">
K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 12 2016

Tổ tiên tôi có nghề y gia truyền nổi tiếng từ lâu đời. Vì thế, vào đời hoàng đế Trần Anh Tông trị vì đất nước, tôi được bổ nhiệm giữ chức Thái y lệnh trông coi việc chữa bệnh trong cung.

Mặc dù ở địa vị cao sang, được hưởng nhiều vinh hoa phú quý, nhưng tôi vẫn nhớ lời răn dạy của cha tôi: Bân à, con nên ghi nhớ phương châm hành nghề của gia tộc họ Phạm ta: Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng. Vì thế, ngoài bổn phận phụng sự Trần Anh Tông hoàng đế, tôi còn mở thêm y viện tại nhà đế khám chữa bệnh cho dân.

Tiền của trong nhà tôi phần lớn được dùng vào việc mua thuốc và thóc gạo để chữa bệnh cứu người. Y viện của tôi gồm đủ các hạng người. Từ kẻ giàu có đến kẻ cơ khổ. Tôi không phân biệt họ giàu hay nghèo, chỉ phân biệt nặng hay nhẹ để ưu tiên chữa trước, ưu tiên thuốc tốt. Có nhiều kẻ cơ hàn nghèo khó đến mức cơm không đủ ăn, chẳng có tiền mà chữa bệnh tôi cho họ ở nhà mình, cấp cho họ cơm cháo và chữa trị không lấy tiền.

Đối với những bệnh nhân máu mủ tanh tưởi hoặc bị cả những chứng bệnh lây truyền, nhiều thầy thuốc khác né tránh, từ chối. Tôi nghĩ: Nếu ai cũng né tránh kọ thì ai sẽ chữa cho họ?, và thế là tôi nhận chữa trị cho tất cả mọi người. Vì thế, bệnh nhân đến nhà tôi chữa bệnh rất khá đông, các giường bệnh lúc nào cũng chật người.

Một số người cho rằng tôi dại, số khác lại nghĩ tôi gàn dở. Mặc những lời gièm pha, tôi chỉ cặm cụi chữa bệnh cứu người.

Rồi liền mấy năm đói kém, dịch bệnh nổi lên, bệnh nhân quá nhiều, những nhà dưỡng bệnh cũ không đủ, tôi phải dựng thêm nhà cho kẻ khốn cùng đói khát và bệnh tật đến ở có khi có tới hơn ngàn người.

Một hôm, tôi đang nghỉ thì có tiếng gõ cửa gấp. Tôi bảo người nhà ra mời vào. Trông thấy tôi, người đó quỳ sụp lạy và cầu xin:

- Thưa đại nhân, vợ con bệnh quá nguy kịch, máu chảy như xối, mặt mày xanh lét. Cúi xin đại nhân sinh phúc cứu giúp! Gia đình con xin đội ơn ngài!

Tôi bảo người đó đứng lên rồi sửa soạn đi ngay. Vừa ra đến cửa thì gặp sứ giả do nhà vua sai tởi, truyền rằng:

- Trong cung có bậc quý nhân bị sốt, Anh Tông hoàng đê lệnh cho ngài đến khám.

Tôi thưa:

- Nhờ đại nhân tâu lại với Chúa thượng, bệnh đó không nguy kịch, có thể chữa sau. Nay mệnh sống của vợ người đàn ông này chỉ trong khoảnh khắc. Tôi hãy cứu họ trước, lát sẽ đên vương phủ.

Quan Trung sứ tức giận nói:

 

- Phận làm tôi sao ông dám trái lệnh chúa thượng? Ông định cứu tính mạng người ta mà không định cứu tính mạng

mình chăng?

Tôi biết làm như vậy là khi quân phạm thượng, có thể sẽ rước họa vào thân. Nhưng tính mạng người đàn bà kia kể như trứng đang ở dưới chân voi, tôi không thể suy tính thiệt hơn. Là thầy thuốc tôi không thể bỏ mặc, thấy người sắp chết mà không cứu.

Tôi đành đáp:

- Bẩm đại nhân, tôi biết thế là đắc tội với Chúa thượng, nhưng cũng không biết làm thế nào. Nếu người kia không được cứu sẽ chết trong khoảnh khắc, chẳng biết trông - vào đâu. Tính mệnh của tiểu thần còn trông vào Chúa thượng, may ra thoát. Tội tôi xin chịu.

Nói rồi, tôi quả quyết đi cứu người đàn bà kia. Thật may, tôi đến vừa kịp.

Sau khi người đàn bà qua cơn nguy hiểm, tôi dặn dò người nhà cách chăm sóc, thuốc ***** người bệnh rồi lập tức tới vương phủ yết kiến. Trông thấy tôi, hoàng đế Anh Tông quở trách:

- Sao khanh dám coi thường lệnh Trẫm đến vậy? Khanh có biết thế là mắc tội chết không?

Tôi quỳ lạy:

 

- Muôn tâu Chúa thượng, hạ thần có tội, xin Chúa thượng giáng tội. Nhưng hạ thần cũng vì bổn phận của người thầy thuốc thương xót kẻ sắp chết vì bệnh tật nguy kịch mà đành làm trái lệnh Chúa thượng, cúi xin Người anh minh khoan dung kẻ có tội như hạ thần đây. Được như thê thì hạ thần vô cùng cảm kích và đội ơn sâu, mà mong báo đáp Chúa thượng suốt đời.

Hoàng đế Anh Tông nghe xong, ngài mừng rỡ nói:

- Ngươi thật là bậc lương y chân chính, đã giỏi về nghề nghiệp, lại có lòng nhân đức, thương xót đám con đỏ của ta, thật xứng với lòng ta mong mỏi.

Lời khen của nhà vua khiến tôi vô cùng cảm động và sung sướng. Tôi sung sướng không phải vì được một bậc quân vương khen là giỏi và nhân đức, mà tôi mừng vì xã tắc có một vị hoàng đế anh minh, khoan từ nhân thứ như ngài trị vì. Đó thật là phúc cho trăm họ.

Từ đấy, tôi lại dốc vào phụng sự hoàng đế Anh Tông và chữa bệnh cứu người.

15 tháng 12 2016

lập dàn bài mà

2 tháng 12 2016

Bài thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng thuộc thể loại truyện trung đại.

Chúc bạn học tốt!

2 tháng 12 2016

Bài thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng thuộc thể loại truyện trung đại,viết bằng văn xuôi.

6 tháng 12 2016

Văn bản Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng được chia 3 phần:

- Phần 1: Từ đầu đến….. Ngài được người đương thời trọng vọng. Giới thiệu Thái y lệnh Phạm Bân

- Phần 2: Tiếp theo đến…. thật xứng với lòng ta mong mỏi. Y đức của Thái y lệnh

- Phần 3: Còn lại. Hạnh phúc chân chính của bậc lương y

6 tháng 12 2016

Bai đc chia ra lam 3 phan:

Đoạn 1:từ đầu » thời trọng vọng : giới thiệu chung về lương y ho phạm.

Đoan 2: tiếp » lòng ta mong mỏi: cau truyện ve y đức.

Đoạn 3: còn lạitruyền thống tot đẹp của gia đình lương y ho phạm.

hahatích cho mk nhe.

Mik nghĩ là cái từ cốt nhất trong câu thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng thì nó có nghĩa là trong những thứ mà một thầy thuốc cần thì thứ mà họ cần nhất chính là tấm lòng. Có tấm lòng thì mới đi giúp người khác một cách tận tình được.

13 tháng 3 2018

Đáp án B

22 tháng 2 2016

THẦY THUỐC GIỎI CỐT NHẤT Ở TẤM LÒNG

(Hồ Nguyên Trừng)

I. VỀ TÁC GIẢ

Hồ Nguyên Trừng (1374-1446) tự Mạnh Nguyên, biệt hiệu Nam Ông, người Diễn Châu, Nghệ An, con trưởng của Hồ Quý Ly, làm quan dưới triều vua cha, từng hăng hái chống giặc Minh xâm lược, bị giặc Minh bắt (cùng cha, em và cháu) đem về Trung Quốc. Nhờ có tài chế tạo vũ khí (súng thần) nên ông được làm quan trong triều nhà Minh tới chức Thượng thư. Ông mất tại Trung Quốc.

II. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Truyện kể về Phạm Bân - một lương y chân chính, nhân đức. Ông không những đã đem hết của cải trong nhà ra mua các loại thuốc tốt và tích trữ thóc gạo, chữa trị, cấp cơm cháo cho kẻ tật bệnh cơ khổ mà còn dựng nhà cho những người đói khát và bệnh tật, cứu sống hơn nghìn người.

Trong hoàn cảnh cụ thể, ông không ngại nguy hiểm đến tính mạng, đi chữa cho người đàn bà bệnh nặng trước, cho quý nhân ở trong cung sau, không ngại mắc tội với Trần Anh Vương. Bởi thế, ông đã không bị trách mắng mà còn được Trần Anh Vương khen ngợi.

Việc Thái y lệnh từ chối vào cung, đi khám và chữa cho người bệnh nặng trước, bất chấp lời đe doạ của quan Trung sứ thật đáng cảm phục. Với ông, việc cứu cho người bệnh nặng phải được đặt lên hàng đầu; còn sự nguy hiểm cho bản thân, Thái y lệnh tự chịu trách nhiệm, ông hi vọng là Vương sẽ hiểu và tha thứ. Ông đã dám nhận phần nguy hiểm về mình để cứu người bệnh, không vin cớ "trọn đạo làm tôi" để bỏ mặc người bệnh.

2. Trước cách xử sự của Thái y lệnh, thái độ của Trần Anh Vương từ chỗ quở trách, chuyển sang mừng rỡ, khen ngợi: "Ngươi thật là bậc lương y chân chính, đã giỏi về nghề nghiệp lại có lòng nhân đức, thương xót con đỏ của ta, thật xứng với lòng ta mong mỏi". Sự việc này cho thấy: Trần Anh Vương là một người sáng suốt, rộng lượng. Đồng thời, những người làm nghề y hôm nay và mai sau đọc truyện này có thể rút ra cho mình những bài học bổ ích về lòng tận tuỵ thương yêu, ý thức cứu người như cứu mình, cần ưu tiên chữa trị người bệnh nặng - bất kể địa vị của họ như thế nào.

3. Qua câu chuyện Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng có thể rút ra cho những người làm nghề y hôm nay và mai sau sau bài học: Một thầy thuốc giỏi không phải là người chỉ có tài chữa bệnh mà quan trọng hơn là phải có lòng yêu thương sâu sắc và quyết tâm hết mức để cứu chữa cho người bệnh. 

4*. So với câu chuyện về Tuệ Tĩnh, truyện Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng tuy có một vài chi tiết khác nhau nhưng đều khắc hoạ nổi bật hình ảnh của một vị lương y chân chính, hết lòng vì người bệnh. Trong cả hai trường hợp, người nào bệnh nặng cần giúp thì được ưu tiên chữa trước, khi cứu giúp người bệnh không mong trả ơn. Tuy nhiên, truyện Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòngcòn có tình huống vị lương y bị đặt trong hoàn cảnh ngặt nghèo hơn do trái lệnh vua có thể nguy hại đến tính mạng nhưng ông vẫn kiên quyết đặt nhiệm vụ cứu sống người bệnh lên trên hết.

III. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG

1. Tóm tắt:

Ông Phạm Bân có nghề y gia truyền, giữ chức Thái y lệnh, phụng sự vua Trần Anh Vương. Ông thường đem tiền bạc mua thuốc tốt và tích trữ thóc gạo giúp đỡ người nghèo. Một hôm có người dân đến xin ông chữa bệnh gấp cho người nhà đang nguy kịch. Đúng lúc đó thì sứ giả của vua đến triệu ông vào cung chữa bệnh cho một quý nhân bị sốt. Thấy không gấp, ông đã đi chữa bệnh cho người đàn bà kia, sau đó đến tỏ lòng thành với vua. Khi hiểu rõ ý ông, vua từ quở trách chuyển sang khen ngợi ông "đã giỏi nghề nghiệp lại có lòng nhân đức".

2. Lời kể:

Kể câu chuyện này, cần chú ý sắc thái lời nói của các nhân vật vì nó gắn với tính cách, thái độ của từng người. Ngoài giọng kể, khi đọc các câu đối thoại:

- Giọng của người đến cầu cứu: cầu khẩn, van nài.

- Giọng sứ giả (quan Trung sứ): hách dịch, doạ nạt.

- Giọng Thái y: khảng khái, kiên quyết.

- Giọng Trần Anh Vương: mừng rỡ, chân thành.

3. Một lương y chân chính theo mong mỏi của Trần Anh Vương phải là người “đã giỏi về nghề nghiệp lại có lòng nhân đức, thương xót đám con đỏ của ta”. So sánh nội dung này với nội dung trong lời thề của Hi-pô-cờ-rát (một dang y nổi tiếng của Hi Lạp thời cổ đại) thì quả thức đã có sự gặp nhau về tư tưởng giữa các bậc đại danh y trên thế giới. Dù có những khoảng cách về không gian và thời gian nhưng giữa họ có một điểm chung đó là sự thương yêu người bệnh, sự đùm bọc đối với những người nghèo.

4. Chữ Hán vốn rất hàm súc và cô đọng. Cụm từ Y thiện dụng tâm nếu được dịch thành Thầy thuốc giỏi ở tấm lòng thì chưa rõ nghĩa. Việc thêm vào trong câu hai từ cốt nhất sẽ làm cho câu rõ nghĩa hơn. Bởi để trở thành một thầy thuốc giỏi, người ta phải cần rất nhiều phẩm chất tốt (ví dụ nếu như tay nghề không giỏi thì chắc chắn không thể trở thành thầy thuốc giỏi được). Song phẩm chất cần được nhấn mạnh nhất đó là cái tâm của người chữa bệnh. Như thế, cách dịch Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng rõ ràng là chính xác hơn.

 

22 tháng 2 2016

I. VỀ TÁC GIẢHồ Nguyên Trừng (1374-1446) tự Mạnh Nguyên, biệt hiệu Nam Ông, người Diễn Châu, Nghệ An, con trưởng của Hồ Quý Ly, làm quan dưới triều vua cha, từng hăng hái chống giặc Minh xâm lược, bị giặc Minh bắt (cùng cha, em và cháu) đem về Trung Quốc. Nhờ có tài chế tạo vũ khí (súng thần) nên ông được làm quan trong triều nhà Minh tới chức Thượng thư. Ông mất tại Trung Quốc.II. KIẾN THỨC CƠ BẢN1. Truyện kể về Phạm Bân – một lương y chân chính, nhân đức. Ông không những đã đem hết của cải trong nhà ra mua các loại thuốc tốt và tích trữ thóc gạo, chữa trị, cấp cơm cháo cho kẻ tật bệnh cơ khổ mà còn dựng nhà cho những người đói khát và bệnh tật, cứu sống hơn nghìn người.Trong hoàn cảnh cụ thể, ông không ngại nguy hiểm đến tính mạng, đi chữa cho người đàn bà bệnh nặng trước, cho quý nhân ở trong cung sau, không ngại mắc tội với Trần Anh Vương. Bởi thế, ông đã không bị trách mắng mà còn được Trần Anh Vương khen ngợi.Việc Thái y lệnh từ chối vào cung, đi khám và chữa cho người bệnh nặng trước, bất chấp lời đe doạ của quan Trung sứ thật đáng cảm phục. Với ông, việc cứu cho người bệnh nặng phải được đặt lên hàng đầu; còn sự nguy hiểm cho bản thân, Thái y lệnh tự chịu trách nhiệm, ông hi vọng là Vương sẽ hiểu và tha thứ. Ông đã dám nhận phần nguy hiểm về mình để cứu người bệnh, không vin cớ “trọn đạo làm tôi” để bỏ mặc người bệnh.2. Trước cách xử sự của Thái y lệnh, thái độ của Trần Anh Vương từ chỗ quở trách, chuyển sang mừng rỡ, khen ngợi: “Ngươi thật là bậc lương y chân chính, đã giỏi về nghề nghiệp lại có lòng nhân đức, thương xót con đỏ của ta, thật xứng với lòng ta mong mỏi”. Sự việc này cho thấy: Trần Anh Vương là một người sáng suốt, rộng lượng. Đồng thời, những người làm nghề y hôm nay và mai sau đọc truyện này có thể rút ra cho mình những bài học bổ ích về lòng tận tuỵ thương yêu, ý thức cứu người như cứu mình, cần ưu tiên chữa trị người bệnh nặng – bất kể địa vị của họ như thế nào.3. Qua câu chuyện Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng có thể rút ra cho những người làm nghề y hôm nay và mai sau sau bài học: Một thầy thuốc giỏi không phải là người chỉ có tài chữa bệnh mà quan trọng hơn là phải có lòng yêu thương sâu sắc và quyết tâm hết mức để cứu chữa cho người bệnh.4*. So với câu chuyện về Tuệ Tĩnh, truyện Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng tuy có một vài chi tiết khác nhau nhưng đều khắc hoạ nổi bật hình ảnh của một vị lương y chân chính, hết lòng vì người bệnh. Trong cả hai trường hợp, người nào bệnh nặng cần giúp thì được ưu tiên chữa trước, khi cứu giúp người bệnh không mong trả ơn. Tuy nhiên, truyện Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng còn có tình huống vị lương y bị đặt trong hoàn cảnh ngặt nghèo hơn do trái lệnh vua có thể nguy hại đến tính mạng nhưng ông vẫn kiên quyết đặt nhiệm vụ cứu sống người bệnh lên trên hết.III. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG1. Tóm tắt:Ông Phạm Bân có nghề y gia truyền, giữ chức Thái y lệnh, phụng sự vua Trần Anh Vương. Ông thường đem tiền bạc mua thuốc tốt và tích trữ thóc gạo giúp đỡ người nghèo. Một hôm có người dân đến xin ông chữa bệnh gấp cho người nhà đang nguy kịch. Đúng lúc đó thì sứ giả của vua đến triệu ông vào cung chữa bệnh cho một quý nhân bị sốt. Thấy không gấp, ông đã đi chữa bệnh cho người đàn bà kia, sau đó đến tỏ lòng thành với vua. Khi hiểu rõ ý ông, vua từ quở trách chuyển sang khen ngợi ông “đã giỏi nghề nghiệp lại có lòng nhân đức”.2. Lời kể:Kể câu chuyện này, cần chú ý sắc thái lời nói của các nhân vật vì nó gắn với tính cách, thái độ của từng người. Ngoài giọng kể, khi đọc các câu đối thoại:- Giọng của người đến cầu cứu: cầu khẩn, van nài.- Giọng sứ giả (quan Trung sứ): hách dịch, doạ nạt.- Giọng Thái y: khảng khái, kiên quyết.- Giọng Trần Anh Vương: mừng rỡ, chân thành.3. Một lương y chân chính theo mong mỏi của Trần Anh Vương phải là người “đã giỏi về nghề nghiệp lại có lòng nhân đức, thương xót đám con đỏ của ta”. So sánh nội dung này với nội dung trong lời thề của Hi-pô-cờ-rát (một dang y nổi tiếng của Hi Lạp thời cổ đại) thì quả thức đã có sự gặp nhau về tư tưởng giữa các bậc đại danh y trên thế giới. Dù có những khoảng cách về không gian và thời gian nhưng giữa họ có một điểm chung đó là sự thương yêu người bệnh, sự đùm bọc đối với những người nghèo.4. Chữ Hán vốn rất hàm súc và cô đọng. Cụm từ Y thiện dụng tâm nếu được dịch thành Thầy thuốc giỏi ở tấm lòng thì chưa rõ nghĩa. Việc thêm vào trong câu hai từ cốt nhất sẽ làm cho câu rõ nghĩa hơn. Bởi để trở thành một thầy thuốc giỏi, người ta phải cần rất nhiều phẩm chất tốt (ví dụ nếu như tay nghề không giỏi thì chắc chắn không thể trở thành thầy thuốc giỏi được). Song phẩm chất cần được nhấn mạnh nhất đó là cái tâm của người chữa bệnh. Như thế, cách dịch Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở ở tấm lòng rõ ràng làchính xác hơn