Pa mà nhắc tới người ta chỉ nghĩ đến chuyện nghỉ ngơi lại có những con người ngày đêm lao động hăng say, miệt mài lặng lẽ, âm thầm, cống hiến cho đất nước.
-Trong truyện ngắn " Lặng lẽ Sa Pa" của nhà văn Nguyễn Thành Long, tác giả đã không gọi tên các nhân vật cụ thể mà chỉ nêu tên nghề nghiệp của từng nhân vật, đó giống như dụ ý nghệ thuật của tác giả. Chủ đề của tác phẩm là ca ngợi vẻ đẹp của những con người lao động âm thầm, lặng lẽ đóng góp sức lực, trí tuệ của mình trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Tiêu biểu như nhân vật anh thanh niên, thêm vào đó là cô kĩ sư, người họa sĩ già, hay những nhân vật xuất hiện gián tiếp khác. Qua đây nàh văn không chỉ nêu tên một con người cụ thể, giống như anh thanh niên chính là đại diện của tầng lớp thanh
niên yêu nước thời bấy giờ. Họ đều là những con người lí tưởng, cao đẹp mà tác gải muốn đề cập và tán dương.