K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Chuyển thành :

- Chúng tôi tưới bón chu đáo nên cây phát triển tốt

- Vì chúng tôi tưới bón chu đáo nên / cho nên cây phát triển tốt

                      

22 tháng 7 2018

Vì chúng tôi tưới bón chu đáo nên cây phát triển tôt.

Chúng tôi tưới bón chu đáo nên cây phát triển tôt.

Vì chúng tôi tưới bón chu đáo cho nên cây phát triển tôt.

k cho mình nha

9 tháng 4 2020

1.Chọn quan hệ từ trong ngoặc thích hợp để điền vào chỗ trống:

(tại,vì,nhờ)

a) Nhờ thời tiết thuận lợi nên lúa tốt.

b)Vì .thời tiết ko thuận lợi nên lúa xấu.

c)Lúa gạo quý vì ta phải đổ bao mồ hôi mới làm ra được

2.Chọn cặp QHT thích hợp để điền vào chỗ chấm:

a) Vì con khỉ này rất nghịch nên các anh bảo vệ phải nhốt nó. (cặp quan hệ từ vì ... nên)

b)Do mỏ chim bói cá rất dài nên chúng bắt cá rất dễ dàng.(cặp quan hệ từ do... nên)

Chúc bạn học tốt !

20 tháng 4 2020

1.

a.nhờ 

b.vì

c.vì

2.

a.vì....nên

b.do...nên

20 tháng 10 2018

đề gì mà khó thế

20 tháng 10 2018

cậu lên mạng tìm ý

20 tháng 10 2018

Sáng sớm em thức dậy thì đã thấy bà con thôn mình đang gặt lúa rất vui vẻ

1 . phân tích các câu sau và cho biết chúng là câu đơn hay câu ghép [ bằng cách gạch 1 gạch dưới chủ ngữ , 2 gạch dưới vị ngữ và khoanh tròn quan hệ từ nối các vế câu a. nhờ bác lao công , sân trường luông sạch sẽ . b. vì học giỏi , tôi đã được bố thưởng quà .  c. nhờ An học giỏi mà bạn ấyđược thưởng quà. d. nhờ tôi đi học sớm mà tôi tránh được trận mưa rào. e. do không...
Đọc tiếp

1 . phân tích các câu sau và cho biết chúng là câu đơn hay câu ghép [ bằng cách gạch 1 gạch dưới chủ ngữ , 2 gạch dưới vị ngữ và khoanh tròn quan hệ từ nối các vế câu 

a. nhờ bác lao công , sân trường luông sạch sẽ . 

b. vì học giỏi , tôi đã được bố thưởng quà . 

 c. nhờ An học giỏi mà bạn ấyđược thưởng quà. 

d. nhờ tôi đi học sớm mà tôi tránh được trận mưa rào. 

e. do không học bài , tôi đã bị điểm kém . 

f . tại tôi mà că lớp đã bị mất điểm thi đua . 

g. vì nhà nghèo mà cậu ấy phải bỏ học . 

h. nhờ tập tành đều đặn nên nó rất khỏe . 

i. vì thành tích của lớp , các bạn ấy thi đấu rất nhiệt tình .

j. vì dế mèn tập tành đều đặn nên nó rất khỏe . 

k. vì sự cổ vũ của lớp , các bạn ấy thi đấu rất nhiệt tình 

i. tuy lanhọc giỏi nhưng bạn ấy không hề kiêu căng 

m. tuy lan học giỏi nhưng bạn ít khi đạt điểm cao

n. tuy rét nhưng các bạn ấy vẵn đi học đều 

o. mặc dù nhà nghèo nhưng bạn ấy vẫn học giỏi 

 p. lan không chỉ học giỏi mà chị ấy còn hay giúp đỡ bạn bè

q. nếu thời tiết khắc nghiệt , bà con quê tôi sẽ không còn gì để ăn

r. nếu mưa , chúng tôi sẽ ở lại nhà

s. tôi về đến nhà thì trời đổ mưa rào

t. chúng tôi phấn đấu học giỏi , thầy cô vui lòng 

u. thầy cô rất vui lòng khi chúng tôi phấn đấu học giỏi 

v. chúng tôi phấn đấu học giỏi , thầy cô vui lòng 

w. anh ấy đi học bằng chiếc xe máy màu đỏ 

x. vừa đi làm mà anh ấy đã mua được xe máy 

y. chưa sáng rõ , bà con đã ra đồng làm việc 

z. mặt trời lên , bà con đã ra đồng làm việc

 

4
11 tháng 2 2019

a. Nhờ bác lao công (TN), sân trường (CN) luôn sạch sẽ (VN). -> Câu đơn

b. Vì học giỏi (TN), tôi (CN) được bố thưởng quà (VN) -> Câu đơn.

c. Nhờ (TN) An (CN1) học giỏi (VN1) mà bạn ấy (CN2) được thưởng quà (VN2). -> Câu ghép.

d. Nhờ (TN) tôi (CN1) đi học sớm (VN1) mà tôi (CN2) tránh được trận mưa rào. (VN2). -> Câu ghép.

e. Do không học bài (TN) tôi (CN) đã bị điểm kém (VN). -> Câu đơn.

g. Vì - nhà (CN1) nghèo (VN1) mà - cậu ấy (CN2) phải bỏ học (VN2). -> Câu ghép.

11 tháng 2 2019

h. Nhờ tập tành đêu đặn (TN) - nên - nó (CN) rất khỏe (VN). -> Câu đơn.

i. Vì thành tích của lớp (TN), các bạn ấy (CN) thi đấu rất nhiệt tình. (VN). -> Câu đơn.

j. Vì - Dế Mèn (CN1) tập tành đều đặn (VN1) nên - nó (CN2) rất khỏe (VN2) -> Câu ghép.

k. Vì sự cổ vũ của lớp (TN), các bạn ấy (CN) thi đấu rất nhiệt tình (VN). -> Câu đơn.

l. Tuy - Lan (CN1) học giỏi (VN1) nhưng - bạn ấy (CN2) không hề kiêu căng (VN2) -> Câu ghép.

m. Tuy - Lan (CN1) học giỏi (VN1) nhưng - bạn ấy (CN2) ít khi đạt điểm cao (VN2) -> Câu ghép.

n. Tuy rét nhưng - các bạn ấy (CN) vẫn đi học đều (VN)  -> Câu đơn.

o. Mặc dù - nhà (CN1) nghèo (VN1) nhưng - bạn ấy (CN2) vẫn học giỏi (VN2) -> Câu ghép.

Người trồng ngôTại một vùng trang trại xa xôi, có một bác nông dân trồng được những cây ngô rất tốt. Năm nào bác cũng mang ngô đến hội chợ liên bang và ngô của bác luôn đoạt giải Nhất. Ai cũng cho rằng bác có bí quyết trồng ngô. Một lần, phóng viên phỏng vấn bác nông dân và phát hiện ra rằng bác cho những người hàng xóm ở trang trại xung quanh những hạt giống ngô tốt nhất của...
Đọc tiếp

Người trồng ngô

Tại một vùng trang trại xa xôi, có một bác nông dân trồng được những cây ngô rất tốt. Năm nào bác cũng mang ngô đến hội chợ liên bang và ngô của bác luôn đoạt giải Nhất. Ai cũng cho rằng bác có bí quyết trồng ngô. Một lần, phóng viên phỏng vấn bác nông dân và phát hiện ra rằng bác cho những người hàng xóm ở trang trại xung quanh những hạt giống ngô tốt nhất của mình.
- Tại sao bác lại cho họ những hạt giống tốt nhất, trong khi năm nào họ cũng đem sản phẩm đến hội chợ liên bang để cạnh tranh với ngô của bác? - Phóng viên hỏi.
Anh không biết sao? - Bác nông dân đáp. - Gió luôn thổi phấn hoa và cuốn chúng từ trang trại này sang trang trại khác, từ cánh đồng này sang cánh đồng khác. Nếu những người hàng xóm quanh tôi chỉ trồng những cây ngô xấu thì việc thụ phấn do gió sẽ làm giảm chất lượng của trang trại tôi. Cho nên nếu tôi muốn trồng được ngô tốt, tôi cũng phải giúp những người xung quanh trồng được ngô tốt đã!
Cuộc sống cũng như vậy. Những người muốn được hạnh phúc phải giúp những người sống quanh mình hạnh phúc. Những người muốn thành công phải giúp những người quanh mình thành công. Giá trị cuộc sống của bạn được đo bằng những cuộc sống mà bạn "chạm" tới.

Câu hỏi:

Vì sao bác nông dân trồng ngô được phóng viên phỏng vấn?

A.Vì bác đem ngô từ trang trại rất xa đến dự hội chợ liên bang.

B.Vì bác trồng được nhiều cây ngô tốt, đoạt giải Nhất hội chợ liên bang.

C.Vì năm nào bác cũng chịu khó đem ngô đến dự hội chợ liên bang.

D.Vì bác có bí quyết trồng ngô để năm nào cũng đoạt giải Nhất liên bang.

3

B. Vì bác trồng được nhiều cây ngô tốt , đoạt giải Nhất hội chợ liên bang

~ Học tốt ~

8 tháng 7 2019

Theo mik nghĩ là đáp án nha !!!

( Ý kiến riêng )

                                         ~~~ Học tốt ~~~

1. Đọc thầm bài văn sau:Mừng sinh nhật bàNhân dịp sinh nhật bà nội, chúng tôi quyết định tự tay tổ chức một bữa tiệc để chúc thọ bà. Chúng tôi có bảy đứa trẻ, đều là cháu nội, cháu ngoại của bà. Chị Vy lớn nhất mười ba tuổi, bé nhất là em Sơn sáu tuổi. Vậy là mỗi năm có bảy ngày sinh nhật, nhiều năm rồi, năm nào bà cũng làm cho chúng tôi bảy bữa tiệc sinh nhật thật rôm...
Đọc tiếp

1. Đọc thầm bài văn sau:

Mừng sinh nhật bà

Nhân dịp sinh nhật bà nội, chúng tôi quyết định tự tay tổ chức một bữa tiệc để chúc thọ bà. Chúng tôi có bảy đứa trẻ, đều là cháu nội, cháu ngoại của bà. Chị Vy lớn nhất mười ba tuổi, bé nhất là em Sơn sáu tuổi. Vậy là mỗi năm có bảy ngày sinh nhật, nhiều năm rồi, năm nào bà cũng làm cho chúng tôi bảy bữa tiệc sinh nhật thật rôm rả.

Năm nay bà đã sáu mươi lăm tuổi, thế mà chưa bao giờ có ai tổ chức tiệc mừng sinh nhật cho bà. Ngày sinh nhật hằng năm của bà, con cháu chỉ về thăm bà một lát, tặng bà vài thứ quà nhỏ rồi lại vội vã đi. Nhưng bà chẳng bao giờ buồn vì điều ấy.

Năm nay chị em tôi đã lớn cả, chúng tôi họp một buổi bàn kế hoạch tổ chức sinh nhật bà và sáng kiến hay này được bố mẹ của chúng tôi ủng hộ. Bố mẹ nhà nào cũng cho chúng tôi tiền để thực hiện kế hoạch. Chúng tôi cử em Chíp đi mua thiệp mời. Chị Linh học lớp sáu, chữ đẹp nhất nhà được cử viết thiệp mời. Chị Vy thì giở sách nấu ăn ra xem cách làm món bún chả. Sau đó, chúng tôi lấy cớ để bà ra ngoài một ngày sao cho khi về, bà sẽ thấy bất ngờ. Chúng tôi cùng đi chợ và cùng làm. Thế nhưng mọi chuyện xem ra không đơn giản. Mọi thứ cứ rối tung hết cả lên: Chị Vy thì quên ướp thịt bằng gia vị cho thơm, em Chíp thì khóc nhè vì quên thái dưa chuột để ăn ghém, em Hoa pha nước chấm hơi mặn .... Một lát sau, bà về và hỏi: “Ôi các cháu làm xong hết rồi à? Còn gì nữa không cho bà làm với?”. Thú thực lúc đó chị em tôi hơi bối rối và xấu hổ. Chỉ một lúc thôi, nhờ bàn tay bà mà mọi chuyện đâu đã vào đó. Bữa tiệc sinh nhật hôm đó bà đã rất vui. Còn mấy chị em chúng tôi đều thấy mình đã lớn thêm.

Theo Cù Thị Phương Dung

2. Trả lời câu hỏi: Khoanh tròn vào đáp án đúng nhất hoặc điền vào chỗ chấm trong các câu sau:

Câu 1: Mỗi năm bà nội của mấy chị em tổ chức mấy bữa sinh nhật cho các cháu?

A. 7 bữa tiệc

B. 6 bữa tiệc

C. 5 bữa tiệc

D. 4 bữa tiệc

Câu 2: Vì sao năm nay mấy chị em lại muốn tổ chức sinh nhật cho bà?

A. Vì mấy chị em biết bà buồn vào ngày sinh nhật.

B. Vì từ trước tới giờ chưa ai biết sinh nhật bà.

C. Vì năm nay các bố mẹ của mấy chị em vắng nhà.

D. Vì năm nay mấy chị em đã lớn và muốn làm một việc để bà vui.

Câu 3: Bố mẹ của mấy chị em đã làm gì để ủng hộ việc tổ chức sinh nhật cho bà?

A. Chỉ cho mấy chị em các việc cần chuẩn bị cho bữa tiệc.

B. Cho mấy chị em tiền để mua những thứ cần thiết cho tiệc sinh nhật.

C. Viết thiếp mời giúp chị em.

D. Làm giúp mấy chị em món bún chả.

Câu 4: Vì sao bữa tiệc sinh nhật hôm đó rất vui?

A. Vì hôm đó bà rất vui.

B. Vì hôm đó các cháu rất vui.

C. Vì hôm đó các bố mẹ rất vui.

D. Vì hôm đó cả nhà cùng vui.

Câu 5: Vì sao mấy chị em cảm thấy mình lớn thêm?

A. Vì mấy chị em biết làm món bún chả.

B. Vì mấy chị em đã biết tự tổ chức bữa tiệc sinh nhật.

C. Vì mấy chị em đã biết quan tâm đến bà và làm cho bà vui.

D. Vì mấy chị em đã biết làm việc giúp bà.

Câu 6: Qua bài văn trên, em hiểu thêm được điều gì?

.......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................

Câu 7: Năm nay chị em tôi đã lớn cả, chúng tôi họp một buổi bàn kế hoạch tổ chức sinh nhật cho bà. Từ “bàn” trong câu trên thuộc từ loại là:

A. Danh từ

B. Động từ

C. Tính từ

D. Quan hệ từ

Câu 8: Ngày sinh nhật hằng năm của bà, con cháu chỉ về thăm bà một lát, tặng bà vài thứ quà nhỏ rồi lại vội vã đi. Nhưng bà chẳng bao giờ buồn về điều ấy.

Hãy chuyển hai câu trên thành một câu ghép?

.........................................................................................................................................................

.........................................................................................................................................................

.........................................................................................................................................................

Câu 9: Tìm từ ngữ được lặp lại trong đoạn 1 của bài văn?

..........................................................................................................................................................

.........................................................................................................................................................

Câu 10: Năm nay, chị em tôi lớn cả, chúng tôi họp để bàn kế hoạch tổ chức sinh nhật bà. Hãy xác định trạng ngữ, chủ ngữ và vị ngữ trong câu trên?

............................................................................................................................................................

..........................................................................................................................................

4
12 tháng 5 2019

Câu 1: A. 7 bữa tiệc

Câu 2: D. Vì mấy năm nay chị em đã lớn và đều muốn làm một việc cho bà vui

Câu 3: B. Cho mấy chị em tiền để mua những thứ cần thiết cho tiệc sinh nhật.

Câu 4: D. Vì hôm đó cả nhà cùng vui

Câu 5: C. Vì mấy chị em đã biết quan tâm đến bà và làm cho bà vui

Câu 6: Qua bài văn trên, em hiểu thêm được phải biết quan tâm đến người già trong gia đình

Câu 7: B. Động từ

9 tháng 5 2021

A, D, B, D, C

11 tháng 6 2017

Đáp án C

phân tích các câu sau và cho biết chúng là câu đơn hay câu ghép. [ bằng cách gạch 1 gạch dưới chu ngữ  2 gạch dưới vị ngữ và khoanh tròn quan hệ từ nối các vế câu a. nhờ bác lao công , sân trường luông sạch sẽb. vì học giỏi , tôi đã được bố thưởng quà c. nhờ an học giỏi mà bạn được thưởng quà d. nhờ tôi đi học sớm mà tôi tránh được trận mưa ràoe. do không học bài , tôi...
Đọc tiếp

phân tích các câu sau và cho biết chúng là câu đơn hay câu ghép. [ bằng cách gạch 1 gạch dưới chu ngữ  2 gạch dưới vị ngữ và khoanh tròn quan hệ từ nối các vế câu 

a. nhờ bác lao công , sân trường luông sạch sẽ

b. vì học giỏi , tôi đã được bố thưởng quà 

c. nhờ an học giỏi mà bạn được thưởng quà 

d. nhờ tôi đi học sớm mà tôi tránh được trận mưa rào

e. do không học bài , tôi đã bị điểm kém

f.tại tôi mà cả lớp đã bị  mất điểm thi đua

g. vì nhà nghèo mà cậu ấy phải bỏ học

h. nhờ tập tành đều đặn , dế mèn rất khỏe

i. vì thành tích của lớp , các bạn ấy đã thi đấu hết mình 

j. vì dế mèn tập tành đều đặn nên nó rất khỏe

k. vì sự cổ vũ của lớp , các bạn ấy đã thi đấu rất nhiệt tình

i. tuy lan học giỏi nhưng bạn ấy không hề kiêu căng

m. tuy lan học giỏi nhưng ít khi bạn ấy được điểm cao

n. tuy rét nhưng các bạn ấy vẫn đi học đều

o. mặc dù nhà nghèo nhưng bạn ấy vẫn học giỏi

p. lan không chỉ học giỏi mà chị ấy còn hay giúp đỡ bạn bè

q. nếu thời tiết khắc nghiệt , bà con quê tôi sẽ không còn gì để ăn

r. nếu mưa, chúng tôi sẽ ở lại nhà

s. tôi về đến nhà thì trời đổ mưa rào

t. chúng tôi phấn đấu học giỏi để thầy cô vui lòng 

 u. thầy cô rất vui lòng khi chúng tôi phấn đấu học giỏi

v. chúng tôi phấn đấu học giỏi , thầy cô vui lòng

w. anh ấy đi học bằng chiếc xe máy màu đỏ

x. vừa đi làm mà anh ấy đã mua được xe máy

y. chưa sáng rõ , bà con đã ra đồng làm việc

z. mặt trời chưa lên , bà con đã ra đồng làm việc

1
10 tháng 2 2019

các bạn giúp mình với nha , mình đang cần gấp . thanks

 Có một con ve thấy bác nông dân nọ làm việc miệt mài, từ sáng đến tối chẳng lúc nào ngơi, liền tò mò hỏi: - Bác làm việc quần quật như thế để làm gì? Bác nông dân đáp: - Tôi làm việc cho cả ba thời nên không thể ngừng tay. (…) Và bác nông dân ôn tồn giảng giải: - Trước hết, tôi phải làm việc để nuôi thân. Đó là làm việc cho hiện tại. Nhà tôi có bố mẹ già. Làm việc để...
Đọc tiếp

 Có một con ve thấy bác nông dân nọ làm việc miệt mài, từ sáng đến tối chẳng lúc nào ngơi, liền tò mò hỏi: - Bác làm việc quần quật như thế để làm gì? Bác nông dân đáp: - Tôi làm việc cho cả ba thời nên không thể ngừng tay. (…) Và bác nông dân ôn tồn giảng giải: - Trước hết, tôi phải làm việc để nuôi thân. Đó là làm việc cho hiện tại. Nhà tôi có bố mẹ già. Làm việc để phụng dưỡng bố mẹ là làm vì quá khứ. Còn làm để nuôi con là dành dụm cho tương lai. Sau này tôi già, các con tôi lại nuôi tôi như bây giờ tôi đang phụng dưỡng cha mẹ. 

1.Có thể hoán đổi vị trí của từ " nuôi " và từ " phụng dưỡng " trong hai câu văn " Làm việc để phụng dưỡng bố mẹ là làm vì quá khứ. Còn làm để nuôi con là dành dụm cho tương lai." hay không? Vì sao?

2. Lời giảng giải của bác nông dân với con ve cho chúng ta thấy bác là người như thế nào? Từ câu chuyện của bác nông dân, em dút ra bài học gì cho mình?

1
11 tháng 7 2020

1. Ko thể hoán đổi vì nếu dùng từ "nuôi" để thay thế từ "phụng giưỡng" trong câu đầu thì sẽ tỏ sự thiếu tôn trọng đối với người lớn hơn.Ngược lại,nếu dùng từ "phụng dưỡng" thay cho từ nuôi ở câu sau thì sẽ có ý nghĩa là đề cao người ít tuổi hơn,đó là sai.

2. Lời giảng giải của bác nông dân đối với con ve cho thấy bác là một người biết lo xa,tôn trọng cha mẹ và chăm chút chu đáo cho con cái.Từ câu chuyện của bác nông dân,em rút ra đc bài học rằng phải biết lo xa và phải có trách nhiệm với cha mẹ,yêu thương con cái

      Chúc bạn học tốt!