Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo:
Giản dị là một đặc điểm trong lối sống của người Việt Nam. Bác hồ cũng thích sống giản dị vì Bác mang tâm hồn Việt Nam. Bác hiểu phong cách và tập quán của người Việt Nam và Bác muốn hòa mình vào tập quán ấy. Đời sống đó được thề hiện ở nhiều mạt trong đời sống, trong bữa cơm, trong cách ăn mặc... Đời sống của Bác rất giản dị, bữa cơm chỉ có vài ba món rất đơn giản. Lúc Bác ăn không để rơi vãi một hột cơm nào, ăn xong cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn thì được sếp rất tươm tất. Trong cách ăn mặc cũng vậy. Bác mặc một bộ đồ kaki sẫm màu, đầu đội mũ, chân đi dép cao su. Lời nói của Bác dễ hiểu, ngắn gọn nhưng luôn ấm áp. Tuy vậy, tuy bận bịu như thế mà ngôi nhà sàn của Bác lúc nào cũng sạch sẽ. Ngoài ra Bác còn nuôi cá, làm vườn...Qua đó, chúng ta thấy Bác sống rất giản dị. Chính vỉ sự giản dị đó mà Bác luôn được mọi người yêu quý.
giúp em trả lời gấp cảm nhận của em về những nét đẹp trong phong cách HCM từ 5-7 dòng với
Em tham khảo nhé !
Chủ tịch Hồ Chí Minh là nhân vật lịch sử thân yêu nhất của dân tộc Việt Nam thế kỉ XX. Người để lại hình ảnh một người Cha già hiền từ, một tên gọi Bác thân thiết, người hiện thân cho những gì cao đẹp và mạnh mẽ của dân tộc. Lăng Bác trở thành nơi lưu giữ bóng dáng Bác lúc sinh thời, nơi chiêm ngưỡng thành kính của nhân dân cả nước và bạn bè quốc tế. Biết bao nhà thơ đã làm thơ về Người, về lăng Người. “Viếng lăng” Bác của Viễn Phương là một bài thơ ngắn đầy xúc động, thể hiện tấm lòng của đồng bào miền Nam đối với Người. .
Mở đầu bài thơ, tác giả tự giới thiệu:
Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Lời thơ giản dị chứa đựng rất nhiều cảm xúc. Sinh thời, Người luôn nghĩ đến miền Nam. Nhà thơ Tố Hữu từng viết:
Bác nhớ miền Nam nỗi nhớ nhà
Miền Nam mong Bác nỗi mong Cha
(Bác ơi)
Lời bài thơ đúng là lời của người con miền Nam ra thăm lăng Bác, nơi yên nghỉ của người Cha già dân tộc. Tình cảm trong bài đúng là tình cảm của người con ở xa mà nỗi niềm nhớ thương ấp ủ bấy lâu như chỉ chờ gặp lại bóng dáng thân yêu là trào dâng, thổn thức.
Từ xa, nhà thơ vừa nhìn thấy hàng tre quanh lăng, đã xiết bao xúc động:
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng.
Nhà thơ hẳn phải đến rất sớm để xếp hàng vào viếng, khi sương sớm còn bao phủ quanh lăng. Theo con đường quanh quanh dẫn tới lăng nổi lên hàng tre bát ngát. Bát ngát của tre và bát ngát của sương. Nhà thơ bắt gặp một hình ảnh thân thuộc mà bao năm đã in hẳn tiềm thức: “hàng tre xanh xanh Việt Nam / Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng”. Một tình cảm vừa thân quen, vừa thương xót và tự hào. Thân quen vì người Việt Nam nào mà không biết tre. Thương xót vì tre phải chịu đựng bão táp, mưa sa, và tự hào vì tre vẫn thẳng hàng, không nghiêng ngả. Từ sương sa mà liên tưởng đến bão táp, mưa sa cũng rất tự nhiên. Từ cây tre mà nghĩ đến Việt Nam, rồi sẽ nghĩ đến Bác cũng là tự nhiên, bởi từ lâu “cây tre”, ‘Việt Nam”, “Hồ Chí Minh” là những từ ngữ có mối liên hệ nội tại.
Khổ thứ hai nói tới cảm xúc trước cảnh đoàn người sắp hàng vào lăng. Hẳn là đoàn người rất dài, tốc độ đi rất chậm. Khổ thơ trên, cảnh vật đang còn sương phủ, bây giờ mặt trời đã lên cao trên đầu. Mặt trời trên lăng lại gợi lên một liên hệ mới:
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
Ví Bác với mặt trời là hình ảnh đã quen, nhưng đem so sánh mặt trời trên lăng và mặt trời trong lăng là một sáng tạo mới xuất thần, thoát sáo, chưa hề có. Mặt trời “rất đỏ” làm nhớ đến trái tim, trái tim nhiệt huyết, chân thành, trái tim thương nước, thương dân.
Ngắm nhìn dòng người vào viếng, nhà thơ lại nghĩ đến vòng hoa:
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân...
Tràng hoa là chuỗi hoa vòng kết thành tròn. Từng đoàn người đi viếng di chuyển từ phía sau lăng, qua bên lăng, vòng ra trước lăng rồi quay vào chính diện của lăng, đúng là tạo thành một vòng tròn, khiến nhà thơ nghĩ đến tràng hoa. Bởi vì con người là hoa của đất, những con người từng được Bác Hồ quan tâm. Mọi người hình như không phải đến viếng một người đã từ trần, viếng một thi hài, mà là đến viếng một cuộc đời bảy mươi chín mùa xuân đã hiến dâng bao nhiêu hoa trái. Ở đây tác giả không chỉ liên tưởng sâu sắc, mà còn dùng từ tinh tế, đầy tình cảm nâng niu, quý trọng.
Những chữ “ngày ngày” được lặp lại hai lần gây cảm giác một thời gian vô tận, vĩnh viễn, không bao giờ ngừng, như tấm lòng nhân dân không nguôi nhớ Bác.
Khổ thơ thứ ba nói về cảm xúc khi đã vào đến trong lăng. Đây là nơi ngự trị của cái im lặng trang nghiêm của sự yên nghỉ đời đời. Câu thơ đã viết rất đỗi chân thực và thơ mộng:
Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Khung cảnh bình yên, lặng lẽ gợi lên giấc ngủ ban đêm, êm đềm dưới vầng trăng sáng dịu hiền. Nhà thơ một mặt không muốn cảm nhận đây là giấc ngủ vĩnh viễn, ngủ giữa ban ngày, nhưng mặt khác không thể không thấy một sự thật rằng con người đang nằm kia đã vĩnh viễn ra đi:
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi.
Mà sao nghe nhói ở trong tim
Dù biết Bác sống vĩnh viễn như trời xanh thì cũng không che giấu được một sự thật mất mát, làm đau nhói con tim. Câu thơ nghe như một tiếng khóc nghẹn ngào.
Khổ thơ cuối cùng là cảm xúc trước khi ra về:
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đoá hoa tỏa hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này
Nghĩ đến ngày mai về miền Nam, nỗi thương xót làm trào rơi nước mắt. Không phải rưng rưng, rơm rớm, mà là trào, một cảm xúc mãnh liệt. Tình thương xót như nén giữa tâm hồn, làm nảy sinh bao ước muốn. Ước muốn làm con chim hót quanh lăng Bác, để lại chút vui tươi, nhí nhảnh bên một người đã hy sinh cả gia đình, tình riêng vì đất nước. Ước muốn làm đóa hoa tỏa hương quanh lăng, một làn hương như thực như hư “đâu đây”, thoang thoảng. Ước muốn làm cây tre trung hiếu quanh lăng. Mọi ước muốn đều quy tụ vào một điểm là mong được gần Bác mãi mãi, hẳn là muốn làm vui, làm khuây, làm vợi nỗi lạnh lẽo của con người đã suốt đời hi sinh cho sự nghiệp giải phóng Tổ quốc, giải phóng dân tộc, một con người lúc sinh thời đã dành trọn tình thương yêu cho mọi tầng lớp nhân dân và đặc biệt cho đồng bào miền Nam ruột thịt.
Bài thơ tả lại một ngày ra thăm lăng Bác, từ tinh sương đến trưa, đến chiều. Nhưng thời gian trong tưởng niệm là thời gian vĩnh viễn của vũ trụ, của tâm hồn. Cả bài thơ buồn khổ, khổ nào cũng trào dâng một niềm thương nhớ bao la và xót thương vô hạn. Bốn khổ thơ, khổ nào cũng đầy ắp ẩn dụ, những ẩn dụ đẹp và trang nhã, thể hiện sự thăng hoa của tình cảm từ cõi hằng ngày lên cõi cao cả. Tình cảm đối với Bác chỉ có thể là tình cảm cao cả, nâng cao tâm hồn con người. Viếng lăng Bác của nhà thơ Viễn Phương là một đóng góp quý báu vào kho tàng thi ca viết về Hồ Chủ tịch, vị lãnh tụ vĩ đại, kính yêu của dân tộc.
Đoạn văn :
Đất nước ta đang trong quá trình đổi mới, hội nhập và phát triển, vì vậy việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc của mỗi người là vô cùng cần thiết, trong đó, phong cách sống của mỗi người, đặc biệt là lớp trẻ ngày nay cũng đóng góp một phần quan trọng trong việc đổi mới đất nước. Ta đều biết phong cách là tính cách, là cá tính riêng của mỗi người. Vậy phong cách sống là lối sống riêng thể hiện tính cách, cá tính của họ. Phong cách sống của lớp trẻ ngày nay là vô cùng phong phú, nó được thể hiện ở cả hai mặt tích cực lẫn tiêu cực. Đối với phong cách sống tích cực, ta có thể thấy ở mọi nơi, mọi lúc như: sống hy sinh vì người khác, học tập tích cực, sống có đạo đức, có chuẩn mực, sống hòa nhập và bảo vệ thiên nhiên,… Với lỗi sống tích cực đó, nó góp phần ảnh hưởng không nhỏ không chỉ đói với bản thân mà còn đối với cộng đồng xã hội. Những phong cách sống tích cực như vậy sẽ làm cho giá trị bản thân họ được đề cao hơn, gây thiện cảm, niềm tin yêu, sự tôn trọng của mọi người, bên cạnh đó còn làm cho xã hội phát triển mạnh mẽ hơn, sánh vai bình đẳng với thế giới, thoát khỏi tình trạng đói nghèo, lạc hậu. Bên cạnh những phong cách sống tích cực thì việc lớp trẻ vẫn hình thành nên lối sống tiêu cực là không thể tránh khỏi. Họ luôn sống ích kỷ, sống vì lợi ích bản thân, sống không có mục đích, luôn gây ra những trào lưu vô bổ nhằm mục đích phản động,… Tất cả những phong cách sống đó không những hủy hoại, làm mất đi giá trị bản thân trong mắt mọi người mà còn làm mọi người ghét, xa lánh, không tôn trọng mình hơn, qua đó còn làm cho đất nước ngày càng lạc hậu, không phát triển, không thể đứng lên sánh vai với thế giới. Chính vì những lối sống tiêu cực gây ảnh hưởng lớn như vậy nên chúng ta phải biết sống sao cho phù hợp với hoàn cảnh, sống có ích, biết sống cống hiến vì người khác, phê phán và lên án những lối sống không lành mạnh để rồi từ đó làm gương cho mọi người học tập và noi theo. Phong cách sống của lớp trẻ ngày nay là vô cùng quan trọng đối với đất nước. Bác Hồ của chúng ta, tuy là một vị Chủ tịch nước nhưng Bác luôn sống giản dị, sống trong sạch, sống “cần – kiệm – liêm – chính”, vì vậy mà mỗi chúng ta – những thế hệ trẻ của đất nước phải sống sao cho đẹp, sống có ích với bản thân và đất nước. Tôi cũng vậy, là một học sinh, chủ nhân tương lai của đất nước, tôi đã và đang cố gắng sống sao cho thật tốt, cho phù hợp với hoàn cảnh, sống cống hiến vì đất nước để trở thành một con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan của Bác Hồ kính yêu.
Tham khảo:
“Sáng tháng Năm” (viết tháng 5-1951) là bài thơ đặc sắc, một đỉnh cao sáng tác của Tố Hữu về Chủ tịch Hồ Chí Minh. Cho đến nay, có nhiều nhà thơ viết về Bác, nhưng “Sáng tháng Năm” của Tố Hữu vẫn đứng ở hàng đầu, với bút pháp không thể nhòa lẫn. Bài thơ đã trở thành hành trang tinh thần của biết bao cán bộ, chiến sĩ trong hai cuộc kháng chiến thần kỳ, trở thành tiếng hát ru con, ru cháu thiết tha của những người bà, người mẹ Việt Nam.
Là một cán bộ cao cấp của Đảng, có nhiều dịp được tiếp xúc và làm việc với Bác, lại là một nhà thơ có tài năng tiêu biểu của cách mạng, Tố Hữu đã biểu hiện những tình cảm thành kính, những suy tư sâu sắc về Chủ tịch Hồ Chí Minh. Hình ảnh Bác Hồ được Tố Hữu khắc họa hết sức chân thực. Bác là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc nhưng vô cùng giản dị, luôn luôn gắn bó, đồng cảm với nhân dân. Thiên tài lãnh đạo, trí tuệ trác tuyệt và lòng nhân ái mênh mông của Người đã dắt dẫn nhân dân ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác trong công cuộc kháng chiến và kiến quốc.
Bác Hồ trò chuyện với nhà quay phim Nguyễn Thế Đoàn cùng anh em ở chiến khu Việt Bắc.
Mở đầu bài thơ là niềm vui sướng của Tố Hữu khi được về thăm Bác vào một sáng tháng Năm – 1951 giữa núi rừng Việt Bắc tươi đẹp – căn cứ địa của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp: “Vui sao một sáng tháng Năm/ Đường về Việt Bắc lên thăm Bác Hồ/ Suối dài xanh mướt nương ngô/ Bốn phương lồng lộng thủ đô gió ngàn”.
Tiếp đó, nhà thơ mô tả khung cảnh nơi Bác làm việc: “Bác kêu con đến bên bàn/ Bác ngồi Bác viết nhà sàn đơn sơ/ Con bồ câu trắng ngây thơ/ Nó đi tìm thóc quanh bồ công văn/ Lát rồi chim nhé, chim ăn/ Bác Hồ còn bận khách văn đến nhà” (theo bản in đầu tiên của Tố Hữu – ĐNĐ). Ở Việt Bắc, Bác Hồ sinh hoạt như mọi người dân miền núi. Bác làm việc trong nhà sàn. Không có tủ đựng tài liệu, mọi công văn, giấy tờ phải đựng trong bồ (đồ dùng đựng thóc đan bằng tre nứa của đồng bào vùng cao). Con bồ câu trắng đâu chỉ “tìm thóc quanh bồ công văn”, mà từ lâu, nó đã thân thiết với Bác, và Bác cũng yêu quý bồ câu biết ngần nào. Cái tình của Bác không chỉ dành cho nhà thơ – “khách văn” của Người, mà còn bao trùm lên mọi cảnh vật. Bác không bao giờ thờ ơ hoặc xa lạ với mọi biểu hiện của cuộc sống.
Hình ảnh Bác Hồ được nhà thơ thể hiện như một người cha tôn kính và cực kỳ gần gũi với mọi người: “Bàn tay con nắm tay cha/ Bàn tay Bác ấm vào da vào lòng/ Bác ngồi đó, lớn mênh mông/ Trời xanh biển rộng ruộng đồng nước non…/ Bác Hồ, cha của chúng con/ Hồn của muôn hồn/ Cho con được ôm hôn má Bác/ Cho con hôn mái đầu tóc bạc/ Hôn chòm râu mát rượi hòa bình”. Bác vĩ đại. Bác trường tồn. Cho nên, nhà thơ đã dùng những hình ảnh kỳ vĩ, tươi đẹp, vĩnh hằng để ví với Bác: “Trời xanh biển rộng ruộng đồng nước non”! Bác vừa đẹp như một cụ già thuần hậu, chân chất Việt Nam, vừa như một ông tiên hiền từ luôn mang phước lành đến cho mọi người. Bác là linh hồn của cả dân tộc và kết tinh khí thiêng sông núi Việt Nam.
“Ôi cái tên kính yêu Hồ Chí Minh!”. Tên Bác trở thành niềm tin yêu thiêng liêng, tạo nên sức mạnh thần kỳ của quân và dân ta. Từ anh bộ đội nơi chiến trận đến anh thợ quân giới, từ những anh chị dân công hỏa tuyến đến các em học sinh ở hậu phương… tất cả mọi người, mỗi khi nhớ đến Bác, nghĩ về Bác, lại càng chiến đấu giỏi, sản xuất hăng say, công tác và học tập tốt. Tiết tấu ở khổ thơ này dồn dập, lôi cuốn, tạo nên niềm phấn chấn, làm tăng giá trị khẳng định: “Các anh chị, các em ơi, có phải/ Mỗi khi lòng ta xao xuyến rung rinh/ Môi ta thầm kêu: Bác Hồ Chí Minh! / Và mỗi trận, mỗi mùa vui thắng lợi/ Đôi mắt Bác hiện lên cười phấn khởi/ Ta lớn cao lên, bay bổng diệu kỳ/ Trên đường dài, hai cánh đỡ ta đi”. Bác cho ta sức mạnh, niềm tin, xua tan những dao động nhất thời của mỗi người. Mỗi ánh mắt vui cười và lời khen ngợi, động viên của Bác đều làm cho chúng ta thêm phấn khởi và trưởng thành. Bác cao cả nhường ấy, nhưng Bác luôn luôn ở bên cạnh chúng ta. Chỗ nào có ta, là nơi ấy có Bác. Bác và ta gắn bó, không thể tách rời. Thật là: “Ta bên Người, Người tỏa sáng trong ta/ Ta bỗng lớn ở bên Người một chút”.
Tiếng nói Bác Hồ là lời Tổ quốc. Tố Hữu biểu hiện tình cảm kính yêu Bác qua giọng nói dịu hiền, ấm áp của Người: “Giọng của Người không phải sấm trên cao/ Thấm từng tiếng, ấm vào lòng mong ước/ Con nghe Bác, tưởng nghe lời non nước/ Tiếng ngày xưa và cả tiếng mai sau”. Bác Hồ thấu hiểu và đồng cảm với mọi tâm tư, nguyện vọng của nhân dân. Bởi vì, suốt đời, Bác “chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành” (“Hồ Chí Minh – Toàn tập”, tập IV, NXB Sự thật, Hà Nội, 1984, tr. 100). Nhà thơ hồi tưởng khi Bác đọc “Tuyên ngôn Độc lập” ngày 2-9-1945, Bác có hỏi: “Tôi nói, đồng bào nghe rõ không?”. Câu nói chân tình, khiêm nhường của Bác khiến đồng bào cả nước vô cùng xúc động, cảm thấy không có gì ngăn cách giữa vị lãnh tụ tối cao với mọi người dân bình thường. Ở Bác Hồ có sự kết hợp hài hòa truyền thống văn hiến của dân tộc ta, từ Lý Thái Tổ, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Quang Trung… với nền văn minh hiện đại của thế giới. Một chính khách Tây Âu trong lần gặp Bác ở Pháp vào đầu những năm 20 của thế kỷ trước, đã tiên đoán: “Nguyễn Ái Quốc là con người của nền văn minh tương lai”! Thủ tướng Phạm Văn Đồng nhận định: “Chủ tịch Hồ Chí Minh, tinh hoa và khí phách của dân tộc, lương tâm của thời đại” (Phạm Văn Đồng – “Tổ quốc ta, nhân dân ta, sự nghiệp ta và người nghệ sĩ”, NXB Văn học, Hà Nội, 1973, tr. 255). Đấy là những nhận định rất chí lý, sâu sắc.
Dưới ngòi bút của Tố Hữu, hình tượng Bác Hồ hiện lên với vẻ đẹp của con người Việt Nam tự nghìn xưa: “Bác Hồ đó, chiếc áo nâu giản dị/ Màu quê hương bền bỉ đậm đà”. Trước những thách thức gay go, dữ dội của cuộc kháng chiến, Bác vẫn ung dung, bình thản, sáng suốt và quyết đoán xử lý thành công mọi tình huống, bởi vì Người nắm bắt được quy luật của lịch sử. Người từng nói: “Hết mưa là nắng hửng lên thôi” (Bài “Trời hửng” – “Nhật ký trong tù”, bản dịch) và “Phải chăng khổ tận, đến ngày cam lai” (Bài “Cảm ơn người tặng cam” – 1946). Cho nên, tinh thần lạc quan cách mạng, lòng thiết tha yêu đời và đầy tự tin – là một phẩm chất tuyệt vời của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Bác Hồ đó, ung dung châm lửa hút/ Trán mênh mông, thanh thản một vùng trời/ Không gì vui bằng mắt Bác Hồ cười/ Quên tuổi già, tươi mãi tuổi đôi mươi”.
Đến đây, hình tượng Bác Hồ rực sáng và lớn lao vô hạn qua trí tưởng tượng mãnh liệt của nhà thơ: “Người rực rỡ một mặt trời cách mạng/ Mà đế quốc là loài dơi hốt hoảng/ Đêm tàn bay chập choạng dưới chân Người”. Tố Hữu đã sáng tạo thành công hình tượng lãnh tụ chân thực và độc đáo: Bác Hồ tượng trưng cho chân lý, cho nhân đạo, văn minh và sức mạnh bách chiến bách thắng của quân dân ta, tượng trưng cho cái đẹp và cái cao cả – đối lập một trời một vực với cái xấu xa, thấp hèn và khiếp nhược của kẻ thù.
Cuối bài thơ, Tố Hữu một lần nữa thể hiện lòng kính yêu Bác, niềm tự hào và tin tưởng của quân dân ta vào sự lãnh đạo thiên tài của Hồ Chủ tịch: “Người là Cha, là Bác, là Anh/ Quả tim lớn lọc trăm dòng máu nhỏ/ Người ngồi đó với cây chì đỏ/ Vạch đường đi, từng bước, từng giờ…/ Không gì vinh bằng chiến đấu dưới cờ/ Đảng chói lọi Hồ Chí Minh vĩ đại”.
Bác Hồ là thế đó! Hình tượng Bác Hồ trong “Sáng tháng Năm” lung linh, kỳ diệu, nhưng lại vô cùng bình dị, sáng trong. Ở ngoài đời, cũng như trong thơ Tố Hữu, Chủ tịch Hồ Chí Minh có sức cảm hóa lớn lao đối với mọi trái tim, khối óc của dân tộc ta và nhân loại tiến bộ. Bác Hồ sống mãi trong lòng mỗi chúng ta. Và, mỗi lần đọc lại bài thơ “Sáng tháng Năm”, chúng ta lại được đến bên Người, để: “Yêu Bác, lòng ta trong sáng hơn”; và hơn thế nữa: “Ta bỗng lớn ở bên Người một chút”!