Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Chuyện kể một cậu bé chăn cừu, hàng ngày cậu bé làm công việc của mình là thả đàn cừu lên thảo nguyên kia để chúng ăn cỏ, đến tối thì lại cùng đàn cừu trở về. Nhưng, vì buồn chán nên cậu bé thường xuyên trêu đùa mọi người bằng cách hô to lên rằng đàn cừu của mình bị hổ tấn công. Tưởng rằng có hổ xuất hiện thật, mọi người đều hô hào nhau người cầm gậy, người cầm cuốc lên đuổi hổ, nhưng khi lên đến nơi, không có con hổ nào cả, còn cậu bé thì cười một cách khoái trá. Trò đùa của cậu bé lừa được mọi người một lần, hai lần rồi ba lần. Và lần này, khi hổ xuất hiện thật, cậu bé gắng sức gọi thật to nhưng ngỡ là trò đùa như bao lần khác nên không ai xuất hiện cả. Kết quả là cừu của cậu bé bị hổ vồ mất. Qua câu chuyện này chúng ta thấy phần nào tác hại của việc nói dối, và trong cuộc sống của mình cũng vậy, lời nói dối mang ý nghĩa tiêu cực và rất có hại cho con người.
Nói dối là những lời nói không thật lòng, những câu chuyện hư cấu mà người nói cố tình hoặc vô ý nói ra. Nhưng dù là vô tình hay cố ý thì những lời nói dối này mang lại rất nhiều hậu quả tiêu cực, ảnh hưởng đến người nghe mà trực tiếp nhất, đó chính ảnh hưởng đến tính cách của người nói, quan trọng hơn là ảnh hưởng đến uy tín, niềm tin của những người thường xuyên nói dối. Đối với những lời nói dối vô tình thì người nói ra chúng hoàn toàn không có chủ đích từ trước, khi giao tiếp vì bí chuyện hay muốn tránh né một điều gì đấy có thể vô tình nói ra.
Những lời nói dối này khi sử dụng một lần hai lần thì người khác có thể tin tưởng nó là sự thật, mang lại sự khoái trá cho người nói, mang lại sự thỏa mãn nhất thời. Nhưng, hậu quả sâu sa mà nó để lại thì người nói lại chưa thể cảm nhận được ngay, trước hết nói dối nhiều sẽ trở thành một thói quen khó bỏ, để trong mọi tình huống đều có thể nói ra. Nhưng “cái kim” trong bọc lâu ngày cũng có ngày lòi ra, người đối diện sẽ dần dần lắng nghe và hiểu những lời nói đó là thật lòng hay không. Và khi phát hiện mình bị lừa dối thì người nói mất đi niềm tin vốn có ở họ và rất khó có thể gây lại niềm tin như lúc ban đầu.
Đó là trường hợp những lời nói dối vô tình, không có tác hại gì, chỉ dùng để mua vui, để khoe mẽ hay che đậy một việc tiêu cực nào đó. Dù không gây hại cho người đối diện nhưng một khi đã nói dối bạn sẽ mất đi uy tín của bản thân, cách đánh giá của người khác về mình cũng thay đổi theo hướng tiêu cực, từ đó gây ảnh ưởng xấu đến mối quan hệ với những người xung quanh.
Ở trường hợp khác, mức độ của lời nói dối có thể gây ra những hiểu lầm, thiệt hại cho người khác thì lời nói xấu này thực sự trở thành một trò đùa tai hại. Đó là khi con người dùng những lời nói dối để đánh lừa người khác chỉ vì lợi ích của mình.
Có nhiều lúc, nói dối là một cách thoát rất dễ dàng. Nhưng hãy cẩn thận, nói dối có thể làm mọi người gặp rắc rối nghiêm trọng…
Cách đây không lâu, có một vụ dối trá trong nghiên cứu khoa học gây chấn động cả thế giới xảy ra với một nhà khoa học người Hàn Quốc. Nguyên nhân chỉ do nói dối. Đó là Giáo sư Hwang Woo Suk, Đại học Quốc gia Seoul, Hàn Quốc. Ông trở nên nổi tiếng thế giới nhờ các công trình nghiên cứu về nhân bản người. Cuối năm ngoái, ông công bố nghiên cứu của ông về tế bào mầm. Nhưng sau đó, các cuộc điều tra đã phát hiện ra rằng các nghiên cứu của ông Hwang đều không có thật. Ông đã nhận rất nhiều tiền của nhà nước để nghiên cứu, nhưng lại đưa ra những kết quả giả mạo. Trong khi đó, mọi người đều đã tin ông. Ông đã nói dối cả thế giới. Hậu quả là gì? Ông đã bị mất việc, mất lòng tin của mọi người, mất danh dự. Ông còn phải đền bù lại tiền cho nhà nước. Ông ấy phải cảm thấy xấu hổ với những người đã tin tưởng mình,
Trong cuộc đời, chúng ta có gặp chuyện khó khăn, chúng ta cũng không nên nói dối. Làm như vậy sẽ gây nên hậu quả xấu. Lúc mới nói dối, chúng ta có thể thấy rằng đây là một cách thoát tội dễ dàng, không ai có thể biết được. Nhưng ngược lại, chỉ một sơ hở nhỏ là mọi thứ sẽ đổ ập xuống đầu chúng ta…
Nói dối là một điều xấu và hậu quả trước hết xảy ra đối với bản thân chúng ta. Nếu chúng ta nói dối, trước hay sau rồi cũng bị phát hiện.
Nhà văn Nga nổi tiếng Lev Tolstoi đã viết một câu chuyện rất hay về tính nói dối và hậu quả của nó:
Một thằng bé chăn cừu giả làm như nhìn thấy chó sói, lên tiếng kêu cứu:
– Cứu tôi với, chó sói! Chó sói!
Các bác mu-gích chạy đến và thấy là không có chuyện đó. Thằng bé cứ làm cái trò như vậy hai, ba lần, rồi đến lúc xảy ra chuyện chó sói đến thật.
Thằng bé lên tiếng kêu la:
– Ôi làng nước ơi, chó sói!
Các bác mu-gích nghĩ là thằng bé Lại đánh lừa như mọi lần, họ chẳng đến cứu thằng bé nữa. Chó sói thấy chẳng phải sợ hãi gì, nó tung hoành cắn chết cả đàn cừu.
Câu chuyện trên của Lev Tolstoi là một bài học cho những người hay nói dối. Nói dối một lần, người khác có thể cho qua. Nhưng tới ba, bốn lần, ta sẽ làm mất lòng tin của mọi người. Nếu không một ai tin bạn thì chắc chắn bạn sẽ là một người bất hạnh.
Với những câu chuyện trên đây, ta có thể thấy rằng nói dối là một thói xấu. Nó có thể làm cho chúng ta mất lòng tin, mất danh dự. Trung thực là một đức tính hàng đầu, ai cũng phải có nó.
Nếu đúng và có lý cho tui 1 k nha
Tham khảo:
Con người muốn trở nên trưởng thành cần phải chiếm lĩnh tri thức. Và sách chính là công cụ hữu ích cho tất cả những ai muốn tìm hiểu về một vấn đề, một nội dung hay giải đáp thắc mắc nào đó. Nhưng chọn sách sao cho đúng sao cho phù hợp thì không phải ai cũng có thể làm được, để có thể chiếm lĩnh trọn vẹn tri thức thì cần phải chọn sách sao cho phù hợp.
Qua hàng trăm, hàng nghìn năm con người sống cùng với thiên nhiên, sống để chinh phục thiên nhiên, sống để tìm hiểu thêm những điều kỳ thú mà thiên nhiên đem lại, để rồi lượng kiến thức khổng lồ đó được lưu giữ vào các cuốn sách. Đọc sách là để bồi dưỡng nhận thức, tìm hiểu những thứ xung quanh mà bản thân chưa biết, kiến thức là vô tận mà những mình biết chỉ là giọt nước nhỏ giữa đại dương vô tận, vì vậy việc đọc sách là vô cùng có ích bởi sách rất đa dạng cả về nội dung và hình thức.
Qua sách vở con người được tiến gần hơn với những điều không thể trực tiếp chứng kiến, qua sách con người có thể tự bản thân mình sáng tạo hơn trong bất kì hoàn cảnh nào, qua sách con người có thêm kinh nghiệm, có thêm vốn sống. Thế nhưng không phải cuốn sách nào cũng giống nhau, không phải cuốn sách nào cũng có thể đáp ứng nhu cầu mà người đọc mong muốn, thế hệ học sinh được tiếp cận sách với độ khó tăng dần qua các cập, chính vì thế mà việc chọn lựa sách là hết sức quan trọng
Bên cạnh những cuốn sách có nội dung tích cực thì hàng loạt những cuốn sách có nội dung tiêu cực ra đời, những cuốn sách đó đi ngược lại với những chuẩn mực của xã hội, những cuốn sách mang bên trong có nội dung đồ trụy, nội dung phản động, nội dung phản khoa học làm cho con người khi đọc những cuốn sách đó sẽ có suy nghĩ lệch lạc, sẽ có tư tưởng không được trong sáng, bản thân chính người đọc sẽ cảm thấy chán nản, tạo tâm lý bất ổn, tinh thần vừa không thoải mái lại phải chịu thêm nhiều áp lực. Chính vì vậy, khi tiếp cận với cuốn sách nào đó, không thể chỉ nhìn sự hào nhoáng cuốn hút bên ngoài mà trở nên yêu thích cuốn sách đó, cần phải tìm hiểu về nội dung bên trong mà cuốn sách muốn truyền tải, hơn nữa khi chọn sách cũng cần chọn đúng mục đích, đúng với từng lứa tuổi bởi khi chọn cho bản thân một cuốn sách hay, thích hợp sẽ tạo cảm giác thích thú khi tiếp cận với kiến thức, cảm thấy thư giãn với những nội dung mà sách đem lại.
Tầng lớp đang trong độ tuổi tiếp cận nhanh nhạy nhất với tri thức là tầng lớp học sinh, sinh viên. Vì thế mà những nội dung tiêu cực trong những cuốn sách với nội dung đồ trụy sẽ để lại hậu quả không thể lường trước được. Nhà nước ta cũng đã có sự quan tâm đặc biệt tới vấn đề này, những cuốn sách mang nội dung tiêu cực sẽ bị quản lý một cách chặt chẽ. Bên cạnh đó là sự khuyến khích xuất bản những cuốn sách hay, độc đáo, nội dung truyền tải mới lạ.
Như vậy ta có thể thấy được tầm quan trọng của việc lựa chọn sách để đọc, bản thân mỗi người cần tự nâng cao ý thức trong việc tiến tới tri thức sao cho phù hợp, phát triển bản thân theo hướng tích cực góp phần vào việc xây dựng đất nước giàu mạnh hơn nữa trong tương lai.
tham khảo
Tục ngữ có câu: “Ăn gian nói dối” để chỉ những người gian xảo, dối trá. Nói dối là một thói quen không tốt, gây hại cho mỗi người.
Nói dối là hành vi cố tình cung cấp thông tin sai với thực tế, để đạt được một mục đích nào đó, thường không chính đáng. Một lời nói dối dùng để che đậy dã tâm hay muốn lấp liếm lỗi lầm mà con người đã gây ra thì đó là một lời nói dối sai trái, đáng lên án.
Lời nói dối khiến con người đánh mất đi niềm tin của những người xung quanh. Ông cha ta đã có câu: “Một lần bất tín, vạn lần bất tin”. Để xây dựng uy tín, lấy được lòng tin của mọi người phải mất rất nhiều thời gian. Nhưng chỉ cần một lời nói dối có thể khiến cho lòng tin hoàn toàn biến mất. Câu chuyện về chú bé chăn cừu là một dẫn chứng điển hình. Khi đang chăn cừu, vì quá buồn chán, cậu bé đã nói dối dân làng có chó sói đến ăn thịt đàn cừu của cậu. Ban đầu, dân làng tin lời cậu bé, chạy đến để giúp đỡ. Nhưng sau khi phát hiện cậu bé nói dối, còn bị cậu chế giễu khiến họ rất tức giận. Lần thứ nhất, rồi đến lần thứ hai, dân làng vẫn đến giúp đỡ. Nhưng sau nhiều lần bị cậu bé lừa, họ đã không còn tin tưởng vào cậu bé. Cuối cùng, khi chó sói đến thật, cậu bé kêu cứu nhưng chẳng còn ai tin lời, đến giúp đỡ cậu nữa. Kết quả là đàn cừu đã bị chó sói ăn thịt. Câu chuyện chính là bài học cho chúng ta về tác hại của nói dối.
Không chỉ vậy, hành vi nói dối lặp lại thường xuyên sẽ trở thành một thói quen xấu, gây ảnh hưởng đến đạo đức, nhân cách của con người. Rộng hơn, l ời nói dối còn ảnh hưởng đến sự phát triển của một quốc gia, dân tộc. Một doanh nghiệp sản xuất những sản phẩm không đảm bảo an toàn, gian dối với người tiêu dùng sẽ gây ra những hậu quả về tính mạng của con người. Nhiều vị lãnh đạo đã dối trên, lừa dưới đã gây ra sự bức xúc trong quần chúng nhân dân. Một xã hội văn mình, thì sự thật cần được tôn trọng.
Có đôi khi, những lời nói dối thiện chí cũng đem lại ý nghĩa tốt đẹp. Nhưng dù vậy, chúng ta cũng không nên nói dối. Là một học sinh, em vẫn luôn ý thức rèn luyện đức tính trung thực trong học tập, nhất là trong thi cử (không quay cóp, chép bài bạn) và trong cuộc sống.
Như vậy, nói dối sẽ gây ra những tác hại vô cùng to lớn. Chính vì vậy, mỗi người cần tôn trọng sự thật, tránh xa lời nói dối để cuộc sống của bản thân tốt đẹp hơn.
Gợi ý:
Nói dối là nói sai sự thật, là lừa dối người khác. Nói dối không chỉ có hại cho người khác mà còn có hại cho chính bản thân người nói. Nói dối sẽ làm mất lòng tin của mọi người, tự mình đánh mất chữ tín trong con mắt mọi người. Câu chuyện về chú bé chăn cừu là một ví dụ đáng suy ngẫm. Vì tội nói dối mà không một ai tin lời khi cậu nói thật. Kết cục là đàn cừu của cậu vì vậy mà bị chó sói xơi sạch. Nhiều đứa trẻ nói dối bố mẹ đi chơi điện tử, dần dần trở thành thói quen. Mà chúng ta đều biết trò chơi điện tử một mặt có tác dụng giải trí thì mặt khác lại gây ra tác động tiêu cực như trẻ trộm tiền bố mẹ – thật tai hại biết bao, chơi nhiều và lâu cũng ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, đặc biệt là đôi mắt. Như vậy, sai lầm nối tiếp sai lầm, đó là một tai họa. Thực tế còn có nhiều trường hợp gây tác hại xấu vì nói dối, không chỉ người xung quanh mà còn với bản thân người đó.
Cuộc đời mỗi chúng ta là một hành trình rộng lớn. Trong hành trình ấy, con người ta không thể cô độc một mình mà phải hòa vào cả xã hội. Một trong những sức mạnh gắn kết con người với con người chính là sự chân thành, trung thực. Điều đó cũng có nghĩa nói dối có hại cho bản thân mỗi người.
Nói dối là nói sai sự thật, cố ý làm người khác hiểu lầm sự thật. Nói dối là hành động không trung thực, là căn bệnh của nhiều phần tử trong xã hội ngày nay. Bất kỳ đối tượng nào, lứa tuổi nào cũng có thể nói dối. Nói dối thực sự có hại cho chính bản thân.
“Giấy không thể gói được lửa”, nói dối lần đầu có thể trót lọt, không ai phát hiện ra nhưng có lần thứ nhất sẽ có những lần sau. Dần dần nó sẽ hình thành thói quen xấu. Và khi mọi người phát hiện đươc sự thật, niềm tin của họ ngay lập tức suy giảm và nếu bạn vẫn tiếp tục nói dối, niềm tin ấy sẽ biến mất. Ngược lại, mỗi lần bạn nói gì đó, bạn sẽ nhận lại thái độ nghi ngờ, thậm chí không tin tưởng từ người nghe.
Nói dối đưa bạn vào tình trạng thấp thỏm, lo âu khi bản thân luôn che giấu một điều gì đó, sợ bị phát hiện. Nói dối khiến đạo đức cá nhân đi xuống, mất đi tín nghiệm của người khác. Trong cuộc sống, ta có thể dễ dang nhìn thấy tác hại của việc nói dối. Không ít học sinh đi học muộn, thiếu bài tập về nhà dùng lời nói dối để che giấu khuyết điểm của mình, lần đầu thầy cô sẽ khoan dung cho qua. Nhưng nếu cứ tiếp tục như vậy, học sinh đó không những hình thành thói quen xấu mà thầy cô, bạn bè cũng dần mất đi niềm tin. Trong một công ty, cá nhân này lại đi lấy cắp ý tưởng của cá nhân khác, nói dối lãnh đạo rằng đó là của mình. Ban đầu, người đó chắc chắn sẽ nhận được lời khen, phần thưởng. Nhưng sau đó, họ không dùng thực lực để phát huy, mọi người sẽ nghi ngờ, dần dần người nói dối ấy sẽ mất đi vị trí của mình.
Cả thế giới đã từng phải ngỡ ngàng trước một vụ dối trá trong nghiên cứu khoa của một nhà khoa học người Hàn Quốc. Nguyên nhân là nói dối. Giáo sư Hwang Woo Suk, Đại học Quốc gia Seoul, Hàn Quốc nổi tiếng thế giới nhờ các công trình nghiên cứu nhân bản người. Đặc biệt là nghiên cứu về tế bào mầm. Nhưng sau đó, qua các cuộc điều tra, người ta phát hiện ra các nghiên cứu của ông Hwang đều không có thật. Ông nhận rất nhiều tiền từ nhà nước, mọi người đã tin ông, nhưng chỉ đưa ra kết quả giả. Hậu quả ông bị mất việc, mất lòng tin của mọi người, mất danh dự và phải đền bù lại tiền cho nhà nước. Còn rất nhiều dẫn chứng có thật khác.
Không có lời nói dối nào hoàn hảo đến mức tuyệt đối, cũng không có sự dối trá nào mãi mãi không bị phát hiện. Có những lời nói dối mang đến mục đích tốt đẹp, như lời nói dối của bác sĩ với bệnh nhân nan y để họ yên tâm, lạc quan hơn vào sự sống còn lại. Lời nói dối ấy phải vì mọi người, vì nhân văn mới thực sự có ý nghĩa. Tuy nhiên, nói dối sẽ không đem lại kết quả tốt cho bản thân. Mối quan hệ giữa người với người cần có niềm tin và sự chân thành. Mỗi cá nhân cần nhận thức tác hại của lời nói dối để từ đó biết giữ và rèn cho mình tính trung thực, chính trực. Tạo dựng được niềm tin nơi mọi người là một yếu tố cần thiết và quan trọng để chúng ta hòa mình vào cuộc sống, hoàn thiện và phát triển bản thân, đồng thời cùng chung tay góp phần đưa xã hội đi lên.
“Một lần bất tín, vạn lần bất tin”. Cuộc sống là của tất cả chúng ta nên ai cũng có trách nhiệm bảo vệ và phát triển nó. Đừng nói dối để nhận lại hậu quả khôn lường cho chính mình. Con đường thành công sẽ không xuất hiện cho những người sống mà dùng lời nói dối để đối đãi mọi người xung quanh.
HT nha bạn
# Hoàng Đức Tùng #
Có nhiều lúc, nói dối là một cách thoát rất dễ dàng. Nhưng hãy cẩn thận, nói dối có thể làm mọi người gặp rắc rối nghiêm trọng…
Cách đây không lâu, có một vụ dối trá trong nghiên cứu khoa học gây chấn động cả thế giới xảy ra với một nhà khoa học người Hàn Quốc. Nguyên nhân chỉ do nói dối. Đó là Giáo sư Hwang Woo Suk, Đại học Quốc gia Seoul, Hàn Quốc. Ông trở nên nổi tiếng thế giới nhờ các công trình nghiên cứu về nhân bản người. Cuối năm ngoái, ông công bố nghiên cứu của ông về tế bào mầm. Nhưng sau đó, các cuộc điều tra đã phát hiện ra rằng các nghiên cứu của ông Hwang đều không có thật. Ông đã nhận rất nhiều tiền của nhà nước để nghiên cứu, nhưng lại đưa ra những kết quả giả mạo. Trong khi đó, mọi người đều đã tin ông. Ông đã nói dối cả thế giới. Hậu quả là gì? Ông đã bị mất việc, mất lòng tin của mọi người, mất danh dự. Ông còn phải đền bù lại tiền cho nhà nước. Ông ấy phải cảm thấy xấu hổ với những người đã tin tưởng mình,
Trong cuộc đời, chúng ta có gặp chuyện khó khăn, chúng ta cũng không nên nói dối. Làm như vậy sẽ gây nên hậu quả xấu. Lúc mới nói dối, chúng ta có thể thấy rằng đây là một cách thoát tội dễ dàng, không ai có thể biết được. Nhưng ngược lại, chỉ một sơ hở nhỏ là mọi thứ sẽ đổ ập xuống đầu chúng ta…
Nói dối là một điều xấu và hậu quả trước hết xảy ra đối với bản thân chúng ta. Nếu chúng ta nói dối, trước hay sau rồi cũng bị phát hiện.
Nhà văn Nga nổi tiếng Lev Tolstoi đã viết một câu chuyện rất hay về tính nói dối và hậu quả của nó:
Một thằng bé chăn cừu giả làm như nhìn thấy chó sói, lên tiếng kêu cứu:
– Cứu tôi với, chó sói! Chó sói!
Các bác mu-gích chạy đến và thấy là không có chuyện đó. Thằng bé cứ làm cái trò như vậy hai, ba lần, rồi đến lúc xảy ra chuyện chó sói đến thật.
Thằng bé lên tiếng kêu la:
– Ôi làng nước ơi, chó sói!
Các bác mu-gích nghĩ là thằng bé Lại đánh lừa như mọi lần, họ chẳng đến cứu thằng bé nữa. Chó sói thấy chẳng phải sợ hãi gì, nó tung hoành cắn chết cả đàn cừu.
Câu chuyện trên của Lev Tolstoi là một bài học cho những người hay nói dối. Nói dối một lần, người khác có thể cho qua. Nhưng tới ba, bốn lần, ta sẽ làm mất lòng tin của mọi người. Nếu không một ai tin bạn thì chắc chắn bạn sẽ là một người bất hạnh.
Với những câu chuyện trên đây, ta có thể thấy rằng nói dối là một thói xấu. Nó có thể làm cho chúng ta mất lòng tin, mất danh dự. Trung thực là một đức tính hàng đầu, ai cũng phải có nó.
~ Hok tốt ~
tk
Nói dối là lời nói không đúng sự thật. Những lời nói dối dù là vô tình hay cố ý đều gây ra hậu quả vô cùng nghiêm trọng mà nhất là chính bản thân người nói dối, về nhân cách, uy tín làm cho người khác không còn tin mình nữa. Nói dối gây mất niềm tin giữa người với người, phá hỏng và làm xấu đi các mối quan hệ.
Chúng ta có lẽ ai cũng từng nghe tới câu chuyện của một chú bé chăn cừu vì muốn trêu chọc mọi người nên đã nói dối rằng có sói. Sau nhiều lần như vậy thì mọi người bắt đầu không còn tin tưởng chú nữa. Điều đó đã dần tới hậu quả đáng buồn là khi có bầy sói thật tới thì không còn ai tin vào những tiếng kêu giúp của chú nữa. Trong cuộc sống của chúng ta hiện nay, có một vấn nạ đang trở nên cấp bách hơn bao giờ hết đó chính là vấn đề về sự trung thực. Con người ngày càng trở nên thay đổi và không còn giữa được cho mình những đức tính trung thực nữa. Mọi người rất dễ dàng để nói dối về chính bản thân mình. Và những điều đó đã khiến cho chúng ta gặp rất nhiều những khó khăn, có ảnh hưởng tiêu cực tới cuộc sống của mỗi người.
Nói dối là một thói quen rất xấu và cũng là căn bệnh chung của xã hội ngày hôm nay. Nói dối chính là một hành động không trung thực, khiến cho người khác hiểu lầm về những lời nói của mình.. Những hành vi ấy có khả năng khiến cho những người mà mình quen biết sẽ không còn tin mình nữa nếu như họ biết chúng ta nói dối họ nhiều lần. Nếu như nói dối nhiều lần thì chính những người có thói quen xấu như vậy sẽ phải sống trong chính những câu chuyện của họ và điều đó sẽ khiến cho bản thân họ không còn có được những thanh thản ở trong tâm hồn nữa mà sẽ khiến cho đạo đức của họ bị đi xuống, Thậm chí có những khi chính họ sẽ mắc phải căn bệnh tự huyễn hoặc chính bản thân mình rằng họ chính là những con người tài giỏi hoặc tự coi những gì mà họ nói là đúng. Đó là một điều vo cùng nguy hiểm trong xã hội hiện nay.
Chúng ta có thể thấy rất nhiều những ví dụ liên quan tới những việc nói dối trong cuộc sống hiện nay. Trong công việc, có rất nhiều người không hề học tập được những kết quả tốt, không bao giờ tự cố gắng và đi lên bằng chính sức mạnh của mình. Ấy vậy nhưng họ lại luôn mong có những tấm bằng đẹp. có kết quả tốt để được nhiều người công nhận và cũng để có được những ánh mắt ngưỡng mộ của người khác. Chính bởi lí do như vậy mà có thời gian, vấn nạn bằng giả, học giả đã trở thành một vấn đề nhức nhối ở trong xã hội. Ở đất nước chúng ta, đã từng có biết bao nhiêu kĩ sư, cử nhân nhưng chính bản thân họ có những khi không hề đi học bằng chính những chất xám của mình mà năng lực của họ chỉ được chứng mình qua tấm bằng đại học, thạc sĩ. Để tới khi đi làm tại các công ty thì họ hoàn toàn không thể bắt nhịp được với nhịp làm việc của những người làm cùng với mình.
Thế nhưng đáng buồn rằng những người luôn nói dối về bằng cấp của mình lại có những khi nắm giữ những chức vụ rất cao trong các cơ quan, làm cho bộ máy hoạt động thêm cồng kềnh. Hay có những khi, bạn có một người bạn rất hay nói dối thì có thể khẳng định chắc chắn một điều rằng, sẽ chẳng có ai lại muốn làm một người tri kỉ với những người như vây. Bởi họ là những người không trung thực và những lời nói dối của họ khiến cho chúng ta không thể đặt niềm tin quá nhiều ở họ- một trong những yếu tố cấu thành nên tình bạn bền chặt. Hay nếu nói rộng hơn, chẳng hạn như một đất nước mà có quá nhiều những người nói dối, không hề trung thực trong nhiều mặt thì chúng ta cũng rất khó có được cơ hội hợp tác với những quốc gia khác trên thế giới. Lí do là bởi họ cũng không hề tin tưởng vào chất lượng nhân lực của đất nước ta. Khi chúng ta có được những lời khuyên trong sự hợp tác hay công việc thì điều quan trọng nhất chính là đam mê và trung thực. Có được hai yêu tố quan trọng này thì những điều tiếp theo chúng ta hoàn toàn có thể luyện tập một cách tốt nhất. Và điều quan trọng hơn cả là khi mà chúng ta không hề có những sự cố gắng, làm cho nói dối trở thành thói quen thì sẽ ảnh hưởng rất lớn tới nền giáo dục những em nhỏ của thế hệ sau này.
Tóm lại, nói dối là một trong những thói quen xấu mà có nhiều tác hại tới con người và sự phát triển của đất nước nhất. Chỉ khi chúng ta luyện tâp cho mình được những thói quen tốt với những cố gắng khắc phục điểm yếu của mình thì chúng ta mới nắm trong tay được những người bạn đích thực ở bên cạnh của mình và được làm việc trong môi trường công bằng, văn minh.
Nói dối là một thói xấu và là một bệnh chung của xã hội ngày nay.Nói dối cũng chính là sự không trung thực,hành động đó dần sẽ làm cho con người không sống thực với chính bản thân mình ,làm mất đi lý trí và sẽ sống trong sự giả dối của chính lương tâm.
Việc nói dối còn gây ra nhiều tác hại xấu đến chính bản thân . Nó làm ta mất đi sự tín nhiệm của mọi người xung quanh,làm mất đi tư chất và nhân cách của một con người.Nó còn có hại đối với công việc à bạn đang làm,nói nối dối sẽ khến sự tín nhiệm trong công việc bạn mất đi. Liệu có ai trong chúng ta muốn giao công việc cho người không trung thưc...Khi nói dối ,có thể ta sẽ nhận được những cái lợi trong thời gian đầu ,nhưng có biết rằng,điều ảnh hưởng xấu sẽ còn nhiều gấp hai gấp ba lần .
Bạn cứ hình dung ra một đất nước chìm trong sự giả dối. Chúng ta phải sống một cách căng thẳng và trong đầu chỉ luôn nghĩ tới việc đáp trả và mất lòng tin với tất cả mọi thứ xung quanh,luôn toan tính một cách mưu mô và xảo quỵt hơn để đối đầu với nó. Và nếu một đất nước giả dối như thế,thì liệu các quốc gia lân cận có thể nào hợp tác với chúng ta,vì ai cũng hiểu rõ rằng ,sự trung thực , uy tín là nền tảng để xây dựng sự hpợp tác lâu dài giữa các nước láng giềng.
Đáng nói nhất là tác hại của việc nói dối không chỉ gây ra hậu quả xấu cho ta ,mà còn cho cả một thế hệ con cái.Vì nói dối là một thói quen khó chữa.nó có thể lan tràn sang con cái,khi nó thấy việc nói dối là một việc làm bình thường.Đó là một nguy hiểm lớn cho việc giáo dục cả một thế hệ tương lai. Rõ ràng, nói dối là một bệnh rất nguy hiểm đối với chúng ta.Chỉ khi nào chúng ta hiểu ra tác hại của nó thì chúng ta mới sớm đưa đất nước đi lên.Có như thế,xã hội sẽ sống trong sự tươi sáng bởi những lý tưởng chân thực nhất,không lọc lừa,không gian dối,để thế hệ sau này tiến bước đi lên theo con đường tươi đẹp nhất
Tham khảo
1
Từ xưa đến nay, hành động nói dối luôn là một hành động không tốt và được khuyên răn là nên tránh xa. Bởi vì nói dối là việc có hại cho bản thân.
Nói dối là những lời nói không đúng sự thật, dù chỉ là một phần nào đó. Dù là vô tình hay cố ý, thì khi lời nói của chúng ta không chính xác, sai lệch với hiện thực thì chính là dối trá.
Nói dối có thể chia thành hai loại, là nói dối vô hại và nói dối có hại. Mục đích của các lời nói dối gây hại có thể là vì muốn bao che cho sự thật không tốt, muốn thu hút sự chú ý của người khác, muốn hãm hại ai đó… Và tất nhiên, dù là mục đích gì thì nó cũng đem đến cho người đó những hậu quả khôn lường. Những lời nói dối, nó sẽ dần dẫn lối khiến cho chúng ta có một thói quen tệ hại. Chúng khiến ta đánh mất niềm tin từ những người xung quanh, tự dựng lên cho mình một bức hình của kẻ dối trá, không đáng tin cậy. Từ đó, dần dần bị mọi người xa lánh, cô lập, trở thành một kẻ lạc lõng trong tập thể. Nhưng hơn cả như vậy, những lời nói dối còn khiến cho người nghe hiểu sai, phán đoán sai về tình hình thực tế, từ đó dẫn đến các quyết định sai lầm, ảnh hưởng nặng nề đến họ và cả tổ chức nữa. Sau lần đó, người nói dối sẽ phải gánh lấy những hậu quả khó tưởng được.
Như vậy, những lời nói dối luôn đem đến những tai hại cho bản thân người nói. Vì thế nên, chúng ta không nên nói dối, trong bất kì hoàn cảnh nào. Đó là bài học mà bất kì ai trong chúng ta cũng được học, được dạy dỗ từ khi tấm bé đến khi trưởng thành. Thế nhưng, vẫn có nhiều người cố tình phớt lờ đi những điều mình đã được học, đã được dặn để vi phạm vào vùng cấm ấy. Thật đáng phê phán thay những con người không có lập trường này.
Qua những luận điểm trên, một lần nữa, chúng ta khẳng định rằng nói dối là có hại cho bản thân chúng ta và những người xung quanh.
2
Dân tộc Việt Nam có nhiều truyền thống tốt đẹp, tiêu biểu là tương thân tương ái. Điều đó được gửi gắm qua câu tục ngữ: “Lá lành đùm lá rách”.
Trước hết, câu tục ngữ đã sử dụng hình ảnh vô cùng quen thuộc trong cuộc sống. Các bà, các mẹ thường dùng lá để gói bánh, đồ ăn. Nhiều lớp lá xếp lên nhau, lá rách ở bên trong, những lá lành ở bên ngoài. Từ đó, chúng ta liên tưởng đến con người. Hình ảnh “lá lành” là tượng trưng cho người có cuộc sống vật chất đầy đủ, ấm no. Còn hình ảnh “lá rách” là tượng trưng cho những người có cảnh ngộ nghèo khổ, bất hạnh. Qua đó, ông cha ta muốn khuyên nhủ rằng con người cần biết chia sẻ, giúp đỡ nhau. Người có cuộc sống hạnh phúc ấm no, đầy đủ hơn cần giúp đỡ cho những người khó khăn, bất hạnh.
Lời khuyên được gửi gắm trong câu tục ngữ là hoàn toàn đúng đắn. Mỗi người sinh ra đều có một hoàn cảnh riêng. Có người sung sướng, hạnh phúc. Có người nghèo khổ, bất hạnh. Bởi vậy, con người cần có tấm lòng biết chia sẻ, đùm bọc lẫn nhau để cuộc sống tốt đẹp hơn.
Từ xưa đến nay, người dân Việt Nam vẫn luôn sống giàu tình yêu thương. Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ, dân tộc Việt Nam đã phát huy được truyền thống tốt đẹp này. Đồng bào các dân tộc Tây Nguyên đã từng "hạt muối cắn đôi" với anh bộ đội Cụ Hồ trong thời chống Mĩ. Khi đất nước phải đối mặt với giặc đói, nhân dân ta vẫn sẵn sàng nhường cơm sẻ áo, giúp đỡ lẫn nhau. Ở thời điểm hiện tại, nhiều mạnh thường quân vẫn chung tay giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn. Các chương trình thiện nguyện đã đem những chiếc áo ấm, sách vở và kiến thức đến với các em nhỏ vùng cao. Nhiều người tích cực tham gia chương trình hiến máu nhân đạo, giúp đỡ các bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo…
Dù trong bất kì hoàn cảnh nào, tinh thần tương thân tương ái vẫn được giữ gìn và phát huy. Đặc biệt là học sinh, sinh viên cần biết giúp đỡ nhau trong học tập, cuộc sống. Khi giúp đỡ mọi người xung quanh, chúng ta sẽ cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc và nhận được nhiều điều tốt đẹp hơn.
Câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách” ngắn gọn nhưng giàu ý nghĩa. Chúng ta hãy biết trao đi yêu thương, để nhận được những điều tốt đẹp hơn.
Nói dối gây mất niềm tin giữa người với người, phá hỏng và làm xấu đi các mối quan hệ. Nhân cách của người nói dối trong mắt người khác cũng trở nên méo mó. Những lời nói dối ban đầu có thể đánh lừa người khác nhưng cái kim trong bọc lâu ngày rồi sẽ hé lộ, đến lúc ấy chẳng những lời nói dối của bạn mà toàn bộ con người bạn cũng sẽ bị nghi ngờ. Những ai nói dối thường xuyên thì xem như là một tật xấu mà họ đang nắm giữ, niềm tin mà người khác dành cho bạn đã không còn nguyên vẹn như ban đầu.
Khác với những lời nói dối vô hại, có những người nói dối để đánh lừa người khác, nhằm đạt mục đích của mình. Nếu như nói dối nhiều lần thì chính những người nói dối phải sống trong chính những câu chuyện mà họ đặt ra và điều quan trọng hơn là bản thân người nói dối sẽ không còn được thanh thản ở trong tâm hồn nữa mà khiến cho đạo đức của bản thân ngày càng đi xuống.
Trong một ngày người ta đếm không hết những lời nói từ bản thân trên thế giới này cả. Họ biến lời nói dối thành câu cửa miệng thành công cụ để kiếm ăn, họ có thể đánh đổi tất cả để được lời nói dối. Cũng như câu ông bà ta thường hay nói, người nói dối như nước rửa chân không thể dùng uống được. Những lời nói không chỉ hại người khác mà còn hại cho chính bản thân mình.
Nói dối bao giờ cũng là điều không nên làm, nhưng trong một số trường hợp đặc biệt, nói dối không hẳn là xấu hoàn toàn. Ví dụ như một bác sĩ nói dối sự thật về bệnh án cho bệnh nhân biết nhằm giúp họ sống lạc quan, yêu đời hơn. Những lời nói dối như vậy có thể dễ dàng thông cảm được.
Nói dối là lời nói không đúng sự thật. Những lời nói dối dù là vô tình hay cố ý đều gây ra hậu quả vô cùng nghiêm trọng mà nhất là chính bản thân người nói dối, về nhân cách, uy tín làm cho người khác không còn tin mình nữa. Nói dối gây mất niềm tin giữa người với người, phá hỏng và làm xấu đi các mối quan hệ.
Bởi vì nói dối sẽ thành thói quen, mà đấy là thói quen k tốt. Nói dối sẽ lm cho ng khác ko tin mình, đến khi mình nói thâth thì họ cx sẽ k tin.