K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 8 2023

Tham khảo

- Từ ngữ chỉ thời gian: chiều, mai, trưa, khuya, ban mai. 

→ Rất nhiều các từ ngữ chỉ thời gian, những khoảng thời gian khác nhau trong một ngày.

 

Tham khảo: 

Hình tượng “em” là hình tượng xuyên suốt toàn bài thơ, trong đó, nổi bật trong bốn khổ thơ đầu. Những biến đổi của hình tượng “em” ở bốn khổ thơ đầu được so sánh với những khoảng thời gian trong một ngày và thiên nhiên như sau:

“Em đi như chiều đi,

Gọi chim vườn bay hết.”

Sự vận động không phải là của riêng em mà đã nhuốm cả sang cảnh vật. Em đi “như chiều đi”, “gọi chim vườn bay hết”. Em đi mang theo những ánh sáng le lói cuối cùng của ngày đi mất. 

“Em về, tựa mai về,

Rừng non xanh lộc biếc”

Khác với lúc em đi, khi em về tựa như ngày mai tơi, tựa như ánh sáng ngày mới đã dần quay trở lại. Khi em về, mọi sự sống cũng bắt đầu đâm chồi nảy nở, rừng non cũng phải trổ lộc xanh biếc, hồi sinh mọi thứ.

“Em ở, trời chưa ở,

Nắng sáng màu xanh che”

Dưới con mắt của người đang yêu, khi “em về” và khi“em ở” có lẽ là khoảng thời gian đẹp nhất và hạnh phúc nhất. Em chính là ánh sáng đẹp nhất, chiếu sáng cảnh vật và tâm hồn anh.

“Tình em như sao khuya

Rải hạt vàng chi chít”

Tình em như sao khuya, tuy chỉ là những ngôi sao nhỏ bé trên bầu trời nhưng luôn sáng mãi và vô tận, không bao giờ có thể đếm được.

19 tháng 7 2023

tham khảo!

+ Trại giam tối om

+ Thu không

+ Trời tối mịt

+ Tiếng kiểng, tiếng chó sủa ma…

→ Không gian trong ngục vào lúc tối cùng với nhiều tiếng kêu xung quanh.

 
HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
31 tháng 1 2024

Từ ngữ chỉ không gian: trạm giam, chòi canh, khung cửa sổ, nơi góc án.

Từ ngữ chỉ thời gian: thu không.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
31 tháng 1 2024

Các từ ngữ chỉ thời gian trong đoạn được kể lại theo trình tự lịch sự đã đánh dấu sự ra đời của Pa-ra-lim-pích.

5 tháng 7 2019

Tràng Giang khắc họa không gian rộng lớn của sóng, nước, sông chảy về vô tận

   + Không gian được mở rộng theo nhiều chiều, lan tỏa sang đôi bờ

   + Chiều thứ ba của không gian vũ trụ mở với bầu trời sâu chót vót

   + Cả ba chiều của không gian nỗi buồn, nỗi cô đơn như không có giới hạn

- Nhà thơ mang nặng nỗi sầu nhân thế và nỗi cô đơn của chính mình.

   + Tràng Giang của trời đất, của tâm tưởng nhà thơ không những xuôi theo dòng nước còn xuôi từ hiện tại về quá khứ

- Nhà thơ trở về hiện tại để tìm điểm tựa tinh thần ở quê hương, đất nước.

- Không gian nghệ thuật, thời gian nghệ thuật ở Tràng Giang góp phần vào việc thể hiện sâu sắc, tình cảm và tư tưởng của tác giả.

6 tháng 12 2018

Hình ảnh bà Tú qua bốn câu thơ đầu

- Công việc: Buôn bán

- Địa điểm: ở mom sông

- “Quanh năm”: Suốt cả năm, từ năm nay đến năm khác, không trừ ngày nào, dù mưa hay nắng.

- Hình ảnh ẩn dụ “thân cò”, trong không gian thời gian “khi quãng vắng”, tính chất công việc “lặn lội”: Gợi nên không gian heo hút, rợn ngợp, chứa đầy âu lo, nguy hiểm và nỗi vất vả đơn chiếc của bà Tú.

- Từ “eo sèo”, “đò đông” gợi cảnh chen chúc, bươn trải trên sông nước của những người bán hàng nhỏ. Sự cạnh tranh đến mức sát phạt nhau, lời qua tiếng lại với nhau. Hình ảnh “đò đông” còn ẩn chứa những sự bất trắc không ngờ.

⇒ Hoàn cảnh kiếm sống lam lũ, vất vả với một không gian sinh tồn bấp bênh, khó khăn. Sự vất vả, đơn chiếc, bươn trải trong cảnh chen chúc làm ăn của bà Tú

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
29 tháng 1 2024

- Sự tương phản giữa các hình ảnh trong khổ thơ thứ hai:

Vũ trụ thì bao la, vô tận > < con người thì quá nhỏ bé, đơn độc, lẻ loi.

⇒ Sự tương phản cho ta thấy được tâm trạng buồn bã, băn khoăn, ngơ ngác trước không gian rộng lớn cũng như ngã rẽ của cuộc đời. Tác giả cảm nhận rõ sự nhỏ bé, lẻ loi, cô độc của một kiếp người giữa dòng đời rộng lớn. Đây không phải là nỗi buồn của cá nhân ông mà là cảm xúc chung của cả một thế hệ, đặc biệt là giới văn nghệ sĩ đầu thế kỉ XX.

- Sự tương phản này tiếp tục được triển khai ở các khổ thơ tiếp theo:

+ Khổ thơ thứ ba gợi ảnh vật cô liêu nhưng không có sự gắn kết với nhau, thiếu đi dấu vết của sự sống, của bóng hình con người.

+ Khổ thơ thứ tư gợi cảnh thiên nhiên hùng vĩ nhưng lòng người thì buồn vời vợi bởi nỗi nhớ quê hương.