Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1.
Cấu hình e lớp ngoài cùng là ns2np4 nên R thuộc nhóm VIA
→ Công thức oxit cao nhất là RO3
\(\%mR=\frac{R}{R+3.16}.100\%=40\%\)
\(\rightarrow R=32\)
Vậy R là lưu huỳnh (S)
2.Oxit cao nhất R2O5 → R thuộc nhóm VA → Hợp chất khí với H là RH3
\(\%mH=\frac{3}{R+3}.100\%=8,82\%\)
\(\rightarrow R=31\)
Vậy R là photpho (P)
a) Na ( Z=11)
Cấu hình e : \(1s^22s^22p^63s^1\) => Thuộc ô số 11, nhóm IA, chu kỳ 3
Br (Z=35)
Cấu hình e: \(\left[Ar\right]3d^{10}4s^24p^5\)
=> Thuộc ô 35, nhóm VIIA, chu kỳ 4
b) Na :
Tính chất: Là kim loại mạnh
Hóa trị cao nhất trong hợp chất với oxi : (I)
Công thức oxit cao nhất Na2O, là oxit bazo
Công thức hidroxit tương ứng : NaOH
Brom :
Tính chất: Là phi kim mạnh.
Hóa trị với hiđro là 1
Công thức hợp chất với hiđro là HBr.
Hóa trị cao nhất của Brom với oxi là 7.
Công thức oxit cao nhất là Br2O7 là oxit axit.