K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
16 tháng 11 2023

Người kể chuyện ở ngôi thứ 3

- Giọng điệu: trang trọng, phong phú, biểu cảm.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
22 tháng 11 2023

- Câu hỏi không được phát ra như một lời thoại của nhân vật mà là câu hỏi trong lời của người kể chuyện. Đây như một cách vừa để hỏi chính mình, vừa để hỏi Giằn Van-giăng

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
20 tháng 12 2023

- Lời đối thoại của chú San: Ân hận, hối lỗi, muốn được làm lại với dì.

- Lời đối thoại của dì Mây: Hụt hẫng, tiếc nuối, tủi thân nhưng rất cương quyết 

- Lời bình luận của người kể: Tiếc nuối cho mối tình dang dở giữa chú San và dì Mây.

7 tháng 3 2023

Hình thức câu hỏi trong lời của người kể chuyện: câu hỏi vừa để hỏi chính mình vừa như hỏi chính Giăng Van-giăng. Những câu hỏi này gợi cho người đọc sự tò mò muốn biết Giăng Van-giăng đã nói gì với Phăng-tin, đồng thời dẫn dắt người đọc chìm vào cảm xúc bi thương, đồng cảm với số phận con người bất hạnh.

4 tháng 3 2023

- Cuộc đối thoại giữa dì Mây và chú San diễn ra. Lời thoại của Chú San luôn nhận lỗi về phía mình, cầu xin dì có một cuộc nói chuyện với chú. Lời thoại của dì Mây là sự từ chối. Cuộc đối thoại diễn ra chóng vánh nhưng người đọc có thể cảm nhận rõ sự đau khổ trong tâm trạng của hai nhân vật.

- Lời bình luận của người kể chuyện giúp người đọc dễ dàng hình dung ra không gian đối thoại giữa hai nhân vật cũng như tâm trạng, hành động của họ trong cuộc đối thoại.

29 tháng 8 2023

- Cuộc đối thoại giữa dì Mây và chú San diễn ra. Lời thoại của Chú San luôn nhận lỗi về phía mình, cầu xin dì có một cuộc nói chuyện với chú. Lời thoại của dì Mây là sự từ chối. Cuộc đối thoại diễn ra chóng vánh nhưng người đọc có thể cảm nhận rõ sự đau khổ trong tâm trạng của hai nhân vật.

- Lời bình luận của người kể chuyện giúp người đọc dễ dàng hình dung ra không gian đối thoại giữa hai nhân vật cũng như tâm trạng, hành động của họ trong cuộc đối thoại.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
22 tháng 11 2023

- Người kể chuyện toàn tri ngôi thứ ba.

- Dấu hiệu nhận biết: tác giả gọi tên các nhân vật và thuật lại lời nói của mỗi nhân vật, miêu tả trạng thái của các nhân vật

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
22 tháng 11 2023

- Câu chuyện được kể bằng lời của người kể chuyện ngôi thứ ba

- Ngôi kể nhất quán trong toàn bộ tác phẩm

30 tháng 8 2023

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ văn bản Dưới bóng hoàng lan.

- Đọc phần tri thức ngữ văn về người kể chuyện.

- Dựa vào lý thuyết về ngôi kể, người kể chuyện để chỉ ra ngôi kể của người kể chuyện và sự nhất quán ngôi kể ấy trong văn bản.

Lời giải chi tiết:

- Câu chuyện được kể bằng lời của người kể chuyện ngôi thứ ba.

- Ngôi kể thứ ba có sự nhất quán từ đầu đến cuối câu chuyện. Người kể chuyện không xuất hiện trực tiếp trong câu chuyện mà chỉ xuất hiện thông quan những câu hỏi, lời bình luận đánh giá cảm xúc của nhân vật.

8 tháng 3 2023

- Câu chuyện được kể bằng lời của người kể chuyện ngôi thứ ba.

- Ngôi kể thứ ba có sự nhất quán từ đầu đến cuối câu chuyện. Người kể chuyện không xuất hiện trực tiếp trong câu chuyện mà chỉ xuất hiện thông quan những câu hỏi, lời bình luận đánh giá cảm xúc của nhân vật.

13 tháng 9 2017

Các bô lão hình ảnh của tập thể vừa đại diện cho nhân dân địa phương, chứng nhận lịch sử, đồng thời cũng là sự phân thân của tác giả.

Nhân vật bô lão tạo nên nhân vật có tính lịch đại để có được sự đối đáp tự nhiên, từ đó dựng lên trận thủy chiến Bạch Đằng

- Các bô lão kể chuyện xưa với ngôn từ sống động, lời lẽ trang trọng gợi lên cảm hứng lịch sử với âm điệu hào hùng

    + Các kì tích trên sông Bạch Đằng được kể với sự bừng bừng hào khí: trận chiến thời Ngô Quyền tới Trần Hưng Đạo

    + Những trận đánh “kinh thiên động địa” được tái hiện bằng những nét bút khoa trương thần tình

    + Âm thanh, màu sắc, trực cảm, tưởng tượng tác giả vận dụng phối hợp góp phần tô đậm

- Những hình ảnh điển tích được chọn lọc để tô đậm thêm sự vẻ vang của dân tộc, cũng như chiến công, tài đức của vua tôi nhà Trần

- Bô lão nhưng nghe trong đó có giọng của “khách” niềm cảm hoài của các bô lão gặp niềm sững sờ buồn tiếc của khách tạo nên sự cộng hưởng

2 tháng 5 2017

- Nếu ở đoạn 1, nhân vật "khách” là cái tôi nhà văn thì đến đoạn 2 nhân vật các bô lão là hình ảnh của tập thể vừa đại diện cho nhân dân địa phương, vừa là chứng nhân của lịch sử đồng thời cũng có sự phân thân của tác giả. Nhà văn tạo ra nhân vật các bô lão nhằm tạo nên những nhân vật có tính lịch đại để có được sự đối đáp tự nhiên, từ đó dựng lên những trận thuỷ chiến Bạch Đằng (qua lời kể của các bô lão,) - Các bô lão kể chuyện xưa với ngôn từ sống động, lời lẽ trang trọng gợi nên cảm hứng lịch sử với âm điệu hào hùng. Những kì tích trên sông được tái hiện qua cách liệt kê sự kiện trùng điệp, các hình ảnh đối nhau bừng bừng không khí chiến trận với thế giằng co quyết liệt. Đây là chiến trận từ thời Ngô Quyền đến Trần Hưng Đạo nhưng trọng tâm là chiến thắng "buổi trùng hưng”... với trận thuỷ chiến ác liệt, dòng sông nổi sóng ("Muôn đội thuyền bè tỉnh kì phấp phới”), khí thế ''hùng hổ", "sáng chói", khói lửa mù trời, tiếng gươm khua, tiếng quân reo khiến "ánh nhật nguyệt chừ phải mờ/Bầu trời đất chừ sắp đổi”. Trận đánh "kinh thiên động địa'' được tái hiện bằng những nét vẽ phóng bút khoa trương rất thần tình. Âm thanh, màu sắc, trực cảm, tưởng tượng được tác giả vận dụng phối hợp góp phần tô đậm trang sử vàng chói lọi của dân tộc. - Những hình ảnh điển tích được sử dụng một cách chọn lọc, phù hợp với sự thật lịch sử (Xích Bính, Hợp Phì, gieo roi...). Điều đó đã góp phần diễn tả tài đức của vua, tôi nhà Trần và chiến thắng Bạch Đằng như một bài thơ tự sự đậm chất hùng ca. - Kết thúc đoạn 1, tác giả viết: "Đến sông đây chừ hổ mặt/ Nhớ người xưa chừ ỉệ chan". Đây vẫn là lời các bô lão nhưng nghe trong đó có giọng của "khách ” (tác giả). Niềm cảm hoài của các bô lão gặp niềm sững sờ buồn tiếc của khách tạo nên sự cộng hưởng của cái tôi tác giả.