Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đề 1: Phân tích, đánh giá nội dung và hình thức một trong các tác phẩm văn xuôi đã học trong Ngữ văn 10, tập hai.
Bài làm tham khảo
Nhà văn Nguyễn Minh Châu từng nói: “Văn học và nghệ thuật là hai đường tròn đồng tâm mà tâm điểm chính là con người”. Quả đúng là như vậy, giá trị chân chính của nghệ thuật chính là ở vẻ đẹp con người. Đến với mỗi tác phẩm văn học, chúng ta như được làm quen, gặp gỡ và thấu hiểu với một số phận, một cuộc đời. Trong truyện ngắn “Người ở bến sông Châu” của Sương Nguyệt Minh là một tác phẩm với những chiêm nghiệm sâu sắc về con người, cuộc đời.
Lấy bối cảnh xã hội Việt Nam hậu chiến tranh, “Người ở bến sông Châu” xoay quanh cuộc đời của dì Mây – một người lính trở về sau cuộc kháng chiến chống Mỹ. Đọc tác phẩm, ta không chỉ cảm nhận được nỗi vất vả, bất hạnh của dì mà còn thấy được sự khốc liệt mà chiến tranh gây ra với con người.
Trước hết, tác phẩm “Người ở bến sông Châu” là một bài ca về tình yêu quê hương, đất nước. Chiến tranh đã lấy đi của con người quá nhiều thứ mà ngay cả khi nó đã qua đi vẫn để lại những hậu quả ám ảnh. Dì Mây chính là hình ảnh đại diện cho con người sẵn sàng đứng lên chiến đấu hi sinh thân mình vì độc lập dân tộc. Là một cô gái trẻ đẹp với mối tình đang nở rộ, dì sẵn sàng từ bỏ để đi vào chiến trường, đối mặt với tử thần. Trở về từ cuộc chiến, dì nhận được sự đón tiếp nồng hậu từ người dân khắp xóm Trại. “Người đưa đẩy, an ủi, kẻ cảm thông, xót xa”. Có lẽ bởi chiến tranh đã lấy đi của dì quá nhiều thứ. Một mối tình dang dở, một thanh xuân rực rỡ hay một mái tóc đen óng mượt. Ngày trở về, dì cảm thấy lạc lõng ngay chính quê hương của mình khi mọi thứ đã có nhiều thay đổi. Người mà dì yêu thương, mong muốn được gắn bó cả cuộc đời tưởng dì Mây đã hi sinh trong chiến trận mà kết hôn với người con gái khác. Mái tóc dì trước khia đen óng mượt bao nhiêu thì bây giờ rụng nhiều, xơ và thưa bấy nhiêu. Và hơn hết, dì đã mất đi đôi chân của mình. Dì phải dùng chân giả, chống nạng gỗ, khó nhọc leo lên sạp thuyền ngồi. Những điều bất hạnh đến dồn dập nhưng dì vẫn luôn nghị lực, kiên cường, vẫn sống đầy lạc quan. Qua cuộc đời bất hạnh của dì Mây, tác giả Sương Nguyệt Minh đã ngầm lên án tố cáo chiến tranh phi nghĩa đã gây ra biết bao đau thương cho số phận những con người vô tội.
“Người ở bến sông Châu” còn là một bài ca bất tử về tình người. Dù chiến tranh đã lấy đi của dì Mây quá nhiều nhưng nó không thể huỷ hoại bản tính lương thiện của con người. Trở về sau bao năm tháng kháng chiến, dì Mây vẫn là một người phụ nữ nhân hậu, thuỷ chung, vị tha. Ở chiến trường, không ngày nào dì không viết tên người mình ra trong nhật kí. Người con gái Trường Sơn nơi đạn nổ bom rơi luôn ôm theo nỗi nhớ thương và yêu vô hạn cho người bạn ở nơi xứ đầy hoa tuyết trắng. Những tưởng người phụ nữ ấy sẽ có một cái kết viên mãn sau khi trở về từ chiến tranh nhưng không... dì trở về trong sự lãng quên của người mà dì yêu thương nhất – chú San. Chàng trai dì từng “bỏ chèo ôm chặt, nép đầu vào ngực người yêu” nay đã có một cuộc sống mời bên tình yêu mới. Dì chẳng thể trách được ai, có chăng là do thời gian đã xoá nhoà đi tất cả những kí ức đẹp giữa hai người. Thế nhưng, trước lời ngỏ “từ bỏ tất cả” và “làm lại” của chú San, dì khẳng khái đáp lại “Không!”. Mặc dù buồn, dù đau, dù còn thương, còn yêu nhưng dì hiểu, hạnh phúc của mình cũng sẽ lấy đi cuộc đời của một người con gái khác: “Thôi! Thôi! Lỡ rồi! Đằng nào cũng chỉ một người đàn bà khổ. Anh về đi”. Vì hạnh phúc của người mình yêu, dì Mây sẵn sàng hi sinh bản thân mình. Một con người với trái tim thật cao thượng!
Tác giả đã đặt dì Mây vào tình huống trớ trêu hơn khi để dì đỡ đẻ cho cô Thanh – vợ chú San. Trong cơn mưa tầm tã, dì Mây với đôi chân thương tật của mình giúp cô Thanh vượt cạn. Mặc cho lời can ngăn của thím Ba, dì nhẹ nhàng khuyên bảo cô Thanh cố rặn: “Em cố lên. Hãy nghĩ đến đứa con. Nào...cố lên em....” Có lẽ sẽ chẳng ai nghĩ được rằng đây là lời nói của một người phụ nữ đối với người đã thế chỗ cho hạnh phúc của mình. Đỡ đẻ thành công, nghe tiếng trẻ con khóc, dì Mây “xót xa, tủi hơn xen lẫn niềm ao ước, chờ mong, vui buồn lẫn lộn”. Có lẽ dì cũng tủi thân khi bản thân giờ chỉ còn lẻ bóng một mình, dì xót thương cho số phận bất hạnh của bản thân. Giá như hai người không phải chia xa, giá như không có chiến tranh thì có lẽ, bây giờ dì cũng đang được hạnh phúc bên chồng con. Thật tội nghiệp và xót xa cho số phận người đàn bà ấy! Như vậy, ngay cả trong hoàn cảnh trớ trêu nhất, tình người vẫn toả sáng thật cao đẹp! Đó chính là giá trị nhân văn của thiên truyện.
Về nghệ thuật, tác giả đã rất thành công khi xây dựng một cốt truyện độc đáo với những tình huống éo le. Dì Mây – người phụ nữ trở về từ chiến trường nhưng lại phải chứng kiến người mình yêu thương kết hôn với một người phụ nữ khác. Hơn thế, dì còn chính là người đỡ đẻ cho vợ chú San – người mình từng yêu thương. Có lẽ sẽ chẳng ai cao thượng và vị tha được như dì. Như vậy, tác giả Sương Minh Nguyệt đã đặt nhân vật dì Mây vào những tình huống đầy thử thách để thông qua đó, nhân vật tự bộc lộ mình.
Câu chuyện đã để lại trong bạn đọc niềm xúc động, trăn trở khôn nguôi về con người và cuộc đời. Chúng ta có thể thấy rằng chiến tranh đã cướp đi của con người quá nhiều thứ: nhan sắc, sức khoẻ, tình yêu,... Thế nhưng, chiến tranh sẽ chẳng thể vùi dập tâm hồn con người – một tấm lòng vị tha và cao thượng.
Đề 2. Phân tích một vấn đề xã hội mà em thấy có ý nghĩa đặt ra trong các tác phẩm truyện hoặc thơ đã học trong sách Ngữ văn 10, tập hai.
Bài làm tham khảo
Truyện ngắn “Người ở bến sông Châu” của tác giả Sương Minh Nguyệt đã gợi nhớ tôi đến câu nói của Nhà văn Victor Hugo: “Hòa bình là đức hạnh của nhân loại. Chiến tranh là tội ác”. Lấy bối cảnh xã hội Việt Nam hậu chiến tranh, “Người ở bến sông Châu” xoay quanh cuộc đời của dì Mây – một người lính trở về sau cuộc kháng chiến chống Mỹ. Đọc tác phẩm, ta không chỉ cảm nhận được nỗi vất vả, bất hạnh của dì mà còn thấy được sự khốc liệt mà chiến tranh gây ra với con người.
Quả thật “Hoà bình là đức hạnh của nhân loại. Chiến tranh là tội ác”. Trước hết, chúng ta cần tìm hiểu ý nghĩa của câu nói ấy. “Hoà bình”: là trạng thái xã hội không có xung đột, con người sống bình đẳng, hoà hợp, yêu thương, giúp đỡ, hợp tác lẫn nhau để cùng phát triển. “Chiến tranh” là trạng thái xã hội bạo động, con người chịu nhiều khổ đau, bất hạnh, bất công, đe doạ và loại trừ lẫn nhau để tồn tại. Như vậy, câu nói của nhà văn Victor Hugo đã khẳng định hoà bình có ý nghĩa vô cùng quan trọng với cuộc sống của con người và chúng ta cần phải đẩy lùi chiến tranh.
Bạn có biết tại sao “Hoà bình là đức hạnh của nhân loại”? Trước hết, hoà bình giúp con người có đủ điều kiện để phát triển toàn diện bản thân, được tự do theo đuổi lí tưởng sống. Nó gắn kết con người với con người, dân tộc với dân tộc, châu lục với các châu lục khác. Nhờ một xã hội hoà bình, chúng ta có một tập bền vững, đoàn kết, có thể tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong hoàn cảnh khó khăn. Để từ đó tạo ra một xã hội lý tưởng, văn minh, lan toả tình yêu thương, sẻ chia trong cuộc sống. Hoà bình góp phần thúc đẩy phát triển thương mại, kinh tế giữa các nước, nâng cao đời sống người dân. Cựu tổng thống Mỹ Obama đã từng đạt được giải Nobel hoà bình với nỗ lực phi thường để tăng cường đối ngoại quốc tế và hợp tác giữa các dân tộc. Năm 2014, cô gái Malala Yousafzai khi đó 17 tuổi đã đạt giải Nobel hoà bình cho cuộc đấu tranh chống lại sự đàn áp trẻ em, thanh thiếu niên và quyền được học hành cho tất cả trẻ em.
Vậy tại sao “Chiến tranh là tội ác”? Chiến tranh gây chia rẽ hạnh phúc gia đình, khiến cuộc sống mỗi cá nhân vô cùng khó khăn, chịu nhiều đau thương, mất mát. Không những thế, nó còn gây ra những thương vong không đáng có đối với người vô tội. Cuộc chiến dịch đặc biệt giữa Nga và Ukraine đã khiến cho hơn 6500 người dân chịu thương vong, nhiều gia đình phải ly tán, ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế của các quốc gia, dân tộc. Chiến tranh khiến con người tự huỷ hoại cuộc sống của chính mình và nhân loại.
Chúng ta cần làm gì để bảo vệ nền hoà bình của nhân loại? Hãy yêu thương, gắn bó đoàn kết giữa người với người, yêu tổ quốc, yêu đồng bào,.... thân thiện với bạn bè quốc tế,.... có chính kiến trước những luồng tư tưởng chính trị sai lệch,.... không cổ vũ những hành động chiến tranh phi nghĩa. Ca ngợi những cá nhân, tổ chức luôn nỗ lực đấu tranh bảo vệ hoà bình và lên án, tố cáo những hành vi khủng bố, bạo động, gây chia rẽ đại đoàn kết dân tộc.
Với tôi, hoà bình là món quà quý giá mà những người đi trước đã hi sinh để đem lại cho dân tộc ta. Vì vậy, tôi luôn nhắc nhở bản thân phải biết trân trọng cuộc sống hiện tại, sống hết mình và biết đấu tranh vì một thế giới không đau thương.
Dàn ý
1. Mở bài
Giới thiệu về tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác và nội dung chủ đề của bài thơ
2. Thân bài
Phân tích theo khổ:
- Khổ thơ đầu: “cành mận… con trẻ”. Phân tích nội dung và hình thức của khổ thơ
+ Hoa mận trắng muốt mang theo không khí mùa xuân
+ Màu hoa mận cũng là màu của tuổi thơ
+ Màu hoa mận đi cùng năm tháng, lặng lẽ nhìn ngắm mọi sự thay đổi
- Khổ thứ 2: “cành mận… làm đu”
+ Mùa hoa mận là một phần của buôn làng
+ Mùa hoa mận là dấu hiệu để dân làng nhận ra một mùa xuân mới đã về
+ Màu hoa mận là biểu tượng của màu xuân
- Khổ thứ ba: “canh mận… trở về”
+ Mùa hoa mận là của hiện tại
+ Mùa hoa mận là sự tiếp diễn
+ Mùa hoa mận là vòng lặp
+ Mùa hoa mận là hồi ức, kỉ niệm
3. Kết bài
Kết luận về mùa hoa mận, về dân làng và về mối quan hệ giữa dân làng và mùa hoa mận, đưa ra nhận xét của bản thân.
Bài làm
Mùa hoa mận là một trong những bài thơ tiêu biểu của Chu Thùy Liên, được viết vào Tháng Chạp năm 2016. Trích trong tập Thuyền đuôi én, NXB văn hoá Dân tộc, Hà Nội, 2009. Bài thơ nói về nỗi nhớ quê hương của người đi xa.
Khổ thơ đầu tiên:
Cành mận bung cánh muốt
Lũ con trai háo hức chơi cù
Lũ con gái rộn ràng khăn áo
Bóng bay nâng ước mơ con trẻ
Câu thơ đầu tiên "Cành mận bung cánh muốt" báo hiệu mùa xuân về với bao điều mới mẻ, hoa mận trắng tinh làm sáng rực cả một mảng trời. Dưới cành mận ấy xuất hiện hình ảnh gần gũi, quen thuộc của bản làng đó là hình ảnh "lũ con trai chơi cù, lũ con gái khăn áo". Với tâm thế háo hức và rộn ràng. Cành mận gắn bó với tuổi thơ của trẻ em nơi đây, nó chứng kiến quá trình trưởng thành và chất chứa những ước mơ của con trẻ.
Khổ thứ hai:
Cành mận bung cánh muốt
Giục mẹ xôn xang lá, gạo
Giục cha vui lòng căng cánh nỏ
Giục người già bản hối hả làm đu
Không những thế dưới cành mận trắng xoá ấy còn là bức tranh sinh hoạt đầy rộn ràng và tấp nập của dân làng. Mọi người đang chuẩn bị để đón một mùa xuân với những điều tốt lành. Người mẹ "xôn xang lá, gạo" để làm bánh, một món bánh đặc trưng cho mùa xuân, người cha "căng cánh nỏ", người già bản "làm đu" để phục vụ cho trò chơi dân gian của bản địa. Có thể thấy, cành mận nó trở thành một biểu tượng không thể thiếu của mùa xuân nơi đây, nó chất chứa bao niềm vui, nỗi buồn, gắn bó với bản làng suốt năm tháng.
Khổ thứ ba:
Cành mận bung cánh muốt
Nhà trình tường ủ hương nếp
Giục lửa hồng nở hoa trong bếp
Cho người đi xa nhớ lối trở về
"Cành mận bung cánh muốt" được điệp lại 3 lần, nó nhấn mạnh làm cho bài thơ trở nên sinh động, đồng thời báo hiệu mùa xuân đã về đến bản làng. Trong ngôi nhà truyền thống "nhà trình tường ấy", mùi "nếp" toả ra khắp căn phòng với ánh lửa hồng biến căn nhà ấy trở nên ấm cúng. Để rồi khi đi xa, họ luôn hướng về quê hương với những thứ mộc mạc, gần gũi và thân quen, đặc biệt là vào mùa hoa mận nỗi niềm đó lại nhân lên gấp bội, gợi nhớ về những kí ức xa xưa. Hoa mận như dẫn lối họ trở về với những hoài niệm, nhớ nhung, nhớ các hoạt động sinh hoạt hàng ngày đang diễn ra một cách hối hả, xốn xang của các mẹ, cha, người già bản, sự vui vẻ, háo hức của lũ con trai, con gái trong bản làng.
Qua bài thơ trên, ta như được hoà mình vào bức tranh mùa xuân ở bản làng Tây Bắc với tất cả vẻ đẹp bình yên. Bằng ngòi bút tinh tế và tài hoa, nhà thơ đã giới thiệu đến bạn đọc vẻ đẹp của Tây Bắc vào mùa xuân với màu trắng của hoa mận hoà cùng với hoạt động rộn ràng, hối hả của dân làng khiến cho bức tranh trở nên có hồn. Làm cho những người đi xa luôn hướng về với quê hương với những gì mộc mạc và giản dị nhất.
Mùa hoa mận là một trong những bài thơ tiêu biểu của Chu Thùy Liên, được viết vào Tháng Chạp năm 2016. Trích trong tập Thuyền đuôi én, NXB văn hoá Dân tộc, Hà Nội, 2009. Bài thơ nói về nỗi nhớ quê hương của người đi xa.
Khổ thơ đầu tiên:
Cành mận bung cánh muốt
Lũ con trai háo hức chơi cù
Lũ con gái rộn ràng khăn áo
Bóng bay nâng ước mơ con trẻ
Câu thở đầu tiên "Cành mận bung cánh muốt" báo hiệu mùa xuân về với bao điều mới mẻ, hoa mận trắng tinh làm sáng rực cả một mảng trời. Dưới cành mận ấy xuất hiện hình ảnh gần gũi, quen thuộc của bản làng đó là hình ảnh "lũ con trai chơi cù, lũ con gái khăn áo". Với tâm thế háo hức và rộn ràng. Cành mận gắn bó với tuổi thơ của trẻ em nơi đây, nó chứng kiến quá trình trưởng thành và chất chứa những ước mơ của con trẻ.
Khổ thứ hai:
Cành mận bung cánh muốt
Giục mẹ xôn xang lá, gạo
Giục cha vui lòng căng cánh nỏ
Giục người già bản hối hả làm đu
Không những thế dưới cành mận trắng xoá ấy còn là bức tranh sinh hoạt đầy rộn ràng và tấp nập của dân làng. Mọi người đang chuẩn bị để đón một mùa xuân với những điều tốt lành. Người mẹ "xôn xang lá, gạo" để làm bánh, một món bánh đặc trưng cho mùa xuân, người cha "căng cánh nỏ", người già bản "làm đu" để phục vụ cho trò chơi dân gian của bản địa. Có thể thấy, cành mận nó trở thành một biểu tượng không thể thiếu của mùa xuân nơi đây, nó chất chứa bao niềm vui, nỗi buồn, gắn bó với bản làng suốt năm tháng.
Khổ thứ ba:
Cành mận bung cánh muốt
Nhà trình tường ủ hương nếp
Giục lửa hồng nở hoa trong bếp
Cho người đi xa nhớ lối trở về
"Cành mận bung cánh muốt" được điệp lại 3 lần, nó nhấn mạnh làm cho bài thơ trở nên sinh động, đồng thời báo hiệu mùa xuân đã về đến bảng làng. Trong ngôi nhà truyền thống "nhà trình tường ấy", mùi "nếp" toả ra khắp căn phòng với ánh lửa hồng biến căn nhà ấy trở nên ấm cúng. Để rồi khi đi xa, họ luôn hướng về quê hương với những thứ mộc mạc, gần gũi và thân quen, đặc biệt là vào mùa hoa mận nỗi niềm đó lại nhân lên gấp bội, gợi nhớ về những kí ức xa xưa. Hoa mận như dẫn lối họ trở về với những hoài niệm, nhớ nhung, nhớ các hoạt động sinh hoạt hàng ngày đang diễn ra một cách hối hả, xốn xang của các mẹ, cha, người già bản, sự vui vẻ, háo hức của lũ con trai, con gái trong bản làng.
Qua bài thơ trên, ta như được hoà mình vào bức tranh mùa xuân ở bản làng Tây Bắc với tất cả vẻ đẹp bình yên. Bằng ngòi bút tinh tế và tài hoa, nhà thơ đã giới thiệu đến bạn đọc vẻ đẹp của Tây Bắc vào mùa xuân với màu trắng của hoa mận hoà cùng với hoạt động rộn ràng, hối hả của dân làng khiến cho bức tranh trở nên có hồn. Làm cho những người đi xa luôn hướng về với quê hương với những gì mộc mạc và giản dị nhất.
Hồi trống cổ thành thuộc hồi thứ 28 kể lại diễn biến Quan Công gặp lại Trương Phi với nội dung hết sức gay cấn, hấp dẫn. Đoạn trích không chỉ hấp dẫn ở nội dung giàu kịch tính mà còn hấp dẫn bởi những chi tiết giàu ý nghĩa mà trước hết chính là chi tiết hồi trống.
Sau khi ba anh em Lưu – Quan – Trương rời bỏ Tào Tháo và bị Tào Tháo đuổi đánh khiến ba anh em mỗi người một ngả: Lưu Bị chạy về với Viên Thiệu, Trương Phi ở Cổ Thành, còn Quan Công vì phải bảo vệ chị dâu (vợ Lưu Bị) nên phải ở lại chỗ Tào Tháo, nhưng Quan Công chỉ hàng Hán chứ không hàng Tào và đưa ra điều kiện khi nghe tin anh mình là Lưu Bị ở đâu lập tức sẽ đi tìm anh ngay. Quan Công lên đường tìm Lưu Bị và trong quá trình ấy đã gặp lại Trương Phi. Khi hai anh em gặp lại nhau đã có biết bao biến cố xảy ra.
Khi gặp lại Quan Công, ngay lập tức Trương Phi khẳng định Quan Công là kẻ phản bội. Trương Phi đã lựa chọn hình thức thử thách cho Quan Công, đó là sau ba hồi trống Quan Công phải giết được tướng Tào để chứng minh sự trong sạch của mình. Bởi vậy hồi trống này có nhiều ý nghĩa. Đối với Trương Phi đây là hồi trống có ý nghĩa thách thức Quan Công, đặt Quan Công vào thử thách buộc phải vượt qua để minh chứng cho sự trong sạch của bản thân. Cũng cần lưu ý số hồi trống mà Trương Phi đưa ra cho Quan Công là ba hồi, tại sao là ba hồi chứ không phải ít hơn hay nhiều hơn. Ta biết rằng, Trương phi là con người hết sức nóng nảy, bởi vậy nếu là năm hồi sẽ quá lâu và Trương Phi không thể kiên nhẫn chờ đợi. Còn nếu là một hồi thì lại quá ít khiến Quan Công bị đặt vào tình thế khó có thể chứng minh. Như vậy, ba hồi là hợp lí nhất, là thời gian vừa đủ để Quan Công minh chứng mình trong sạch, đồng thời ba hồi cũng thể hiện hi vọng, mong muốn của Trương Phi đối với Quan Công.
Còn đối với Quan Công đây là hồi trống minh oan. Khi nhận được yêu cầu của Trương Phi, Quan Công lập tức đồng ý ngay, bởi Quan Công hiểu rất rõ tính cách của Trương Phi, nếu không minh chứng được thì mãi mãi Trương Phi không công nhận sự trong sạch của Quan Công. Quan Công là người tự ra điều kiện để lấy lại lòng tin của Trương Phi, chém đầu Sái Dương, chấp nhận thêm điều kiện về thời gian của Trương Phi, nhanh chóng thực hiện. Sái Dương là tướng giỏi của Tào Tháo. Dưới trướng Tào Tháo, Sái Dương là người duy nhất không phục Quan Công. Tần Kì – một người trong số 6 tướng bị Quan Công giết lại là cháu ngoại của Sái Dương. Khi Tào Tháo không đồng ý cho đi giết Quan Công thì Sái Dương vẫn nhất quyết đi. Bởi vậy lựa chọn giết Sái Dương là lựa chọn đúng đắn nhất. Ngoài ra, để tăng sức thuyết phục với Trương Phi, Quan Công còn bắt một tên lính Tào, kể lại đầu đuôi cho Trương Phi hiểu. Quan Công là người trung nghĩa, tài năng, khôn khéo, bình tĩnh, gỡ được tình thế khó khăn.
Hồi trống cổ thành là đoạn trích thể hiện nổi bật tính cách, phẩm chất trong sáng, đẹp đẽ của Trương Phi, lòng trung nghĩa của Quan Vũ. Không những thế còn ca ngợi tài năng, khí phách của những người anh hùng dưới trướng Lưu Bị và thêm trân trọng tình cảm keo sơn gắn bó giữa ba anh em kết nghĩa vườn đào.
Với chi tiết nghệ thuật đặc sắc, giàu ý nghĩa, hồi trống không chỉ cho thấy tình cảm sâu nặng mà Trương Phi dành cho Quan công mà còn cho thấy sự bình tĩnh, bản lĩnh tự tin của Quan Công để minh chứng sự trong sạch của mình. Đồng thời chi tiết này cũng cho thấy tài năng nghệ thuật bậc thầy của tác giả.
Đề 1. Phân tích một nhân vật mà em yêu thích trong các tác phẩm đã học ở sách Ngữ văn 10, tập một.
Chọn bài Chiến thắng Mtao Mxây: Phân tích nhân vật Đăm Săn.
Đến với đoạn trích “Chiến thắng Mtao Mxây”, người đọc sẽ thấy được hình ảnh Đăm Săn - một con người trọng danh dự, gắn bó với hạnh phúc gia đình và thiết tha với cuộc sống bình yên, phồn vinh của thị tộc.
Đăm Săn trong cuộc chiến đấu với Mtao Mxây hiện lên là một võ sĩ dũng cảm, tài năng và có sức mạnh phi thường lấn át cả kẻ thù. Nghe tin vợ mình bị bắt, Đăm Săn tức tốc trở về, đem quan đến đánh Mtao Mxây để cứu vợ. Đăm Săn đã khiêu chiến với Mtao Mxây vì hắn cướp vợ của chàng là Hơ Nhị. Điều này chứng tỏ Đăm Săn là một người coi trọng danh dự cá nhân cũng như danh dự cộng đồng. Khi Đăm Săn đem quân đến, Mtao Mxay luôn tìm cách phòng thủ. Để dụ hắn ra chiến đấu, Đăm Săn liên tiếp đe dọa: “Ta thách nhà ngươi đọ dao với ta đấy”, “ta sẽ lấy cái sàn hiện của nhà ngươi ta bổ đôi”, “lấy cầu thang… ta chẻ ra kéo lửa”, “ta hun cái nhà của nhà ngươi”. Nhưng Mtao Mxây lại tìm cách khiêu khích: “Mtao Mxây: “tay ta đang còn bận ôm vợ hai chúng ta”, vì thực ra hắn đang sợ hãi: “ta sợ ngươi đâm ta khi ta đang đi lắm”. Trước lời đe dọa của Đăm Săn, hắn buộc phải ra chiến đấu.
Sau khi kết thúc trận chiến, Đăm Săn kêu gọi binh lính, đầy tớ của Mtao Mxây đi theo mình cùng nhau xây dựng một cộng đồng lớn mạnh hơn. Khung cảnh ăn mừng chiến thắng kéo dài suốt mùa khô, tù trưởng khắp nơi kéo về. Hình ảnh Đăm Săn được miêu tả từ ngoại hình đến hành động, hiện lên trong đoạn trích “Chiến thắng Mtao Mxây” vô cùng chân thực và sinh động. Chàng chính là đại diện cho vẻ đẹp cũng như sức mạnh của cộng đồng người Ê-đê.
Đề 2. Viết bài thuyết phục người bạn từ bỏ một thói quen xấu.
Thuốc kháng sinh là vũ khí tuyệt vời do con người tạo ra để chống lại các bệnh do nhiễm vi khuẩn, nhưng giờ đây vi khuẩn lại có khả năng đề kháng lại thuốc kháng sinh vốn được dùng để tiêu diệt chúng. Kháng kháng sinh đang là mối đe dọa lớn nhất đối với toàn ngành y tế nói riêng và cả xã hội nói chung.
Kháng sinh là thuốc tiêu diệt hoặc kiềm hãm sự phát triển của vi khuẩn, từ đó giảm đáp ứng viêm gây ra bởi vi khuẩn. Kháng sinh có tác dụng khác nhau trên từng loại vi khuẩn, một số kháng sinh có tác dụng trên nhiều chủng vi khuẩn được gọi là kháng sinh phổ rộng, một số loại khác tác dụng trên một số chủng vi khuẩn nhất định được gọi là phổ hẹp.
Hiện tượng kháng kháng sinh xảy ra khi mầm bệnh hay vi khuẩn có khả năng tạo ra cách chống lại thuốc kháng sinh làm cho kháng sinh không thể tiêu diệt hoặc ngăn chặn được sự phát triển của chúng.
Kháng kháng sinh đang là mối đe dọa lớn nhất đối với toàn ngành y tế nói riêng và cả xã hội nói chung khi bị ở bất cứ triệu chứng sức khỏe nào người dân cũng tự ý mua và sử dụng thuốc kháng sinh. Ngày nay do việc mua và sử dụng kháng sinh quá dễ dàng nên chỉ cần xuất hiện vài biểu hiện bất thường về sức khỏe như sốt, ho, sổ mũi là mọi người tự ý đến hiệu thuốc để mua kháng sinh, hay các bậc cha mẹ tự ý mua kháng sinh cho con mình sử dụng mà không cần biết con mình có nhiễm khuẩn hay không, trẻ em thì có phải uống liều như người lớn không và uống trong thời gian bao lâu là hợp lý.
Bên cạnh đó, các hiệu thuốc dễ dàng tự ý bán thuốc kháng sinh cho bệnh nhân mà không quan tâm bệnh nhân có toa của bác sĩ hay không, hay thậm chí bệnh nhân chỉ cần mang toa thuốc cũ, toa thuốc của người quen, hoặc chỉ cần bảo muốn mua thuốc kháng sinh là được.
Có nhiều loại bệnh lý khác nhau như bệnh miễn dịch, ngộ độc, bệnh chuyển hóa, bệnh nhiễm trùng v.v… Trong đó chỉ có bệnh nhiễm trùng là cần phải sử dụng kháng sinh. Trong các bệnh lý khác, sử dụng kháng sinh không những không giúp điều trị bệnh mà còn làm tăng tỷ lệ vi khuẩn kháng thuốc. Trong hầu hết các trường hợp sốt, đau họng, sổ mũi đa số là do virus gây nên, và kháng sinh thì chỉ có hiệu quả trên vi khuẩn. Theo Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế), kết quả khảo sát việc bán thuốc kháng sinh ở các hiệu thuốc vùng nông thôn và thành thị cho thấy, nhận thức về kháng sinh và kháng thuốc của người bán thuốc lẫn người dân đều rất thấp. Có đến 88% số dân ở thành thị, 91% số dân ở nông thôn sử dụng kháng sinh không có đơn của bác sĩ”, ....
Lạm dụng thuốc kháng sinh không chỉ lãng phí mà còn gây tổn hại đến sức khỏe, các bệnh do virut không chữa được bằng kháng sinh mà vẫn dùng kháng sinh. Gây khó khăn cho chẩn đoán: bệnh nhân bị viêm ruột thừa cấp mà dùng kháng sinh sẽ làm cho lu mờ các triệu chứng gây khó chẩn đoán. Có khi có tác dụng chữa nhưng lại dễ gây ra phản ứng dị ứng, mẫn cảm thậm chí nguy hiểm đến tính mạng. Sử dụng nhiều kháng sinh và liều cao có khả năng gây suy tủy, nhất là trường hợp sử dụng chloramphenicol nhiều. Một số kháng sinh như streptomycine, kanamycine dùng liều cao có thể gây điếc và suy thận. Lạm dụng kháng sinh làm cho vi khuẩn nhờn thuốc, kháng thuốc ngày càng nhiều, từ đó việc chữa trị bệnh càng khó khăn. Ngày nay các tụ cầu trùng kháng thuốc cephalosporin càng nhiều. Một số vi khuẩn khác cũng kháng thuốc do đó tác dụng chữa trị của kháng sinh ngày càng hạn chế. Nhiều người khi dùng thuốc kháng sinh chỉ cho rằng nó thuận tiện, giá thành cũng không quá đắt nhưng người dân lại đâu biết rằng tác hại của nó vô cùng nghiêm trọng. Vậy nên mọi người cần làm gì để hạn chế hay bỏ tình trạng lạm dụng thuốc kháng sinh? Nguyên tắc bạn cần biết khi dùng thuốc kháng sinh đó là chỉ điều trị bệnh do vi khuẩn gây ra và dùng chúng khi thực sự cần thiết, được bác sĩ đồng ý. Đúng liều: khi được bác sĩ kê đơn có thuốc kháng sinh, luôn uống đủ liều lượng đã được kê, không bỏ dở nửa chừng, ngay cả khi cảm thấy bệnh đã đỡ nhiều. Đúng chỉ dẫn: Không dùng thuốc kháng sinh thừa từ lần sử dụng trước; không chia sẻ thuốc kháng sinh trong toa thuốc đang dùng cho người khác uống, ngay cả khi đó là người thân của mình. Vì khi chia sẻ, sẽ thiếu liều thuốc cần uống và vô tình tạo cơ hội cho vi khuẩn mạnh mẽ lên và kháng lại các thuốc điều trị. Điều này gây nguy hiểm cho chính bản thân, cho gia đình và cộng đồng.
Nâng cao nhận thức ngay từ mỗi cá nhân bằng cách bắt đầu bằng thói quen tuân thủ đơn thuốc của bác sĩ, không tự ý mua kháng sinh về dùng cho bất cứ ai hoặc dùng trong chăn nuôi. Nhắc nhở những người quen nếu thấy họ dùng kháng sinh bừa bãi.
Có thể nói thói quen lạm dụng thuốc kháng sinh là một vấn đề cực kỳ nghiêm trọng mà chúng ta không nên chủ quan. Tốt nhất, mỗi người cần có ý thức sử dụng thuốc phù hợp, theo chỉ định của bác sĩ. Nếu sau một thời gian điều trị bạn không thấy hiệu quả, hãy đi tái khám và nhận tư vấn từ bác sĩ “hãy dùng kháng sinh đúng cách vì tương lai của chính chúng ta”.
- Một số biện pháp nghệ thuật:
+ Điệp ngữ: “Nào hát lên cho…”
→ Nhấn mạnh vào tiếng hát của những người lính. Họ hát tình ca trên đảo với biết bao tâm trạng và cảm xúc trào dâng
+ Ẩn dụ: “những đá trọc đầu”
→ Hình ảnh “toàn những đá trọc đầu” khi thủy triều vừa rút như một kết thúc bất ngờ và ám ảnh. Thiếu thốn đủ thứ, trong đó có nước ngọt, vì vậy phần lớn họ phải cạo trọc đầu cho đỡ rít khi không có nước ngọt gội tóc, thành ra “lính trẻ lính già đều trọc tếu như nhau”
- So sánh: Giai điệu của người lính ngang tàn như gió biển/ Yêu em thủy chung hơn muối mặn
→ Thể hiện hình tượng người lính đảo: Họ là những con người lạc quan và đầy mơ mộng với cuộc sống.
a)
Bài | Tên nội dung chính phần tiếng Việt |
1 | Nghị luận xã hội (Viêt bài văn nghị luận về một vấn đề nghị luận xã hội, thuyết tình về một vấn đề xã hội) |
2 | Nghị luận văn học (Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ; Giới thiệu, đánh giá một tác phẩm thơ) |
3 | Nghị luận xã hội (Bài luận thuyết phục người hác từ bỏ một thói quen hay một quan niêm; thảo luận về một vấn đề có những ý kiến khác nhau) |
4 | Văn bản thông tin (Bản nội quy, hướng dẫn nơi công cộng; viết bài luận về bản thân; thuyết trình và thảo luận về một địa chỉ văn hóa) |
b)
Đất nước: Biện pháp tu từ so sánh, điệp ngữ, đối lập
Lính đảo hát tình ca trên đảo: Biện pháp tu từ so sánh, đối lập
Mùa hoa mận: Nhân hóa, liệt kê
=> Biện pháp tu từ điệp ngữ, đứng ở đầu câu có tác dụng nhấn mạnh, làm cho câu thơ trở nên sinh động
Biện pháp tu từ so sánh có tác dụng gợi hình, giúp việc mô tả sự vật, sự việc được sinh động, cụ thể hơn và có tác dụng gợi cảm giusp biểu hiện tâm tư, tình cảm sâu sắc.
c)
- Em thường hay mắc lỗi dùng từ không đúng nghĩa
a.
Bài | Tên nội dung chính phần tiếng Việt |
1 | Nghị luận xã hội (Viêt bài văn nghị luận về một vấn đề nghị luận xã hội, thuyết trình về một vấn đề xã hội) |
2 | Nghị luận văn học (Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ; Giới thiệu, đánh giá một tác phẩm thơ) |
3 | Nghị luận xã hội (Bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm; thảo luận về một vấn đề có những ý kiến khác nhau) |
4 | Văn bản thông tin (Bản nội quy, hướng dẫn nơi công cộng; viết bài luận về bản thân; thuyết trình và thảo luận về một địa chỉ văn hóa) |
b.
Đất nước: Biện pháp tu từ so sánh, điệp ngữ, đối lập
Lính đảo hát tình ca trên đảo: Biện pháp tu từ so sánh, đối lập
Mùa hoa mận: Nhân hóa, liệt kê
→ Biện pháp tu từ điệp ngữ, đứng ở đầu câu có tác dụng nhấn mạnh, làm cho câu thơ trở nên sinh động
Biện pháp tu từ so sánh có tác dụng gợi hình, giúp việc mô tả sự vật, sự việc được sinh động, cụ thể hơn và có tác dụng gợi cảm giusp biểu hiện tâm tư, tình cảm sâu sắc.
c.
- Em thường hay mắc lỗi dùng từ không đúng nghĩa.
a)
- Một số biện pháp tu từ có trong Bài 6 là: bút pháp đối lập (Thu hứng – Bài 1), đảo ngữ (Tự tình – Bài 2), nhân hóa, đối lập (Thu điếu – Nguyễn Khuyến), ...
- Phân tích tác dụng của một biện pháp tu từ mà em thấy nổi bật trong các bài thơ đã học ở Bài 6: Biện pháp tu từ trong Tự tình – Bài 2 là đảo ngữ:
“Xiên ngang, mặt đất rêu từng đám
Đâm toạc chân mây đá mấy hòn”
Tác dụng: Góp phần miêu tả hình ảnh thiên nhiên như muốn vùng lên, phá ngang, phẫn uất với đất trời.
b)
- Một ví dụ về biện pháp tu từ chêm xen chưa học trong sách giáo khoa (Bài 6) :
“Cô bé nhà bên (có ai ngờ)
Cũng vào du kích!
Hôm gặp tôi vẫn cười khúc khích
Mắt đen tròn (thương thương quá đi thôi)”
- Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ ấy: Góp phần bộc lộ sự xúc động, ngạc nhiên và tình cảm yêu mến của tác giả dành cho cô hàng xóm cũng là người đồng chí của mình.
Thơ ca Việt Nam khi xưa, trong thời Trung đại được các nhà nho dùng để dạy đời, tỏ chí. Nhà nho xưa thể hiện chí làm trai, nợ công danh, chí kinh bang tế thế hay những ưu tư về cuộc đời, về thời đại mà ít khai thác đời sống tình cảm, đời tư thường nhật của mình, đặc biệt là viết về người phụ nữ. Trong thế kỉ XIX có Nguyễn Khuyến và Tú Xương đã làm được điều đó. Nhưng nổi tiếng hơn cả là những bài thơ của Tú Xương. Tú Xương không chỉ lên án đanh thép xã hội thực dân nửa phong kiến lúc bấy giờ bằng những bài thơ trào phúng sâu sắc mà còn để lại nhiều bài thơ trữ tình, nhất là về người vợ của ông. Thương vợ là một trong những bài thơ như thế, vừa sâu sắc, tình cảm, vừa hóm hỉnh, vui tươi.
Sách vở còn ghi lại, bà Tú có thời gian làm nghề buôn gạo
Quanh năm buôn bán ở mom sông
Nuôi đủ năm con với một chồng
Bà Tú ở đầu bài thơ hiện lên với công việc buôn bán ở mom sông. “Quanh năm” là thời gian đằng đẵng, tuần hoàn, ngày nối ngày, người mẹ, người vợ ấy vẫn tần tảo sớm hôm buôn bán để nuôi chồng, nuôi con. Bà không có cửa hàng hay quán xá mà buôn bán ở “ mom sông”, chỉ là chỗ đất nhô ra ở cửa sống, nơi đầy rẫy những nguy hiển, ba bề đều là nước, nơi ấy chênh vênh, không ổn định. Gợi cho người đọc sự không chắc chắn để bán buôn. Bà không chỉ bán một hay hai hôm mà quanh năm, ngày qua này, tháng tới tháng, từ năm này qua năm khác. Câu thơ đầu hiện lên hình ảnh bà Tú tần tảo, chịu khó mặc khó khăn và vất vả. “Nuôi đủ năm con với một chồng” mặc dù việc buôn bán vất vả để nuôi sáu miệng ăn nhưng cũng chỉ đủ ăn. Không những chỉ nuôi những đứa con thơ dại mà còn phải nuôi cả người chồng, lo lắng cho việc khoa cử mỗi lần đi thi của ông. Chỉ kể đến tiền cho chồng đi thi có khi còn nhiều hơn để nuôi những đứa con ở nhà. Nhà thơ từng lên tiếng tố cáo bọn quan lại, quắc mắt khinh đời giờ coi mình là con người nhỏ bé được bà Tú. Hai câu đề cho thấy sự vất vả nhưng rất đảm đang gánh vác và yêu thương chồng con mới dám hi sinh, chịu đựng nhọc nhằn. Đồng thời, đằng sau những vất vả của bà Tú là sự biết ơn sâu sắc của chồng và con với bà vì đã không đỡ đần được sự nhọc nhằn của bà.
Hình ảnh bà Tú lại hiện lên ở hai câu thực hết sức chân thực và sâu sắc:
Lặn lội thân cò khi quãng vắng
Eo sèo mặt nước buổi đò đông
Trong hai câu thơ trên, hình ảnh độc đáo và gần gũi với đời sống hàng ngày cũng như đời sống văn thơ dân gian nhất chính là hình ảnh con cò. Trong thơ Tú Xương, con cò hiện lên không phải là con cò mà được diễn đạt bằng từ “thân cò”. “Lặn lội thân cò” chính là sự vất vả, đơn chiếc khi kiếm ăn một mình, cực nhọc biết bao khi “quãng vắng” nơi vắng vẻ, ít người còn rất nguy hiểm. “Thân cò” ấy lại “eo sèo”, liều lĩnh, giành giật trong làm ăn vì miếng cơm manh áo của chồng con trong “buổi đò đông”. “Thân cò” ấy lặn lội, lam lũ cả một đời chính là hình ảnh biểu tượng của người phụ nữ ân cần, chăm chỉ làm vụng, lam lũ, vất vả. Thân cò ấy chính là thân phận, là sự mỏng manh trước cảnh đời khắc nghiệt. Nghệ thuật đảo trật tự cú pháp đã làm nổi bật hình ảnh “ thân cò” lặn lội khi quãng vắng, eo sèo buổi đò đông. Một “ thân cò” gầy yếu nhưng lam lũ, vất vả. Qua bốn câu đầu tiên, hình ảnh bà Tú vẫn luôn là người phụ nữ vất vả, chịu đựng cùng với sự hi sinh lớn lao dành cho chồng con mình.
Tuy gian khổ là vậy, nhưng bà Tú không buông một lời oán trách mà luôn chịu đựng, kiên cường:
Một duyên hai nợ âu đành phận
Năm nắng mười mưa dám quản công
Nói về cuộc sống gia đình mình Tú Xương đã dùng từ ngữ chân thực mà sâu sắc. “Duyên” và “nợ” là hai từ có ý nghĩa trái ngược nhau để chỉ hạnh phúc gia đình. Nếu cuộc sống hạnh phúc, tốt đẹp thì là cái duyên, còn cực nhục, khổ đau thì là nợ. Cuộc đời bà Tú duyên một mà nợ những hai. Mặc dù biết vậy nhưng cũng “âu đành phận” mà không một lời oán trách. Hình ảnh người phụ nữ ấy lại hiện lên với sự tần tảo, vất vả muôn phần: “Năm nắng mười mưa dám quản công”. Sự vất vả ấy đâu “dám quản công” chỉ “âu đành phận”. Tú Xương đã sử dụng rất khéo số từ trong thơ của mình, vừa theo thứ tự tăng dần vừa đối nhau: một, hai, năm, mười, gợi được những khó khăn chồng chất ngày một tăng dần. Đồng thời câu thơ cũng cho thấy sự kiên cường và phi thường của người vợ, người mẹ đã gánh vác, chấp nhận tất cả để lo lắng, săn sóc cho chồng con mình thật tốt.
Sau tất cả sự khó khăn ấy là hình ảnh người chồng tuy không thể làm được gì to lớn giúp vợ nhưng rất mực yêu thương và tài hoa:
Cha mẹ thói đời ăn ở bạc
Có chồng hờ hững cũng như không.
Bà Tú tuy vất vả là vậy nhưng đâu có chửi chồng mình. Hai câu kết chính là lời chửi chua xót mà ông Tú thay vợ dành cho mình. Ông tự chửi mình về tội làm chồng mà hờ hững, để vợ phải vất vả, lặn lội kiếm ăn mà không đỡ đần được. Bà Tú không những không được nhờ vả vào chồng mà còn lấy phải ông chồng bạc bẽo, hờ hững, chẳng giúp gì được cho gia đình mà còn phải lo lắng và nuôi cả chồng mình. Đồng thời, ông Tú chửi cả một xã hội bất giờ bất công, ông chửi thói đời đểu cáng, bạc bẽo để cho bà Tú vất vả nhưng vẫn nghèo đói, khó khăn. Tiếng chửi ấy chính là tiếng tố cáo đanh thép xã hội không cho người ta quyền thi cử chính đáng để làm quan đỡ đần gia đình mặc dù ông Tú là người tài hoa. Đằng sau lời chửi ngoa ngoắt là một người chồng không hề hờ hững mà là một người chồng yêu quý, thương vợ rất mực, tài hoa, chung thủy và giàu lòng tự trọng.
Bài thơ là tiếng lòng chân thành của Tú Xương dành đến cho người vợ của mình, người đã vất vả kiếm sống nuôi gia đình. Bài thơ cũng hiện lên nhân cách cao đẹp của Tú Xương khi đã dám lên tiếng chia sẻ sự vất vả với vợ, sự xấu hổ khi không thể đỡ đần cho vợ mình, dám nhận mình là “quan ăn lương vợ” cùng với tài năng nghệ thuật rất đáng trân trọng.