K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 5 2024

Ai đúng mik tick nha . Từ ngày 18-20/5 thôi đó

18 tháng 5 2024

a) trúng đạn

b) đoạn văn nói về một chiến sĩ anh hùng còn nhỏ tuổi đang chiến đấu vì dân vì nước.Tác giả đoạn văn đã thể hiện rõ ý chí quyết tâm chống giặc của dân Việt Nam

c)Lênh láng,sẵn sàng

d)Một chiến sĩ mặc dù phải hi sinh tính mạng, ,nhưng luôn biết phấn đấu vượt qua, nhận và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao

dẫn chứng:Dù thế đôi mắt chú vẫn cố hé mở.Trên tay vẫn cầm khẩu súng sẵn sàng chiến đấu.

I. Kiểm tra đọc thành tiếng (3 điểm) II. Kiểm tra đọc hiểu - kiến thức Tiếng Việt: (7 điểm). Đọc bài văn sau: Cho và nhận    Một cô giáo đã giúp tôi hiểu rõ ý nghĩa phức tạp của việc cho và nhận.    Khi thấy tôi cầm sách trong giờ tập đọc, cô đã nhận thấy có gì không bình thường, cô liền thu xếp cho tôi đi khám mắt. Cô không đưa tôi đến bệnh viện, mà dẫn tôi đến bác...
Đọc tiếp

I. Kiểm tra đọc thành tiếng (3 điểm)

II. Kiểm tra đọc hiểu - kiến thức Tiếng Việt: (7 điểm).

Đọc bài văn sau:

Cho và nhận

   Một cô giáo đã giúp tôi hiểu rõ ý nghĩa phức tạp của việc cho và nhận.

   Khi thấy tôi cầm sách trong giờ tập đọc, cô đã nhận thấy có gì không bình thường, cô liền thu xếp cho tôi đi khám mắt. Cô không đưa tôi đến bệnh viện, mà dẫn tôi đến bác sĩ nhãn khoa riêng của cô. Ít hôm sau, như với một người bạn, cô đưa cho tôi một cặp kính.

    Em không thể nhận được! Em không có tiền trả đâu thưa cô! – Tôi nói, cảm thấy ngượng ngùng vì nhà mình nghèo.

   Thấy vậy, cô liền kể một câu chuyện cho tôi nghe. Chuyện kể rằng: “ Hồi cô còn nhỏ, một người hàng xóm đã mua kính cho cô. Bà ấy bảo, một ngày kia cô sẽ trả cho cặp kính đó bằng cách tặng cho một cô bé khác. Em thấy chưa, cặp kính này đã được trả tiền từ trước khi em ra đời”. Thế rồi, cô nói với tôi những lời nồng hậu nhất, mà chưa ai khác từng nói với tôi: “Một ngày nào đó, em sẽ mua kính cho một cô bé khác”.

   Cô nhìn tôi như một người cho. Cô làm cho tôi thành người có trách nhiệm. Cô tin tôi có thể có một cái gì để trao cho người khác. Cô chấp nhận tôi như thành viên của cùng một thế giới mà cô đang sống. Tôi bước ra khỏi phòng, tay giữ chặt kính trong tay, không phải như kẻ vừa được nhận món quà, mà như người chuyển tiếp món quà cho người khác với tấm lòng tận tụy.

    Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy ghi lại chữ cái trước ý trả lời đúng hoặc viết câu trả lời vào giấy kiểm tra.

Câu 1: Vì sao cô giáo lại dẫn bạn học sinh đi khám mắt? (0,5 điểm)

a. Vì bạn ấy bị đau mắt
b. Vì bạn ấy không có tiền
c. Vì bạn ấy không biết chỗ khám mắt
d. Vì cô đã thấy bạn ấy cầm sách đọc một cách không bình thường.

Câu 2: Cô giáo đã làm gì để bạn học sinh vui vẻ nhận kính? (0,5 điểm)

a. Nói rằng đó là cặp kính rẻ tiền, không đáng là bao nên bạn không phải bận tâm.
b. Nói rằng có ai đó nhờ cô mua tặng bạn.
c. Kể cho bạn nghe một câu chuyện để bạn hiểu rằng bạn không phải là người được nhận quà mà chỉ là người chuyền tiếp món quà cho người khác.
d. Vì lời ngọt ngào, dễ thương của cô .

Câu 3: Dấu gạch ngang trong câu sau có tác dụng gì? (0,5 điểm)

- Em không thể nhận được ! Em không có tiền trả đâu thưa cô!

a. Đánh dấu những ý liệt kê.
b. Đánh dấu bộ phận giải thích.
c. Đánh dấu những từ đứng sau nó là lời nói trực tiếp của nhân vật.
d. Báo hiệu đó là các ý đối thoại trong đoạn văn.

Câu 4: Việc cô thuyết phục bạn học sinh nhận kính của mình cho thấy cô là người thế nào? (0,5 điểm)

a. Cô là người thường dùng phần thưởng để khuyến khích học sinh.
b. Cô là người hiểu rất rõ ý nghĩa của việc cho và nhận.
c. Cô là người luôn sống vì người khác.
d. Cô là người biết làm cho người khác vui lòng.

Câu 5: Câu chuyện muốn nói với em điều gì? (1 điểm)

Câu 6: Qua câu chuyện trên em học được điều gì ở các nhân vật? (1 điểm)

Câu 7: Từ nào dưới đây trái nghĩa với từ in đậm trong câu sau: “Một cô giáo đã giúp tôi hiểu rõ ý nghĩa phức tạp của việc cho và nhận.” (0,5 điểm)

a. đơn giản
b. đơn điệu
c. đơn sơ
d. đơn thuần

Câu 8: Câu nào sau đây là câu ghép. (0,5 điểm)

a. Một cô giáo đã giúp tôi hiểu rõ ý nghĩa phức tạp của việc cho và nhận.
b. Khi thấy tôi cầm sách trong giờ tập đọc, cô đã nhận thấy có gì không bình thường, cô liền thu xếp cho tôi đi khám mắt.
c. Thấy vậy, cô liền kể một câu chuyện cho tôi nghe.
d. Bà ấy bảo, một ngày kia cô sẽ trả cho cặp kính đó bằng cách tặng cho một cô bé khác.

Câu 9: Xác định bộ phận trạng ngữ, chủ ngữ và vị ngữ trong câu sau: (1 điểm)

Em thấy chưa, cặp kính này đã được trả tiền từ trước khi em ra đời.

Câu 10: Điền cặp từ hô ứng vào các chỗ trống cho thích hợp và viết lại câu văn đó ? (1 điểm)

Tôi … cầm sách để đọc, cô giáo… nhận ra là mắt tôi không bình thường.

625
15 tháng 5 2021

ko co ranh nha

15 tháng 5 2021

1.D

5 tháng 3 2020

a) Từ đồng nghĩa: Đất nước, Tổ Quốc
b) Từ đồng nghĩa: Gan dạ, anh dũng, dũng cảm

Có đề bài 

tìm từ đồng nghĩa trong đoạn văn sau:

a) Đất nước ta giàu đẹp, non sông ta như gấm, như vóc, lịch sử dân tộc ta oanh liệt, vẻ vang. Bởi thế mỗi người dân Việt Nam yêu nước dù có đi xa quê hương, xứ sở tới tận chân trời, góc bể cũng vẫn luôn hướng về Tổ Quốc thân yêu với một niềm tự hào sâu sắc...

b) Không tự hào sao được! Những trang sử kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ oai hùng của dân tộc ta ròng rã trong suốt 30 năm gần đây còn ghi lại biết bao tấm gương chiến đấu dũng cảm, gan dạ của những con người Việt Nam anh dũng, tuyệt vời...

 Bài làm

a) Có các từ đồng nghĩa là : Đất nước = non sông = quê hương = xứ sở = tổ quốc

b)Có các từ đồng nghĩa là : dũng cảm = gan dạ = anh dũng

15 tháng 10 2018

a:trong trong dòng suối,mây trời xanh xanh
ao trường vẫn nở hoa sen
bờ tre vẫn chú dế mèn vuốt râu
b:yêu bao bạn nhỏ hiền lành
chúng tôi đến lớp hằng ngày 

mũ rơm tôi đội,túi đầy thuốc men

I. Đọc thành tiếng (3 điểm) II. Đọc hiểu (7 điểm) Cho văn bản sau: HÃY THA LỖI CHO EM   Giờ giảng văn đầu tiên. Nhìn cô giáo Vân viết trên bảng, nét chữ run run, không thẳng hàng, mấy bạn lớp tôi xì xào, đưa mắt nhìn nhau.   Bỗng dưng, Khôi đứng dậy nói to: - Thưa cô, chữ cô viết khó đọc quá!   Cô Vân đứng lặng người. Đôi mắt cô chớp chớp, mặt cô đỏ lên rồi tái dần. Viên...
Đọc tiếp

I. Đọc thành tiếng (3 điểm)

II. Đọc hiểu (7 điểm)

Cho văn bản sau:

HÃY THA LỖI CHO EM

  Giờ giảng văn đầu tiên. Nhìn cô giáo Vân viết trên bảng, nét chữ run run, không thẳng hàng, mấy bạn lớp tôi xì xào, đưa mắt nhìn nhau.

  Bỗng dưng, Khôi đứng dậy nói to:

- Thưa cô, chữ cô viết khó đọc quá!

  Cô Vân đứng lặng người. Đôi mắt cô chớp chớp, mặt cô đỏ lên rồi tái dần. Viên phấn trên tay cô rơi xuống. Phải mất vài phút, cô mới giảng tiếp được. Giờ học hôm đó kết thúc muộn.

  Trước khi cho lớp nghỉ, cô Vân nói nhỏ nhẹ:

- Trước hết, cô xin lỗi các em vì giảng quá giờ. Còn chữ viết…(Giọng cô đang ngập ngừng bỗng rành rọt hẳn lên) cô sẽ cố gắng trình bày đẹp hơn để các em dễ đọc.

  Hôm đó, đến phiên tôi và Khôi trực nhật, tôi đến lớp sớm hơn ngày thường. Thấy Khôi đang thập thò ngoài cửa lớp, tôi khẽ bước đến bên cậu ấy và nhìn vào. Trời ơi! Cô Vân đang mải mê nắn nót tập viết; thảo nào, những giờ giảng gần đây chữ cô viết khác hẳn ngày đầu.

  Đang viết, bỗng nhiên viên phấn trên tay cô rơi xuống, cô ngồi thụp xuống đất, mặt nhăn lại đau đớn. Cô dùng tay trái nắn bóp tay phải khá lâu. Hình như đau quá, cô lấy tay lau nước mắt. Tôi hoảng hốt chạy vào ôm lấy cô, cầm bàn tay cô, tôi hỏi khẽ:

- Cô ơi, cô làm sao thế? Em đi báo với các thầy, cô ở văn phòng nhé?

- Không sao đâu các em ạ, một lát là khỏi thôi. Thỉnh thoảng, cô lại bị như thế. Chả là mảnh đạn còn trong cánh tay cô từ lúc ở chiến trường, gặp khi trở trời là vết thương lại tấy lên đấy thôi.

  Tôi quay lại nhìn Khôi. Bỗng nó cúi đầu, rơm rớm nước mắt, giọng nó nghèn nghẹn:

- Cô ơi! Cô tha lỗi cho em, em có lỗi với cô.

Cô Vân từ từ đứng dậy, cô quàng tay lên vai chúng tôi, nhìn chúng tôi trìu mến:

- Không sao, cô không giận các em đâu. Thôi chúng ta cùng chuẩn bị đi, sắp đến giờ học rồi.

Phỏng theo Phan Thị Đoan Trang

(Tạp chí Vì trẻ thơ, số 119, tháng 12-2000)

Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng (câu 1; 2; 7; 8); điền chữ “Đúng” hoặc “Sai”(câu 4) và hoàn thành các câu (3; 5; 6; 9; 10) :

Câu 1 (0,5 điểm): Giờ giảng văn đầu tiên, chữ viết trên bảng của cô Vân thế nào?

A. nét chữ nắn nót rất đẹp.

B. nét chữ run run, không thẳng hàng.

C. nét chữ run run.

D. nét chữ đẹp nhưng không thẳng hàng

Câu 2 (0,5 điểm): Thái độ lúc đầu của Khôi đối với cô giáo như thế nào?

A. Chê bai chữ viết của cô.

B. Xì xầm nói xấu cô.

C. Chăm chú theo dõi cô viết.

D. Không nghe cô giảng bài.

Câu 3 (0,5 điểm): Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống để được ý đúng :

Mảnh đạn còn trong ……….cô từ lúc ở chiến trường, gặp khi …………là vết thương lại tấy lên rất đau.

Câu 4 (0,5 điểm): Dựa vào nội dung bài đọc, điền chữ “Đúng” hoặc “Sai” vào mỗi câu sau:

a.Cô Vân luôn đến lớp sớm để tranh thủ luyện viết chữ trên bảng.

b.Cô Vân bị thương ở tay nên không thể viết bảng được.

c.Mỗi khi trở trời là vết thương ở tay cô Vân lại tấy lên rất đau.

d.Cô Vân rất vui khi thấy các em biết quan tâm và nhận lỗi với cô.

Câu 5 (1 điểm): Em có nhận xét gì về việc làm của cô giáo Vân và thái độ đối với Khôi?

Câu 6 (1 điểm): Em rút ra bài học gì qua truyện đọc trên?

Câu 7 (0,5 điểm): Dấu gạch ngang trong câu sau có tác dụng gì?

“Bỗng dưng, Khôi đứng dậy nói to:

- Thưa cô, chữ cô viết khó đọc quá!”

A. Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại.

B. Đánh dấu phần chú thích trong câu.

C. Đánh dấu các ý trong đoạn liệt kê.

D. Giải thích cho bộ phận đứng trước.

Câu 8 (0,5 điểm): Từ nào dưới đây có thể thay thế từ giận trong câu: " Cô Vân từ từ đứng dậy, cô quàng tay lên vai chúng tôi, nhìn chúng tôi trìu mến:

- Không sao, cô không giận các em đâu."

A. buồn

B. thương

C. trách

D. ghét

Câu 9 (1 điểm): Tìm 2 từ có thể thay thế từ hoảng hốt trong câu: “Tôi hoảng hốt chạy vào ôm lấy cô, cầm bàn tay cô, tôi hỏi khẽ:”

Câu 10 (1 điểm): Em hãy viết 1- 2 câu văn nói lên suy nghĩ của em về các anh hùng, liệt sĩ đã hi sinh vì Tổ quốc.

135
15 tháng 5 2021

câu 1:B câu 2 A

19 tháng 5 2021

câu 1 ý b

câu 2 ý a

câu 3 : cánh tay, trở trời

câu 4 : 1- Đ, 2-S, 3- Đ, 4- Đ

câu 5 : 

- Cô Vân là người chăm chỉ, kiên trì vượt khó, thương yêu học sinh.

- Cô Vân luôn cố gắng trong công việc và có lòng bao dung với học sinh.

- Cô Vân là người phụ nữ dũng cảm, giỏi giang và hiền dịu.

câu 6: 

chúng ta phải biết cố gắng vươn lên trong học tập và biết yêu thương, giúp đỡ mọi người.

Phải biết tôn trọng và thông cảm với người khác, biết tha thứ cho người khác khi họ hối hận và sửa chữa lỗi lầm.

Phải kính yêu thầy cô giáo, sẵn sàng nhận lỗi khi mình làm sai.

câu 7: ý a

câu 8 ý c

câu 9 : thay từ : vội vàng, vội vã 

câu 10: Chúng ta phải biết ơn các anh hùng, liệt sĩ vì họ đã hi sinh cho đất nước được bình yên.

 

22 tháng 4 2020

Chú Hai Long là một người đưa thư nhưng chú lại là một người đưa thư đặc biệt hơn bao đưa thư bình thường khác. Chú Hai Long là người rất kín đáo.  Có khi chú đưa thư một cách kín đáo tới nỗi mà hộp thư được giấu cẩn thận, luôn đánh dấu bằng chữ V nghĩa là chú Hai Long rất  yêu Tổ quốc của mình. Hoạt động trong vùng địch của các chiến sĩ tình báo có ý nghĩa vô cùng quan trọng tuy là có thể chết người nhưng chú vẫn dũng cảm làm đưa thư quân đội. Chú là một người chịu khó đi xe hàng cây số để đưa thư một cách nhanh nhất. 

“Người ta gọi cô là gió. Việc của cô là đi lang thang khắp đó đây, lúc chạy nhanh, lúc chạy chậm tùy theo thời tiết. Trên mặt sông mặt biển cô giúp cho những chiếc thuyền đi nhanh hơn. Cô giúp các loài hoa thụ phấn để kết quả. Cô đưa mây về làm mưa trên những miền đất khô cạn. Vì tính cô hay giúp người nên ai cũng yêu cô. Cô không có hình dáng, màu sắc nhưng cô vừa đến đâu ai...
Đọc tiếp

“Người ta gọi cô là gió. Việc của cô là đi lang thang khắp đó đây, lúc chạy nhanh, lúc chạy chậm tùy theo thời tiết. Trên mặt sông mặt biển cô giúp cho những chiếc thuyền đi nhanh hơn. Cô giúp các loài hoa thụ phấn để kết quả. Cô đưa mây về làm mưa trên những miền đất khô cạn. Vì tính cô hay giúp người nên ai cũng yêu cô. Cô không có hình dáng, màu sắc nhưng cô vừa đến đâu ai cũng biết ngay. Cô gió kìa Cô gió kìa Cô gió ơi. Các bạn tầm xuân đua nhau gọi Cô đi đâu mà vội thế. Cô gió vừa vội vã bay đi vừa trả lời Tôi còn vội đi giúp cho bạn Đào bên kia một chút. Bà bạn ấy ốm, bạn ấy quạt cho bà mỏi tay lắm rồi.”Câu 1 Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên. Trong đoạn văn trên em thấy có những nhân vật nào Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là Câu 2 Đoạn văn trên kể theo ngôi kể thứ mấy Nêu hiểu biết của em về ngôi kể đó.Câu 3 Chỉ ra từ láy trong đoạn văn trên Câu 4 Thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm đến người đọc đoạn văn trên là gì Câu 5 Em đã từng làm việc gì đem lại niềm vui cho ai chưa Hãy viết đoạn văn ngắn từ 5 đến 7 câu kể lại ngắn gọn trải nghiệm ấy.

0

Các chú bộ đội chiến sĩ Trường Sa kính mến!Từ thành phố Nha Trang thân thiện và mến khách, cháu là Trần Khánh Hòa - học sinh Trường THCS Thái Nguyên. Hôm nay cháu viết thư này nhằm gửi đến các chú những tình cảm chân thành tự sâu trái tim mỗi học sinh chúng cháu và đặc biệt là gửi đến các chú những lời chúc sức khỏe, mong các chú thật khỏe mạnh để cầm chắc tay súng bảo vệ một phần máu thịt của quê hương, đất nước.

Theo chúng cháu được biết, hiện nay các chú rất vất vả và căng thẳng đối với việc bảo vệ vùng biển đảo Tổ Quốc. Giữa chốn ngút ngàn trùng khơi, quanh năm chập chùng sóng vỗ ấy, chúng cháu biết các chú phải đương đầu với nhiều thử thách, khó khăn: sự khắc nghiệt khí hậu, sự thiếu thốn về vật chất tinh thần, sự cô đơn buồn bã giữa đêm khuya thanh vắng....rất nhiều và rất nhiều, vì lẽ đó chúng cháu rất cảm phục, ngưỡng mộ sự hi sinh thầm lặng của các chú - những người con của tổ Quốc. Từ sự cảm phục đó, từ nơi hậu phương đất liền của chúng cháu đã tổ chức rất nhiều hoạt động thiết thực để thi đua cùng các chú như thi đua học tốt đạt nhiều điểm mười tặng các cô chú, ở các buổi chào cờ thì chúng cháu được nghe thầy cô giáo nói về ý nghĩa ngày 22/12 ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam, được tìm hiểu về chủ quyền của Việt Nam trên biển đảo Trường Sa, chúng cháu được nghe về các chiến công của Quân Đội nhân dân Việt Nam nói chung và của các chú nói riêng....Và trường chúng cháu cũng đã phát động nhiều phong trào như quyên góp quỹ ủng hộ vì Trường Sa, quyên góp mua máy rađio, mua ti vi, mua đàn ghitar, mua banh bóng chuyền ...để gửi tặng các chú phần nào làm cho mọi người vơi đi nỗi nhớ đất liền.

Các chú kính mến! Ở nơi đầu sóng ngọn gió ấy, bốn bề vây quanh là nước, các chú có buồn không? Sau một ngày vất vả, gian lao với những nhiệm vụ thì khi màn đêm buông xuống, các chú có lẽ rất nhớ nhà, nhớ người mẹ từng ngày mong con, nhớ người vợ với nỗi nhớ chồng không nguôi, nhớ con thơ từng ngày đợi cha,...Nhưng chúng cháu thật khâm phục khi các chú đã kiên cường vượt qua tất cả những điều đó vì sứ mạng thiêng liêng của Tổ qốc đã giao cho. Các chú đã hãy yên tâm về nơi hậu phương này, vì ở đây mọi người luôn cố gắng sống và làm việc thật tốt để các chú vững tâm thực hiện nhiệm vụ, mọi người ở đất liền luôn hướng về vùng đất Anh hùng - nơi các chú đang làm việc vì sự bình yên của Tổ quốc. Chúng cháu ước ao một ngày nào đó sẽ được đặt chân đến vùng đất thiêng liêng này, được thực hiện sứ mạng vinh quang ấy ... Và bây giờ chúng cháu thật thấm thía những lời thơ của nhà thơ Chế Lan Viên và đó ắt hẳn cũng là nỗi lòng của các chú:

"Ôi Tổ Quốc, ta yêu như máu thịt
Như mẹ cha ta, như vợ như chồng
Cho mỗi ngôi nhà, ngọn núi, con sông...

Cuối cùng cháu đại diện cho những bạn học sinh nơi đất liền gửi tới các chú ngàn lời yêu thương, mong các chú thật khỏe mạnh để giữ vững tay súng bảo vệ, vùng trời Tổ Quốc ... chúc các chú hoàn thành tốt nhiệm vụ. Qua các chú, cháu và các bạn gửi lời thăm các bạn học sinh đang sinh sống và học tập trên đảo Trường Sa xa xôi, những công dân đặc biệt của tổ quốc Việt Nam .

ĐỀ KIỂM TRA MÔN TIẾNG VIỆTThời gian làm bài: 90 phút( không kể thời gian giao đề )Câu 1(3 điểm): Cho đoạn văn:(1)Làng quê tôi đã khuất hẳn nhưng tôi vẫn đăm đắm nhìn theo.(2)Tôi đã đi nhiều nơi, đóng quân nhiều chỗ phong cảnh đẹp hơn đây nhiều, nhân dân coi tôi như người làng và cũng có những người yêu tôi tha thiết, nhưng sao sức quyến rũ, nhớ thương vẫn không mãnh liệt, day dứt...
Đọc tiếp

ĐỀ KIỂM TRA MÔN TIẾNG VIỆT
Thời gian làm bài: 90 phút( không kể thời gian giao đề )

Câu 1(3 điểm): Cho đoạn văn:

(1)Làng quê tôi đã khuất hẳn nhưng tôi vẫn đăm đắm nhìn theo.(2)Tôi đã đi nhiều nơi, đóng quân nhiều chỗ phong cảnh đẹp hơn đây nhiều, nhân dân coi tôi như người làng và cũng có những người yêu tôi tha thiết, nhưng sao sức quyến rũ, nhớ thương vẫn không mãnh liệt, day dứt bằng mảnh đất cọc cằn này.
(Theo Nguyễn Khải)
a. Trong đoạn văn trên, từ ngữ làng quê tôi được thay thế bằng những từ ngữ nào?Sự thay thế từ ngữ ở đây có tác dụng gì?
b. Xác định các từ láy có trong đoạn văn.
c. Tìm chủ ngữ, vị ngữ của câu(1) và cho biết đó là câu đơn hay câu ghép?
Câu 2(2 điểm): Chọn 1 từ thích hợp nhất trong số các từ có trong ngoặc đơn để điền vào ô trống ở mỗi câu dưới đây:
a. Nắng cứ như từng.....(tia lửa, dòng lửa, đốm lửa) xối xuống mặt đất.
b. Những cơn mưa mù hạ đến rất nhanh và ra đi cũng rất.....(chậm chạp, chầm chậm, vội vàng).
c. Ông già.....(mùa thu, mùa xuân, mùa đông) xuất hiện, vội trùm cả chiếc áo choàng xám lên cây cỏ, vạn vật.
d. Những cánh đồng lúa xanh mướt.....(rào rào, dập dờn, cuồn cuộn) trong gió nhẹ.

Câu 3(5 điểm): Hãy viết 1 đoạn văn 10-12 câu trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ sau:
Bão bùng thân bọc lấy thân
Tay ôm, tay níu tre gần nhau thêm.
Thương nhau, tre chẳng ở riêng
Lũy thành từ đó mà nên hỡi người.
Chẳng may thân gãy, cành rơi
Vẫn nguyên cái gốc truyền đời cho măng.
(Tre Việt Nam- Nguyễn Duy)

Câu 4(2 điểm): Dùng câu thơ Trái đất này là của chúng mình(trích từ bài thơ Bài ca về trái đất của nhà thơ Định Hải) làm câu mở đầu đoạn văn, hãy viết tiếp 2 câu để biểu hiện mơ ước về trái đất.
Tìm 2 từ đồng nghĩa hoặc gần nghĩa với từ trái đất.
Câu 5(8 điểm): Mùa đông qua rồi mùa xuân đến, mỗi 1 mùa, cây bàng trường em lại có những vẻ riêng. Hãy miêu tả những vẻ riêng ấy của cây bàng.

2
GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
26 tháng 4 2018

1.

a. "Làng quê tôi" được thay bằng "đây", "mảnh đất cọc cằn này".

b. Các từ láy: đăm đắm, tha thiết, day dứt, cọc cằn.

c. Câu (1) là câu ghép.

Làng quê tôi // đã khuất hẳn nhưng tôi // vẫn đăm đắm nhìn theo.

CN                     VN                         CN            VN

2.

a. dòng lửa

b. vội vàng

c. mùa đông

d. dập dờn

3. Gợi ý nội dung viết đoạn văn cảm nhận:

Đoạn thơ nói về tinh thần đoàn kết, bao bọc, sự tiếp nối của tre (cha truyền con nối, tre già măng mọc). Đồng thời cũng chính là những đức tính, phẩm chất tốt đẹp của người dân Việt Nam: kiên cường, bất khuất, đoàn kết, gắn bó, nghĩa tình.

23 tháng 5 2024

TÌM TRONG BÀI MỘT CÂU GHÉP VÀ PHÂN TÍNH CÂU GHÉO ĐÓ CÓ MẤY VẾ CÂU ( BÀI TIẾNG ĐỒNG QUÊ

 

 

Cho đoạn văn

"Trong một sáng đào công sự, lưỡi xẻng của anh chiến sĩ xúc lên một mảnh đồ gốm có nét hoa văn màu nâu và xanh, hình đuôi rồng. Anh chiến sĩ quả quyết rằng những nét hoa văn này y như hoa văn trên hũ rượu thờ ở đình làng anh. 

Hà Đình Cẩn

Tìm những từ/ cụm từ được lặp lại mang chức năng liên kết câu xuất hiện trong đoạn văn trên?

anh chiến sĩ

nét hoa văn

đình làng

hũ rượu

Đáp án : Sự vật được lặp lại là " anh chiến sỹ " và " hũ rượu "

Có gì sai bảo mik nhé !!!

5 tháng 4 2019

từ có chức năng liên kết câu là: anh chiến sĩ, nét hoa văn.

Đề tiếng việt thi vào lớp 6 chuyên AMSTERDAM 2013Bài 1. (2 điểm)1. Điền các từ tài đức, tài hoa, tài năng, tài trí vào chỗ trống sao cho thích hợp:a) Chúng ta cần phát hiện và bồi dưỡng những………………… trẻ cho đất nước.b) Em sẽ cố gắng để trở thành một người…………………. vẹn toàn.c) Cách đối đáp của Giang Văn Minh khi đi sứ Trung Quốc đã cho thấy ông...
Đọc tiếp

Đề tiếng việt thi vào lớp 6 chuyên AMSTERDAM 2013

Bài 1. (2 điểm)

1. Điền các từ tài đức, tài hoa, tài năng, tài trí vào chỗ trống sao cho thích hợp:

a) Chúng ta cần phát hiện và bồi dưỡng những………………… trẻ cho đất nước.

b) Em sẽ cố gắng để trở thành một người…………………. vẹn toàn.

c) Cách đối đáp của Giang Văn Minh khi đi sứ Trung Quốc đã cho thấy ông là người……………………

d) Chúng tôi trầm trồ trước những nét chạm trổ ………………………

2. Nối các từ ở cột A với nghĩa tương ứng ở cột B.

Đề tiếng việt thi vào lớp 6 chuyên AMSTERDAM 2013

Bài 2. (4 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

[…] (1) Ngày hôm nay là ngày khai trường đầu tiên ở nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. (2) Tôi đã tưởng tượng thấy trước mắt cái cảnh nhộn nhịp, tưng bừng của ngày tựu trường ở khắp các nơi. (3) Các em hết thảy đều vui vẻ vì sau mấy tháng giời nghỉ học, sau bao nhiêu cuộc chuyển biến khác thường, các em lại được gặp thầy gặp bạn. (4) Nhưng sung sướng hơn nữa, từ giờ phút này giở đi, các em bắt đầu được nhận một nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam. (5) Các em được hưởng sự may mắn đó là nhờ sự hi sinh của biết bao nhiêu đồng bào các em. (6) Vậy các em nghĩ sao? […] (Thư gửi các học sinh – Hồ Chí Minh)

1. Từ Việt Nam trong cụm từ “một nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam” thuộc từ loại gì?………….

2. Câu (4) và câu (5) liên kết với nhau bằng phép liên kết nào? Nêu những từ ngữ thể hiện phép liên kết đó.

……………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………..

3. Theo em, tác giả đặt câu hỏi ở cuối đoạn trích nhằm mục đích gì?

……………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………..

4. Ghi lại tên một văn bản em đã được học cũng là lời tâm sự với các thiêu nhi được viết vào mùa thu độc lập đầu tiên của nước nhà và cho biết tên tác giả.

……………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………..

5. Tìm một câu thành ngữ hoặc tục ngữ có cặp từ trái nghĩa nói đến trẻ em.

……………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………..

Bài 3. (4,5 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

Đề tiếng việt thi vào lớp 6 chuyên AMSTERDAM 2013

1. Từ “bay” trong đoạn thơ trên thể hiện thái độ gì của tác giả? Tìm hai từ đồng nghĩa với từ đó?

……………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………..

2. Gạch chân dưới từ không cùng nhóm trong mỗi dãy từ được trích từ đoạn thơ trên:

a) na-pan, hơi độc, nhà thương, trường học

b) ai, để, và, của

3. Đoạn thơ trên có những dòng thơ ngắn kết hợp với những dòng thơ dài chứa từ ngữ lặp lại. Cách viết đó của tác giả có tác dụng gì đối với việc thể hiện nội dung đoạn thơ?

……………………………………………………………………………………..

ai nhanh và đúng mình tick cho nha nhanh lên mình đang cần gấp

……………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………..

4. Qua đoạn thơ, em cảm nhận được điều gì về vẻ đẹp của đất nước và con người Việt Nam?

……………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………..

Bài 4. (4,5 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

[…] Pi-e lấy chuỗi ngọc đưa cho cô bé. Cô bé thốt lên:

– Đẹp quá! Xin chú gói lại cho cháu!

Pi-e ngạc nhiên:

– Ai sai cháu đi mua?

– Cháu mua tặng chị cháu nhân lễ Nô-en. Chị đã nuôi cháu từ khi mẹ cháu mất.

– Cháu có bao nhiêu tiền?

Cô bé mở khăn tay ra, đổ lên bàn một nắm xu:

– Cháu đã đập con lợn đất đấy!

Pi-e trầm ngâm nhìn cô bé. Rồi vừa lúi húi gỡ mảnh giấy ghi giá tiền, anh vừa hỏi:

– Cháu tên gì?

– Cháu là Gioan.

Anh đưa Gioan chuỗi ngọc gói trong bao lụa đỏ:

– Đừng đánh rơi nhé!

Cô bé mỉm cười rạng rỡ, chạy vụt đi. Cô đâu biết chuỗi ngọc này Pi-e dành để tặng vợ chưa cưới của mình, nhưng rồi một tai nạn giao thông đã cướp đi người anh yêu quý. […].

(Chuỗi ngọc lam – Phun-tơn O-xlơ)

1. Viết lại các câu cầu khiến có trong đoạn trích.

……………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………..

2. Nhân vật nào không xuất hiện trực tiếp trong đoạn trích trên nhưng lại rất quan trọng? Tình cảm của cô bé Gioan với nhân vật đó như thế nào?

……………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………..

3. Em hãy viết một đoạn văn bày tỏ cảm nghĩ của mình trước hình ảnh chú Pi-e thấy cô bé Gioan “mỉm cười rạng rỡ, chạy vụt đi”.

……………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………..

ai nhanh và đúng mình tick cho nhanh lên

1
26 tháng 6 2018

Bài 1:

1. Điền từ

a. tài năng

b. tài đức

c. tài trí

d. tài hoa

2. Ghép nối từ và nghĩa của từ

– Trung thành: Một lòng một dạ gắn bó với lí tưởng, tổ chức hay với người nào đó

– Trung hậu: Ăn ở nhân hậu, thành thật, trước sau như một

– Trung kiên: Trước sau như một, không gì lay chuyển nổi

– Trung thực: Ngay thẳng, thật thà

Bài 2:

1. Tính từ

2. Liên kết câu bằng cách lặp từ ngữ: “các em”, Liên kết câu bằng cách thay thế từ ngữ: “đó”

3. Việc đặt câu hỏi cuối đoạn có mục đích: khơi gợi niềm tư hào được trở thành công dân một nước độc lập, sư may mắn, hạnh phúc được học một chương trình giáo dục “hoàn toàn Việt Nam” và cả ý thức về trách nhiệm, nghĩa vụ của các em thiếu nhi phải học tập tốt để xứng đáng với sự hi sinh của bao nhiêu đồng bào, chiến sĩ cho nền độc lập, tư do.

4. Văn bản Trung thu độc lập của tác giả Thép Mới

5. Câu thành ngữ, tục ngữ nói đến trẻ em có sử dụng cặp từ trái nghĩa:

“Tuổi nhỏ chí lớn”

“Đi hỏi già về nhà hỏi trẻ ”

Bài 3:

1. Từ “bay” thể hiện nỗi căm giận ngùn ngụt của tác giả trước những tội ác mà đế quốc Mỹ – đứng đầu là Giôn-xơn đã gây ra cho nhân dân Việt Nam.

Từ đồng nghĩa với “bay” là: chúng bay, chúng mày, tụi bay

2. Từ khác loại

a. na-pan

b. ai

3. Những dòng thơ ngắn như những lời kết tội đanh thép, gọi tên chỉ mặt kẻ thù tàn bạo, bất nhân kết hợp với những dòng thơ dài nối nhau như bất tận liệt kê những tội ác khủng khiếp chúng (đế quốc Mĩ) gây nên trên quê hương Việt Nam. Từ “giết” được lặp lại nhiều lần (4 lần) và cấu trúc câu được lặp lại nhằm nhấn mạnh hành động dã man, hủy diệt cả thiên nhiên, con người, cả quê hương xứ sở Việt Nam thân yêu đồng thời thể hiện sự xót xa, căm giận trước những hành động bất nhân phi lí ấy.

4. Qua đoạn thơ vẻ đẹp và đất nước của con người Việt Nam được hiện ra thật cụ thể, sinh động.

Đó là đất nước có thiên nhiên tươi đẹp “đồng xanh bốn mùa hoa lá” với những con người giàu tình yêu thương, hiền lành, chăm chỉ; nơi có truyền thống văn hóa với những “những dòng sông của thi ca nhạc họa” đã và đang nuôi dưỡng bao thế hệ.

Bài 4:

1. Các câu cầu khiến: “Xin chú gói lại cho cháu!”. “Đừng đánh rơi nhé!”

2. Nhân vật chị của Gioan không xuất hiện trong đoạn trích nhưng rất quan trọng. Gioan rất yêu quý và biết ơn chị của mình. Em đã lấy hết số tiền tiết kiệm đập từ con lợn đất ra mua cho chị mình một món quà nhân lễ Nô-en.

3. Viết đoạn văn:

– Chú Pi-e trong bài là một người nhân hậu, chú đã đem lại niềm vui và niềm hạnh phúc cho hai chị em Gioan.

– Chính sự ngây thơ, tốt bụng, thành thực của Gioan, lần đầu tiên khi có món tiền, em đã muốn mua ngay quà tặng chị gái, người đã nuôi dạy mình từ khi mẹ mất mà không nghĩ đến việc mua quà cho mình. Đó là hành động biểu hiện của tình yêu, lòng biết ơn vô bờ bến. Hình ảnh niềm hạnh phúc ngập tràn của Gioan khi em “mỉm cười, rạng rỡ, chạy vụt đi” đã làm chú Pi -e cảm thây xúc động. Nó đã khiến chú Pi-e phải trầm ngâm và rồi nhận ra chủ nhân xứng đáng của chuỗi ngọc sau khi vợ chưa cưới của chú đã qua đời mà chưa kịp đeo nó.

– Chú Pi-e trao chuỗi ngọc lam cho cô bé với tất cả sự hào hiệp và thanh thảnh.

hok tốt