K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 5 2019

a,Mieu ta

b,Dang tim

c,Sự khác nhau giữa run vô căn và run do Parkinson

d. Câu truyện về người ăn xin là một thông điệp ngắn và ý nghĩa. Nội dung xoay quanh cuộc đối thoại giữa một người đàn ông ăn xin già, với bộ dạng thương tâm, đôi mắt đỏ hoe, giữa tiết trời lạnh giá, đôi mắt ông giàn giụa, và đôi môi tái nhợt đi vì lạnh. Bộ dạng thảm hại đó càng toát lên qua trang phục của ông, sự tơi tả, thiếu thốn vô cùng tội nghiệp. Một người đi tới, khi đó ông chìa tay ra xin. Nhưng không may, người đó lại chẳng còn gì trong người, không tiền, không khăn tay, không gì hết. Người ăn xin già vẫn ở đó, đợi chờ, hi vọng một điều gì đó sẽ giúp lấy mình. Ta còn đang tưởng như câu truyện sẽ là một nỗi buồn dành cho người ăn xin ấy. Nào ngờ, người qua đường chìa bàn tay và nắm lấy đôi bàn tay đang run rẩy vì lạnh của ông lão. Tự nhiên ta thấy cảm động, ta hiểu đó là một sự quan tâm, một sự cảm thương sâu sắc giữa người qua đường ấy với ông lão ăn xin tội nghiệp đang chịu lạnh. Đôi tay nắm lấy, và người qua đường ấy có nói: “Xin ông đừng giận cháu! Cháu không có gì cho ông cả.” Vậy đấy, một tấm lòng nhân hậu, nếu không có gì thì sao? Tại sao người đó lại phải xin lỗi một ông lão ăn xin già, một người dưng trên đường, một người chưa từng mang ích gì cho cuộc sống của mình. Nhưng rồi, ông lão đáp lại: “Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi.”

Cuộc sống luôn đầy rẫy những khó khăn, và không phải ai cũng may mắn được sinh ra một gia đình có hoàn cảnh khá giả. Vì vậy, hãy biết quan tâm chia sẻ nhiều hơn tới cộng đồng. Vun đắp cho mình một nhân cách, tấm lòng đẹp, đó quả là một điều đáng quý, cảm ơn câu truyện về người ăn xin, đã dạy cho ta một bài học nhân văn vô giá.

17 tháng 12 2018

"Năm nay đào lại nở

Không thấy ông đồ xưa

Những người muôn năm cũ

Hồn ở đâu bây giờ?"

a. Gía trị biểu đạt :

Nỗi niềm thương tiếc của tác giả đối với ông đồ, với giá trị văn hoá tốt đẹp của dân tộc.


17 tháng 12 2018

Năm nay đào lại nở

Không thấy ông đồ xưa

Những người muôn năm cũ

Hồn ở đâu bây giờ?"

a. Giá trị biểu đạt :

Nỗi niềm thương tiếc của tác giả đối với ông đồ, với giá trị văn hoá tốt đẹp của dân tộc

12 tháng 6 2018

viết có dấu đi bn

13 tháng 6 2018

bạn viết có dấu đc k mk k hỉu @@

a,trong dam gi dep bang sen

la xanh bong trang lai chen nhi vang

nhi vang bong trang la xanh

gan bun ma chang hoi tanh mui bun

hay chi ra cac bien phap nghe thuat va nwu ngan gon tac dung cua tung bphap nghe thuat

a,trong dam gi dep bang sen

la xanh bong trang lai chen nhi vang

nhi vang bong trang la xanh

gan bun ma chang hoi tanh mui bun

Người dân Việt Nam có lẽ không ai không thuộc bài ca dao “Trong đầm gì đẹp bằng sen” (đã trích dẫn ở trên). Và đương nhiên, bài thơ đó gắn liền trong tiềm thức của độc giả như một biểu tượng về những phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam.

Bài ca dao được khen ngợi bởi sự “chơi chữ”, phối màu rất hài hòa “Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng/ Nhị vàng bông trắng lá xanh” . Tuy nhiên, theo G.S Trần Đình Sử, chính việc chỉ chú ý đến màu sắc trong bài ca dao đã khiến giá trị của loài hoa sen bị hạ thấp.

Trên thực tế, hoa sen không hề thu hút bởi màu sắc hài hòa nhã nhặn mà chủ yếu loài hoa đó khiến người ta phải lưu luyến, vấn vương bởi thứ mùi hương nhẹ nhàng, thanh tao, quý phái.

Chính cái đẹp vô hình của hoa sen đã thổi hồn cho bao nét đẹp văn hóa của người Việt. Tương truyền, mỗi sáng tinh mơ, chúa Trịnh Sâm thường cho người ra Hồ Tây, hứng từng giọt sương trên lá sen để pha trà. Những giọt sương tinh khiết kết tinh của đất trời, qua một đêm lại được ngấm thêm cái hương thanh, hương lành từ lá sen khiến cho ấm trà mạn của người Việt trở nên thiêng liêng, trong trẻo hơn bao giờ hết.

Cũng chẳng phải vô tình mà người ta thường dùng lá sen để gói cốm - một thứ quà của lúa non. Thứ quà, thứ hương mộc mạc của cánh đồng được sen ấp iu, gìn giữ, phả vào đấy một mùi hương thoát tục khiến những hạt cốm đã thanh, nay còn thanh hơn, đã ngọt, nay còn ngọt hơn.

Vậy mà bài thơ trên chỉ đề cập đến màu sắc - tức hình thức của hoa chứ không hề nhắc đến phẩm chất nội tại cũng như chính thứ đã tạo ra sự đặc biệt - hương thơm của loài hoa đó. Vậy, bài thơ đã có một thiếu sót rất lớn khi chỉ ca ngợi hình thức của hoa sen. Như G.S Trần Đình Sử đã chia sẻ: “Khen như thế chẳng khác nào thấy một cô gái đẹp mà chỉ khen cô ấy ăn mặc chỉnh tề, ngoan ngoãn, không khen sắc đẹp là cái hiếm có nhất. Vì sao tác giả bài thơ lại mù điếc về mùi thơm như vậy?”

Có thể nhiều người sẽ cho rằng luận điểm trên đưa ra là thiếu sót bởi câu cuối cùng của bài thơ “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn” đề cập đến vấn đề hương thơm của hoa một cách gián tiếp. Tuy gần bùn tanh hôi nhưng hoa sen vẫn giữ nguyên cho mình một “khoảng cách cao quý” để không bị ám thứ mùi trần tục của bùn tanh đó.

Tuy nhiên, xét cho cùng thì mùi hương của hoa sen trong câu thơ “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn” cũng chỉ được nhắc đến khi có sự đối sánh với cái hôi tanh của bùn mà không hề quan tâm đến hương thơm của chính loài hoa đó.

b)

giay do buon khong tham

muc dong trong nghien sau

“Giấy đỏ” là giấy dùng để viết chữ của ông đồ. Thứ giấy ấy rất mỏng manh, chỉ một chút ẩm ướt giấy cũng có thể phai màu. "Giấy đỏ buồn không thắm”, “không thắm” bởi đã lâu ngày không được dùng đến nên phôi pha, úa tàn theo năm tháng. Mực cũng vậy: "mực đọng trong nghiên sầu”. Đó là thứ mực tàu đen thẫm, dùng để viết chữ lên “giấy đỏ”. Khi viết, phải mài mực rồi dùng bút lông họa lên những nét chữ “Như phượng múa rồng bay”. Nhưng nay “Mực đọng trong nghiên” có nghĩa là mực đã mài từ lâu, đã sẵn sàng cho bàn tay tài hoa của ông đồ thực hiện phép màu nhưng đành đợi chờ trong vô vọng. Các từ “buồn”, “sầu” như thổi hồn vào sự vật. Nhờ phép nhân hóa này, nỗi sầu tủi về thân phận của ông đồ như đã thâm sâu vào từng sự vật, nó bao trùm không gian và đè nặng mỗi tấm lòng.


19 tháng 10 2019

Có bao giờ bạn tự hỏi” bạn đã làm bao nhiêu việc tốt chưa?”. Trong cuộc sống thực tế chắc rằng ai cũng đã làm việc thiện chẳng qua là làm ít hay làm nhiều. Còn với tôi, tôi cũng đã làm rất nhiều việc tốt, nhưng sự việc mà tôi nhớ nhất là lúc tôi giúp một bà cụ sang đường giữa đông người và xe cộ đi lại. Hôm ấy, vào một buổi trưa hè nóng nực, những tia nắng chói chang cháy bỏng chiếu rọi xuống mặt đất. Tiếng ve sầu kêu râm ran trên những đóa hoa phượng đỏ thắm làm nổi bật cả một góc trời xanh cao vút. Tan học, đôi đạp nhanh chân để về nhà để có thể ngồi trước cánh quạt quay vù vù, để uống những giọt nước mát xua tan đi bao cái ánh nắng cháy da cháy thịt. Bỗng nhiên, từ xa tôi thấy một bà cụ đang đứng bên vệ đường, cụ giống bà ngoại tôi quá, lưng còng tay chống cái gậy, có lẽ bà đang chờ ai đó. Đến gần tôi càng thấy bà cụ càng đẹp lão, bà có khuôn mặt đầy phúc hậu, hiền từ, hằn rõ những nếp nhăn của tuổi già, bà có mái tóc trắng bạc, những sợi tóc trắng như cước. Người bà nhỏ bé gầy guộc cùng với đôi bàn tay gần xơ xác dường như chỉ còn da và xương, hiện rõ những gân xanh, chân bà cứ bước tiến rồi lùi lại, à thì ra bà muốn sang đường. Tôi nhìn hai bên đường, mọi người đều đang hối hả để về nhà khi cái nóng gay gắt đang bao trùm mọi cảnh vật, tôi dừng xe lại, tôi chạy đến bên bà và nói.

-Bà ơi, để cháu giúp bà sang đường.

Tôi nắm tay bà và vẫy tay xin nhường đường cho một đứa trẻ và một cụ già yếu ớt. Mọi người đang tấp nập bỗng như chậm lại, thế là tôi đã đưa bà cụ sang mé đường bên kia, Bà nhìn tôi bằng ánh mắt trìu mến, nở nụ cười thân thương và nói.

-Cảm ơn cháu, cháu đúng là một đứa trẻ ngoan.

Chao ôi! cái nụ cười thân thiện ấy khiến lòng tôi không bao giờ quên phải ghi nhớ mãi. Tôi như đang lạc vào thế giới tràn đầy niềm hạnh phúc và mãn nguyện. Tôi nhìn theo bà đi được một quãng đường dài, tôi lại tiếp tục hành trình trên con đường về nhà, tôi tung tăng trong niềm vui mừng hạnh phúc khi đã làm được việc tốt mà quên đi cái nóng của bầu trời mùa hè. Đó chỉ là một trong những việc làm tốt của tôi.

Việc thiện ấy tưởng chừng đơn giản, bình thường nhưng đối với tôi đó là một việc làm thật đáng tự hào mà tôi ghi nhớ mãi trong lòng. Tôi cũng hiểu sâu sắc rằng: con người không có ai là hoàn hảo cả, vì vậy mỗi con người phải sống làm sao để thể hiện là người sống có tình có nghĩa. Ta nên rèn luyện lòng yêu thương con người để góp phần xây dựng xã hội văn minh tiến bộ.
19 tháng 10 2019

Đã qua giờ cao điểm rồi mà xe cộ vẫn cứ đi lại như mắc cửi, nào xe máy, ô tô lại cả xích lô, xe đạp, tiếng người ồn ào hòa với mùi khói bụi thật làm cho con người ta bực tức, chỉ muốn thoát khỏi nơi mình đang đứng ngay tức khắc. Đang mông lung suy nghĩ, tôi chợt giậc mình khi nhìn thấy một cụ già, trông đã ngoài bảy mươi, tay cầm gậy, tay xách tui, trông bà có vẻ mệt mỏi. Như hiểu ý bà cụ, tôi nhanh chân bước đến gần, sau vài lời hỏi thăm tôi giúp bà cụ xách túi, ra hiệu cho mấy chiếc xe trên đường nhường phần đường cho bà cụ, luồn lách qua được số xe này quả thật khó khăn với bà cụ. Khi đã qua được bên kia đường, bà cụ khẽ cảm ơn tôi, mà lấy trong túi tra một bị cốm được gói trong lá sen cẩn thận như món quà đáp lễ. Nhận món quà của bà cụ, lòng tôi nao nao cứ như vừa sờ tay vào món đồ quí giá mà tôi hằng ao ước.

(bài văn này tớ viết ngắn gọn, thông cảm)

8 tháng 2 2017

...cố tìm mà hiểu" chỉ cái nhìn người, nhìn đời một cách toàn diện, sâu sắc; cái nhìn thấu tư tưởng, tình cảm; cái nhìn phát hiện bản chất người, bản chất đời ẩn sau những "gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi,..."
- Nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, ta dễ trở thành tàn nhẫn, lạnh lùng trước nỗi đau khổ của người khác.
- Khi người ta đau khổ, "cái bản tính tốt của người ta" - sự quan tâm, cảm thông thường bị "che lấp" bởi những lo lắng, ích kỉ.
- Cách ứng xử "Tôi biết vậy, nên tôi chỉ buồn chứ không nỡ giận" thể hiện lối ứng xử bao dung, độ lượng; một thái độ sống rất đáng trân trọng, ngợi ca.
=> Như vậy nhân vật ông giáo trong truyện ngắn "Lão Hạc" của Nam Cao đã đúc kết một tư tưởng thật đúng đắn. Trong cuộc sống chúng ta phải nhìn người, nhìn đời bằng đôi mắt bao dung, độ lượng, phải sống bằng tình thương, lòng nhân ái.
2. Phân tích, chứng minh:
Khẳng định đây là một quan niệm đúng đắn và có ý nghĩa sâu sắc đối với cuộc sống của chúng ta.
- Bao dung, độ lượng là một đạo lí tốt đẹp được nhân dân ta đúc kết, răn dạy nhau từ bao đời nay (Dẫn chứng).
- Ứng xử vị tha, đối đãi bằng tình thương sẽ giúp những người xung quanh ta sống tốt đẹp hơn; cảm hóa được con người từ bỏ cái xấu xa hướng tới cái thiên lương trong sáng (Dẫn chứng).
- Thấu hiểu, cảm thông với những người xung quanh, ta cũng sẽ nhận được sự trân trọng, biết ơn của người khác đối với mình. Đồng thời giúp ta thiết lập được nhiều mối quan hệ tốt đẹp. Đây là một cách giúp chúng ta tự hoàn thiện chính mình (Dẫn chứng).
- Sống thiếu bao dung, độ lượng, thiếu tình thương con người sẽ trở nên lạnh lùng, tàn nhẫn (Dẫn chứng).
3. Bàn luận, liên hệ thực tiễn:
- Thái độ sống của nhân vật trong truyện ngắn của Nam Cao là rất cần thiết trong cuộc sống hôm nay và mai sau của chúng ta.
- Tuy nhiên ngày nay trong cuộc sống vẫn còn những hiện tượng sống thờ ơ, lạnh lùng, tàn nhẫn với những người xung quanh (Dẫn chứng). => Những lối sống ấy cần đáng lên án, phải loại trừ ra khỏi đời sống.
- Mặt khác muốn nhìn đời, nhìn người bằng đôi mắt nhân ái, bản thân chúng ta cần không ngừng trau dồi, tích lũy vốn sống; phân biệt tốt xấu, đúng sai để đánh giá cuộc sống khách quan, đa chiều.
- Sống nhân đạo, đối xử vị tha độ lượng với những người xung quanh sẽ góp phần làm cho cuộc sống của chúng ta tốt đẹp hơn.

Câu 2.(6,0 điểm)
A. Về kĩ năng:
Học sinh hiểu đúng yêu cầu của đề bài, biết cách làm bài nghị luận văn học có bố cục rõ ràng, kết cấu chặt chẽ. Diễn đạt mạch lạc, không mắc lỗi dùng từ, đặt câu, văn viết có cảm xúc. Chọn lọc dẫn chứng tiêu biểu để phân tích, chứng minh làm sáng tỏ vấn đề.
B. Về kiến thức:
Bài viết có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cơ bản đáp ứng được những nội dung sau:
- Giải thích nhận định.
- Chứng minh vấn đề qua tác phẩm: Ánh sáng của tác phẩm ấy là gì? Soi rọi vào tư tưởng, tình cảm của mình ra sao? Ấn tượng và sức sống lâu bền của nó với thời gian…
1.Giải thích nhận định:
- Tác phẩm lớn: tác phẩm mang dấu ấn của từng giai đoạn, từng thời kì, mở ra trước mắt người đọc những hiểu biết phong phú về cuộc sống xã hội con người, hướng con người đến những điều tốt đẹp. Vẻ đẹp thẩm mĩ của tác phẩm làm lay động bao trái tim người đọc và có sức sống lâu bền với thời gian.
- Ánh sáng của tác phẩm: là cảm xúc, tâm sự, tấm lòng, tinh thần của thời đại…mà nhà văn đã chuyển hoá vào trong tác phẩm. Ánh sáng ấy có khả năng kì diệu trong việc tác động vào nhận thức, tư tưởng, tình cảm của ta, chiếu toả soi rọi vào sâu thẳm tâm trí ta, làm thay đổi mắt ta nhìn, óc ta nghĩ…
- Mỗi tác phẩm mang một ánh sáng riêng in đậm dấu ấn, phong cách riêng của nhà văn, từ cách đặt vấn đề, giải quyết vấn đề, bày tỏ quan điểm, cách nhìn cuộc sống đều mang nét riêng độc đáo.
2.Chứng minh qua “Lặng lẽ Sa Pa”:
- Lặng lẽ Sa Pa là một truyện ngắn nhẹ nhàng, trong trẻo, giàu chất thơ của Nguyễn Thành Long. Đây là một tác phẩm đẹp từ nội dung đến hình thức nghệ thuật. Trong tác phẩm nhà văn đã xây dựng được những hình tượng nhân vật độc đáo, giàu lí tưởng tiêu biểu cho phẩm chất của con người Việt Nam trong công cuộc lao động xây dựng quê hương đất nước.
- Trước hết về giá trị nội dung: có thể xem tác phẩm như một bài thơ về vẻ đẹp trong cách sống và suy nghĩ của con người lao động bình thường mà cao cả, những mẫu người của một giai đoạn lịch sử có nhiều gian khổ, hi sinh nhưng cũng thật trong sáng đẹp đẽ.
+ Ánh sáng người đọc đón nhận từ tác phẩm trước hết là âm vang của cuộc gặp gỡ giữa ông hoạ sĩ, cô kĩ sư nông nghiệp và anh thanh niên khí tượng. Ở những con người này ánh lên những phẩm chất tốt đẹp đã thành bản chất bền vững, những quan niệm đạo đức trong sáng, cao cả và một ý chí kiên định cách mạng, tất cả đã được tôi luyện trong thử thách của chiến tranh, nay đang được tiếp tục củng cố, phát huy trong công cuộc xây dựng xã hội mới.
(D/c và phân tích dẫn chứng).
+ Tác phẩm rọi vào trong lòng người đọc những suy nghĩ về ý nghĩa của cuộc sống của lao động tự giác về con người và về nghệ thuật.
Cuộc sống của mỗi người chỉ thật sự có ý nghĩa khi mọi việc làm của họ đều xuất phát từ tình yêu cuộc sống, yêu con người, yêu mến tự hào về mảnh đất mình đang sống.
Con người cần phải biết sống có lý tưởng, say mê với công việc, hiểu được ý nghĩa công việc mình làm.
Vẻ đẹp của con người lao động chính là mảnh đất màu mỡ để người nghệ sĩ ươm mầm.
(Dẫn chứng và phân tích dẫn chứng)
- Về giá trị nghệ thuật: thứ ánh sáng đặc biệt của Lặng lẽ Sa Pa mà người đọc cảm nhận được toả ra từ chất thơ bàng bạc xuyên suốt tác phẩm.
+ Chất thơ trong cốt truyện, chất thơ thấm đượm trong bức tranh phong cảnh thiên nhiên.
Mỗi câu mỗi chữ khắc hoạ bức tranh thiên nhiên đều giàu sức tạo hình, rực rỡ sắc màu, nhịp điệu êm ái như một bài thơ. Cảm xúc trước cảnh mới lạ ấy truyền cho người đọc những rung động thẩm mĩ về vẻ đẹp của tác phẩm, làm dội lên ước muốn một lần được đặt chân lên Sa Pa.
(Dẫn chứng và phân tích dẫn chứng)
+ Chất thơ trong nét đẹp tâm hồn của nhân vật, trong ngôn ngữ và giọng điệu kể chuyện nhẹ nhàng trong sáng. Ngôn ngữ truyện như dòng nước mát trôi vào tâm trí người đọc, khơi gợi bao khao khát về một vùng đất lặng lẽ mà thơ mộng.
(Dẫn chứng và phân tích dẫn chứng)
- Ánh sáng toả ra từ Lặng lẽ Sa Pa là một thứ ánh sáng rất riêng. Nó đem lại cho người đọc những cảm nhận mới mẻ thâm trầm, sâu sắc: Lặng lẽ Sa Pa - mới đọc tên, ngỡ nhà văn nói về một điều gì …. im ắng, hắt hiu, giá lạnh; nhưng kì diệu thay trong cái lặng lẽ của Sa Pa vẫn ngân lên những âm thanh trong sáng, vẫn ánh lên những sắc màu lung linh, lan toả hơi ấm tình người và sự sống. Từ đó làm cho người đọc thấy tin yêu cuộc sống, bồi đắp lí tưởng sống cao đẹp - sống cống hiến dựng xây quê hương đất nước.

...cố tìm mà hiểu" chỉ cái nhìn người, nhìn đời một cách toàn diện, sâu sắc; cái nhìn thấu tư tưởng, tình cảm; cái nhìn phát hiện bản chất người, bản chất đời ẩn sau những "gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi,..."
- Nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, ta dễ trở thành tàn nhẫn, lạnh lùng trước nỗi đau khổ của người khác.
- Khi người ta đau khổ, "cái bản tính tốt của người ta" - sự quan tâm, cảm thông thường bị "che lấp" bởi những lo lắng, ích kỉ.
- Cách ứng xử "Tôi biết vậy, nên tôi chỉ buồn chứ không nỡ giận" thể hiện lối ứng xử bao dung, độ lượng; một thái độ sống rất đáng trân trọng, ngợi ca.
=> Như vậy nhân vật ông giáo trong truyện ngắn "Lão Hạc" của Nam Cao đã đúc kết một tư tưởng thật đúng đắn. Trong cuộc sống chúng ta phải nhìn người, nhìn đời bằng đôi mắt bao dung, độ lượng, phải sống bằng tình thương, lòng nhân ái.
2. Phân tích, chứng minh:
Khẳng định đây là một quan niệm đúng đắn và có ý nghĩa sâu sắc đối với cuộc sống của chúng ta.
- Bao dung, độ lượng là một đạo lí tốt đẹp được nhân dân ta đúc kết, răn dạy nhau từ bao đời nay (Dẫn chứng).
- Ứng xử vị tha, đối đãi bằng tình thương sẽ giúp những người xung quanh ta sống tốt đẹp hơn; cảm hóa được con người từ bỏ cái xấu xa hướng tới cái thiên lương trong sáng (Dẫn chứng).
- Thấu hiểu, cảm thông với những người xung quanh, ta cũng sẽ nhận được sự trân trọng, biết ơn của người khác đối với mình. Đồng thời giúp ta thiết lập được nhiều mối quan hệ tốt đẹp. Đây là một cách giúp chúng ta tự hoàn thiện chính mình (Dẫn chứng).
- Sống thiếu bao dung, độ lượng, thiếu tình thương con người sẽ trở nên lạnh lùng, tàn nhẫn (Dẫn chứng).
3. Bàn luận, liên hệ thực tiễn:
- Thái độ sống của nhân vật trong truyện ngắn của Nam Cao là rất cần thiết trong cuộc sống hôm nay và mai sau của chúng ta.
- Tuy nhiên ngày nay trong cuộc sống vẫn còn những hiện tượng sống thờ ơ, lạnh lùng, tàn nhẫn với những người xung quanh (Dẫn chứng). => Những lối sống ấy cần đáng lên án, phải loại trừ ra khỏi đời sống.
- Mặt khác muốn nhìn đời, nhìn người bằng đôi mắt nhân ái, bản thân chúng ta cần không ngừng trau dồi, tích lũy vốn sống; phân biệt tốt xấu, đúng sai để đánh giá cuộc sống khách quan, đa chiều.
- Sống nhân đạo, đối xử vị tha độ lượng với những người xung quanh sẽ góp phần làm cho cuộc sống của chúng ta tốt đẹp hơn.

Câu 2.(6,0 điểm)
A. Về kĩ năng:
Học sinh hiểu đúng yêu cầu của đề bài, biết cách làm bài nghị luận văn học có bố cục rõ ràng, kết cấu chặt chẽ. Diễn đạt mạch lạc, không mắc lỗi dùng từ, đặt câu, văn viết có cảm xúc. Chọn lọc dẫn chứng tiêu biểu để phân tích, chứng minh làm sáng tỏ vấn đề.
B. Về kiến thức:
Bài viết có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cơ bản đáp ứng được những nội dung sau:
- Giải thích nhận định.
- Chứng minh vấn đề qua tác phẩm: Ánh sáng của tác phẩm ấy là gì? Soi rọi vào tư tưởng, tình cảm của mình ra sao? Ấn tượng và sức sống lâu bền của nó với thời gian…
1.Giải thích nhận định:
- Tác phẩm lớn: tác phẩm mang dấu ấn của từng giai đoạn, từng thời kì, mở ra trước mắt người đọc những hiểu biết phong phú về cuộc sống xã hội con người, hướng con người đến những điều tốt đẹp. Vẻ đẹp thẩm mĩ của tác phẩm làm lay động bao trái tim người đọc và có sức sống lâu bền với thời gian.
- Ánh sáng của tác phẩm: là cảm xúc, tâm sự, tấm lòng, tinh thần của thời đại…mà nhà văn đã chuyển hoá vào trong tác phẩm. Ánh sáng ấy có khả năng kì diệu trong việc tác động vào nhận thức, tư tưởng, tình cảm của ta, chiếu toả soi rọi vào sâu thẳm tâm trí ta, làm thay đổi mắt ta nhìn, óc ta nghĩ…
- Mỗi tác phẩm mang một ánh sáng riêng in đậm dấu ấn, phong cách riêng của nhà văn, từ cách đặt vấn đề, giải quyết vấn đề, bày tỏ quan điểm, cách nhìn cuộc sống đều mang nét riêng độc đáo.
2.Chứng minh qua “Lặng lẽ Sa Pa”:
- Lặng lẽ Sa Pa là một truyện ngắn nhẹ nhàng, trong trẻo, giàu chất thơ của Nguyễn Thành Long. Đây là một tác phẩm đẹp từ nội dung đến hình thức nghệ thuật. Trong tác phẩm nhà văn đã xây dựng được những hình tượng nhân vật độc đáo, giàu lí tưởng tiêu biểu cho phẩm chất của con người Việt Nam trong công cuộc lao động xây dựng quê hương đất nước.
- Trước hết về giá trị nội dung: có thể xem tác phẩm như một bài thơ về vẻ đẹp trong cách sống và suy nghĩ của con người lao động bình thường mà cao cả, những mẫu người của một giai đoạn lịch sử có nhiều gian khổ, hi sinh nhưng cũng thật trong sáng đẹp đẽ.
+ Ánh sáng người đọc đón nhận từ tác phẩm trước hết là âm vang của cuộc gặp gỡ giữa ông hoạ sĩ, cô kĩ sư nông nghiệp và anh thanh niên khí tượng. Ở những con người này ánh lên những phẩm chất tốt đẹp đã thành bản chất bền vững, những quan niệm đạo đức trong sáng, cao cả và một ý chí kiên định cách mạng, tất cả đã được tôi luyện trong thử thách của chiến tranh, nay đang được tiếp tục củng cố, phát huy trong công cuộc xây dựng xã hội mới.
(D/c và phân tích dẫn chứng).
+ Tác phẩm rọi vào trong lòng người đọc những suy nghĩ về ý nghĩa của cuộc sống của lao động tự giác về con người và về nghệ thuật.
Cuộc sống của mỗi người chỉ thật sự có ý nghĩa khi mọi việc làm của họ đều xuất phát từ tình yêu cuộc sống, yêu con người, yêu mến tự hào về mảnh đất mình đang sống.
Con người cần phải biết sống có lý tưởng, say mê với công việc, hiểu được ý nghĩa công việc mình làm.
Vẻ đẹp của con người lao động chính là mảnh đất màu mỡ để người nghệ sĩ ươm mầm.
(Dẫn chứng và phân tích dẫn chứng)
- Về giá trị nghệ thuật: thứ ánh sáng đặc biệt của Lặng lẽ Sa Pa mà người đọc cảm nhận được toả ra từ chất thơ bàng bạc xuyên suốt tác phẩm.
+ Chất thơ trong cốt truyện, chất thơ thấm đượm trong bức tranh phong cảnh thiên nhiên.
Mỗi câu mỗi chữ khắc hoạ bức tranh thiên nhiên đều giàu sức tạo hình, rực rỡ sắc màu, nhịp điệu êm ái như một bài thơ. Cảm xúc trước cảnh mới lạ ấy truyền cho người đọc những rung động thẩm mĩ về vẻ đẹp của tác phẩm, làm dội lên ước muốn một lần được đặt chân lên Sa Pa.
(Dẫn chứng và phân tích dẫn chứng)
+ Chất thơ trong nét đẹp tâm hồn của nhân vật, trong ngôn ngữ và giọng điệu kể chuyện nhẹ nhàng trong sáng. Ngôn ngữ truyện như dòng nước mát trôi vào tâm trí người đọc, khơi gợi bao khao khát về một vùng đất lặng lẽ mà thơ mộng.
(Dẫn chứng và phân tích dẫn chứng)
- Ánh sáng toả ra từ Lặng lẽ Sa Pa là một thứ ánh sáng rất riêng. Nó đem lại cho người đọc những cảm nhận mới mẻ thâm trầm, sâu sắc: Lặng lẽ Sa Pa - mới đọc tên, ngỡ nhà văn nói về một điều gì …. im ắng, hắt hiu, giá lạnh; nhưng kì diệu thay trong cái lặng lẽ của Sa Pa vẫn ngân lên những âm thanh trong sáng, vẫn ánh lên những sắc màu lung linh, lan toả hơi ấm tình người và sự sống. Từ đó làm cho người đọc thấy tin yêu cuộc sống, bồi đắp lí tưởng sống cao đẹp - sống cống hiến dựng xây quê hương đất nước.

268 lượt thích66 bình luận57 lượt chia sẻ

Có ai mà chưa từng một lần trải qua vị đắng của cuộc sống, lâm vào những tình huống, hoàn cảnh tuyệt vọng, bế tắc và không biết chọn lối đi nào. Và dường như mọi dự định, mọi ước mơ đều sụp đổ, không còn điểm tựa. Cảm thấy hụt hẫng và không muốn làm gì, chỉ có ý nghĩ chấm dứt buông xuôi trôi đi nỗi buồn. Những lúc như vậy hẳn ai cũng cần một động lực để đứng lên và tôi cũng vậy. Tôi đã từng tìm cho mình những cuốn sách về cuộc sống nhằm khắc phục những hạn chế và đưa ra cho mình những bài học kinh nghiệm, cho đến khi tôi tìm thấy cuốn sách ”Hạt giống tâm hồn’’. Cuốn sách đã làm không ít người thức tỉnh về bài học cuộc sống, đem lại sự đồng cảm cho nhiều người.

Bài dự thi: "Viết về một cuốn sách mà em yêu thích nhất"

“Hạt giống tâm hồn” một cuốn sách nổi tiếng về các câu chuyện nghệ thuật sống và giá trị đạo đức được công ty First News Trí Việt góp nhặt, sưu tầm. Bộ sách là nguồn cảm hứng và sự thúc đẩy con người vươn lên trong mọi nghịch cảnh, chiến thắng chính mình và sống xứng đáng với phẩm chất của mình.

Cuốn “Hạt giống tâm hồn” có một câu nói của Oprah Winfey rằng: “Cuộc sống luôn chứa đựng những nổi đau mà ta không thể nào đoán trước được. Thế nhưng hãy tin rằng mọi chuyện buồn điều lướt qua chúng ta rất nhanh như một đoạn phim ngắn”. Cuốn sách đem lại nhiều cảm xúc cho người đọc, mỗi người sẽ có những cảm nhận riêng về cuốn sách. Riêng tôi, sự kiên cường ý chí vươn lên chống lại chông gai của từng nhân vật trong cuốn sách là cảm nhận tôi từ họ.

“Hạt giống tâm hồn” là cuốn sách viết lên những bài học quý giá dành tặng những người đang phải đối đầu với những thử thách mà cuộc sống đem lại, là người bạn tâm sự sát cánh bên ta khi nỗi buồn ập đến, cũng là cuốn sách lấy đi những giọt nước mắt đầy cảm xúc trong trái tim người đọc.

Tôi dường như đã hiểu thêm về cuộc sống này. Có những người bất hạnh và đau khổ hơn ta, nhưng vì họ tin và họ đang thấy những điều kì diệu và tiếp tục cố gắng.

Cuốn sách như một trang mở đầu trong tôi, biến tôi từ con số không và biết đứng lên dần mỗi khi vấp ngã.Đắc tâm nhất ngoài cảm nhận về cuộc sống, tôi đã biết thêm cho mình những bài học quý báu. Trước đó tôi đã đặt ra hàng trăm lý do, hàng trăm câu hỏi làm sao để dẫn đến thành công và làm thế nào để chọn được con đường tương lai tốt . Hầu hết những lý do đó không có câu trả lời và không có cách giải quyết. Nhưng đến giờ, tôi đã tìm thấy câu trả lời trong “Hạt giống tâm hồn” chỉ bằng hai chữ nỗ lực.

“Hạt giống tâm hồn” như một phép màu kì diệu mách chúng ta khi gặp phải thử thách, những khó khăn tưởng chừng như không vượt qua nhưng chỉ cần có ý chí và niềm tin bạn sẽ vượt qua những khó khăn đó và chạm đến đích thành công.

Trong bất cứ hoàn cảnh nào, nếu chúng ta mang một sức mạnh ý chí, gạt đi những giọt nước mắt đau khổ để đứng dậy, sẵn sàng đối mặt với những khó khăn đó thì ta sẽ nhận ra: Đằng sau những giọt nước mắt đó vẫn còn một niềm vui và hạnh phúc và trái lại nếu dễ dàng vứt kiếm buông xuôi thì ta chỉ nhận được thất bại song song với những nỗi buồn ám mãi không buông.

Có những lúc tôi thất bại và muốn lùi lại nhưng rồi tôi đã cố gắng bước lên vì “Hạt giống tâm hồn” mang cho tôi sức mạnh vi diệu ấy.

“Hạt giống tâm hồn” cuốn sách mang lại niềm tin cho mọi người và đem lại phần nào thành công cho ta, giúp ta thấy được giá trị của cuộc sống. Cảm ơn “Hạt giống tâm hồn” cuốn sách giúp tôi nhận thức đúng về giá trị bản thân và làm nguồn động lực khi tôi vấp ngã, thất bại trong cuộc sống./.