K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1: Thành ngữ nào dưới đây lạc nhóm?A. Bốn biển một nhà B. Kề vai sát cánh C. Dám nghĩ dám làm2. Câu “ Mùa xuân đã đến hẳn rồi, đất trời lại một lẫn nữa thay da đổi thịt, tất cả những gì sống trên trái đất lại vươn lên ánh sáng mà sinh sôi, nảy nở với một sức mạnh không cùng.” có mấy vế câu?A. một vế câu B. hai vế câu C. ba vế câu D. bốn vế câu3. Từ ngọt trong các cụm...
Đọc tiếp

1: Thành ngữ nào dưới đây lạc nhóm?

A. Bốn biển một nhà B. Kề vai sát cánh C. Dám nghĩ dám làm

2. Câu “ Mùa xuân đã đến hẳn rồi, đất trời lại một lẫn nữa thay da đổi thịt, tất cả những gì sống trên trái đất lại vươn lên ánh sáng mà sinh sôi, nảy nở với một sức mạnh không cùng.” có mấy vế câu?

A. một vế câu B. hai vế câu C. ba vế câu D. bốn vế câu

3. Từ ngọt trong các cụm từ “ Rét ngọt/ Đàn ngọt hát hay/ Nói ngọt lọt đến xương/ Khế chua cam ngọt” là hiện tương?

A. đồng nghĩa B. đồng âm C. nhiều nghĩa

4. Trong các câu: “Mùa năm ấy, lúa vàng trĩu hạt. Biết chuyện cô bé vì dân làng mà hi sinh vật quý, dòng họ đã từ bỏ lời nguyền và yêu thương cô. Khi cô mất, dân làng Vân La, tỉnh Thái Bình đã lập đền thờ cô để tỏ lòng biết ơn.” có mấy quan hệ từ?

A. một quan hệ từ B hai quan hệ từ

C. ba quan hệ từ D. bốn quan hệ từ

5.Dòng nào có từ lạc nhóm?

A. sạch sành sanh, san sát, khin khít, tim tím

B. vương vấn, thắt chặt, mềm mại, miệt mài

C. luộm thuộm, nằng nặng, xôm xốp, vững vàng

6. Từ nào lạc nhóm trong các từ sau?

A. làng chiến đấu B. làng báo C. làng xóm D. làng nghệ sĩ

Bài 2: ( 3 điểm) Tìm chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ trong mỗi câu dưới đây:

a) Những con chồn sóc với chùm lông đuôi to đẹp vút qua không kịp đưa mắt nhìn theo.

b) Khi mặt trời lên, mặt biển trông giống như một chiếc gương khổng lồ màu hồng dịu.

0
5 tháng 5 2022

 ” Dưới tán phượng vĩ, rộn ve ngân

                  Gió động vòm xanh, nắng trải gần

                  Đỏ thắm trên đầu, màu lửa cháy

                  Hè về khắp chốn, dạ bâng khuâng.”

 Khi hoa phượng cháy lên những ngọn lửa đỏ thắm của mình và những chú ve bắt đầu kêu náo nức, râm ran thì cũng là lúc sắp sửa hoàn thành năm học. Ôi ! Hè đến ! Trong năm học lớp 5 này, cũng là năm học cuối cùng của bậc Tiểu học, lòng em lại bâng khuâng nhớ về những kỉ niệm suốt 5 năm qua. Từ ngày đầu tiên đến trường, em òa lên khóc khi bố mẹ ra về cho đến bây giờ, thật không thể nào quên được. 

 Những tia nắng của mùa hè chói chang chiếu xuống mặt đất. Cây cối như cố chống đỡ dưới cái nóng nực, oi bức. Chính vào lúc đó, hoa phượng bắt đầu thắp lên những ngọn lừa hồng, như thắp lên những ước mơ bay cao của chúng tôi. Những cánh phượng khoe sắc khắp sân trường trông thật rực rỡ. Vào những trưa hè nóng nực, tiến ve đồn ca hòa vào trong khúc nhạc của sự sống. Có những chú ve dốc hết sức mình ca hát đến chết mới thôi. Đến lúc chết, chúng cũng vẫn bám chặt thân cây, có vẻ rất lưu luyến. Chắc những chú ve kia cũng giống như tôi thôi, không muốn rời xa mái trường thân yêu này, muốn được ở lại và nương tựa nó mãi mãi. Dù biết nó đánh dấu một bước trưởng thành trên con đường học vấn nhưng nghĩ đến cảnh xa trường, xa thầy, xa bạn tôi lại thấy nao nao. Hè đến rồi hè đi, báo hiệu một bước ngoặt lớn của những học sinh cuối cấp như tôi, một bước ngoặt để trưởng thành.

  Hè ơi! Tôi yêu bạn lắm. Lũ học sinh chúng tôi ai cũng yêu mùa hè, yêu những hoạt động sôi nổi trong những ngày hè. Và ai cũng háo hức, chờ mong mùa hè đến. Dù có buồn khi phải xa bạn bè, khi phải chia tay với phấn trắng, bảng đen thân yêu nhưng vẫn hẹn ngày gặp lại. Hè đến với sự tưng bừng, rộn rã thì khi hè đi, để lại cho chúng em một nỗi buồn nhớ không nguôi.

2 tháng 4 2022

giúp mình giải bài cuối này với

 

2 tháng 4 2022

đường tàu - đường tàu - đường sắt - Sơn - vậy

3 tháng 6 2021

đoạn hay bài văn hả bạnlolang

3 tháng 6 2021

Đoạn văn nha bạn   ok

CÂY GẠO NGOÀI BẾN SÔNG   Ngoài bãi bồi có một cây gạo già xòe tán lá xuống mặt sông, Thương và lũ bạn lớn lên đã thấy những mùa hoa gạo đỏ ngút trời và từng đàn chim lũ lượt bay về. Cứ mỗi năm, cây gạo lại xòe thêm một tán lá tròn vươn cao lên trời xanh. Thân nó xù xì, gai góc, mốc meo, vậy mà lá thì xanh mởn non tươi, dập dờn đùa với gió. Vào mùa hoa cây gạo như đám lửa...
Đọc tiếp

CÂY GẠO NGOÀI BẾN SÔNG

 

Ngoài bãi bồi có một cây gạo già xòe tán lá xuống mặt sông, Thương và lũ bạn lớn lên đã thấy những mùa hoa gạo đỏ ngút trời và từng đàn chim lũ lượt bay về. Cứ mỗi năm, cây gạo lại xòe thêm một tán lá tròn vươn cao lên trời xanh. Thân nó xù xì, gai góc, mốc meo, vậy mà lá thì xanh mởn non tươi, dập dờn đùa với gió. Vào mùa hoa cây gạo như đám lửa đỏ ngang trời hừng hực cháy. Bến sông bừng lên đẹp lạ kì.

Chiều nay, đi học về, Thương cùng các bạn ùa ra cây gạo. Nhưng kìa, cả một vạt đất quanh gốc gạo phía mặt sông lở thành hố sâu hoắm, những cái rễ gầy nhẳng trơ ra, cây gạo chỉ còn biết tì lưng vào bãi ngô. Những người buôn cát đã cho thuyền vào xúc cát ngay ở khúc sông dưới gốc gạo. Cây gạo buồn thiu, những chiếc lá cụp xuống, ủ ê.

Thương thấy chập chờn như có tiếng cây gạo đang khóc, những giọt nước mắt quánh lại đỏ đặc như máu nhỏ xuống dòng sông…. Thương bèn rủ các bạn lội xuống bãi bồi, lấy phù sa nhão đắp che kín những cái rễ cây bị trơ ra. Chẳng mấy chốc, ụ đất cao dần, trông cây gạo bớt chênh vênh hơn.

Thương và các bạn hồi hộp chờ đến sáng mai thế nào cây gạo cũng tươi tỉnh lại, những cái lá xòe ra vẫy vẫy và chim chóc sẽ bay về từng đàn . . . Tháng ba sắp tới, bến sông lại rực rỡ lên sắc lửa cây gạo. Thương tin chắc là như thế.

                                                                                                            Theo Mai Phương

            Dựa vào nội dung bài đọc, hãy khoanh tròn vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng nhất và hoàn thành tiếp các bài tập:

1. Những chi tiết nào cho biết cây gạo ngoài bến sông đã có từ lâu?

A. Hoa gạo đỏ ngút trời, tán lá tròn vươn cao lên trời xanh.

B. Cây gạo xù xì, gai góc, mốc meo; Thương và lũ bạn lớn lên đã thấy cây gạo nở hoa.

C. Cứ mỗi năm, cây gạo lại xòe thêm một tán lá tròn vươn cao lên trời xanh.

D. Tháng ba sắp tới, bến sông lại rực lên sắc lửa cây gạo.

2. Dấu hiệu nào giúp Thương và các bạn biết cây gạo lớn thêm một tuổi?

A. Cây gạo lại xòe thêm một tán lá tròn vươn cao lên trời xanh.

B. Cây gạo nở thêm một mùa hoa.

C. Thân cây xù xì, gai góc, mốc meo hơn.

D. Vào mùa hoa cây gạo như đám lửa đỏ ngang trời hừng hực cháy.

3. Vì sao cây gạo buồn thiu, những chiếc lá cụp xuống, ủ ê?

A. Vì sông cạn nước, thuyền bè không có.

B. Vì có kẻ đào cát dưới gốc gạo làm rễ cây trơ ra?

C. Vì đã hết mùa hoa, chim chóc không tới.

D. Vì buổi sáng Thương và các bạn đi học không ra chơi với cây gạo.

4. Thương và các bạn nhỏ đã làm gì để cứu sống cây gạo?

A. Báo cho ủy ban nhân xã biết về hành động lấy cát của kẻ xấu.

B. Lấy cát đổ vào gốc cây gạo.

C. Lấy phù sa nhão đắp che kín những cái rễ cây bị trơ ra.

D. Tưới nước cho cây.

5. Việc làm của Thương và các bạn nhỏ thể hiện điều gì?

A.  Thể hiện ý thức bảo vệ môi trường.

B. Thể hiện tinh thần đoàn kết.

C. Thể hiện thái độ dũng cảm đấu tranh với kẻ xấu.

D. Thể hiện sự chăm chỉ làm việc

6. Câu nào dưới đây là câu ghép?

A. Chiều nay, đi học về, Thương cùng các bạn ùa ra cây gạo.

B. Cứ mỗi năm, cây gạo lại xòe thêm một tán lá tròn vươn cao lên trời xanh.

C. Ngoài bãi bồi có một cây gạo già xòe tán lá xuống mặt sông.

D. Cây gạo buồn thiu, những chiếc lá cụp xuống, ủ ê.

7. Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong từng vế của câu ghép sau:

Thân nó xù xì, gai góc, mốc meo, vậy mà lá thì xanh mỡn non tươi, dập dờn đùa với gió.

 

 

8. Các vế câu trong câu ghép “Thân nó xù xì, gai góc, mốc meo, vậy mà lá thì xanh mơn mởn, non tươi, dập dờn vui đùa với gió” được nối với nhau bằng cách nào?

A. Nối với nhau bằng từ “vậy mà”                 B. Nối với nhau bằng từ “thì”

C. Nối với nhau bằng từ “mà”                                    D. Nối trực tiếp

9. Qua việc làm của Thương và các bạn nhỏ trong bài, em học tập được điều gì?

 

10. Tìm một câu có hình ảnh nhân hóa trong bài ?

11. Đặt câu: a). Câu ghép có cặp quan hệ từ :  Vì .... nên...  

  b). Câu ghép có cặp từ hô ứng : ...càng.......càng......

 

0