K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Bố cục

Chia làm ba phần:

   + Phần 1 (từ đầu… Hà Lan): Giôn-xi mắc bệnh , cô tuyệt vọng chờ chết

   + Phần 2 (tiếp…chăm nom- thế thôi): Giôn-xi chiến thắng căn bệnh.

   + Phần 3 (còn lại) sự thật về kiệt tác chiếc lá cuối cùng

Hướng dẫn soạn bài

Câu 1 ( trang 90 sgk Ngữ văn 8 tập 1)

Những chi tiết nói lên lòng thương yêu của cụ Bơ- men dành cho Giôn-xi:

   + Cụ Bơ- men sợ sệt nhìn ra cửa sổ, nhìn cây thường xuân

-> Cụ Bơ- men vội vã tới thăm Giôn-xi, lo lắng cho Giôn-xi

   + Cụ Bơ men âm thầm vẽ chiếc lá trong đêm mưa gió

-> Tình yêu thương, sự hi sinh quên mình vì Giôn-xi

- Tác giả không kể sự việc cụ đã vẽ chiếc lá bởi vì muốn dành sự bất ngờ đặc biệt ở kết truyện.

- Hình ảnh chiếc lá thường xuân trở thành kiệt tác bởi nó làm lay động sức sống của con người, giúp Giôn-xi vượt qua trọng bệnh. Đánh đổi lại cụ Bơ-men hi sinh cả mạng sống.

Câu 2 ( trang 90 sgk Ngữ Văn 8 tập 1)

- Xiu không được cụ Bơ- men cho biết sẽ vẽ chiếc lá thay cho lá thường xuân cuối cùng sắp rụng

   + Trước đó, hai người không nói năng gì khi cụ Bơ- men làm mẫu cho Xiu vẽ

   + Khi Giôn-xi đòi kéo mành lên, Xiu làm theo một cách chán nản

   + Xiu cũng ngạc nhiên như chính Giôn- xi ngạc nhiên khi thấy chiếc lá cuối cùng vẫn còn sau đêm mưa gió

   + Chỉ khi bác sĩ nói Xiu mới biết cụ Bơ- men ốm

-> Nếu Xiu biết ý định vẽ chiếc lá của cụ Bơ-men thì truyện không còn bất ngờ, thú vị nữa. Điều này còn cho độc giả thấy được sự quan tâm, lo lắng, chăm sóc, tình cảm của Xiu dành cho Giôn-xi.

Câu 3 ( trang 90 sgk Ngữ Văn 8 tập 1)

- Nhân vật Giôn-xi yếu đuối, tuyệt vọng:

   + Đợi chiếc lá cuối cùng rụng xuống là kết thúc cuộc sống của mình

   + Giôn-xi thờ ơ,bỏ mặc bản thân mặc dù Xiu hết lòng thương yêu, chăm sóc.

- Phản ứng trước hai lần kéo mành:

   + Lần 1: Giôn-xi sợ chiếc lá thường xuân cuối cùng rụng, Xiu lo lắng.

   + Lần 2: Cả Giôn-xi và Xiu đều sững sờ, ngạc nhiên vì chiếc lá vẫn còn trên cây.

- Nguyên nhân sự hồi sinh của Giôn-xi:

   + Do cô thấy hình ảnh chiếc lá thường xuân giàu sức sống sau đêm mưa bão

   + Giôn-xi không muốn phụ tấm lòng của Xiu, cụ Bơ-men

- Kết thúc truyện nhà văn không để Giôn-xi lên tiếng hay có trạng thái tâm lý nào khác:

   + Kết mở để mọi người tự hình dung ra phản ứng của Giôn-xi

   + Dư vị của tình người, của niềm tin, của sự hi sinh… vẫn còn mãi.

Câu 4 (trang 90 sgk Ngữ Văn 8 tập 1)

- Truyện có hiện tượng hai lần đảo ngược:

   + Ban đầu, Giôn-xi bị bệnh, cô tuyệt vọng chờ chết. Cụ Bơ- men vẫn khỏe mạnh

   + Sau đó, Giôn-xi hồi sinh, khỏi bệnh. Còn cụ Bơ-men chết sau hai ngày vì dầm mưa gió suốt đêm.

- Hiện tượng đảo ngược tình huống truyện:

   + Tạo sự bất ngờ, thú vị

   + Khẳng định nghệ thuật chân chính thực sự mang lại sự hồi sinh.

   + Khiến độc giả rung cảm trước tình cảm, tình yêu thương cao cả giữa những con người nghèo khổ

2 tháng 10 2019

Bố cục

Chia làm ba phần:

   + Phần 1 (từ đầu… Hà Lan): Giôn-xi mắc bệnh , cô tuyệt vọng chờ chết

   + Phần 2 (tiếp…chăm nom- thế thôi): Giôn-xi chiến thắng căn bệnh.

   + Phần 3 (còn lại) sự thật về kiệt tác chiếc lá cuối cùng

Hướng dẫn soạn bài

Câu 1 ( trang 90 sgk Ngữ văn 8 tập 1)

Những chi tiết nói lên lòng thương yêu của cụ Bơ- men dành cho Giôn-xi:

   + Cụ Bơ- men sợ sệt nhìn ra cửa sổ, nhìn cây thường xuân

-> Cụ Bơ- men vội vã tới thăm Giôn-xi, lo lắng cho Giôn-xi

   + Cụ Bơ men âm thầm vẽ chiếc lá trong đêm mưa gió

-> Tình yêu thương, sự hi sinh quên mình vì Giôn-xi

- Tác giả không kể sự việc cụ đã vẽ chiếc lá bởi vì muốn dành sự bất ngờ đặc biệt ở kết truyện.

- Hình ảnh chiếc lá thường xuân trở thành kiệt tác bởi nó làm lay động sức sống của con người, giúp Giôn-xi vượt qua trọng bệnh. Đánh đổi lại cụ Bơ-men hi sinh cả mạng sống.

Câu 2 ( trang 90 sgk Ngữ Văn 8 tập 1)

- Xiu không được cụ Bơ- men cho biết sẽ vẽ chiếc lá thay cho lá thường xuân cuối cùng sắp rụng

   + Trước đó, hai người không nói năng gì khi cụ Bơ- men làm mẫu cho Xiu vẽ

   + Khi Giôn-xi đòi kéo mành lên, Xiu làm theo một cách chán nản

   + Xiu cũng ngạc nhiên như chính Giôn- xi ngạc nhiên khi thấy chiếc lá cuối cùng vẫn còn sau đêm mưa gió

   + Chỉ khi bác sĩ nói Xiu mới biết cụ Bơ- men ốm

-> Nếu Xiu biết ý định vẽ chiếc lá của cụ Bơ-men thì truyện không còn bất ngờ, thú vị nữa. Điều này còn cho độc giả thấy được sự quan tâm, lo lắng, chăm sóc, tình cảm của Xiu dành cho Giôn-xi.

Câu 3 ( trang 90 sgk Ngữ Văn 8 tập 1)

- Nhân vật Giôn-xi yếu đuối, tuyệt vọng:

   + Đợi chiếc lá cuối cùng rụng xuống là kết thúc cuộc sống của mình

   + Giôn-xi thờ ơ,bỏ mặc bản thân mặc dù Xiu hết lòng thương yêu, chăm sóc.

- Phản ứng trước hai lần kéo mành:

   + Lần 1: Giôn-xi sợ chiếc lá thường xuân cuối cùng rụng, Xiu lo lắng.

   + Lần 2: Cả Giôn-xi và Xiu đều sững sờ, ngạc nhiên vì chiếc lá vẫn còn trên cây.

- Nguyên nhân sự hồi sinh của Giôn-xi:

   + Do cô thấy hình ảnh chiếc lá thường xuân giàu sức sống sau đêm mưa bão

   + Giôn-xi không muốn phụ tấm lòng của Xiu, cụ Bơ-men

- Kết thúc truyện nhà văn không để Giôn-xi lên tiếng hay có trạng thái tâm lý nào khác:

   + Kết mở để mọi người tự hình dung ra phản ứng của Giôn-xi

   + Dư vị của tình người, của niềm tin, của sự hi sinh… vẫn còn mãi.

Câu 4 (trang 90 sgk Ngữ Văn 8 tập 1)

- Truyện có hiện tượng hai lần đảo ngược:

   + Ban đầu, Giôn-xi bị bệnh, cô tuyệt vọng chờ chết. Cụ Bơ- men vẫn khỏe mạnh

   + Sau đó, Giôn-xi hồi sinh, khỏi bệnh. Còn cụ Bơ-men chết sau hai ngày vì dầm mưa gió suốt đêm.

- Hiện tượng đảo ngược tình huống truyện:

   + Tạo sự bất ngờ, thú vị

   + Khẳng định nghệ thuật chân chính thực sự mang lại sự hồi sinh.

   + Khiến độc giả rung cảm trước tình cảm, tình yêu thương cao cả giữa những con người nghèo khổ

23 tháng 2 2016

1.Về tác giả: O Hen-ri (1862 – 1910) là nhà văn Mĩ chuyên viết truyện ngắn. Nhiều truyện của ông đã để lại trong bạn đọc những ấn tượng sâu sắc như: Căn gác xép, Tên cảnh sát và gã lang thang, Quà tặng của các đạo sĩ, … 

2. Về tác phẩm: a) Đoạn trích trong SGK thuộc phần một của truyện ngắn cùng tên. Tác giả có cách kể chuyện thật hấp dẫn. Nhân vật chính chỉ xuất hiện thoáng qua rồi mất hút, để lại cô chị (Xiu) cùng với bạn đọc hồi hộp dõi theo chiếc lá trên tường, thắt lòng lo cho số phận của Giôn-xi. Chiếc lá không rơi, Giôn-xi dần dần khoẻ lại thì cũng là lúc người hoạ sĩ già – tác giả của kiệt tác nghệ thuật duy nhất trong đời – ngã xuống. Cái chết của người hoạ sĩ già để lại trong lòng bạn đọc một nỗi buồn thấm thía nhưng không bi luỵ bởi chính nó đã thắp lên ngọn lửa của tình yêu cuộc sống, của niềm tin vào sức mạnh, sự vĩnh cửu của cái đẹp. b) Những chi tiết trong văn bản nói lên tấm lòng thương yêu và hành động cao cả của cụ Bơ-men với Giôn-xi: - Cụ Bơ-men và Xiu “sợ sệt ngó ra ngoài cửa sổ, nhìn cây thường xuân. Rồi họ nhìn nhau một lát, chẳng nói năng gì”.  - Cụ Bơ-men đã âm thầm vẽ chiếc lá trong đêm lạnh buốt và mưa gió.

Nhà văn bỏ qua không kể sự việc cụ đã vẽ chiếc lá trên tường trong đêm mưa tuyết chính là yếu tố gây bất ngờ, xúc động cho người đọc. Có thể em chiếc lá cụ Bơ-men vẽ là một kiệt tác vì nó không chỉ rất sinh động, khiến Giôn-xi tưởng đó là chiếc lá thường xuân thật; mà còn được vẽ bằng cả tình thương yêu con người của cụ, và bức tranh (chiếc lá) đã đem lại sự sống cho Giôn-xi. c) Những chi tiết khẳng định Xiu không hề được cụ Bơ-men cho biết sẽ vẽ chiếc lá để thay cho chiếc lá cuối cùng: - Trước đó hai người chẳng nói năng gì khi cụ Bơ-men làm người mẫu cho Xiu vẽ. - Khi Giôn-xi đòi kéo mành lên, Xiu làm theo một cách chán nản. - Chính Xiu cũng ngạc cùng với Giôn-xi khi thấy: “Sau trận mưa vùi dập và những cơn gió phũ phàng… vẫn còn một chiếc lá thường xuân bám trên bức tường gạch”. - Chỉ khi bác sĩ nói, Xiu mới biết là cụ Bơ-men bị ốm. Nếu Xiu biết trước ý định của cụ Bơ-men, câu chuyện sẽ không còn hấp dẫn vì chẳng còn yếu tố bất ngờ. d) Tâm trạng của Giôn-xi là tâm trạng của một người bệnh, thường hay ám ảnh về một điều gì đó, cho nên khi biết Giôn-xi tin rằng chiếc lá cuối cùng rụng xuống là cô sẽ buông xuôi, người đọc rất căng thẳng

Nguyên nhân khiến tâm trạng củ Giôn-xi hồi sinh là sự hiện diện của chiếc lá trong điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt. Nhà văn kết thúc truyện bằng lời kể của Xiu, không cho Giôn-xi nói gì thêm, để mỗi người tự có hình dung, dự đoán theo cách của riêng mình. e) Đoạn trích Chiếc lá cuối cùng có hai lần đảo ngược tình huống gây bất ngờ: - Giôn-xi bị ốm và rất tuyệt vọng, nằm chờ chết. Thế mà cô khoẻ lại. - Cụ Bơ-men khoẻ mạnh, chỉ bị ốm có hai ngày, nhưng cụ đã đột ngột ra đi. Chính nghệ thuật đảo ngược tình huống đã gây hứng thú cho người đọc.

 

28 tháng 10 2018

Hướng dẫn soạn bài – Chiếc lá cuối cùng

I. Bố cục

Chia làm ba phần:

+ Phần 1 (từ đầu… Hà Lan): Giôn-xi mắc bệnh , cô tuyệt vọng chờ chết

+ Phần 2 (tiếp…chăm nom- thế thôi): Giôn-xi chiến thắng căn bệnh.

+ Phần 3 (còn lại) sự thật về kiệt tác chiếc lá cuối cùng

II. Tóm tắt

Xiu và Giôn –xi là hai họa sĩ nghèo sống với nhau hòa thuận. Giôn-xi mắc bệnh viêm phổi, cô không chịu chữa trị, tuyệt vọng không muốn sống tiếp. Hằng ngày cô ngắm những chiếc lá thường xuân và đợi chiếc lá cuối cùng rơi là cô cũng lìa đời. Biết được ý định đó, cụ Bơ- men đã lặng lẽ vẽ chiếc lá thường xuân cuối cùng vào đêm mưa gió. Giôn-xi nhìn chiếc lá cuối cùng không rụng nên quyết tâm vực lại mình, cuối cùng cô khỏi bệnh. Còn cụ Bơ-men thì chết vì sưng phổi khi sáng tạo kiệt tác chiếc lá cuối cùng cứu sống Giôn-xi.

III. Hướng dẫn soạn bài Chiếc lá cuối cùng

Giải câu 1 (Trang 90 SGK ngữ văn 8 tập 1)

Những chi tiết nào trong văn bản nói lên tấm lòng thương yêu và hành động cao cả của cụ Bơ-men đối với Giôn-xi? Tại sao nhà văn bỏ qua không kể sự việc cụ đã vẽ chiếc lá trên tường trong đêm mưa tuyết? Vì sao có thể nói chiếc lá cụ vẽ là một kiệt tác?

Trả lời:

Những chi tiết nói lên lòng thương yêu của cụ Bơ- men dành cho Giôn-xi:

+ Cụ Bơ- men sợ sệt nhìn ra cửa sổ, nhìn cây thường xuân

-> Cụ Bơ- men vội vã tới thăm Giôn-xi, lo lắng cho Giôn-xi

+ Cụ Bơ men âm thầm vẽ chiếc lá trong đêm mưa gió

-> Tình yêu thương, sự hi sinh quên mình vì Giôn-xi

– Tác giả không kể sự việc cụ đã vẽ chiếc lá bởi vì muốn dành sự bất ngờ đặc biệt ở kết truyện.

– Hình ảnh chiếc lá thường xuân trở thành kiệt tác bởi nó làm lay động sức sống của con người, giúp Giôn-xi vượt qua trọng bệnh. Đánh đổi lại cụ Bơ-men hi sinh cả mạng sống.

Giải câu 2 (Trang 90 SGK ngữ văn 8 tập 1)

Tìm bằng chứng để khẳng định Xiu không hề được cụ Bơ-men cho biết ý định vẽ một chiếc lá thay cho chiếc lá cuối cùng rụng xuống. Nếu Xiu được biết thì truyện có bớt sức hấp dẫn không? Vì sao?

Trả lời:

– Xiu không được cụ Bơ- men cho biết sẽ vẽ chiếc lá thay cho lá thường xuân cuối cùng sắp rụng

+ Trước đó, hai người không nói năng gì khi cụ Bơ- men làm mẫu cho Xiu vẽ

+ Khi Giôn-xi đòi kéo mành lên, Xiu làm theo một cách chán nản

+ Xiu cũng ngạc nhiên như chính Giôn- xi ngạc nhiên khi thấy chiếc lá cuối cùng vẫn còn sau đêm mưa gió

+ Chỉ khi bác sĩ nói Xiu mới biết cụ Bơ- men ốm

-> Nếu Xiu biết ý định vẽ chiếc lá của cụ Bơ-men thì truyện không còn bất ngờ, thú vị nữa. Điều này còn cho độc giả thấy được sự quan tâm, lo lắng, chăm sóc, tình cảm của Xiu dành cho Giôn-xi.

Giải câu 3 (Trang 90 SGK ngữ văn 8 tập 1)

Thử hình dung tâm trạng căng thẳng của Giôn-xi, của Xiu và của bạn đọc khi hai lần Giôn-xi ra lệnh kéo mành lên. Nguyên nhân sâu xa nào quyết định tâm trạng hồi sinh của Giôn-xi? Tại sao nhà văn kết thúc truyện bằng lời kể của Xiu mà không để Giôn-xi phản ứng gì thêm?

Soạn bài - Thái sư Trần Thủ Độ (Ngô Sĩ Liên)

Trả lời:

– Nhân vật Giôn-xi yếu đuối, tuyệt vọng:

+ Đợi chiếc lá cuối cùng rụng xuống là kết thúc cuộc sống của mình

+ Giôn-xi thờ ơ,bỏ mặc bản thân mặc dù Xiu hết lòng thương yêu, chăm sóc.

– Phản ứng trước hai lần kéo mành:

+ Lần 1: Giôn-xi sợ chiếc lá thường xuân cuối cùng rụng, Xiu lo lắng.

+ Lần 2: Cả Giôn-xi và Xiu đều sững sờ, ngạc nhiên vì chiếc lá vẫn còn trên cây.

– Nguyên nhân sự hồi sinh của Giôn-xi:

+ Do cô thấy hình ảnh chiếc lá thường xuân giàu sức sống sau đêm mưa bão

+ Giôn-xi không muốn phụ tấm lòng của Xiu, cụ Bơ-men

– Kết thúc truyện nhà văn không để Giôn-xi lên tiếng hay có trạng thái tâm lý nào khác:

+ Kết mở để mọi người tự hình dung ra phản ứng của Giôn-xi

+ Dư vị của tình người, của niềm tin, của sự hi sinh… vẫn còn mãi.

Giải câu 4 (Trang 90 SGK ngữ văn 8 tập 1)

Chứng minh truyện Chiếc lá cuối cùng của O Hen-ri, qua trích đoạn này, được kết thúc trên cơ sở hai sự kiện bất ngờ đối lập nhau tạo nên hiện tượng đảo ngược tình huống hai lần, gây hứng thú cho bạn đọc.

Trả lời:

– Truyện có hiện tượng hai lần đảo ngược:

+ Ban đầu, Giôn-xi bị bệnh, cô tuyệt vọng chờ chết. Cụ Bơ- men vẫn khỏe mạnh

+ Sau đó, Giôn-xi hồi sinh, khỏi bệnh. Còn cụ Bơ-men chết sau hai ngày vì dầm mưa gió suốt đêm.

– Hiện tượng đảo ngược tình huống truyện:

+ Tạo sự bất ngờ, thú vị

+ Khẳng định nghệ thuật chân chính thực sự mang lại sự hồi sinh.

+ Khiến độc giả rung cảm trước tình cảm, tình yêu thương cao cả giữa những con người nghèo khổ.

6 tháng 12 2021

Em tham khảo:

Bài học rút ra

→Con người cần phải có nghị lực sống,biết suy nghĩ,hành động theo ý chí tích cực,làm đẹp cho bản thân,cuộc sống xã hội.

→Con người cần phải có lòng yêu thương,biết quan tâm,chia sẻ giúp đỡ nhau.Biết cống hiến hết mình,hi sinh bản thân vì những điều tốt,vì mọi người xung quanh.

Bản thân em đã làm được gì chị nghĩ em nên tự viết thì sẽ tốt hơn ^^

6 tháng 12 2021

dạ

 

23 tháng 12 2022

tk:

Tình cảm tương thân tương ái của con người luôn là một tình cảm đẹp và là mạch cảm hứng bất tận của thơ văn . Chính những tình cảm cao đẹp ấy đã giúp con người có được nghị lực và niềm tin để vượt qua mọi khó khăn thử thách trong cuộc sống. Điều đó được thể hiện qua truyện ngắn ''Chiếc lá cuối cùng". Đặc biệt trong bài có chi tiết chiếc lá cuối cùng đã để lại ấn tượng trng người đọc. 

Chiếc lá thường xuân trong tác phẩm Chiếc lá cuối cùng của tác giả O Hen-ri mà cụ Bơ-men đã vẽ trên bức tường trong đêm mưa rét là một kiệt tác. Chiếc lá cuối cùng là kiệt tác trước hết vì nó rất đẹp, sinh động, giống lá thật đến nổi con mắt nhà chuyên môn của cả hai họa sĩ mà cũng không phân biệt được là thật hay giả. Đó còn là bởi nó có giá trị nhân sinh rất cao, đem lại sự sống cho Giôn-xi, cứu sống Giôn-xi. Chiếc lá được vẽ bằng tình thương yêu bao la, đức hy sinh cao cả, có giá trị nhân sinh rất cao.  Nó có cái giá quá đắt, nó cứu sống được một người nhưng lại cướp đi một người khác – chính người đã tạo ra nó. Với kiệt tác chiếc lá cuối cùng của mình, cụ Bơ-men đã ra đi mãi mãi nhưng hành động cao cả - xả thân vì sự sống của Giôn-xi, vì hạnh phúc của con người thì hình ảnh cụ Bơ-men đã khiến Giôn-xi xúc động, cảm phục với lòng biết ơn vô hạn. Tác phẩm được hoàn thành trong gió rét, tuyết rơi, dưới ánh sáng vàng vọt của chiếc đèn bão. Trên chiếc thang lênh khênh là cụ họa sĩ già sắt  xéo cũng đang run run, miệt mài đậm tô từng nhát cọ vào bức tường gạch-đúng chỗ chiếc lá cuối cùng vừa rụng. Bức tranh ấy không chỉ được vẽ bằng bút lông và bột màu mà bằng cả đức hi sinh thầm lặng, cao quí của cụ Bơ- men.

Chiếc lá thường xuân cuối cùng còn lại sau đêm mưa gió phũ phàng, dai dẳng, điều mà Giôn-xi không thể hiểu nổi và khó có thể xảy ra. Không phải chỉ có chúng ta kinh ngạc về sự kỳ diệu của chiếc lá mà Giôn-xi cũng cảm thấy ngạc nhiên. Cô tự so sánh mình với chiếc lá mong manh và thấy yêu cuộc sống hơn. Chính chiếc lá đã khơi dậy niềm tin ở nơi cô, giúp cô có nghị lực vượt lên trên bệnh tật. Sức sống tiềm tàng của Giôn-xi đã trỗi dậy.

Như vậy, chiếc lá chính là một chi tiết nghệ thuật đắt giá, là biểu tượng cho tình yêu thương, lòng nhân ái của cụ Bơ men. Từ đó tiếp thêm cho Gioon xi niềm tin, sức mạnh trong cuộc sống. 

2 tháng 11 2021

Chiếc lá cuối cùng nhà văn Mĩ O. Hen - ri là một trong những truyện nổi tiếng trên toàn thế giới về tình yêu thương con người. Và hình tượng "chiếc lá" chính là hình tượng xuyên suốt đã làm nên thành công cho tác phẩm. “Chiếc lá cuối cùng” tác giả gửi thông điệp về tình bạn cao quý, nhắn nhủ mọi người hãy biết yêu thương nhau. Xiu và Bơ-men là hai nhân vật làm nổi bật tình cảm cao đẹp trên. Hai họa sĩ nghèo này khác nhau về tuổi tác nhưng lại có chung một mối điều quan tâm đó là làm sao cứu sống được Giôn - xi. Xiu đã phải làm việc kiếm tiền mua thuốc, chăm sóc bạn. Xiu là một người bạn thủy chung, hết lòng giúp đỡ bạn bè trong những lúc khó khăn nhất. Chỉ như vậy thôi chưa đủ bệnh viêm phổi của Giôn-xi ngày càng nặng hơn và có thể tước đi mạng sống của cô bất cứ khi nào. Bệnh thì có thể chữa trị nhưng tinh thần thì không, Giôn - xi tuyệt vọng với cái chết đang đến gần, cụ Bơ-men đã nhận ra điều đó và chính cụ đã mang lại niềm hi vọng cho Giôn-xi. Bằng tài năng của mình, cụ đã vẽ lên bức kiệt tác của mình bức tranh cuối cùng mang lại niềm tin, hi vọng sống cho Giôn - xi. Chiếc lá cuối cùng và sự hi sinh thầm lặng của cụ Bơ - men thật đáng trân trọng, hi sinh bản thân vì cuộc sống của người khác, qua hình ảnh chiếc lá cuối cùng tác giả còn muốn nói đến mục đích cao quý của nghệ thuật trong cuộc sống. Câu chuyện đơn giản nhưng lại có ý nghĩa nhân đạo sâu sắc, hình ảnh chiếc lá cuối cùng chính là điểm nhấn quan trọng trong truyện giúp mang lại hi vọng, niềm tin cho Giôn-xi vượt qua bệnh tật và ca ngợi sự hi sinh thầm lặng của cụ Bơ - men.

THAM KHẢO

2 tháng 11 2021

dza em cảm ơn ạ :33

13 tháng 12 2021

sr mn nha mik ghi lộn đoạn văn chứ không phải bài văn nhé

9 tháng 8 2018

trên mạng có đấy bn dựa vào đấy là bn có thể viết đc mà

9 tháng 8 2018

bạn trêu ngươi mình hả bạn 

26 tháng 4 2019

Vào vai Giôn - xi

Tôi là Giôn-xi, một cô hoạ sĩ nghèo của nước Mĩ xa xôi. Là một người nghệ sĩ, tôi phải đi nhiều nơi để tìm cảm hứng sáng tác. Vì vậy, tôi đã gặp nhiều chuyện bất ngờ, có thể kể cho các bạn nghe hàng giờ. Nhưng trong tất cả những điều ấy, câu chuyện bất ngờ nhất lại là câu chuyện về chính bản thân tôi. Câu chuyện “Chiếc lá cuối cùng”.

Ngày ấy, tôi và Xiu-đi - một chị bạn vô cùng thân thiết, tốt bụng - sống trong một khu nhà trọ rẻ tiền. Hàng xóm của chúng tôi hầu hết đều là những người lao động nghèo, trong đó có một người hoạ sĩ già tên là Bơ- men. Cụ Bơ-men cũng có một niềm đam mê rất lớn tới nghệ thuật nhưng có lẽ cụ chưa tìm được nguồn cảm hứng sáng tác. Trong phòng cụ có một tấm vải vẽ căng ra đã từ lâu lắm và ông cụ suốt ngày có vẻ say khướt.

Mùa đông năm ấy, trời rét dữ dội. Trong xóm trọ của chúng tôi lan tràn một căn bệnh quái ác, căn bệnh viêm phổi. Cuộc sống nhiều thiếu thốn, đói và rét, cộng với thể lực vốn yếu ớt, tôi cũng bị gã khổng lồ độc ác ấy hỏi thăm. Người mệt rã rời, những cơn ho dữ dội tưởng chừng không dứt khiến người tôi như tan ra thành bụi. Tôi đã hoàn toàn bị căn bệnh đánh gục. Chị Xiu hoảng hốt chăm lo chạy chữa cho tôi. Với số tiền ít ỏi, dường như Xiu đã phải nhịn ăn nhiều bữa để lo bác sĩ. Chị ít ngủ và hay khóc thầm. Ngoài Xiu và vị bác sĩ già đáng mến, cụ Bơ-men cũng thường hay lên thăm tôi. Mỗi khi thấy tôi thều thào ho khan cụ đều lắc đầu ngao ngán. Và nhất là khi thấy tôi từ chối những thìa cháo của Xiu, cụ thường không tiếc lời mắng mỏ tôi là con bé ngu ngốc.

Dần dần, tôi thấy người mình yếu đi. Những cơn ho dai dẳng hơn, tôi không đủ sức để mà ho lớn. Tôi nằm ẹp xuống giường, không thể tự dậy được. Tôi thấy sự sống đang từ bỏ mình từng ngày từng phút. Căn phòng quanh tôi trống vắng, lạnh lẽo vô cùng. Tôi thẫn thờ nhìn qua cửa sổ: ngoài kia, những chiếc lá thường xuân đang lặng lẽ rời cành. Chao ôi! Cuộc đời tôi cũng đang lặng lẽ rời bỏ sự sống như thế. Từng phút, từng phút một... và tôi biết, khi chiếc lá cuối cùng lìa cành thì cuộc đời tôi cũng lìa bỏ nhân gian. Tôi nói ý nghĩ ấy với Xiu, chị ôm lấy tôi vào lòng an ủi:

- Con mèo con của chị... Em đừng nghĩ vớ vẩn như thế. Bác sĩ nói em sắp bình phục rồi.

Tôi biết đó chỉ là lời nói dối. Xiu đi lấy thuốc cho tôi, chị gặp cụ Bơ- men, nói gì đó với cụ. Tôi lại thấy cụ mắng tôi rất lớn:

- Ngu ngốc! Thật là con bé ngu ngốc! Ai lại đi gắn đời mình vào những chiếc lá ngớ ngẩn!

Đêm hôm ấy, mưa gió dữ dội. Tôi nghe ngoài trời từng đợt lá rào rạt rơi. Tôi biết, ngoài kia, chiếc lá thường xuân cuối cùng sắp rụng. Tôi chỉ chờ đến ngày mai nhìn thân cây trơ trụi để trút hơi thở cuối cùng.

Sáng hôm sau, tôi thức dậy thấy chị Xiu vẫn ngủ gục trên bàn: tối qua có lẽ chị đã thức khuya lắm để chăm tôi. Tôi chăm chú nhìn gương mặt hốc hác, xanh xao của chị mà thấy thương chị vô cùng. Bất giác, tôi xót xa mong chờ giây phút chiếc lá cuối cùng rời cành để khỏi làm phiền những người xung quanh. Chị Xiu thức dậy, lại gần hỏi xem tôi có cần gì không. Tôi không nhìn Xiu, lạnh lùng bảo chị kéo tấm rèm lên. Xiu uể oải, chán chường và lo lắng căng thẳng miễn cưỡng kéo tấm rèm lên. Ô kìa! Ngoài kia một chiếc lá thường xuân vẫn còn đó! Chiếc lá kiên trung bám vào thân cây bò trên tường. Chiếc lá còn xanh, chỉ rìa lá thì đã ngả vàng. Trận mưa giông dữ dội đêm qua không làm chiếc lá mất đi thì tại sao tôi lại vội rời bỏ cuộc sống tươi đẹp? Rời bỏ ước mơ trở thành họa sĩ? Rời bỏ Xiu yêu quý của tôi? Tôi nhìn sang Xiu, chị cũng đang kinh ngạc trân trân nhìn chiếc lá. Tôi vui vẻ bảo chị lấy tôi chút chút rượu nhẹ. Xiu sung sướng rời khỏi phòng.

Dần dần, tồi thấy tinh thần phấn chấn hơn. Người thấy mạnh mẽ dần lên. Bác sĩ vào thăm bệnh cho tôi cũng thấy vui vẻ hẳn. Một buổi sáng, trong lúc chờ Xiu đi lấy thuốc, tôi khẽ lấy cuộn len và chiếc que đan để thử làm chút gì sau thời gian dài nằm giường bệnh. Lát sau, Xiu vào phòng, tôi thấy gương mặt Xiu vô cùng xúc động. Chị bước tới giường, nhìn sâu vào mắt tôi:

- Con mèo con của chị...! Cụ Bơ-men đã mất rồi. Mất vì bệnh viêm phổi. Vào cái đêm mưa gió hãi hùng hôm trước, người ta tìm thấy cụ khi người cụ đã ướt mềm. Sau đêm ấy, cụ nằm liệt giường và vừa mất sáng nay. Dưới chân tường trước cửa sổ phòng chị em mình - Xiu hướng ánh mắt đến chiếc lá thường xuân bất động - người ta thấy rơi vãi những chiếc bút vẽ, những bảng màu... Giôn-xi! Có bao giờ em thắc mắc tại sao không bao giờ em thấy chiếc lá cuối cùng rung động...? Cụ Bơ-men đã vẽ nó vào cái đêm tất cả những chiếc lá khác rời cành.

Nói rồi Xiu khóc nức nở. Tôi trân trân nhìn chiếc lá cuối cùng.. Lòng trào lên niềm một xúc động vô bờ.

Giờ đây, tôi đã là một hoạ sĩ có tên tuổi. Dưới mỗi bức vẽ của mình tôi đều kí tên Bơ-men. Hàng năm, vào ngày giỗ của cụ, tôi vẫn trở về khu nhà trọ xưa viếng mộ cụ. Kỉ niệm về cụ và chiếc lá cuối cùng tôi vẫn còn lưu giữ trọn vẹn trong tim. Tôi đã nhiều lần thử vẽ lại chiếc lá ấy nhưng lần nào cũng đành bất lực ngồi trước mảnh vải trắng trơn. Tôi biết, chỉ có lao động nghệ thuật hết mình tôi mới có thể đền đáp sự hi sinh vĩ đại của người hoạ sĩ già đáng kính ấy.

> <



 

6 tháng 11 2016

có vì cụ đã vẽ lên đc 1 kiệt tác cứu sống đc Giôn-xi

3 tháng 1 2017

đăng ảnh lên chi z

23 tháng 10 2018

Bài làm

* Nhân vật Giôn - xi:
"Chiếc lá cuối cùng" là kiệt tác đầu tiên và cũng là duy nhất trong đời cụ Bơ- men. Nó là một bức tranh cứu sống con người. Sức sống mãnh liệt của chiếc lá đó đã gieo vào lòng Giôn- xi một tia sáng của niềm tin và hi vọng để Giôn- xi vượt qua cái chết, băng qua cửa tử thần. Kiệt tác này xuất phát từ tình yêu thương cao cả, tấm lòng đồng cảm sâu sắc của những con người nghèo khổ. Để có được bức tranh này, vì muốn cứu sống người khác, cụ Bơ- men, người nghệ sĩ tài năng đã phải hi sinh cả tính mạng của mình. Trong đêm mưa tuyết, cụ đã vẽ một chiếc lá giống như chiếc lá thường xuân cuối cùng, "ở gần cuống lá còn giữ màu xanh sẫm, nhưng với rìa lá hình răng cưa đã nhuốm màu vàng úa". Chiếc lá giả ấy đã giúp Giôn- xi thấy mình thật là tệ. Muốn chết là một tội. Tác giả O Hen- ri đã thành công trong nghệ thuật đảo ngược tình huống, xây dựng hình tượng nhân vật sinh động. Qua đó, ta thấy được, kiệt tác "chiếc lá cuối cùng" của cụ Bơ- men không phải là vật vô tri, vô giác mà nó là thiên sứ của sự sống, của tình yêu thương nhân đạo cao cả. Ta còn thấy: nghệ thuật chân chính vì mục đích nhân sinh, vì cuộc sống con người. Kiệt tác của cụ Bơ- men đã nhắc ta bài học: tình yêu thương con người, tấm lòng nhân đạo cao sẽ giúp chúng ta vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, kể cả cái chết. Ta phải biết trân trọng những gì xung quanh ta, trân trọng những tình yêu nghệ thuật chân chính.

8 tháng 9 2021

hay qué