K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
3 tháng 1 2019

Thơ Bác đầy trăng. Trăng vừa là người đồng hành, vừa là người bạn tâm giao, vừa nói lên nỗi lòng yêu nước, tình yêu thiên nhiên của Bác....

- Người bạn đồng hành:

       Trăng vào cửa sổ đòi thơ

Việc quân đang bận xin chờ hôm sau

      Chuông lầu chợt tỉnh giấc thu

  Ấy tin thắng trận liên khu báo về

=> Trăng như là người bạn đồng hành, trăng chờ người chiến sĩ luận bàn việc công xong để được tâm tình, tâm giao với người chiến sĩ cách mạng. Trăng trong tình huống ấy đã trở thành người bạn đồng hành, theo sát người chiến sĩ trên mỗi chặng đường.

- Thể hiện tình yêu thiên nhiên:

      Rằm xuân lồng lộng trăng soi

Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân

     Giữa dòng bàn bạc việc quân

   Ấy tin thắng trận liên khu báo về

=> Người chiến sĩ trong những giờ phút luận bàn việc chiến đấu, căng thẳng là thế nhưng vẫn mở rộng tâm hồn mình để giao hòa với thiên nhiên. Trăng khi này không chỉ là người bạn đồng hành mà còn thể hiện tình yêu thiên nhiên, chất lãng mạn trong một tâm hồn thép của người chiến sĩ.

- Thể hiện tình yêu nước

Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà

=> Ánh trăng chiến khu soi sáng cả rừng cây, đồng thời cũng soi tỏ nỗi lòng của người chiến sĩ cách mạng không ngủ được. Bác không ngủ được vì còn lo cho chiến dịch, cho cuộc kháng chiến của ta làm sao để tới được ngày toàn thắng.

Hoặc

Ngục trung vô tửu diệc vô hoa

Đối thử lương tiêu nại nhược hà

Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt

Nguyệt tòng song khích khán thi gia

=> Tình yêu nước của người chiến sĩ cách mạng thể hiện qua tinh thần lạc quan, chất thép. Người chiến sĩ trong hoàn cảnh tù ngục, thú vui ngắm hoa, thưởng nguyệt, uống rượu vẫn được Bác tận hưởng một cách đặc biệt nhất. Không rượu, không hoa, ánh trăng thì bị song sắt nhà tù chia cắt, nhưng trăng vẫn hướng tới người chiến sĩ cách mạng qua song sắt, như nguồn động viên an ủi, khích lệ. Trong hoàn cảnh tù đày là vậy mà Bác vẫn cảm nhận ánh trăng, tận hưởng và tâm tình với ánh trăng => Tâm hồn yêu thiên nhiên, chất thép trong người chiến sĩ cách mạng, tình yêu nước.

5 tháng 1 2019

Ngoài tập “Nhật kí trong tù”, Hồ Chí Minh còn để lại nhiều bài thơ chữ Hán và thơ tiếng Việt. Thơ của Bác phong phú đẹp đẽ chứa chan tình yêu nước thương dân.

Bác cũng có viết một số bài thơ cảm hứng trữ tình nói về tình yêu thiên nhiên. Những vần thơ trăng của Bác đẹp lắm. Nhà văn Hoài Thanh nhận xét.
 
“Thơ Bác đầy trăng”
 
“Thơ Bác đầy trăng”- “thơ trong tù”, thơ chiến khu... có nhiều bài, nhiều bài thơ nói về trăng xinh đẹp và trữ tình.
 
Trước hết nói về thơ trăng trong “ Nhật kí trong tù”, “Ngắm trăng” là bài thơ tuyệt tác. Trong ngục tối, nhà thơ không có rượu, có hoa để thưởng trăng. Trăng là một người bạn thân từ phương Trời xa, vượt qua song sắt nhà tù đến thăm Bác. Trăng được nhân hóa tuyệt đẹp: có ánh mắt và tâm hồn. Vượt lên mọi cơ cực cảnh tù đày,
 
Bác say sưa ngắm vầng trăng. Trăng với Bác lặng lẽ nhìn nhau, cảm động. Bài thơ lại một tư thế ngắm trăng hiếm thấy: một tâm hồn tha thiết yêu thiên nhiên, tạo  một phong thái ung dung tự tại của nhà thơ - chiến sĩ. Trăng hữu tình nên thơ. Trăng với người tù cảm thông chan hòa trong mối tình tri kỉ:
 
“Người ngắm trăng soi  ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”
 
“Ngắm trăng” đã phản ánh tinh thần lạc quan và khát vọng sống hướng về , trong sáng, tự do của Bác trong cảnh tù đày.
 
Tiếp theo, ta nói đến thơ trăng chiến khu của Bác. Có gì đẹp hơn gió núi, trăng ngàn?. “Rằm tháng giêng” là một bài thơ trăng kì diệu. Hai câu đầu là cảnh trăng
xuân sông nước... Một màu xanh bao la bát ngát: Sông xuân, nước xuân, Trời xuân lung linh dưới vầng trăng đêm nguyên tiêu. Ba chữ trong nguyên tác là một gam màu nhẹ, sáng và tươi mát:
 
“Rằm xuân lồng lộng trăng soi
Sóng xuân nước lẫn màu Trời thêm xuân”
 
Hai câu thơ cuối ghi lại công việc của Bác trong đêm rằm tháng giêng: giữa khói sóng của dòng sông, Bác “bàn bạc việc quân” để lãnh đạo cuộc kháng chiến. Nửa đêm, con thuyền chở đầy ánh trăng vàng quay về bến:
 
“Giữa dòng bàn bạc việc quân,
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền”
 
Con thuyền của lãnh tụ trở thành con thuyền của thi nhân chở đầy ánh trăng vàng. Sự xuất hiện của vầng trăng cho ta thấy một hồn thơ tuyệt đẹp.
 
Trong khói lửa chiến tranh ác liệt, căng thẳng, bận rộn “ việc quân, việc nước” nhưng Bác vẫn ung dung, lạc quan yêu đời. “nguyệt mãn thuyền” (trăng đầy thuyền) là một hình tượng thơ cổ kính, mĩ lệ rất độc đáo.
 
Có vầng trăng “bơi theo “con thuyền của lãnh tụ trên dòng sông Đáy miên mang giữa núi rừng chiến khu Việt Bắc: “ Sao đưa  thuyền chạy, thuyền chờ trăng theo” (Đi thuyền trên sóng Đáy). Có vầng trăng đến “đòi thơ” như bạn tri âm, cùng Bác chia vui tin thắng trận. Trăng xuất hiện thì chuông lầu đêm thu reo lên, tin thắng trận dồn dập báo về... Cái đẹp gắn liền với niềm vui. Trong cảnh tù đày, trăng đã đến với Bác thì trong máu lửa chiến tranh, trong mềm vui thắng trận, trăng cũng không thể nào vắng bóng:
 
“Trăng vào cửa sổ đòi thơ,
Việc quân đang bận xin chờ hôm sau
 
Chuông lầu chợt tỉnh giấc thu
Ấy tin thắng trận liên khu báo về”
(tin thắng trận - 1948)
 
Có vầng trăng thu dát vàng núi rừng đêm khuya, cổ thụ, ngàn hoa hiện dưới vầng trăng làm cho cảnh khuya đẹp như vẽ. Thi nhân thao thức ngắm vầng trăng nghe tiếng suối chảy “trong như tiếng hát xa” lòng bồi hồi, xúc động:
 
“Tiếng suối trong như tiếng hát xa,
Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa.
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”
(Cảnh khuya -1947)

Thiếu nhi, lớp măng non của dân tộc không thể nào quên vầng trăng thu thuở Bác yêu thương các cháu cho nên khi ngắm trăng Trung thu, Bác lại nhớ các cháu gần xa. Tấm lòng của Bác như vầng trăng thu ngời sáng:
 
“Trung thu trăng sáng như gương,
Bác Hồ ngắm cảnh nhớ thương nhi đồng”.
 
Có vầng trăng ước hẹn một ngày mai chiến thắng. Nước nhà độc lập, thanh bình , Bác thanh thản trở về cuộc sống bình dị, chan hòa với thiên nhiên:
 
“Kháng chiến thành công ta trở lại
Trăng xưa, hạc cũ với xuân này”
(Cảnh rừng Việt Bắc)
 
Kể sao hết vầng trăng trong thơ Bác Hồ, bời lẽ “thơ Bác đầy trăng”, thơ Bác đầy trăng, trăng tròn, trăng sáng, trăng trên mọi nẻo đường Bác đã đi. Có vầng trăng trong cảnh tù đày. Có vầng trăng kháng chiến. Có vầng trăng thanh . Bác nói nhiều về trăng thu. Bác yêu thiên nhiên, sống lạc quan yêu đời cho nên hồn Bác lúc nào cũng hướng về ánh sáng, về cái đẹp. Trăng là biểu tượng cho vẻ vĩnh hằng, là bạn tri âm của tao nhân mặc khách. Bác là một nhà thơ yêu trăng.
 
Ca dao, dân ca, thơ Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Nguyễn Khuyến... có nhiều bài thơ tuyệt tác nói về trăng. Thơ Đường, nổi bật nhất là thơ Lí Bạch dào dạt ánh trăng.
 
Bác Hồ đã kế thừa tinh hoa thơ ca cổ để viết nên những bài thơ trăng kiệt tác.
 
Trăng là biểu tượng cho vẻ đẹp của thiên nhiên, của non xanh nước biếc. Bác trăng, viết nhiều thơ về trăng vì Bác giàu lòng yêu thương con người. Trăng trong Bác chiếu sáng một tấm lòng hồn hậu đối với thiên nhiên tạo vật, đối với nhân dân và đất nước quê hương thiết tha, gắn bó.
 
Trăng đã góp phần làm cho thơ Bác thêm đặc sắc. Thơ Bác vừa thực vừa mộng, vừa mang màu sắc cổ điển vừa mới mẻ hiện đại, đậm đà thi vị. Trăng đã tạo nên  gương mặt, bản sắc và tính thẩm mĩ trong thơ Bác.
 
Cuộc đời không thể thiếu vầng trăng. Đọc thơ trăng của Bác Hồ, tâm hồn mỗi người chúng ta thêm giàu có, trong sáng, biết hướng tới ngày mai, vươn tới ánh sáng mà đi tới phía trước. Chúng ta càng yêu thêm cảnh trí non sông.
 
Yêu cái đẹp trong thơ trăng của Bác, cái đẹp trong thơ trăng cổ nhân, chúng ta học tập tình yêu nước, thương dân của Bác. Ước sao đất nước tỏa sáng vầng trăng hoà bình, trăng thu tròn và đẹp cho tuổi thơ, trăng đến với mọi người, mọi nhà trong ấm no, hạnh phúc.

Câu 1: Chứng minh trong văn nghị luận là gì?A. Là một phép lập luận sử dụng các dẫn chứng để làm sáng tỏ một vấn đề nào đó.B. Là một phép lập luận sử dụng lý lẽ để giải thích một vấn đề nào đó mà người khác chưa hiểu.C. Là một phép lập luận sử dụng lí lẽ và dẫn chứng để làm sáng tỏ một nhận định, một luậnđiểm nào đó.D. Là một phép lập luận sử dụng các tác...
Đọc tiếp

Câu 1: Chứng minh trong văn nghị luận là gì?

A. Là một phép lập luận sử dụng các dẫn chứng để làm sáng tỏ một vấn đề nào đó.

B. Là một phép lập luận sử dụng lý lẽ để giải thích một vấn đề nào đó mà người khác chưa hiểu.

C. Là một phép lập luận sử dụng lí lẽ và dẫn chứng để làm sáng tỏ một nhận định, một luận

điểm nào đó.

D. Là một phép lập luận sử dụng các tác phẩm văn học để làm rõ một vấn đề nào đó.

Câu 2: Lí do nào khiến cho bài văn viết theo phép lập luận chứng minh thiếu tinh thần thuyết phục?

A. Luận điểm được nêu rõ ràng, xác đáng.

B. Lí lẽ và dẫn chứng đã được thừa nhận.

C. Lí lẽ và dẫn chứng phù hợp với luận điểm.

D. Không đưa dẫn chứng, chỉ giải thích và đưa lí lẽ để làm sáng tỏ luận điểm

Câu 3:Trong bài văn chứng minh, chúng ta chỉ sử dụng thao tác chứng minh, không cần giải thích vấn đề cần chứng minh. Đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Câu 4: Trong phần mở bài của bài văn chứng minh, người viết phải nêu lên được nội dung gì?

A. Nêu được các dẫn chứng cần sử dụng trong khi chứng minh.

B. Nêu được luận điểm cần chứng minh.

C. Nêu được các lý lẽ cần sử dụng trong bài làm.

D. Nêu được vấn đề cần nghị luận và định hướng chứng minh.

Câu 5: Trong phần Thân bài của bài văn chứng minh người viết cần phải làm gì?

A. Nêu lí lẽ và dẫn chứng để chứng tỏ luận điểm là đúng đắn.

B. Chỉ cần nêu các dẫn chứng được sử dụng trong bài viết.

C. Chỉ cần gọi tên luận điểm cần chứng minh.

D. Nêu ý nghĩa của luận điểm đã được chứng minh

Câu 6: Lời văn phần Kết bài nên hô ứng với lời văn của phần nào?

A. Thân bài.

B. Mở bài.

C. Cả mở bài và thân bài.

D. Với phần dẫn chứng đưa ra trong phần thân bài.

 Câu 7: Theo quy trình tạo lập văn bản làm văn nghị luận thì sau bước tìm hiểu đề bài để định hướng cho bài làm sẽ đến bước nào?

A. Lập dàn ý đại cương.

B. Xác định các lý lẽ cho bài văn.

C. Tìm dẫn chứng cho bài văn.

D. Viết thành bài văn hoàn chỉnh.

Câu 8:Xác định luận điểm chính trong lời thơ khuyên thanh niên của Bác Hồ:

A. Khó khăn khắc phục sẽ thành công.

B. Phải làm việc lớn.

C. Con người phải có quyết tâm, kiên trì.

D. Có ý chí, sự kiên trì, bền bỉ sẽ thành công trong cuộc đời.

 Câu 9: Câu nào không dùng làm dẫn chứng trực tiếp làm rõ luận điểm: “Tục ngữ khuyên dạy con người về lời ăn tiếng nói”?

A. Lời nói chẳng mất tiền mua/ Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.

B. Đất xấu trồng cây khẳng khiu/ Những người thô tục nói điều phàm phu.

C. Người thanh tiếng nói cũng thanh/ Chuông kêu khẽ đánh bên thành cũng kêu.

D. Đi một ngày đàng học một sàng khôn.

 Câu 10: Cho đề bài sau: Rừng mang lại nhiều lợi ích cho con người. Vì vậy, con người phải bảo vệ rừng. Em hãy chứng minh ý kiến trên.

Trong các luận điểm nêu ra sau đây, luận điểm nào không phù hợp với bài văn viết về đề bài này?

A. Rừng là tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá, cung cấp cho con người nguồn lâm sản lớn.

B. Rừng là hệ sinh thái quan trọng, góp phần điều hòa khí hậu trên trái đất.

C. Con người có thể khai thác thật nhiều tài nguyên rừng mà không cần phải trồng cây gây rừng.

D. Rừng là môi trường du lịch hấp dẫn với con người.

 

4
14 tháng 4 2020

1. C 

2. D

3. B

4. D

5. A

6. B

7. A

8. D

9. B

10. C

14 tháng 4 2020

1. C                     6. B

2. D                     7. A

3. B                     8. D

4. D                     9. B

5. A                     10. C

9 tháng 4 2022

tk

Câu tục ngữ khẳng định rằng khi có ý chí, nghị lực và sự kiên trì sẽ gặt hái được nhiều thành công trong sự nghiệp và cuộc sống. Thiếu ý chí sẽ không làm được gì, dễ chán nản, buông xuôi khi gặp khó khăn. Điều đó đã được chứng minh từ những tấm gương từ xưa đến nay. Mạc Đĩnh Chi, gia đình nghèo khó.

9 tháng 4 2022

Em có 1 đề văn,nó cũng dài lắm,vì thế có 1 số câu khó hiểu thì mọi người giải dùm em vs ạ1,PHẦN VĂN1.kể tên và tóm tắt các truyện hiện đại kèm tên tác giả đã học và đọc thêm?nêu chủ đề của từng truyện?2.nêu tên văn bản,tác giả,phương thức lập luận và luận điểm chính của các văn bản nghị luận đã học trong chương trình ngữ văn lớp 7?3.trong văn bản Ý Nghĩa Văn...
Đọc tiếp

Em có 1 đề văn,nó cũng dài lắm,vì thế có 1 số câu khó hiểu thì mọi người giải dùm em vs ạ

1,PHẦN VĂN

1.kể tên và tóm tắt các truyện hiện đại kèm tên tác giả đã học và đọc thêm?nêu chủ đề của từng truyện?

2.nêu tên văn bản,tác giả,phương thức lập luận và luận điểm chính của các văn bản nghị luận đã học trong chương trình ngữ văn lớp 7?

3.trong văn bản Ý Nghĩa Văn Chương,Hoài Thanh viết:''Văn chương gây cho ta những tình cảm ta chưa có,luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có"Dựa vào kiến thức đã học,em hãy giải thích và tìm dẫn chứng để chứng minh nhận định đó

4.Phân tích rõ 2 hình ảnh tương phản trg truyện ngắn Sống Chết Mặc Bay của PDT?

5.vẽ BĐTD khái quát trình tự lập luận trg các văn bản nghị luận hiện đại đã học?

Phần văn chỉ đến đây thôi,còn phần tiếng việt nữa,em học k đạt môn văn lắm cho nên mới hỏi bucminh

2
27 tháng 7 2016

nhiều z

3 tháng 8 2016

em gái ạ chị đây đặc biệt ấn tượng vs họ của em rất hay. chị là đội tuyển văn nên mấy câu em hỏi dễ như trở bàn tay nhưng mà em gặp nhầm đối tượng ròi chị đặc biệt lười viết . nhưng có lẽ là hay đấy chúng ta làm bạn đi nhavui à mà chị còn đặc biệt vs avatar của em nữa đó rất đẹp mà chị lặn lên lặn xuống khong biết em đào đâu ra mà tfboys chụp và lúc nào . chị là cỏ giống em đó rất vui được làm quen

14 tháng 12 2018

Đáp án: B

28 tháng 4 2020

dễ mà bạn 

18 tháng 3 2018

Giải thích câu nói của Bác Hồ : 

 muốn có quả ngọt và ngon thì chỉ tốn thời gian tối đa là mười năm trồng cây, còn đối với con người, đối với cả thế hệ sau này, muốn con cháu được nên người, xã hội được phồn vinh thì chúng ta cần phải chú trọng công tác giáo dục, chăm nom thế hệ trẻ vì đó là tương lai của cả đất nước.

18 tháng 3 2018

Mik nghĩ là :

khuyên chúng ta là khi chúng ta muốn trồng 1 loại cây nào đó 

mặc dù nó có khó trồng đi nữa thì chúng ta vẫn phải nghĩ đến 

lợi ích của 10 năm sau nó sẽ cho chúng ta cái j .

con người cũng vậy muốn khi trưởng thành ta có ích cho xã hội thì 

phải chăm sóc , dạy dỗ từ nhỏ 

không biết có đúng ko nữa 

Chúc bn hok tốt ~~~

22 tháng 1 2018

Bài làm

Nếu ca dao là suối nguồn dân tộc, hướng ta đến cái chân, thiện, mĩ của cuộc đời thì tục ngữ là kho sách bề thế dạy cho ta trở thành người tốt, người khôn ngoan. Tục ngữ luôn cho ta những triết lý sống hay, rút ra kinh nghiệm trong cuộc sống và qua đó tôi biết rằng: “Con người có trăm tính tốt và muôn vàn thói xấu”. “Tự phụ” là thói xấu luôn làm tôi thất bại trong mọi hoàn cảnh, dù tôi là kẻ có sức lực đến cỡ nào, vì vậy mọi người chúng ta “chớ nên tựphụ”. Chúng ta hiểu gì, biết gì từ câu tục ngữ đó ?

“Tự phụ” là gì ? Tự phụ là tự cao, tự đại, tự đắc, đánh giá cao mình trước mặt người khác. “Tự phụ” là không biết lắng nghe, không chịu học hỏi, luôn coi mình là trên hết thiên hạ. Những người có tính tự phụ sẽ tự cho mình “có quyền” không tuân thủ các qui định, chuẩn mực đã có trong gia đình, tổ chức hoặc cộng đồng xã hội. Hai nhà nghiên cứu người Mỹ đã phán rằng: “Nếu những người tự tin sẽ có mức độ hướng ngại, hòa đồng, tự trọng và ngay thẳng cao hơn thì tính tự phụ thường gắn liền với sự ích kỉ và sự thổthẹn. “Một thầy cô giáo luôn tự phụ về tài năng giảng dạy của mình.” Tôi còn nhớ, chú kể với tôi sau khi giao lưu với người Nhật, và người Nhật ấy đã nói rằng: “Khi mười thằng Nhật phải sợ một người Việt Nam thì một ngày nào đó trong thi cử mười thằng Việt Nam sẽ sợ một thằng Nhật.” Tóm lại “tựphụ” là thói xấu luôn làm mọi người thất bại, bị mọi người xa lánh.

Vì sao con người có thói “tự phụ” ? Bởi cái tôi trong mỗi người luôn tồn tại. Thông thường tính “tự phụ” xuất hiện ở những người tài giỏi, thông minh. “Hắn biết mình thông minh, tài giỏi nên rất tự phụ.” Đồng thời do trình độ nhận thức không phù hợ, không chính xác nên dẫn đến hiện tượng tự đánh giá quá cao thành tích của mình trong mối quan hệ tổng hòa của gia đình, tổ chức cộng đồng hay toàn xã hội. Cuộc đời không ai hoàn hảo cả, ai cũng một lần đã tự trải qua trong cuộc đòi mình. Các bạn đã bao giờ hỏi: “Một đất nước mạnh mẽ, công nghệ tiên tiến như nước Mĩ đã không giành được sự thắng lợi trong cuộc xâm lược Việt Nam ta chưa ?” Một đất nước mạnh mẽ như Mĩ luôn có thói kiêu căng, tự phụ, luôn cho mình là kẻ thắng lợi, không bao giờ thất bại và cứ như thế Mĩ đã chuốc lấy thất bại.

Vì sao “chớ nên tự phụ” ? Vì hiểu biết của một người không thể nào có thể đem so sánh với biển tri thức của nhân loại. “Điều ta biết chỉ là hạt cát nhỏ giữa sa mạc, là giọt nước giữa đại dương mênh mông.” Theo M.Captông đã từng nói: “Người nào tô điể mtheem vẽ quan trọng cho công việc tầm thường, thì người đó là kẻ tầm thường trong những việc quan trọng.” Còn hơn thế nữa, Paplôp đã khẳng định: “Đừng bao giờ nghĩ rằng bạn đã biết tất cả mọi điều và dù người ta có đánh giá bạn cao đến đâu nữa, bạn vẫn phải luôn có lòng dũng cảm tự nhủ: ta là kẻ dốt nát. Đừng để tính tự ngạo, tự phụxấm chiếm bạn. Vì nó, bạn có thể bướng bỉnh ở chỗ cần tán thành, vì nó, bạn sẽ từ chối lời khuyên có ích và sự giúp đỡ thân ái, vì nó, bạn sẽ mất mức độkhách quan.” Tóm lại tôi đã rút ra được rằng: “Sống ở đời phải biết nhìn lên và không biết nhìn xuống.”

Tác hại của “tự phụ” như thế nào ? Người tự phụ không biết lắng nghe, không chị học hỏi, luôn tự thu mình trong vỏ ốc của cá nhân, nên dễ bị lạc hậu, chậm tiến. Người tự phụ không bao giờ nhận được sự yêu mến, nễ trọng của mọi người, mà thay vào đó là sự xa lánh, rùng rẫy, miệt khinh. Hơn thếnữa “tự phụ” là thói xấu có hại. Nó làm cho người ta ảo tượng về mình. Tài năng chỉ chút đỉnh nhưng lại tưởng mình là thiên tài, để rồi nảy sinh thói huênh hoang, khoác lác, hợm hĩnh đến mức lố bịch, đáng ghét. Kẻ tự phụngồi đâu cũng thích nói về mình, khoe khoang cái mình có, thậm chí bịa đặt, thổi phồng cả những cái mình không hề có để thỏa mản tính thích hơn của con người. Vì không nhận thức đúng đắn về bản thân nên kẻ mắc bệnh “tựphụ” khó có thể thành công lâu dài và ít nhận được sự ủng hộ của số đông. Tính tự phụ sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của con người. Những người kiêu ngạo sẽ hình thành bức màn ngăn cách với thế giới bên ngoài.

 Để khắc phụ thói tự phụ mọi người chúng ta phải: sống khiêm nhường, hòa đồng với mọi người. Luôn biết lắng nghe, không ngừng học hỏi. Dám phê bình và tự phê bình bản thân mình, không nên dấu dốt. Biết tán thưởng thành tích của người khác, biết giá trị của tính đồng đội để hòa nhập được với bạn bè. Khi gặp thất bại, bạn hãy luôn luôn nhớ rằng: “Thất bại luôn là bài học tốt cho sự thành công sau này.” Phải sớm tránh xa khỏi ánh hào quang của những lời khen ngợi. “Mình cao còn có người khác cao hơn, không ai hoàn hảo cả.” Chúng ta phải coi, tu dưỡng bản thân đức tính khiêm tốt. “Khiêm tốn là một loại nhân đức tu chỉnh thói tự phụ.” Phải cố gắng luyện tập đức khiêm tón dù khó khăn cách mấy cũng chẳng ngại ngùng. Thời gian và sự bền bỉ rất càn thiết cho việc bỏ bớt tính tự phụ. Chúng ta không thểbiến đổi bản chất của thói tự phụ trong mốt sớm một chiều.

Làm sao có thể kể hết được nội dung của thói “tự phụ”. Bởi vì nó quá sâu xa và triết lý. Nó giống như chiếc máy dự báo được tương lai, nó chỉ cho ta biết mộ phần cốt lõi nào đó về thói tự phụ, khuyên răng ta “chớ nên tựphụ”. Tôi – bản thân là một học sinh, luôn tạo đứng tính khiêm tốn, không nên tự phụ trong công việc họt tập. Nếu ai đã tập được đức khiêm tốn thì khi đó trước mắt ta ánh lên màu hồng hạnh phúc, một nụ cười hài lòng và đầy kiêu hãnh. 

k mk nha!!!

22 tháng 1 2018

bạn tự viết thành một bài nghị luận nhé

Lập ý cho đề văn nghị luận:
Đề văn Chớ nên tự phụ.
Câu 1:Xác lập luận điểm:
- Trong cuộc sống không nên tự phụ - tự phụ gây tai hại lớn
Câu 2:Tìm luận cứ:
- Tự phụ là gì? (là tự cao tự đại, đề cao mình, coi thường người khác)
- Vì sao chớ nên tự phụ (tự phụ không những có hại cho mình mà cho mọi người khác nữa)
Câu 3:Xây dựng lập luận:
- Bắt đầu bằng cách định nghĩa tính tự phụ
- Suy ra tác hại của tự phụ.
- Đề cao lối sống hoà đồng, khiêm tốn, phê phán thói tự phụ.

29 tháng 3 2021

tham khảo

Xã hội phong kiến xưa không biết bao nhiêu những bất công, oan trái, tầng lớp thống trị chỉ biết bóc lột của cải của dân để ăn để vơ vét để sống những ngày sung sướng để rồi mặc kệ dân sông trong khổ cực, lầm than. Phạm Duy Tốn một tác giả tài ba đã lên án những bất công đó bằng ngòi bút văn thơ cua mình. trong tác phẩm " sống chết mặc bay" ông đã xây dựng 1 ông quan phụ mẫu điển hình cho tầng lớp thống trị. Lúc nữa đêm, khi quan phụ mẫu đang chơi ổ tôm, ngồi chễm chệ trong đình nhưng cùng lúc đó nhân dân - những con người lâu nay phải sống trong khổ sở bây gio lại khổ hơn. họ phải vật lộn với thiên nhiên, ngăn đê vỡ ... vậy mà cái tên vô lương tâm ấy chỉ biết cho mình, đáng bị khinh bỉ. nó đi ngăn đê vỡ mà đem bao nhiêu là thứ: bát yến,tăm bông...….Xem ra xa hoa,sung sướng lắm. Trong lúc lũ con dân của hắn đang tầm tả ngoai kia mà hắn có thể ăn chơi phè phỡn trên nỗi khổ của họ.Bỗng có tiếng kêu vang dậy trời đất ,rồi 1 người vội vã chạy vào nói với hắn là đê đã vỡ ,nhưng tên vô lương tâm ấy không những không nghĩ cách cứu đê mà còn quát mắng người dân khổ sở ấy,điều đó đã chứng minh quan phụ mẫu là 1 tên vô lương tâm.Khi đê vỡ cũng là lúc quan ù ván bài to nhất,tình cảnh bên ngoài rơi vào cảnh nghìn sầu muôn thảm. người sống không chỗ ở, kẻ chết không nơi chôn. Tất cả lênh đênh mặt nước nhưng quan lại được sự sung sướng khi ván bài đã ù to nhưng trên tính mạng của người dân vô tội.Tính cách xa hoa , vô trách nhiệm của tên lòng lang dạ sói đã dẫn đến hậu quả thảm sầu cho người dân.Thật đúng là kẻ vô lương tâm, độc ác! Liệu cái xã hội có đầy rẫy nhưng kẻ như vậy sẽ ra sao đây! Phải nói rằng, tác phẩm "Sống chết mặc bay" quả là một tác phẩm tuyệt vời!