K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

tình huống 1: nếu có 1 ng vu oan là e lấy trộm tiền của họ( lúc này bn cần cm để lm sáng tỏ mọi chuyện)

*2) có 2 phương án trái chiều là nên cho hs sử dụng dt từ lúc hc lp 2 vs có 1 ý kiến trái ngược lại là k cho hs sử dụng dt ( nếu bn theo quan điểm thứ 2 thì bn cần cm để mn bt k nrrn cho hc sử dụng dt khi hc lp 2)

4 tháng 3 2017

-TH1: Khi một người bán hoa quả tốt ở gần nhà chúng ta bị người khác cho rằng nhà ấy phun thuốc hóa học vào quả nên mới tươi tốt như vậy.Khi đó ta cần đưa ra những dẫn chứng để chứng minh Người đó bán hoa quả tốt.

-TH2: Khi một bạn nữ thường ngày rất hiền lành, bỗng một hôm bị vu oan là ăn trộm tiền của một bạn cùng lớp. Khi đó ta sử dụng phương pháp lập luận để chứng minh bạn ấy trong sạch.

-TH3: Khi ta nhìn thấy một bạn nào đó có hoàn cảnh khó khăn, ta sử dụng phương pháp lập luận mang tính chất phân tích khuyên nhủ các bạn hãy giúp đỡ bạn ấy...

-TH4: khi ta thấy một bạn nào đó ăn quà vặt trong lớp, ta phải dung phương pháp lập luận để giải thích cho bạn ấy biết rằng đây là việc làm không đúng,...Khuyên nhủ bạn ấy không nên làm như vậy

3 tháng 3 2017

TH1: Muốn chứng minh mình bị bệnh thì phải đưa giấy khám bệnh hoặc đơn thuốc

TH2: Muốn chứng minh mình đã làm hết bài tập về nhà thì phải đưa cho mẹ xem

TH3: Muốn chứng minh mình là đội viên thì phải đeo khăn quàng

2 tháng 12 2016

BÀI DỰ THI VẬN DỤNG KIẾN THỨCLIÊN MÔN ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ THỰC TIỄN

1: Tên tình huốngThuyết minh về ô nhiễm môi trường

2: Mục tiêu giải quyết tình huốngGiúp bảo vệ môi trường xanh-sạch-đẹpGiúp bảo vệ sức khỏe con ngườiNâng cao ý thức bảo vệ môi trường của mỗi ngườiTích cực tuyên truyền, tham gia các hoạt động tập thể về bảo vệ môi trường

3: Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình huốngĐể thực hiện bài thi này chúng tôi dùng phương pháp khảo sát, đối chiếu, so sánh để tìm ra những nét nổi bật về tình trạng ô nhiễm môi trường.

4: Giải pháp giải quyết tình huống -Vận dụng kiến thức của các môn học như:Sinh học , Địa lí , Giáo dục công dân , Hóa học …để giải quyết tình huống -Thực hiện các biện pháp đơn giản và dễ dàng như:không xả rác bừa bãi, bỏ rác đúng nơi qui định…-Tuyên truyền mọi người hãy cùng nhau có ý thức bảo vệ một môi trường sống trong lành hơn…

5:Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống . Môi trường là không gian sinh sống của con người và sinh vật, là nơi bao gồm các nguồn tài nguyên cần thiết cho đời sống và sản xuất , là nơi chứa đựng và phân hủy các chất thải do con người tạo ra trrong cuộc sống và hoạt động sản xuất,…Môi trường có vai trò cực kì quan trọng đối với đời sống của con người. Đó không chỉ là nơi tồn tại, sinh trưởng và phát triển mà còn là nơi lao động và nghỉ ngơi, hưởng thụ và trau dồi những nét đẹp văn hóa, thẩm mĩ…Nhưng hiện nay tình trạng môi trường đang ô nhiễm trầm trọng,cuộc sống của con người trên Trái Đất cũng đang bị đe dọa. Đây là một trong những vấn đề nóng bỏng, nhức nhối, gây bức xúc trong dư luận xã hội cả nước hiện nay.Vấn đề này đang đe dọa trực tiếp đến sự phát triển kinh tế- xã hội bền vững, sự tồn tại của các thế hệ hiện tại và tương lai.Vì vậy việc vận dụng kiến thức đã học để giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường là rất quan trọng và cần thiết cho xu hướng xã hội ngày nay.Ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường tự nhiên bị bẩn đồng thời các tính chất vật lí, hóa học, sinh học của môi trường bị thay đổi, gây tác hại tới đời sống của con người và các sinh vật khác.Ô nhiễm môi trường bao trùm tất cả các dạng ô nhiễm. Tuy nhiên, có ba loại ô nhiễm môi trường chính là : ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm không khí, và ô nhiễm đất. Môi trường đang bị ô nhiễm do nhiều nguyên nhân khác nhau như: do tác động của con người, do hóa chất bảo vệ thực vật, các chất hóa học, chất phóng xạ…Vậy ô nhiễm nguồn nước là như thế nào? Chúng ta tìm hiểu về nó trước nhé.Ô nhiễm nước xảy ra khi nước bề mặt chảy qua rác thải sinh hoạt, nước rác công nghiệp, các chất ô nhiễm trên mặt đất, rồi thấm xuống nước ngầm.Rất dễ hiểu,ví dụ như người dân sử dụng thuốc trừ sâu để bảo vệ thực vật. Do ý thức của người dân không tốt nên sau khi sử dụng xong họ vứt ngay vỏ bao bì xuống đường-không đúng nơi qui định, ảnh hưởng đến sức khỏe của mọi người. Nguồn nước bị ô nhiễm do dân cư ven các con sông thải chất sinh hoạt xuống sông . Người dân chẳng may sử dụng phải nguồn nước này , hay sống gần những nơi bị ô nhiễm sễ dễ mắc các bệnh về đường ruột, bệnh ngoài da, bệnh đau mắt hột,…Đặc biệt ảnh hưởng nhiều nhất là nghành nuôi trồng thủy sản. Do môi trường sinh thái bị ô nhiễm , cá tôm chết nhiều hoặc bị bệnh tác hại nghiêm trọng đến sản lượng, kinh tế người dân tốn kém nhiều trong việc cải tạo môi trường. Các bạn thử nghĩ xem nếu môi trường bị ô nhiễm nước nặng nề thì cuộc sống của chúng ta sẽ như thế nào?Bởi nước là một thứ quan trọng không thể thiếu.Do sự quản lí không tốt , và sử dụng lãng phí, nhiều nơi thiếu nước trầm trọng như ở các tỉnh nam trung bộ, tây nguyên, tây bắc… chính vì vậy, mỗi chúng ta cần có ý thức hơn trong việc bảo vệ nguồn nước để giúp môi trường ngày một xanh-sạch-đẹp.Qua đó ta thấy các môn học rất cần thiết trong mỗi chúng ta, nó bổ trợ cho ta trong nhiều lĩnh vực.Ngoài ô nhiễm nguồn nước , ô nhiễm không khí cũng gây tác hại đến cho con người . Ô nhiễm môi trường không khí là sự có mặt một chất lạ hoặc một sự biến đổi quan trọng trong thành phần không khí, làm cho không khí không sạch hoặc gây mùi khó chịu, giảm thị lực khi nhìn xa do bụi.Hiện nay, ô nhiễm khí quyển là vấn đề thời sự nóng bỏng của cả thế giới chứ không phải riêng của quốc gia nào. Môi trường khí quyển đang có nhiều biến đổi rõ rệt và có ảnh hưởng xấu đến con người và các sinh vật . Ô nhiễm khí đến từ con người lẫn tự nhiên.Hàng năm con người khai thác và sử dụng hàng tỉ tấn than đá, dầu mỏ, khí đốt.Đồng thời cũng thải ra môi trường một khối lượng lớn các chất thải khác nhau như:chất thải sinh hoạt, chất thải từ các nhà máy và xí nghiệp làm cho hàm lượng các loại khí độc hại tăng lên nhanh chóng .Những cây xanh có thể cung cấp không khí trong lành, giúp cho con người khoan khoái thư giãn, sức khỏe tốt hơn.Nhưng con người, họ đâu nghĩ đến điều đó.Hàng năm họ vẫn chặt biết bao cây gỗ để giúp tăng lợi nhuận kinh tế. Như thế là họ đang giết chính cuộc sống của mình. Ngoài ra, số lượng rác thải ở nước ta ngày một nhiều.Rác bị thải bừa bãi liên tục, ngày càng nhiều nếu không được thu dọn sẽ bốc mùi, gây ô nhiễm môi trường không khí. Đặc biệt là thải ra môi trường bao bì ni lông. Có vẻ như khi chúng ta thải ra môi trường biết bao túi ni lông mà không nghĩ đến hậu quả của nó.Nguy hiểm nhất là khi ta đốt nó. Khí đốt bay lên lẫn vào trong không khí, nếu chúng ta hít phải thì sẽ có nguy cơ mắc bệnh tim mạch, viêm họng, tức ngực, khó thở,… có thể dẫn tới tử vong. Mỗi ngày ở Việt Nam thải ra hàng triệu bao bì ni lông. Vấn đề này chúng ta nên áp dụng môn GDCD để giải quyết vấn đề vì sau khi học xong môn này sẽ giúp cho phẩm chất đạo đức của chúng ta tốt hơn, có ý thức hơn như : không vứt rác bừa bãi , thay thế túi ni lông bằng túi giấy, túi vải hoặc giặt sạch sẽ để tái sử dụng. Các nhà máy xí nghiệp thải ra khí độc hại nếu người dân hít vào sẽ có nguy cơ mắc bệnh rất cao. Chúng ta cần sử dụng môn Sinh học để đưa ra các biện pháp nhanh
chóng giúp cho người kịp cứu chữa.Ô nhiễm không khí còn ảnh hưởng đến hệ sinh thái: SO2 và các oxit nitơ làm hủy diệt các khu rừng và các cánh đồng, làm độ Ph giảm trong đất hoặc khói bụi do các phương tiện giao thông thải ra lẫn với sương mù tạo nên sự ngột ngạt, gây nhiều bệnh cho con người, làm giảm ánh sáng mặt trời mà ánh sáng mặt trời rất cần cho thực vật để thực hiện quá trình quang hợp nó cũng giảm tầm nhìn …. Gây mất mát lớn cho cuộc sống. Điều đáng lo ngại nhất là con người thải vào không khí các loại khí độc như : CO2 đã gây hiệu ứng nhà kính. Theo nghiên cứu thì chất khí quan trọng gây hiệu ứng nhà kính là CO2 , nó đóng góp 50% vào việc gây hiệu ứng nhà kính, CH4 là 13%, nitơ 5%, CFC là 22%, hơi nước ở tầng bình lưu là 3%,…Nếu như chúng ta không ngăn chặn được hiện tượng này thì trong vòng 30 năm tới mặt nước biển sẽ dâng lên từ 1,5 đến 3,5m. Có nhiều khả năng lượng CO2 sẽ tăng gấp đôi vào nửa đầu thế kỉ sau. Điều này sẽ thúc đẩy quá trình nóng lên của Trái Đất diễn ra nhanh chóng. Chính vì vậy con người cần phải có những biện pháp hữu hiệu để khắc phục hiện tượng hiệu ứng nhà kính này. Nói đến đây ta còn nhận ra, những vấn đề này cũng liên quan đến môn Địa và môn Sử. Vì sự tham vọng làm bá chủ thế giới nên các cuộc chiến tranh xung đột đã xảy ra. Tiêu biểu như nước Việt Nam thân yêu của chúng ta. Nước ta là một nước có vị trí địa lí thuận lợi, giàu tài nguyên thiên nhiên nên sớm bị các nước tư bản dòm ngó xâm chiếm.Như chúng ta đã biết , khi mỗi cuộc chiến tranh đi qua nó để lại những hậu quả nghiêm trọng gây ảnh hưởng vật chất lẫn tinh thần, gây nhiều mất mát, đau thương…Và điều đó khiến cho môi trường ngày càng ô nhiễm nặng nề. Qua đó cho chúng ta thấy những môn học giúp ích cho ta rất nhiều, nó giúp ta nhận ra một bài học đáng quí là:tôn trọng hòa bình, độc lập, không nên gây chiến tranh xâm lược. Điều đó sẽ giúp bầu không khí của chúng ta trong lành hơn,các nước tập trung vào phát triển kinh tế để ngày một vững mạnh hơn.Còn một loại ô nhiễm nữa mà chúng ta chưa nhắc đến đó chính là ô nhiễm đất-nó ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của mỗi con người.Ô nhiễm đất là hậu quả các hoạt động của con người làmthay đổi các nhân tố sinh thái vượt qua những giới hạn sinh thái của các quần xã trong đất. Môi trường đất là nơi trú ngụ của con người và hầu hết các sinh vật cạn, là nền móng cho các công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp và văn hóa con người. Đất là một nguồn tài nguyên quí giá, con người sử dụng tài nguyên đất vào hoạt động sản xuất nông nghiệp để đảm bảo nguồn cung cấp lương thực , thực phẩm cho con người. Thế nhưng hiện tượng xả rác xuống đất hiện nay đã trở nên phổ biến.Biểu hiện cụ thể như: ăn xong một que kem hay một chiếc kẹo người ta vứt que, vứt giấy xuống đất. Uống xong một lon nước ngọt hay chai nước suối vứt lon vứt chai ngay tại chỗ vừa ngồi mặc dù thùng rác để cách đó rất gần. Thậm chí khi ăn xong một tép kẹo cao su, họ cũng không mang đến thùng rác mà vo tròn rồi vứt ngay tại chỗ mà không nghĩ đến người khác… Vậy do đâu mà hiện tượng xả rác bừa bãi lại tràn lan như vậy? Điều đó cũng là một vấn đề quan trọng làm ô nhiễm môi trường đất. Đó là những thói quen xấu lười biếng và lối sống lạc hậu ích kỉ chỉ nghĩ đến quyền lợi cá nhân của một số người. Họ sống theo kiểu: “ Của mình thì giữ bo bo, của người thì để cho bò nó ăn”. Họ nghĩ đơn giản chỉ cần nhà mình sạch còn ai bẩn thì mặc kệ. Việc giáo dục ý thức giữ gìn, bảo vệ môi trường sống chưa được quan tâm đúng mức đặc biệt khi vứt túi ni lông xuống lòng đất, sau hàng chục năm cũng không thể tiêu hủy được gâyảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của con người. Riêng chỉ với Việt Nam, thực tế suy thoái tài nguyên đất là rất đáng lo ngại. Với nhịp độ gia tăng dân số và tốc độ phát triển công nghiệp, hoạt động đô thị hóa như hiện nay thì diện tích đất canh tác ngày càng bị thu hẹp, chất lượng đất ngày càng suy thoái,…Đất bị ô nhiễm có thể trở lên cằn cỗi, không thích hợp cho cây trồng. Điều nay sẽ ảnh hưởng đến các cơ thể sống khác trong lưới thức ăn .Chính vì vậy việc vận dụng các kiến thức đã học giúp ích cho chúng ta rất nhiều trong cuộc sống, nó giúp cho chúng ta giải quyết những tình huống bất ngờ mà ta không nghĩ đến, một cách thông minh hơn, ngắn gọn hơn và đầy đủ nhất.

6:Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống

Từ những tình huống trên, chúng ta-mỗi con người đang sống trong đất nước Việt Nam hãy có ý thức hơn, góp phần chung tay xây dựng một môi trường xanh-sạch –đẹp.
 

1. Nêu bố cục của văn bản và nhận xét về trình tự lập luận của tác gỉ2. Phép lập luận chính trong bài văn là gì ? Nêu lí lẽ và các chứng cứ mà tác giả đã đưa ra để làm rõ luận điểm của bài văn3. Trong bài văn có hai đoạn nêu chứng cứ về tinh thần yêu nước trong lịch sử dân tộc và trong cuộc kháng chiến hiện tại. Hãy so sánh hai đoạn ấy về: cách dẫn chúng, số lượng câu,...
Đọc tiếp

1. Nêu bố cục của văn bản và nhận xét về trình tự lập luận của tác gỉ

2. Phép lập luận chính trong bài văn là gì ? Nêu lí lẽ và các chứng cứ mà tác giả đã đưa ra để làm rõ luận điểm của bài văn

3. Trong bài văn có hai đoạn nêu chứng cứ về tinh thần yêu nước trong lịch sử dân tộc và trong cuộc kháng chiến hiện tại. Hãy so sánh hai đoạn ấy về: cách dẫn chúng, số lượng câu, dòng. Giải thích vì sao có sự khác nhau ấy

4. Trong đoạn văn từ " Đồng bào ta " đến " nơi lòng nồng nàn yêu nước ", tác giả sử dụng biện pháp gì để đưa ra được nhiều dẫn chứng ? Các dẫn chứng có được sắp xếp theo thứ tự nào không? Các vế trong mô hình liên kết "Từ ... đến..." có mối quan hẹ với nhau như thế nào ?

5. Trong bài văn, tác giả đã sử dạng hình ảnh so sánh nào ? Nhận xét về tác dụng của biện pháp so sánh ấy

6. Ngoài sự thể hiện trong các cuộc kháng chiến, tinh thần yêu nước còn được thể hiện như thế nào trong công cuộc xây dựng đất nước, nhất là ở thời kì hiện nay ?

0
28 tháng 4 2020

dễ mà bạn 

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:    Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của nhân dân ta. Chúng ta có quyền tự hào về những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, bà triệu, trần hưng đạo, lê lợi, quang trung.... Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

    Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của nhân dân ta. Chúng ta có quyền tự hào về những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, bà triệu, trần hưng đạo, lê lợi, quang trung.... Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng.

Câu 1: Cho biết phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là gì?

   Câu nào là câu nêu luận điểm của đoạn?

Câu 2: Trong câu được gạch chân của đoạn trên, tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nào?

Cho biết tác dụng của phép tu từ đó?

Câu 3: nội dung chính của đoạn văn trên là gì?

Tập làm văn

Câu 1: viết đoạn văn chứng minh luận điểm : Thế hệ trẻ VN ngày nay luôn có những việc làm thiết thực, ý nghĩa thể hiện tinh thần yêu nước bất diệt

Câu 2: Giải thích lời khuyên của Lê-nin : Học, học nữa, học mãi

0
KIỂM TRA 15 PHÚT NGỮ VĂN 7 Phần I  :  ĐỌC HIỂU:Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:“ Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta. Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang của thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,... Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì...
Đọc tiếp

KIỂM TRA 15 PHÚT NGỮ VĂN 7

 Phần I  :  ĐỌC HIỂU:

Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta. Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang của thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,... Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng.

Câu 2. (1 đ) Phương thức biểu đạt chính được tác giả sử dụng trong đoạn văn?

Câu 3:(2 đ) Trong đoạn văn tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? Tác dụng của biện pháp nghệ thuật ấy?

Phần 2. TẠO LẬP VĂN BẢN:

Câu 4.(6 đ) Qua văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta , em hãy viết đoạn văn ngắn, nêu cảm nghĩ của mình về tinh thần yêu nước của nhân dân ta.

0
Đọc văn bản "Tinh thần yêu nước của nhân dân ta" và trả lời các câu hỏi sau:? Bài văn nghị luận vấn đề gì? Em hãy tìm (ở phần đầu) câu chốt thâu tóm nội dung vấn đề nghị luận trong bài.? Tìm bố cục bài văn và lập luận theo trình tự lập luận trong bài.? Phần mở bài tác giả nêu ra những luận điểm nào? Thể hiện tư tưởng gì của tác giả?? Để chứng minh cho nhận định: “Dân ta...
Đọc tiếp

Đọc văn bản "Tinh thần yêu nước của nhân dân ta" và trả lời các câu hỏi sau:

? Bài văn nghị luận vấn đề gì? Em hãy tìm (ở phần đầu) câu chốt thâu tóm nội dung vấn đề nghị luận trong bài.

? Tìm bố cục bài văn và lập luận theo trình tự lập luận trong bài.

? Phần mở bài tác giả nêu ra những luận điểm nào? Thể hiện tư tưởng gì của tác giả?

? Để chứng minh cho nhận định: “Dân ta … của ta”, tg’ đưa ra những dẫn chứng nào và sắp xếp theo trình tự như thế nào?

? Trong bài văn, tg’ sử dụng những hình ảnh so sánh nào? Nhận xét về tác dụng của biện pháp so sánh ấy?

? Đọc lại đoạn văn từ “đồng bào ta ngày nay” đến “nơi lòng nồng nàn yêu nước”, và hãy cho biết:

 a. Câu mở đoạn và câu kết đoạn.

 b. Các dẫn chứng trong đoạn này được sắp xếp theo cách nào?

 c. Các sự việc được liên kết theo mô hình: “Từ đến …” có mối quan hệ với nhau như thế nào?

1
14 tháng 4 2020

Bố cục

- Mở bài: từ Dân ta  đến lũ cướp nước: Nêu vấn đề nghị luận Tinh thần yêu nước là một truyền thống quý báu của nhân dân ta.

+  Nêu đề tài và luận đề ở câu mở đầu “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta”.

+  Tác giả chỉ dùng lí lẽ, giúp người đọc tập trung vào vấn đề, trực tiếp, nhanh gọn.

- Thân bài: Lịch sử ta đến lòng nồng nàn yêu nước: Chứng minh tinh thần yêu nước trong lịch sử và hiện tại.

     Tác giả dùng những dẫn chứng tiêu biểu. Cách nêu dẫn chứng rành mạch, sáng tỏ.

+ Nêu ngắn gọn những trang sử anh hùng, sáng ngời tinh thần yêu nước của tổ tiên ta.

+ Dẫn chứng về con người và sự việc tiêu biểu của nhân dân trong thời kì kháng chiến bấy giờ.

-> Phần này có ý nghĩa giáo dục, thuyết phục thiết thực nên tư liệu, từ ngữ, câu văn nhiều hơn, dài hơn.

=> Phần này đúng kiểu nghị luận chứng minh.

- Kết bài: phần còn lại: Nhiệm vụ của Đảng ta trong việc phát huy tinh thần yêu nước đó.

+  Phần này có nhiệm vụ nhắc nhở hành động.

=> Tác giả chỉ dùng lí lẽ ngắn gọn, giúp người đọc, người nghe hiểu sâu vấn đề và làm theo.

=> Bố cục rõ ràng, chặt chẽ.

  Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:       (1) Đối với vi trùng, chúng ta có kháng sinh là vũ khí hỗ trợ đắc lực cho hệ miễn dịch của cơ thể. Song với virus, toàn bộ gánh nặng đều được đặt lên vai hệ miễn dịch. Điều này giải thích, tại sao virus corona gây chết người ở người lớn tuổi, có bệnh mãn tính nhiều hơn. Tất nhiên, vẫn còn hai bí ẩn: nó gây chết...
Đọc tiếp

  Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

       (1) Đối với vi trùng, chúng ta có kháng sinh là vũ khí hỗ trợ đắc lực cho hệ miễn dịch của cơ thể. Song với virus, toàn bộ gánh nặng đều được đặt lên vai hệ miễn dịch. Điều này giải thích, tại sao virus corona gây chết người ở người lớn tuổi, có bệnh mãn tính nhiều hơn. Tất nhiên, vẫn còn hai bí ẩn: nó gây chết nam giới nhiều hơn, và trẻ em - người có hệ miễn dịch chưa phát triển tốt - lại ít bị nhiễm hơn.

       (2) Như vậy, trong đại dịch do virus corona gây ra lần này, vũ khí tối thượng mà chúng ta có là hệ miễn dịch của chính mình. Tất cả các biện pháp đang được khuyến cáo như mang khẩu trang, rửa tay, tránh tiếp xúc,... chỉ hạn chế khả năng virus này xâm nhập vào cơ thể ta. Còn khi nó đã xâm nhập rồi, chỉ có hệ miễn dịch mới cứu được chúng ta.

       (3) Muốn cho hệ miễn dịch khỏe mạnh, cần ăn uống đủ chất, đủ vitamin, tập luyện thể thao. Đặc biệt, lối sống vui vẻ, lạc quan giúp hệ miễn dịch rất nhiều.

       (4) Và nói đi thì phải nói lại. Ngay cả trường hợp nếu khẩu trang được chứng minh có tác dụng phòng dịch cao thì cách sử dụng và việc đánh giá tác dụng của nó cũng cần xem lại. Tôi thấy nhiều người sử dụng khẩu trang không đúng, mang hở mũi, lấy tay xoa lên mặt ngoài khẩu trang,...Ngoài ra, dù có tác dụng tốt đến đâu thì khẩu trang cũng chỉ bảo vệ chúng ta ở một mức độ nhất định nào đó, chứ cứ tập trung đông đúc, chen vai thích cánh, hò hét loạn xạ thì khẩu trang, diện trang hay toàn thân trang cũng chào thua.

Câu 1:  Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn (4)

Câu 2:  Những từ ngữ nào trong đoạn văn (3) nêu cách tốt nhất để phòng dịch virus corona?

Câu 3: Nêu nội dung chính của đoạn trích trên?

Câu 4: Từ nội dung đoạn trích trên, em hãy viết một đoạn văn khoảng 80 - 150 chữ nêu những giải pháp để tự bảo vệ mình và cộng đồng trước nguy hiểm của đại dịch virus corona.

0